1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự không đáp ứng tiêu chuẩn của BTA và của TRIPs ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nquocviet235, 15/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Star-Vietnam ?" Các quy định về chứng cứ (tiếp theo)
    2.2 Chấp nhận các văn bản không phải là bản gốc và các văn bản tiếng nước ngoài.
    Điều 82 quy định rằng để được coi là bằng chứng chấp nhận được tại toà, các văn bản phải được đưa ra dưới hình thức bản chính hoặc bản sao được công chứng hay chứng thực hợp pháp. Điều này có nghĩa rằng, giả dụ các hợp đồng được ký kết qua fax hay dưới hình thức thư điện tử sẽ không được coi là chứng cứ tại toà vì nó không phải là bản ?ochính? như quy định tại Điều 82(1). Trong khi đó ngược lại, Điều 49 của Luật Thương mại lại quy định rằng, hợp đồng khi được ký kết dưới hình thức fax hoặc thư điện tử sẽ được coi là hợp đồng ký kết dưới hình thức văn bản, bên cạnh các hình thức văn bản khác của hợp đồng. Vì việc chứng thực các hợp đồng ký kết dưới fax hay thư điện tử ở Việt Nam là việc làm không thể nên các chứng cứ ở dạng fax hay thư điện tử cho dù bằng tiếng Việt Nam hay tiếng nước ngoài nói chung không được các toà án chấp nhận. Trong kỷ nguyên phát triển công nghệ này, chúng tôi cho rằng Điều 82 của dự thảo BLTTDS cần quy định linh hoạt về các hình thức chứng cứ có thể được chấp nhận. Cần sửa đổi điều 82.1 để quy định rằng tuỳ từng trường hợp cụ thể, toà phải chấp nhận các chứng cứ là bản lưu trên đĩa mềm của các hợp đồng, hồ sơ, tài liệu liên lạc, và các bản dữ liệu máy tính, các trang web hiện hành thay vì chỉ yêu cầu một cách cứng nhắc về tính nguyên bản hay tính hợp pháp của việc chứng thực hay công chứng các chứng cứ đó. Bản thân sự xác nhận của đương sự về tính xác thực của bằng chứng đã là đủ vì các đương sự khác có quyền kiểm tra và không thừa nhận chứng cứ đó.
    Ngoài ra Điều 83 (3) quy định rằng chứng cứ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và bản dịch đó phải được công chứng, chứng thực hợp pháp. Điều 424 (2) của dự thảo BLTTDS cũng có quy định tương tự rằng các bản dịch ra tiếng Việt phải được công chứng và chứng thực hợp pháp. Tuy nhiên, nhìn chung rất khó có thể công chứng các bản dịch sang tiếng Việt của chứng cứ bằng tiếng nước ngoài và thể hiện dưới dạng fax, thư điện tử hay bản lưu trên đĩa mềm .v.v? Trên thực tế, các công chứng viên sẽ từ chối không hỗ trợ trong những trường hợp đó. Theo chúng tôi, không nên yêu cầu Công chứng nhà nước tiến hành công chứng hay chứng thực các bản dịch sang tiếng Việt của chứng cứ khi chứng cứ đó là các tài liệu ở dạng bản lưu trên đĩa mềm, phần mềm, fax, thư điện tử .v.v?. Bất cứ phiên dịch chuyên nghiệp nào cũng có thể chứng thực bản dịch của chính mình.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 08:56 ngày 24/02/2005
  2. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn các điều khoản cho bài viết nói trên
    Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự
    "Điều 83. Xác định chứng cứ
    1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
    2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
    3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
    4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
    5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
    6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
    7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
    8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này."
    Điều 418 Bộ luật Tố tụng dân sự
    "Điều 418. Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận
    1. Giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được Tòa án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ, tài liệu đó đã được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
    2. Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi cho Tòa án Việt Nam kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được công chứng, chứng thực hợp pháp."
    Xem toàn văn Bộ luật Tố tụng dân sự: http://www.ilr-moj.ac.vn/law/vi/2001_to_2010/2004/200406/200406150008/#421
    Điều 49 Luật thương mại
    "Điều 49. Hợp đồng mua bán hàng hoá
    1- Việc mua bán hàng hoá được thực hiện trên cơ sở hợp đồng.
    2- Hợp đồng mua bán hàng hoá được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
    3- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó; điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản."
    Toàn văn Luật Thương mại: http://www.ilr-moj.ac.vn/law/vi/1991_to_2000/1997/199705/199705230002/#50
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 17:51 ngày 24/02/2005

Chia sẻ trang này