1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ luật tố tụng hình sự 2003- ý kiến đóng góp cho Dự thảo và NHỮNG ĐIỂM MỚI

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 08/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Em chưa học tí gì về hình sự và tố tụng hình sự nhưng đọc đến đoạn " người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật " thì cũng thấy nó sao sao ấy
    Hiện nay lương của những người làm việc trong ngành tư pháp rất thấp còn sự quá tải công việc thì rất nhiều, làm trối chết cũng không hết, ai cũng có sai lầm cả mà mỗi lần sai lầm là 1 lần phá sản thì liệu có công bằng không
    ngoài lề 1 chút em không học làm bác sĩ nhưng bạn em nó học Y nó cũng kể cho em biết đôi chút về thực trạng của một số bệnh viện , có những bác sĩ trẻ rất có tay nghề ,rất tâm huyết nhưng khi cấp cứu 1 bệnh nhân thì làm việc rất thụ động , vì khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị thì không dám ,lỡ tuyến trên trả về thì làm sao , chuyển vào khoa thì sở chuyển sai bị khoa quở, mà bệnh nhân đòi về nhà thì cũng không cho ,1 số bác sĩ thường để bệnh nhân nằm la liệt ở đấy chờ các bác sĩ khác đến trực để giải quyết
    Luật hình sự thì liên quan rất lớn đến số phận con người, thật thiệt thòi cho những người làm trong ấy
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 14:09 ngày 09/08/2003
  2. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Trong quá trình đóng góp ý kiến cho bản dự thảo , có ý kiến cho rằng : không nên cho Luật sư tham gia từ khi khởi tố bị can , vì như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thực thi pháp luật của các cơ quan điều tra .
    Các bạn cho ý kiến về vấn đề này nhé ???
    TOP OF THE WORLD
    Được hoainam182 sửa chữa / chuyển vào 16:09 ngày 24/08/2003
  3. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Trong quá trình đóng góp ý kiến cho bản dự thảo , có ý kiến cho rằng : không nên cho Luật sư tham gia từ khi khởi tố bị can , vì như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thực thi pháp luật của các cơ quan điều tra .
    Các bạn cho ý kiến về vấn đề này nhé ???
    TOP OF THE WORLD
    Được hoainam182 sửa chữa / chuyển vào 16:09 ngày 24/08/2003
  4. Roseline

    Roseline Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    1
    Cho em hỏi nhỏ một chút híc, ai nói rõ hơn cho em một chút về cụm từ " khởi tố vụ án" được ko ạ? Em có tra từ điển rồi, nhưng vẫn ko hiểu lắm. Lúc xét xử ở phiên toà thì là trước hay sau khi khởi tố vụ án vậy?
    <FONT color=darkgreen> Trăng tàn nguyệt tận chưa từng tuyệt vọng</FONT>
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 06:08 ngày 12/01/2005
  5. Roseline

    Roseline Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    1
    Cho em hỏi nhỏ một chút híc, ai nói rõ hơn cho em một chút về cụm từ " khởi tố vụ án" được ko ạ? Em có tra từ điển rồi, nhưng vẫn ko hiểu lắm. Lúc xét xử ở phiên toà thì là trước hay sau khi khởi tố vụ án vậy?
    <FONT color=darkgreen> Trăng tàn nguyệt tận chưa từng tuyệt vọng</FONT>
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 06:08 ngày 12/01/2005
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Trả lời em Roseline - về khởi tố hình sự. Theo luật Việt Nam, giải quyết vụ án hình sự được tiến hành theo một chu trình có thời điểm bắt đầu và kết thúc. Một quá trình giải quyết một vụ án hình sự thường diễn ra trong một thời gian khá dài và liên quan tới nhiều hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau mà phải phân định ra làm nhiều giai đoạn khác nhau:
    Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự và giai đoạn kết thúc là giai đoạn thi hành bản án quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
    Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mà trong đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác định, có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra một quyết định có tính chất pháp lý nhằm mục đích cho phép các cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
    Điểm mấu chốt nhất của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự sau khi nhận được tin tức về tội phạm và tiến hành xác minh có dấu hiệu tội phạm là ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. QĐ này là cơ sở pháp lý cho phép các cơ quan điều tra áp dụng các hoạt động tiếp theo nhằm làm rõ tội phạm và người phạm tội một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
    Thời điểm bắt đầu của khởi tố vụ án hình sự được tính từ khi các cơ quan tiến hành tố tụng nhận được những thông tin, tin tức (tin báo, tin tố giác...) về tội phạm từ các nguồn khác nhau.
