1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự không đáp ứng tiêu chuẩn của BTA và của TRIPs ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nquocviet235, 15/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn zero và longlanh, về vấn đề này tôi cũng đang tìm hiểu thêm sự tương hợp giữa hai chế định pháp luật của quốc tế và của nội địa. Trong hai trả lời của các bạn tôi nhận ra các bạn có cái đúng và có lý riêng. Tất cả mọi người đều có lý riêng của mình, riêng tôi cho rằng lệnh này là cần thiết, và ở Việt nam vẫn chưa có quy định cụ thể là một thiếu xót so với các cam kết quốc tế.
    Tôi đồng ý với bạn zero, bản chất thì không hề khác nhau, nhưng bạn nên hiểu đã là tố tụng là phải rõ ràng, chỉ khác một li thôi cũng đã khác xa rồi. Riêng với bạn longlanh, đành rằng việc khám xét như vậy đối với pháp luật VN là trái nguyên tắc. Lệnh khám xét chỉ do người có thẩm quyền thực hiện. Nhưng đây lại là điều được phép ở một số nước như Anh và Mỹ. Họ cho rằng, để cân nhắc giữa vi phạm quyền con người như bạn nói và để đảm bảo công lý xét xử sau này, họ đã cho rằng khám xét cần được thực hiện. Họ cho rằng thẩm phán phải cân nhắc đầy đủ just and convenient thì mới thực hiện, việc này đã có phán quyết của Tòa án Châu Âu về tính hợp pháp của Lệnh Anton Piller. Liên quan đến việc khám xét để bảo vệ chứng cứ mà cần thiết cho việc xét xử sau này, thì như chúng ta đều biết đặc thù của loại chứng cứ này như nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm hay sáng chế quy trình rất dễ và rất nhanh tiêu huỷ. Nên đành rằng thời gian tố tụng là cần thiết để thực hiện là đúng, nhưng pháp luật của Anh Mỹ họ rất uyển chuyển trong việc này. Nói chúng, khi có yêu cầu, nhân viên Toà án và người có yêu cầu, có thể yêu cầu thẩm phán xem xét, thậm chí họ còn có thể đến nhà thẩm phán để yêu cầu được xem xét. Điều này đối với PL - VN thì rõ là vô lý rồi. Tôi sẽ xem lại BLTTDS để xem xét có phải là thực hiện BFKCTT trước khi khởi kiện hay không, nhưng tôi rất nhớ là khi thông qua Bộ luật này, đã có nhiều ý kiến tranh cãi và kết là phải có khởi kiện đã rồi mới nói đến BFKCTT để hạn chế lạm dụn. Hẹn bạn trả lời sau về việc này/. Cheers.
  2. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Đề tài đã lâu, nhưng tôi muốn trở lại để bàn thêm về chủ đề này với bác zerro và longlanh. Trước hết tôi muốn khẳng định quyền và nghĩa vụ cung cấp giao nộp chứng cứ của các đương sự cho Tòa án chỉ được thực hiện sau khi có việc khởi kiện (Điều 84). Tương tự như vậy theo điều 94 khi các bên yêu cầu tiến hành thu thập chứng cứ (do không thể tự mình thực hiện) cũng chỉ được thực hiện sau khi có việc khởi kiện. Nếu đã khởi kiện rồi, bị đơn đã được thông báo thì họ có dễ dàng phá huỷ chứng cứ không, nhất là các chứng cứ liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chỉ cần delete trên máy vi tính là xong!
    Thứ hai, trước khi tiến hành khởi kiện, trong BLTTDS phần về các biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay chưa có biện pháp bảo quản và phát hiện chứng cứ như quy định trong BTA và TRIPs, vì theo điều 102 quy định các biện pháp cụ thể là:
    1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
    2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
    3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
    4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
    5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.
    6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
    7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
    8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
    9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.
    10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
    11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
    12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.
    13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.
    Về khoản 13 trên, theo tôi chỉ quy định chung chung như vậy, trong khi pháp luật quốc tế cũng đã rất chung chung rồi thì không thể nói đến chuyện dẫn chiếu trực tiếp cho pháp luật nội địa được. Thử hỏi, có Tòa án nào dám ra lệnh Anton Piller tại Việt nam, khi đến thời điểm này vẫn chưa có một thông tư nào hướng dẫn cụ thể cả (trong khi BTA đã có hiệu lực từ mấy năm trước). Thêm vào đó tôi cho rằng, đây là một vấn đề pháp lý hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, hay quyền tự do kinh doanh, nên nếu trong tương lai để các thông tư do liên ngành hướng dẫn (rất thiếu tính không ổn định) liệu có ổn? vấn đề này rất cần phải quy định trong BLTTDS.
    Ý kiến các bác thế nào?
    quote-zeroo viết lúc 17:53 ngày 30/08/2004:
    Đọc bài của bạn, tôi cảm giác rằng bạn rành Luật Nước Ngoài hơn Luật Việt Nam.
