1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự không đáp ứng tiêu chuẩn của BTA và của TRIPs ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nquocviet235, 15/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự không đáp ứng tiêu chuẩn của BTA và của TRIPs ?

    Sau khi nghiên cứu Bộ luật tố tụng dân sự mới vừa được Quốc Hội thông qua và ************* mới ký Lệnh công bố, tôi phát hiện thiếu nội dung về việc áp dụng Lệnh Anton Piller, mà Luật chỉ quy định có Lệnh Mareva (Lệnh phong tỏa tài sản - BLTTDS thuộc phần các biện pháp khẩn cấp tạm thời). Việc áp dụng 2 loại Lệnh trên có liên quan đến việc thực hiện các nội dung về quyền sở hữu trí tuệ vốn là yêu cầu bắt buộc khi đối chiếu với Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) và Hiệp định về bảo về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến khía cạnh thương mại (TRIPS) nằm trong khuôn khổ Thỏa ước GATT, mà Việt Nam sẽ tham gia khi gia nhập vào WTO. Như vậy lại là một bước tiến lùi của Pháp luật tố tụng DS VN!

    Để bác nào chưa nắm rõ về Lệnh Anton Piller này, tôi chỉ muốn cung cấp một số thông tin chính. Theo đó BTA và TRIPs yêu cầu Pháp luật của các quốc gia ký kết, đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, phải đảm bảo cho nguyên đơn (chủ yếu trong các vụ việc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ) được quyền tiếp cận với các tài liệu và chứng cứ do bị đơn đang nắm giữ. Nói cụ thể hơn việc này diễn ra đầu tiên với việc nguyên đơn làm đơn yêu cầu cũng như trình một số chứng cứ cần thiết về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bị đơn đối với nguyên đơn, và cho rằng các chứng cứ đang được bị đơn nắm giữ, nếu không có các biện pháp cần thiết và hợp lý thu giữ chứng cứ đó có thể bị đơn tiêu huỷ, nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét xử sau này tại Toà án. Dựa trên cơ sở yêu cấu đó của nguyên đơn Toà án sẽ xem xét quyết định hoặc không quyết đinh liệc có ban hành quyết định (hay chát) cho phép nguyên đơn (có thể cùng luật sư) của họ có quyền độc lập đến nơi ở hoặc nơi làm việc của bị đơn, hay thậm chỉ là người thứ ba; sau khi trình lệnh của Tòa đối với bị đơn sẽ được yêu cầu bị đơn cung cấp chứng cứ dựa theo chat của Tòa, hoặc thậm chí là khám xét các địa điểm đó của bị đơn. Việc không thực hiện của bị đơn đồng nghĩa với chống lệnh Tòa án (contemp of Court).

    Như chúng ta đều biết việc khám xét tương tự trên ở VN mới chỉ thực hiện theo tố tụng hình sự. Việc quy định Lệnh Anton Piller như trên theo thủ tục tố tụng dân sự, để bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng việc hội nhập quốc tế là một việc làm cần thiết.
  2. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Bạn có thể trích dẫn các điều khoản trong BTA và TRIPs nói về quyền của nguyên đơn được tiếp cận chứng cứ do bị đơn đang nắm giữ trong vụ kiện dân sự được không ?
  3. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể tham khảo điều 43 về thu thập chứng
    Article 43: Evidence
    1. The judicial authorities shall have the authority, where a party has presented reasonably available evidence sufficient *****pport its claims and has specified evidence relevant *****bstantiation of its claims which lies in the control of the opposing party, to order that this evidence be produced by the opposing party, subject in appropriate cases to con***ions which ensure the protection of confidential information. (Tạm dịch là - Cơ quan tư pháp có thẩm quyền, khi một bên trình các chứng cứ có được một cách hợp lý, đủ để chứng minh cho việc kiện của mình và chỉ ra những chứng cứ liên quan về nội dung chính việc kiện được nắm giữ bởi phía bên kia, ra lệnh bên đó phải giao nộp các chứng cứ, nhưng phải phù hợp để đảm bảo các điều kiệnn về bí mật thông tin)
    2. In cases in which a party to a proceeding voluntarily and without good reason refuses access to, or otherwise does not provide necessary information within a reasonable period, or significantly impedes a procedure relating to an enforcement action, a Member may accord judicial authorities the authority to make preliminary and final determinations, affirmative or negative, on the basis of the information presented to them, including the complaint or the allegation presented by the party adversely affected by the denial of access to information, subject to providing the parties an opportunity to be heard on the allegations or evidence (Điều này quy định khi một bên không trình chứng cứ, hoặc tiếp cận chứng cứ, thì Toà án thậm chí có thể ra phán quyết một bên, ko cần đến phía bên kia).
