1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ luật tố tụng hình sự 2003- ý kiến đóng góp cho Dự thảo và NHỮNG ĐIỂM MỚI

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 08/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    BLTTHS đang được các nhà lập pháp trình quốc hội bản dự thảo để thảo luận, góp ý cho dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự. Tất cả liên quan trực tiếp tới yeâu cầu cải cách tư pháp, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ tốt hơn các quyền tự do, dân chủ của công dân.
    Dưới góc độ luật sư, 3 vấn đề chính sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò, quyền và nghĩa vụ của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng được quy định trong dự thảo BLTTHS gồm:
    - Thứ nhất: luật sư tham gia vụ án từ khi nào, những trường hợp đặc biệt hạn chế quyền được bào chữa của bị can bị cáo để đảm bảo công tác điều tra, cô chế đảm bảo quyền được bào chữa của người bị bắt, bị can, bị cáo.
    - Thứ hai: quyền thu thập tài liệu, quyền sao chụp hồ sơ, tài liệu vụ án, trách nhiệm của luật sư trong bảo mật thông tin điều tra.
    - Thứ ba: luật sư tham gia tranh tụng thế nào tại phiên tòa.
    Thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa
    Trước tiên cần thống nhất quan điểm phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra, đặc biệt luật sư có quyền tham gia hỏi cung, được trực tiếp hỏi cung và tham gia các hoạt động diều tra khác mà không gặp trở ngại. Để làm được điều đó, cô quan điều tra, viện kiểm sát phải chấp hành đúng quy định cuûa pháp luật đảm bảo luật sư được tham gia theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
    Chính xác hơn nên quy định trong dự thảo Bộ luật về thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa, theo đó người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Hoặc trong các trường hợp đặc biệt đối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi cơ quan điều tra bắt hoặc nhận người bị bắt, điều đó có nghĩa là luật sư được quyền tham gia tố tụng ngay từ khi công an nhận người bị bắt, để ngăn chặn các vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. Luật sư được có mặt khi cơ quan điều tra lấy lời khai của người bị bắt, tạm giữ, được xem biên bản các hoạt động tố tụng và các quyết định liên quan đến thân chủ. Luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra vừa là quyền của luật sư, vừa là quyền của người bị bắt giữ, bị can. Các cơ quan tố tụng phải tạo điều kiện thuận lợi để luật sư thực hiện quyền này. Đây cũng nên được xem như một nguyên tắc khi xây dựng BLTTHS, luật sư tham gia để tránh oan sai, bảo vệ công lý.
    BLTTHS hiện hành cũng đã phần nào khảng định điều này tại điều 36 BLTTHS quy định: luật sư tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can (trừ những trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia), luật sư có quyền có mặt khi hỏi cung bị can, và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị can đồng thời có mặt trong những hoạt động điều tra khác... tuy nhiên trên thực tế từ trước đến nay cơ quan Điều tra thường không tạo điều kiện cho luật sư thực hiện quyền này. Việc luật sư tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo dân chủ, hạn chế oan sai. Tại tòa án, HĐXX lắng nghe ý kiến của đại diện VKS và luật sư mà nhiều trường hợp còn xử sai. Tại Cơ quan Điều tra, không có luật sư, giữa 4 bức tường có mỗi điều tra viên và bị can, điều tra viên rất dễ chủ quan và thậm chí còn tiêu cực, làm sai lệch hồ sơ vụ án.
    Vai trò của luật sư là để phản biện lại kết luận của những cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án được khách quan. Với tư cách là người phản biện, luật sư phải nắm vụ án xuyên suốt từ giai đoạn điều tra, nếu để ra đến tòa mới ?ocãi? như hiện nay thì nhiều khi bị cáo bị oan mà luật sư không gỡ được, hoặc có gỡ được thì oan sai cũng đã xảy ra rồi. Hiện nay có nhiều trường hợp các bị cáo ra tòa khai họ bị mớm cung, ép cung. Luật sư không được tham gia từ giai đoạn điều tra nên không biết thực hư thế nào. Chính vì thế trong boBLTTHS sửa đổi cần phải có những quy định cụ thể hơn về vấn đề này.
    Những trường hợp đặc biệt hạn chế quyền được bào chữa của bị can bị cáo để đảm bảo công tác điều tra, cơ chế đảm bảo quyền được bào chữa của người bị bắt, bị can, bị cáo.