    Thời điểm kết thúc khởi tố vụ án hình sự là khi các cơ quan tiến hành tố tụng ra một trong hai quyết định:
    Quyết định khởi tố vụ án hình sự
    Quyết định không khởi tố vụ án hình sự
    Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm (chỉ sơ bộ chứ chưa kết luận chắc chắn về tội phạm), để có được kết luận một cách chính xác về tội phạm và người phạm tội cần phải trải qua giai đoạn tiếp theo ngay sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự - giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
  7. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Trả lời em Roseline - về khởi tố hình sự. Theo luật Việt Nam, giải quyết vụ án hình sự được tiến hành theo một chu trình có thời điểm bắt đầu và kết thúc. Một quá trình giải quyết một vụ án hình sự thường diễn ra trong một thời gian khá dài và liên quan tới nhiều hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau mà phải phân định ra làm nhiều giai đoạn khác nhau:
    Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự và giai đoạn kết thúc là giai đoạn thi hành bản án quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
    Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mà trong đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác định, có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra một quyết định có tính chất pháp lý nhằm mục đích cho phép các cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
    Điểm mấu chốt nhất của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự sau khi nhận được tin tức về tội phạm và tiến hành xác minh có dấu hiệu tội phạm là ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. QĐ này là cơ sở pháp lý cho phép các cơ quan điều tra áp dụng các hoạt động tiếp theo nhằm làm rõ tội phạm và người phạm tội một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
    Thời điểm bắt đầu của khởi tố vụ án hình sự được tính từ khi các cơ quan tiến hành tố tụng nhận được những thông tin, tin tức (tin báo, tin tố giác...) về tội phạm từ các nguồn khác nhau.
    Thời điểm kết thúc khởi tố vụ án hình sự là khi các cơ quan tiến hành tố tụng ra một trong hai quyết định:
    Quyết định khởi tố vụ án hình sự
    Quyết định không khởi tố vụ án hình sự
    Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm (chỉ sơ bộ chứ chưa kết luận chắc chắn về tội phạm), để có được kết luận một cách chính xác về tội phạm và người phạm tội cần phải trải qua giai đoạn tiếp theo ngay sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự - giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
  8. ngquocdung2001

    ngquocdung2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác.
    Tôi xin góp số ý kiến nhỏ thế này .Theo tôi việc tham gia của Luật sư từ giai đọan khởi tố vụ án theo xu hướng chung là nên làm vì trên thế giới Luật tố tụng của các nước đều quy định 9iều khỏan này.Nhưng do đối với chúng ta thì đây vẫn là 1điều mới mẻ nên việc quy định này cần ó những quy định chặt chẽ hơn .Ví dụ như:Cần có chế tài xử phạt đối với những hành động của Luật sư khi tham gia xét hỏi bịcan có hành động mớm cung giúp bịcan để chạy tội, hoặc để lộ tài liệu của CQĐT......
    Mặc khác do trình độ của CQĐT ở nước ta còn kém nên việc quy định tham gia của Luật sư trong các vụ án đặc biệt là án kinh tế cần phải quy định là "Luật sư chỉ được tham gia sau khi có quyết định khởi tố bị can"
    Đấy là 1 số ý kiến của tôi.Còn các bác thì sao????????????
  9. ngquocdung2001

    ngquocdung2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác.