    Điều này thể hiện rõ quan điểm thông luật. Đây là quốc tế hoá lệnh Anton Pille vốn có gốc từ Anh, vốn được sử dụng phổ biến ở Anh và Mỹ và qua quá trình đàm phán đã được đưa vào TRIPs. Cho đến nay một số nước, tôi chỉ nhớ có Đan Mạch, khi pháp luật tố tụng dân sự không quy định thủ tục này đã bị Mỹ kiện lên TRIPs Council, sau đó Đan Mạch đã thay đổi và áp dụng Lệnh này tại nước họ. Nên có thể dễ hiểu là nhiều nước theo PL lục địa, hay XHCN như VN không có lệnh này là dễ hiểu. Nhưng phải ghi nhận là, áp dụng vào chắc sẽ dẫn đến thay đổi rất nhiều về thủ tục tố tụng, khi mà Lệnh khám xét được tiến hành bởi nguyên đơn, mà không phải là người có chức danh tư pháp như thường thấy.
    Bạn cũng có thể tham khảo điều 34 về sáng chế quy trình, TRIPs quy định buộc bị đơn phải chứng minh về việc không phạm lỗi của mình trái ngược với việc kiện xâm phạm của bị đơn:
    Article 34
    Process Patents: Burden of Proof
    1. For the purposes of civil proceedings in respect of the infringement of the rights of the owner referred to in paragraph 1(b) of Article 28, if the subject matter of a patent is a process for obtaining a product, the judicial authorities shall have the authority to order the defendant to prove that the process to obtain an identical product is different from the patented process. Therefore, Members shall provide, in at least one of the following circumstances, that any identical product when produced without the consent of the patent owner shall, in the absence of proof to the contrary, be deemed to have been obtained by the patented process:
    (a) if the product obtained by the patented process is new;
    (b) if there is a substantial likelihood that the identical product was made by the process and the owner of the patent has been unable through reasonable efforts to determine the process actually used.
    2. Any Member shall be free to provide that the burden of proof indicated in paragraph 1 shall be on the alleged infringer only if the con***ion referred to in subparagraph (a) is fulfilled or only if the con***ion referred to in subparagraph (b) is fulfilled.
    3. In the adduction of proof to the contrary, the legitimate interests of defendants in protecting their manufacturing and business secrets shall be taken into account.
  4. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Mình đã đọc các điều khoản bạn trích dẫn. Tiếng Anh của mình không giỏi lắm nhưng mình muốn biết đoạn
    "Dựa trên cơ sở yêu cấu đó của nguyên đơn Toà án sẽ xem xét quyết định hoặc không quyết đinh liệc có ban hành quyết định (hay chát) cho phép nguyên đơn (có thể cùng luật sư) của họ có quyền độc lập đến nơi ở hoặc nơi làm việc của bị đơn, hay thậm chỉ là người thứ ba; sau khi trình lệnh của Tòa đối với bị đơn sẽ được yêu cầu bị đơn cung cấp chứng cứ dựa theo chat của Tòa, hoặc thậm chí là khám xét các địa điểm đó của bị đơn."
    Là chính xác được quy định ở đoạn nào, hoặc có thể suy luận một cách hợp lý từ đoạn nào ? Bạn có thể giải thích rõ hơn được không ?
  5. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã quan tâm vào chủ đề này. Về vấn đề này, có thể hiểu là TRIPs không thể trực tiếp trích dẫn điều khoản tham chiếu của Luật bất kỳ nước nào, vì đơn giản đây là ngôn ngữ Luật Quốc tế. Nhưng phải khẳng định tinh thần của điều 43 là thể hiện rõ ràng Lệnh Anton Piller của Anh. Do đó, rất tiếc tôi không thể chỉ cho bạn chính xác ở đâu trong pháp luật quốc tế.