    Nếu chỉ căn cứ vào những Điều luật mà bạn trích dẫn thì chưa thể thấy thể hiện nội dung: pháp luật của các nước sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) khi chưa nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, nếu có thể bạn trích dẫn thêm tài liệu để mọi người cùng tham khảo nhé.
    Tiện đây tôi cũng khẳng định là: BLTTDS không hề quy định các đương sự phải khởi kiện trước thì mới được yêu cầu TA áp dụng BPKCTT. Thời điểm yêu cầu áp dụng BPKCTT có thể được thực hiện cùng lúc nộp đơn khởi kiện . K2 Điều 99: Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần pahỉ bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiem trọng có thể xảy ra, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu TA áp dụng BPKCTT quy định tại Đ102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho TA đó"
    Và K3 Điều 117 cũng quy định thời hạn áp dụng BPKCTT theo quy định tại K2 Đ109 là 48 giờ kể từ khi nhận đưọc đơn yêu cầu.
    Mặt khác, khi đã thụ lý vụ án rồi (thời hạn ít nhất là 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện) thì Tòa án mới làm thủ tục thông báo cho bị đơn (trong vòng 3 ngày từ ngày thụ lý). Mà thời hạn thực hiện BPKCTT trong trường hợp này chỉ có 48 giờ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu áp dụng BPKCTT (cùng với đơn kiện), như vậy hầu như không xảy ra trường hợp bị đơn phá hủy chứng cứ như bạn nói.
    Còn nếu quy định ?ođây là việc làm không cần khởi kiện, có thể nộp đơn để yêu cầu Tòa án áp dụng riêng rẽ? như luật các nước. thì tôi thấy không ổn lắm. Vì mục đích áp dụng BPKCTT là để đảm bảo cho việc giải quyết vụ kiện DS được thuận lợi, khách quan và công bằng, đảm bảo cho việc thi hành án... Nếu không phát sinh vụ việc DS thì việc áp dụng BPKCTT sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa gì.
    Ngoài ra bạn cũng biết, các văn bản Luật của VN để áp dụng được vào thực tế thì thường phải có thêm các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành nữa... Cái này là do... lịch sử để lại rồi. Hy vọng lúc đó bạn không phải than thở là BLTTDS này cái đồ ?ochung chung?, là cái đồ ?opháp luật chết? nữa.
    Chúc vui.
    [/QUOTE]
  3. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    ặ, 'ỏằ tài này 'ang hay mà bĂc nquocviet235 'Âu mỏƠt rỏằ"i? Vào 'Ây bàn luỏưn tiỏp cho vui bĂc quocviet ặĂi. BĂc có thêm phĂt hiỏằ?n gơ mỏằ>i vỏằ BLTTDS thơ "chÂm ngòi" 'i, 'ỏÊm bỏÊo tôi sỏẵ a dua theo ngay . Chỏng là dỏĂo này tôi lặỏằi 'ỏằc tài liỏằ?u quĂ, chỏằ? khi nào có vỏƠn 'ỏằ thú vỏằi cỏ** quyỏằfn sĂch lên 'ỏằc, 'ỏn tỏưn hôm nay vỏôn chặa ngÂm cỏằâu hỏt 'ặỏằÊc BLTTDS... 'ành phỏÊi "gÂy sỏằ" vỏằ>i bĂc tẵ, Âu câng là mỏằTt cĂch 'ỏằf tỏằ bỏt mơnh phỏÊi chfm chỏằ? ngÂm cỏằâu hặĂn...
    Giúp anh em cĂi nhĂ
  4. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    thi toi moi gui bai da lau, da co ai response gi dau, bac xem noi dung co van de gi khong?
  5. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của TA còn cần có thêm các văn bản hướng dẫn rõ ràng và chặt chẽ hơn, cụ thể cần xác định rõ hơn các hành vi như:
    Việc thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ áp dụng trong trường hợp nó được nguyên đơn yêu cầu khi nộp đơn khởi kiện, đồng thời yêu cầu này phải đưa được chứng cứ cụ thể để chứng minh rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng và không thể khắc phục nếu các biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu không được áp dụng ngay. Ngoài ra toà án có quyền yêu cầu người nộp đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản tiền đặt cọc hoặc phải chịu một điều kiện nhất định để bảm đảo rằng lợi ích của bị đơn sẽ không bị xâm hại nếu như việc áp dụng biện pháp này bị lạm dụng (Điều 13.2 chương II của HĐTM; Điều 50.3 của TRIPs). Vệc này nhằm đảm bảo quyền lợi của bị đơn không bị lợi dụng gây thiệt hại. Đồng thời việc áp dụng biện pháp này phải được cơ quan có thẩm quyền áp dụng xác định rõ thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bị đơn, tránh kéo dài gây thiệt hại và khó khăn cho bị đơn.
    Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của nguyên đơn phải được TA xem xét ngay lập tức và trong thời hạn ngắn nhất kể từ khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ của nguyên đơn.