    Tôi xin góp số ý kiến nhỏ thế này .Theo tôi việc tham gia của Luật sư từ giai đọan khởi tố vụ án theo xu hướng chung là nên làm vì trên thế giới Luật tố tụng của các nước đều quy định 9iều khỏan này.Nhưng do đối với chúng ta thì đây vẫn là 1điều mới mẻ nên việc quy định này cần ó những quy định chặt chẽ hơn .Ví dụ như:Cần có chế tài xử phạt đối với những hành động của Luật sư khi tham gia xét hỏi bịcan có hành động mớm cung giúp bịcan để chạy tội, hoặc để lộ tài liệu của CQĐT......
    Mặc khác do trình độ của CQĐT ở nước ta còn kém nên việc quy định tham gia của Luật sư trong các vụ án đặc biệt là án kinh tế cần phải quy định là "Luật sư chỉ được tham gia sau khi có quyết định khởi tố bị can"
    Đấy là 1 số ý kiến của tôi.Còn các bác thì sao????????????
  10. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    BLTTHS đang được các nhà lập pháp trình quốc hội bản dự thảo để thảo luận, góp ý cho dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự. Tất cả liên quan trực tiếp tới yeâu cầu cải cách tư pháp, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ tốt hơn các quyền tự do, dân chủ của công dân.
    Dưới góc độ luật sư, 3 vấn đề chính sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò, quyền và nghĩa vụ của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng được quy định trong dự thảo BLTTHS gồm:
    - Thứ nhất: luật sư tham gia vụ án từ khi nào, những trường hợp đặc biệt hạn chế quyền được bào chữa của bị can bị cáo để đảm bảo công tác điều tra, cô chế đảm bảo quyền được bào chữa của người bị bắt, bị can, bị cáo.
    - Thứ hai: quyền thu thập tài liệu, quyền sao chụp hồ sơ, tài liệu vụ án, trách nhiệm của luật sư trong bảo mật thông tin điều tra.
    - Thứ ba: luật sư tham gia tranh tụng thế nào tại phiên tòa.
    Thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa
    Trước tiên cần thống nhất quan điểm phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra, đặc biệt luật sư có quyền tham gia hỏi cung, được trực tiếp hỏi cung và tham gia các hoạt động diều tra khác mà không gặp trở ngại. Để làm được điều đó, cô quan điều tra, viện kiểm sát phải chấp hành đúng quy định cuûa pháp luật đảm bảo luật sư được tham gia theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
    Chính xác hơn nên quy định trong dự thảo Bộ luật về thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa, theo đó người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Hoặc trong các trường hợp đặc biệt đối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi cơ quan điều tra bắt hoặc nhận người bị bắt, điều đó có nghĩa là luật sư được quyền tham gia tố tụng ngay từ khi công an nhận người bị bắt, để ngăn chặn các vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. Luật sư được có mặt khi cơ quan điều tra lấy lời khai của người bị bắt, tạm giữ, được xem biên bản các hoạt động tố tụng và các quyết định liên quan đến thân chủ. Luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra vừa là quyền của luật sư, vừa là quyền của người bị bắt giữ, bị can. Các cơ quan tố tụng phải tạo điều kiện thuận lợi để luật sư thực hiện quyền này. Đây cũng nên được xem như một nguyên tắc khi xây dựng BLTTHS, luật sư tham gia để tránh oan sai, bảo vệ công lý.
    BLTTHS hiện hành cũng đã phần nào khảng định điều này tại điều 36 BLTTHS quy định: luật sư tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can (trừ những trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia), luật sư có quyền có mặt khi hỏi cung bị can, và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị can đồng thời có mặt trong những hoạt động điều tra khác... tuy nhiên trên thực tế từ trước đến nay cơ quan Điều tra thường không tạo điều kiện cho luật sư thực hiện quyền này. Việc luật sư tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo dân chủ, hạn chế oan sai. Tại tòa án, HĐXX lắng nghe ý kiến của đại diện VKS và luật sư mà nhiều trường hợp còn xử sai. Tại Cơ quan Điều tra, không có luật sư, giữa 4 bức tường có mỗi điều tra viên và bị can, điều tra viên rất dễ chủ quan và thậm chí còn tiêu cực, làm sai lệch hồ sơ vụ án.