    Còn đoạn "Dựa trên cơ sở yêu cấu đó của nguyên đơn Toà án sẽ xem xét quyết định hoặc không quyết đinh liệc có ban hành quyết định (hay chát) cho phép nguyên đơn (có thể cùng luật sư) của họ có quyền độc lập đến nơi ở hoặc nơi làm việc của bị đơn, hay thậm chỉ là người thứ ba; sau khi trình lệnh của Tòa đối với bị đơn sẽ được yêu cầu bị đơn cung cấp chứng cứ dựa theo chat của Tòa, hoặc thậm chí là khám xét các địa điểm đó của bị đơn." là dựa trên pháp luật nước Anh mà tôi tổng hợp được. Nếu bạn cần và cho biết địa chỉ e-mail (yahoo) tôi sẽ scan và gửi bạn quyển sách bằng tiếng Anh về chủ đề này để bạn tham khảo.
  6. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Bạn có thể nói rõ hơn về lệnh Anton Piller theo quy định của pháp luật nước Anh được không ?
    Giả sử, trong tương lai Việt Nam có quy định về nó thì sẽ phải có sửa đổi trong các văn bản pháp luật nào ?
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 09:12 ngày 25/08/2004
  7. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất thích bài viết của bạn quocviet về tính phù hợp, tương thích giữa BLTTDS2004 và một số điều ước quốc tế (DUQT) mà VN tham gia hoặc sẽ tham gia.
    Như bạn biết, ở một văn bản luật như BLTTDS thì khó có thể cover được tất cả các quy định tại các ĐUQT, vì vậy các văn bản PL của ta thường có điều khoản về hiệu lực áp dụng, Đ2 K3 BLTTDS có qui định: "BLTTDS áp dụng đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố ngước ngoài; trường hợp ĐUQT mà CHXHCNVN ký kết hơạc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của ĐUQT đó."
    Về vấn đề chứng cứ và thu thập chứng cứ, nguyên tắc khi giải quyết vụ kiện dân sự là: các đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập và cung cấp chứng cứ cho TA (điều này khác hẳn so với vụ án hình sự). Để đảm bảo cho quyền (nghĩa vụ) này được thực hiện, BLTTDS cũng có quy định, đại ý rằng: Nguyên đơn có quyền yêu cầu những người đang quản lý, lưu giữ chứng cứ đó cung cấp cho mình để giao cho TA, và Nguyên đơn cũng có quyền đề nghị TA thu thập các chứng cứ mà tự mình không thể thu thập được (Đ58 BLTTHS).
    Như vậy, bản chất của quy định này là không khác biệt nhiều so với Lệnh Anton Piller, chỉ có hình thức và chủ thể thực hiện là không giống nhau (TA sẽ thực hiện thay vì nguyên đơn trực tiếp thực hiện).
    Nếu chỉ vì điều khoản này mà đánh giá BLTTDS2004 là bước tiến lùi thì hơi... oan. So với Pháp lệnh TTGQCVADS trước đây thì BLTTDS 2004 hơi bị hoành tráng đấy. Mặc dù BLTTDS này vẫn còn một số qui định hơi... chuối, nhưng chuyện này có lẽ để trao đổi ở một topic khác nhé.
    Chúc vui
  8. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Pháp luật mà không chi tiết là pháp luật chết. Pháp luật quốc tế cũng vậy, nếu không được cụ thể hoá bằng quy phạm pháp luật nội địa thì cũng là pháp luật không có tính thực thi cả thôi.
    Đồng ý với bạn là BLTTDS mới rất hoành tráng! nhưng là pháp luật hình thức mà chưa quy định về trình tự thủ tục thì nói sao là đầy đủ. Tôi cũng đồng ý với điểm tốt là về vấn đề chứng cứ và thu thập chứng cứ, nguyên tắc khi giải quyết vụ kiện dân sự là: các đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập và cung cấp chứng cứ cho TA. Để đảm bảo cho quyền (nghĩa vụ) này được thực hiện, BLTTDS cũng có quy định nguyên đơn có quyền yêu cầu những người đang quản lý, lưu giữ chứng cứ đó cung cấp cho mình để giao cho TA, và Nguyên đơn cũng có quyền đề nghị TA thu thập các chứng cứ mà tự mình không thể thu thập được (Đ58 BLTTHS). Nhưng đó là quy định có tính nguyên tắc, còn về Anton Piller là thuộc phần các biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng lại không được BLTTDS quy định. Đây là chưa nói là theo BLTTDS, khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện việc khởi kiện trước. Nếu đã khởi kiện rồi thì phải thông báo cho bị đơn, nếu thông báo rồi thì họ đã có cách phá huỷ chứng cứ, còn đâu là tính khẩn cấp nữa. Pháp luật TTDS các nước cho đây là việc làm không cần khởi kiện, có thể nộp đơn để yêu cầu Tòa án áp dụng riêng rẽ. Hy vọng phần này của BLTTDS sẽ được sửa, và phần các biện pháp khác sẽ có quy định về lệnh Anton Piller như cách quy định trong Thông tư liên ngành.