    Tạo điều kiện cho luật sư tham gia từ đầu để bảo vệ quyền lợi bị can là đúng nhưng cần thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện hệ thống tư pháp của chúng ta hiện naycho phù hợplà một cấn đề cần làm rõ, quá trình xác minh vụ án từ điều tra bí mật nên công khai có nhiều thông tin, tài liệu liên quan đến những đối tượng khác nhau. Luật sư được vào ngay từ giai đoạn đầu vụ án, có mặt tại các cuộc thẩm vấn, hỏi cung, xem xét biên bản hoạt động tố tụng... như quy định trong dự thảo luật sửa đổi thì họ sẽ nắm được những thông tin bí mật. Nếu lộ ra thì gây khó khăn cho việc điều tra các đối tượng khác. Thực tế đã có những vụ án, lời khai của can phạm chưa được kiểm chứng nhưng đã lọt ra ngoài, làm dư luận hiểu lầm.
    Vậy có nên hạn chế phạm vi tham dự của luật sư trong các vụ án có tính chất rất nghiên trọng trở lên hay không? Như mở rộng hơn phạm vi hạn chế với các vụ phạm tội có tổ chức và toäi rất nghiêm trọng trở lên (mức án cao nhất 15 năm tù)..?? Hạn chế quyền bào chữa trong những trường hợp đặc biệt này là phải rất cân nhắc. Bởi với tội càng nghiêm trọng, trách nhiệm hình sự mà bị can, bị cáo có thể phải gánh chịu càng nặng, thì yêu cầu được luật sư bảo vệ càng lớn.
    Hiện nay trong quá trình xét xử, tình hình phản cung diễn ra khá thông thường. Đương nhiên chứng cứ cùng tính hợp lý trong lời khai, những lời khai của người làm chứng, người đồng phạm.. cùng với cuộc thẩm vấn công khai tại toà sẽ có tiếng nói quyết định, sẽ là cơ sở để hội đồng xét xử cân nhắc và có quyết dịnh chính xác cho bản án.Tuy nhiên vấn đề nổi lên là việc phản cing trước toa2khi bị cáo khai mình bị ép cung, mớm cung hay bức cung.. Dứt khoát cần một đảm bảo. Khó có đảm bảo nào tốt nếu trong những trường hợp trước đó tại cơ quan điêù tra, trong quá trình hỏi cung, ngay từ đầu, chỉ diễn ra trước một bên là cơ quan điều tra một bên là bị can tiến hành giữa bốn bức tường, không có ngường thứ ba khách quan làm chứng.
    Luật sư hành nghề phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nhất định, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tư pháp. Nếu trong quá trình gặp gỡ bị can, luật sư lại đóng vai trò là cầu nối thông tin giữa các bị can khác luật sư đã vi phạm kỷ luaa65t hành nghề và đương nhiên phải chịu trách nhiệm về những vi phạm của mình trước pháp luật.
    Luật sư tham gia ngay từ đầu là đã thực hiện được hai nhiệm vụ của người luật sư đảm bảo cho cuộc điều tra trung thực, vì lợi ích xã hội. Ngoài ra việc có mặt nngay từ đầu cũng cung cấp cho luật sư những chứng cứ quan trọng khi bào chữa cho thân chủ trước toà. Bằng biện pháp này chắc chắn những vi phạm như mớm cung, bức cung hay sử dụng nhục hình... sẽ bị loại bỏ, đồng thời cũng không để dư luận bị ám ảnh về điều tra kém khách quan. Cơ quan điều tra trong thời kỳ đổi mới cũng phải tập làm quen với những tập quan pháp chế, phải vận dụng chứng lý, phương pháp làm việc hiêu quả và nhất là phải vô tư không để tình cảm can thiệp vào quá trình diều tra.
    Dây chính là một khâu pháp lý cần sớm được giả quyết, nó không chỉ khẳng định quyền của luật sư khi tham gia vào quá trình tố tụng mà nó cũng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng phiên toà, toà sẽ không rơi vào những đối chứng mà quá trình điều tra đã làm rõ.
    Quyền thu thập tài liệu, quyền sao chụp hồ sơ, tài liệu vụ án, trách nhiệm của luật sư trong bảo mật thông tin điều tra.