    Vai trò của luật sư là để phản biện lại kết luận của những cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án được khách quan. Với tư cách là người phản biện, luật sư phải nắm vụ án xuyên suốt từ giai đoạn điều tra, nếu để ra đến tòa mới ?ocãi? như hiện nay thì nhiều khi bị cáo bị oan mà luật sư không gỡ được, hoặc có gỡ được thì oan sai cũng đã xảy ra rồi. Hiện nay có nhiều trường hợp các bị cáo ra tòa khai họ bị mớm cung, ép cung. Luật sư không được tham gia từ giai đoạn điều tra nên không biết thực hư thế nào. Chính vì thế trong boBLTTHS sửa đổi cần phải có những quy định cụ thể hơn về vấn đề này.
    Những trường hợp đặc biệt hạn chế quyền được bào chữa của bị can bị cáo để đảm bảo công tác điều tra, cơ chế đảm bảo quyền được bào chữa của người bị bắt, bị can, bị cáo.
    Tạo điều kiện cho luật sư tham gia từ đầu để bảo vệ quyền lợi bị can là đúng nhưng cần thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện hệ thống tư pháp của chúng ta hiện naycho phù hợplà một cấn đề cần làm rõ, quá trình xác minh vụ án từ điều tra bí mật nên công khai có nhiều thông tin, tài liệu liên quan đến những đối tượng khác nhau. Luật sư được vào ngay từ giai đoạn đầu vụ án, có mặt tại các cuộc thẩm vấn, hỏi cung, xem xét biên bản hoạt động tố tụng... như quy định trong dự thảo luật sửa đổi thì họ sẽ nắm được những thông tin bí mật. Nếu lộ ra thì gây khó khăn cho việc điều tra các đối tượng khác. Thực tế đã có những vụ án, lời khai của can phạm chưa được kiểm chứng nhưng đã lọt ra ngoài, làm dư luận hiểu lầm.
    Vậy có nên hạn chế phạm vi tham dự của luật sư trong các vụ án có tính chất rất nghiên trọng trở lên hay không? Như mở rộng hơn phạm vi hạn chế với các vụ phạm tội có tổ chức và toäi rất nghiêm trọng trở lên (mức án cao nhất 15 năm tù)..?? Hạn chế quyền bào chữa trong những trường hợp đặc biệt này là phải rất cân nhắc. Bởi với tội càng nghiêm trọng, trách nhiệm hình sự mà bị can, bị cáo có thể phải gánh chịu càng nặng, thì yêu cầu được luật sư bảo vệ càng lớn.
    Hiện nay trong quá trình xét xử, tình hình phản cung diễn ra khá thông thường. Đương nhiên chứng cứ cùng tính hợp lý trong lời khai, những lời khai của người làm chứng, người đồng phạm.. cùng với cuộc thẩm vấn công khai tại toà sẽ có tiếng nói quyết định, sẽ là cơ sở để hội đồng xét xử cân nhắc và có quyết dịnh chính xác cho bản án.Tuy nhiên vấn đề nổi lên là việc phản cing trước toa2khi bị cáo khai mình bị ép cung, mớm cung hay bức cung.. Dứt khoát cần một đảm bảo. Khó có đảm bảo nào tốt nếu trong những trường hợp trước đó tại cơ quan điêù tra, trong quá trình hỏi cung, ngay từ đầu, chỉ diễn ra trước một bên là cơ quan điều tra một bên là bị can tiến hành giữa bốn bức tường, không có ngường thứ ba khách quan làm chứng.
    Luật sư hành nghề phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nhất định, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tư pháp. Nếu trong quá trình gặp gỡ bị can, luật sư lại đóng vai trò là cầu nối thông tin giữa các bị can khác luật sư đã vi phạm kỷ luaa65t hành nghề và đương nhiên phải chịu trách nhiệm về những vi phạm của mình trước pháp luật.