    Tôi không cho rằng quy định mang tính chung chung là đủ, để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế, cần quy định thật đầy đủ và chi tiết.
  9. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bạn, tôi cảm giác rằng bạn rành Luật Nước Ngoài hơn Luật Việt Nam.
    Nếu chỉ căn cứ vào những Điều luật mà bạn trích dẫn thì chưa thể thấy thể hiện nội dung: pháp luật của các nước sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) khi chưa nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, nếu có thể bạn trích dẫn thêm tài liệu để mọi người cùng tham khảo nhé.
    Tiện đây tôi cũng khẳng định là: BLTTDS không hề quy định các đương sự phải khởi kiện trước thì mới được yêu cầu TA áp dụng BPKCTT. Thời điểm yêu cầu áp dụng BPKCTT có thể được thực hiện cùng lúc nộp đơn khởi kiện . K2 Điều 99: Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần pahỉ bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiem trọng có thể xảy ra, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu TA áp dụng BPKCTT quy định tại Đ102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho TA đó"
    Và K3 Điều 117 cũng quy định thời hạn áp dụng BPKCTT theo quy định tại K2 Đ109 là 48 giờ kể từ khi nhận đưọc đơn yêu cầu.
    Mặt khác, khi đã thụ lý vụ án rồi (thời hạn ít nhất là 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện) thì Tòa án mới làm thủ tục thông báo cho bị đơn (trong vòng 3 ngày từ ngày thụ lý). Mà thời hạn thực hiện BPKCTT trong trường hợp này chỉ có 48 giờ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu áp dụng BPKCTT (cùng với đơn kiện), như vậy hầu như không xảy ra trường hợp bị đơn phá hủy chứng cứ như bạn nói.
    Còn nếu quy định ?ođây là việc làm không cần khởi kiện, có thể nộp đơn để yêu cầu Tòa án áp dụng riêng rẽ? như luật các nước. thì tôi thấy không ổn lắm. Vì mục đích áp dụng BPKCTT là để đảm bảo cho việc giải quyết vụ kiện DS được thuận lợi, khách quan và công bằng, đảm bảo cho việc thi hành án... Nếu không phát sinh vụ việc DS thì việc áp dụng BPKCTT sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa gì.
    Ngoài ra bạn cũng biết, các văn bản Luật của VN để áp dụng được vào thực tế thì thường phải có thêm các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành nữa... Cái này là do... lịch sử để lại rồi. Hy vọng lúc đó bạn không phải than thở là BLTTDS này cái đồ ?ochung chung?, là cái đồ ?opháp luật chết? nữa.
    Chúc vui.
  10. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, BLTTDS mới của VN cũng đã quy định khá chi tiết về việc thu thập chứng cứ của các đương sự khi tham gia trong quá trình TTDS. các quy định này được thể hiện rõ trong đ 58 điểm đ, và trong phần quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. sự khác biện cơ bản ở đây theo ý tôi có thể làm cho QV hiểu lầm, đó là việc tiến hành thu thập các chứng cứ thuộc quyền sở hữu của bị đơn có thể được tiến hành nếu có yêu cầu của nguyên đơn lên thẩm phán, hoặc thẩm phán xét thấy cần thiết cần thu thập các chứng cứ này trong quá trình tố tụng nhằm làm rõ vấn đề cần xem xét. tuy nhiên việc thu thập chứng cứ này được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan tư pháp và cơ quan quản lý tại địa phương chứ không giao việc khám xét, hoặc yêu cầu bị đơn cung cấp chứng cứ cho nguyên đơn như trường hợp của QV nêu trên. theo tôi, các nhà làm luật đã quy định như vậy với mục đích tránh việc lạm dụng lệnh khám xét của nguyên đơn khi được thẩm phán ký lệnh. điều này trái với quy định trong hiến pháp của VN hiện nay về quyền con người.
    mong được tiếp tục trao đổi về đề tài thú vị này.

Chia sẻ trang này