    Tuy nhiên để an ủi cho vệc chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì trong quá trình hội nhập quốc ttế, các chủ thể "có yếu tố nước ngoài" khi tham gia vào các quan hệ dân sự tại VN vẫn có thể yên tâm khi BLTTDS có quy định: ?oBộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác? đây là một trong các nguyên tắc quan trọng trong tư pháp quốc tế (Pacta sunt servanda).
  6. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Hiên nay, tôi đang có tài liệu về bình luận về Bộ luật Tố tụng dân sự của Dự án Star - Việt Nam. Tôi nghĩ rằng chuyển tới các bạn một bản hard-copy chưa chắc mọi người đã chịu đọc. Bởi vậy, tôi sẽ chuyển dần các nội dung của nó để mọi người theo dõi.
    Dự án STAR-Việt Nam, nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ, tài liệu là những phân tích chuyên môn dựa trên thực tiễn quốc tế phổ biến nhất. Nó không phản ánh cách giải thích chính thức về HĐTM hay giám sát quá trình thực hiện hiệp định của hai chính phủ.
    Tài liệu này cũng được đồng thời post trên diễn đàn khác.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 13:35 ngày 18/02/2005
  7. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    STAR-Việt Nam - Các quy định về chứng cứ:
    Điều 11.2 Chương II của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ quy định rằng mỗi bên phải đảm bảo rằng các thủ tục thực thi, kể cả các thủ tục toà án, trong việc giải quyết tranh chấp phải ?ođúng đắn và công bằng?. Các vấn đề trình bày dưới đây là một những vấn đề cơ bản liên quan tới quy định về chứng cứ - là điểm cốt lõi của nguyên tắc công bằng nêu trên.
    2.1 Giả định về các tình tiết trong các văn bản được công chứng
    Điều 79.1 (c) quy định rằng những tình tiết sự kiện được ghi trong văn bản đã được ?ochứng thực hoặc công chứng? sẽ không phải chứng minh. Quy định như vậy trong dự thảo sẽ làm phát sinh các vấn đề sau:
    - công chứng viên sẽ đóng vai trò là một thẩm phán vì công chứng viên có thể quyết định các tình tiết được viện ra trong một văn bản đã được công chứng;
    - một văn bản được công chứng có thể viện dẫn một tình tiết mà tình tiết này hoàn toàn không liên quan gì tới nội dung văn bản được công chứng và vi thế đã bị công chứng viên bỏ qua, tuy nhiên tình tiết đó lại rất quan trọng đối với một vụ việc mà toà đang giải quyết, nhưng vì tình tiết này đã được ghi trong văn bản công chứng nên tình tiết đó không phải chứng minh theo điều Điều 79.1 (c);
    - hệ thống công chứng hiện nay đã có quá nhiều việc để làm và nếu giảm nhẹ bớt trách nhiệm công chứng nội dung văn bản của nó sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc đó.
    Trên cơ sở trên, chúng tôi xin được kiến nghị sửa đổi quy định này để theo đó các văn bản được công chứng chỉ có thể được sử dụng để chứng minh chữ ký của người đã ký văn bản đó mà thôi, hoặc để chứng minh tính xác thực của bản sao. Nếu quy định trên (mặc dù rất không được đồng tình) vẫn được giữ nguyên, thì cần sửa đối điều 79.1(c) để các đương sự có quyền bác lại tình tiết nêu trong văn bản công chứng bằng cách đưa ra các chứng cứ bác bỏ.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 18/02/2005
  8. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn các điều khoản phục vụ cho bài bên trên
    Ðiều 11:Thực thi Quyền sở hữu trí tuệ
    ?..
    2. Mỗi Bên bảo đảm rằng các thủ tục thực thi quyền của mình là đúng đắn và công bằng, không quá phức tạp hoặc tốn kém và không có những giới hạn bất hợp lý về thời gian hoặc sự chậm trễ không chính đáng.
    ??.
    Hiệp định thượng mại Việt - Mỹ (Chương II):
    http://www.mot.gov.vn/hiepdinh/USBTA/chuong2.asp
    Điều 80. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
    1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
    a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
    b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
    c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.
    2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
    3. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự.
    Toàn văn Bộ Luật Tố tụng Dân sự:
    http://www.ilr-moj.ac.vn/law/vi/2001_to_2010/2004/200406/200406150008/#84
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 18/02/2005
  9. provoker

    provoker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    4
    Chào littesmile, bạn có thể post tài liệu bình luận BLTTDS đó được không, tôi đặc biệt quan tâm và cần tài liệu này. Hoặc bạn có thể giúp gửi cho mình theo địa chỉ e-mail: toetoe77@hotmail.com.
    Cám ơn bạn rất nhiều.
  10. SMac

    SMac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi vì cắt ngang một chút.
    Có bác nào có toàn văn Hiệp định thương mại Việt Mỹ không cho em xin (Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt, mà cả hai thì càng tốt). Em đang cần gấp quá. Xin cảm ơn nhiều.
    Địa chỉ email: hoangson_mt@yahoo.com.

Chia sẻ trang này