    Luật nên quy định người bào chữa được thu thập tài liệu, đồ vật và các tình tiết liên quan đến bị can, bị cáo để phục vụ việc bào chữa; đồng thời, cần quy định chặt chẽ việc sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa, cụ thể: loại tài liệu nào được sao chụp, tài liệu nào không được sao chụp, địa điểm sao chụp...
    Bộ luật TTHS hiện chỉ quy định luật sư được đọc hồ sơ và ghi chép những điều cần thiết ( Điều 36 BLTTHS ). Vì thế đa số các Toà chỉ cho luật sư chép hồ sơ bằng tay chứ không được đem hồ sơ đi photo. Điều này cũng gây không ít khó khăn trong việc nghiên cứu cho các luật sư khi tham gia bào chữa cho những vụ án mang tính chất phức tạp, có lẽ cần sớm cải tiến để không làm hạn chế sự đóng góp của luật sư trong việc tìm đến sự thật khách quan của vụ án.
    Thực tiễn cũng như trong các quy định của BLTTHS, viện kiểm sát và toà án là người nắm giữ toàn bộ hồ sơ vụ án. Bởi vậy, luật sư chỉ có thể ghi chép những điểm cần thiết, họ không có cơ hội nghiên cứu toàn bộ hồ sơ. Các luật sư cho rằng vẫn còn không ít trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng gây khó khăn cho luật sư trong việc nghiên cứu hồ sơ. Tuy nhiên, so với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho luật sư đọc hồ sơ. Trên thực tế, hồ sơ vụ án thường gồm nhiều loại tài liệu khác nhau, trong đó không ít trường hợp có bảng biểu, số liệu thống kê mà luật sư không thể ghi chép hết. Do đó, kiến nghị cần sửa đổi các quy định pháp luật tố tụng theo hướng cho phép luật sư được phô tô những các tài liệu có trong hồ sơ. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc tranh tụng tại phiên toà thì luật sư cũng cần được tạo những điều kiện cần thiết trong việc nghiên cứu hồ sơ, bình đẳng với viện kiểm sát trong vấn đề này.
    Quá trình xác minh vụ án từ điều tra bí mật đến công khai có nhiều thông tin, tài liệu liên quan đến những đối tượng khác nhau. Luật sư được vào ngay từ giai đoạn đầu vụ án, có mặt tại các cuộc thẩm vấn, hỏi cung, xem xét biên bản hoạt động tố tụng... như quy định trong dự thảo luật sửa đổi thì họ sẽ nắm được những thông tin bí mật. Nếu lộ ra thì gây khó khăn cho việc điều tra các đối tượng khác. Luật sư phải cam kết không lộ thông tin điều tra vụ án. Luật sư hành nghề phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nhất định, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tư pháp. Luật sư có nghĩa vụ không tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết, không được mua chuộc, cưỡng ép người khác khai báo giam dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.
    (còn tiếp)
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 02/11/2003
  2. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    ( tiếp theo)
    Luật sư tham gia tranh tụng thế nào tại phiên tòa.
    Theo tinh thần Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp, dự luật sửa đổi các quy định đảm bảo việc tranh tụng tại phiên tòa, nhưng phảI hiểu là: toà dựa vào kết quả tranh tụng tại toà chứ không phải chuyển sang chế độ tranh tụng. Và trong phiên toà mở dựa trên tinh thần cải cách tư pháp luật sư tham gia tranh tụng như thế nào? Nên xem quy định tranh tụng là một nguyên tắc trong hoạt động xét xử nhằm thể hiện rõ chủ trương mở rộng tranh tụng tại phiên tòa được ghi nhận trong Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị; đồng thời, việc tranh tụng tại phiên tòa sẽ giúp cho Hội đồng xét xử có căn cứ để đưa ra một bản án chính xác, công bằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo.
    Trong phiên toà mở rộng tranh tụng phảI xem xét vấn đề tranh tụng ở ba góc độ: thiết chế buộc tội ( cơ quan điều tra, VKS và toà án), gỡ tộI ( bị cáo, ngườI bào chữa) và trọng tài (toà án). phảI làm sao đảm bảo cả ba thành phần này mớI là tranh tụng, xem nhẹ thành phần nào cũng là chưa thừa nhận tranh tụng. Và để đảm bảo quyền tranh tụng của luật sư tạI phiên toà cải cách tư pháp thì cần phải có những quy định chặt chẽ giữa ba nhóm này trong quá trình tố tụng tại toà.