    Luật sư tham gia ngay từ đầu là đã thực hiện được hai nhiệm vụ của người luật sư đảm bảo cho cuộc điều tra trung thực, vì lợi ích xã hội. Ngoài ra việc có mặt nngay từ đầu cũng cung cấp cho luật sư những chứng cứ quan trọng khi bào chữa cho thân chủ trước toà. Bằng biện pháp này chắc chắn những vi phạm như mớm cung, bức cung hay sử dụng nhục hình... sẽ bị loại bỏ, đồng thời cũng không để dư luận bị ám ảnh về điều tra kém khách quan. Cơ quan điều tra trong thời kỳ đổi mới cũng phải tập làm quen với những tập quan pháp chế, phải vận dụng chứng lý, phương pháp làm việc hiêu quả và nhất là phải vô tư không để tình cảm can thiệp vào quá trình diều tra.
    Dây chính là một khâu pháp lý cần sớm được giả quyết, nó không chỉ khẳng định quyền của luật sư khi tham gia vào quá trình tố tụng mà nó cũng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng phiên toà, toà sẽ không rơi vào những đối chứng mà quá trình điều tra đã làm rõ.
    Quyền thu thập tài liệu, quyền sao chụp hồ sơ, tài liệu vụ án, trách nhiệm của luật sư trong bảo mật thông tin điều tra.
    Luật nên quy định người bào chữa được thu thập tài liệu, đồ vật và các tình tiết liên quan đến bị can, bị cáo để phục vụ việc bào chữa; đồng thời, cần quy định chặt chẽ việc sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa, cụ thể: loại tài liệu nào được sao chụp, tài liệu nào không được sao chụp, địa điểm sao chụp...
    Bộ luật TTHS hiện chỉ quy định luật sư được đọc hồ sơ và ghi chép những điều cần thiết ( Điều 36 BLTTHS ). Vì thế đa số các Toà chỉ cho luật sư chép hồ sơ bằng tay chứ không được đem hồ sơ đi photo. Điều này cũng gây không ít khó khăn trong việc nghiên cứu cho các luật sư khi tham gia bào chữa cho những vụ án mang tính chất phức tạp, có lẽ cần sớm cải tiến để không làm hạn chế sự đóng góp của luật sư trong việc tìm đến sự thật khách quan của vụ án.
    Thực tiễn cũng như trong các quy định của BLTTHS, viện kiểm sát và toà án là người nắm giữ toàn bộ hồ sơ vụ án. Bởi vậy, luật sư chỉ có thể ghi chép những điểm cần thiết, họ không có cơ hội nghiên cứu toàn bộ hồ sơ. Các luật sư cho rằng vẫn còn không ít trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng gây khó khăn cho luật sư trong việc nghiên cứu hồ sơ. Tuy nhiên, so với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho luật sư đọc hồ sơ. Trên thực tế, hồ sơ vụ án thường gồm nhiều loại tài liệu khác nhau, trong đó không ít trường hợp có bảng biểu, số liệu thống kê mà luật sư không thể ghi chép hết. Do đó, kiến nghị cần sửa đổi các quy định pháp luật tố tụng theo hướng cho phép luật sư được phô tô những các tài liệu có trong hồ sơ. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc tranh tụng tại phiên toà thì luật sư cũng cần được tạo những điều kiện cần thiết trong việc nghiên cứu hồ sơ, bình đẳng với viện kiểm sát trong vấn đề này.
    Quá trình xác minh vụ án từ điều tra bí mật đến công khai có nhiều thông tin, tài liệu liên quan đến những đối tượng khác nhau. Luật sư được vào ngay từ giai đoạn đầu vụ án, có mặt tại các cuộc thẩm vấn, hỏi cung, xem xét biên bản hoạt động tố tụng... như quy định trong dự thảo luật sửa đổi thì họ sẽ nắm được những thông tin bí mật. Nếu lộ ra thì gây khó khăn cho việc điều tra các đối tượng khác. Luật sư phải cam kết không lộ thông tin điều tra vụ án. Luật sư hành nghề phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nhất định, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tư pháp. Luật sư có nghĩa vụ không tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết, không được mua chuộc, cưỡng ép người khác khai báo giam dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.
    (còn tiếp)
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 02/11/2003

Chia sẻ trang này