    Giữa tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng có những điểm nào lợi? với tố tụng xét hỏi như ở Việt Nam hiện giờ áp dụng, chủ toạ phiên toà giữ vai trò hỏi chính, hỏi trước, hỏi mọi vấn đề đối với một bị cáo, sau đó mới đến những người khác. Như vậy Kiểm sát viên, luật sư nếu muốn cũng không có quyền đặt câu hỏI trực tiệp mà phải đề nghị với thẩm phán gọi hỏi một người nào đó. tố tụng ét hỏi có ưu điểm là đế cao vai trò của hộI đồng xét sử, của thẩm phán tại phiên toà. từ đó vai trò của Kiểm sát viên rất thụ động trogn khi phải đóng vai là người chứng minh bị cáo có tội, bảo vệ cáo trạng. Chủ toạ đã hỏi hết, làm thay kiểm sát viên trong việc chứng minh bị cáo có tộI, trong trườc hợp bị cáo trối tội, phản cung.. dẽ xảy ra những căng thẳng tạI toà giữa thẩm phán và bị cáo. Vì vậy không tránh khỏi thẩm phán có những ý kiến không khách quan khi nghị án, phán quyết bị cáo có tội hay không. Đây chính là hạn chế lớn nhất trong tố tụng xét hỏi. Ở tố tụng tranh tụng, nghĩa vụ chứng minh chính là của Kiểm sát viên (KSV).KSV là người buộc tội bị cáo bằng cáo trạng thì KSV phải là người hỏi chính đểm làm rõ những tình tiết trong vụ án liên quan đến nhận định ?ocó tội?. KSV sẽ giúp hộI đồng xét xử ( HĐXX) thấy rõ vụ án. Sau nữa, người làm cho HĐXX thấy rõ hơn chính là luật sư, người bào chữa cho bị cáo. Khi nghe KSV hỏI những vấn đề liên quan đến buộc tộI thì người bào chữa đã hình thành tất cả những câu hỏi liên quan đên gỡ tội. Và luật sư sẽ lập tức đưa ra những câu hỏi đó với người tham gia tố tụng ngay tại phiên toà để nếu đúng bị cáo bị oan sai thì chống lại ngay việc buộc tội, thuyết phục HĐXX, với tư cách là ngườI trọng tài, thấy rõ việc buộc tội của KSV còn thiếu căn cứ và việc gỡ tộI của luật sư là có cơ sở. như vậy việc phán quyết của toà án sẽ đảm bảo chính xác hơn.
    Ở góc độ luật sư, khi vai trò của thẩm phán là người hỏi chính thì vai trò của luật sư hết sức hạn chế, mờ nhạt. bởi lẽ, thẩm phán thường hay truy hỏi đến cùng khi bị cáo nhận, mà nhận rồi thì luật sư hỏi để làm gì nữa? Có tăng chỉ làm rõ một vài tình tiết giảm nhẹ, xong bản chất vụ án chưa hẳn đã vậy. Tố tụng xét hỏi chưa đảm bảo thực sự dân chủ, người bào chữa không được hỏi mọi vấn đề. Cần khắc phục tình trạng này, cần mở rộng tranh tụng tại toà, khắc phục những tồn tại vừa qua, khẳng định bản án của toà phải chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng tại toà giữa Kiểm sát viên, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác.
    Theo tinh thần Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp, dự luật sửa đổi các quy định đảm bảo việc tranh tụng tại phiên tòa: Công tố viên có trách nhiệm bảo vệ cáo trạng, tranh luận với luật sư. Luật sư có quyền thu thập chứng cứ và đưa chứng cứ ra tòa xem xét công khai. HĐXX tuy vẫn tham gia xét hỏi, nhưng chủ yếu để kiểm tra tài liệu, chứng cứ về vụ án.
    Dự luật nên quy định: ?oViệc luận tội của kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại tòa... Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tranh luận khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận để đáp lại?. Nhằm hạn chế việc thẩm phán chủ tọa lợi dụng ví trí điều hành, cắt ngang tranh luận của các bên, dự luật quy định chủ tọa ?ophải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến của mình?.
    Ghi nhận tranh tụng tại tòa là điểm cốt yếu, dẫn tới hàng loạt điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho luật sư tiếp cận hồ sơ, tham gia quá trình điều tra; tạo cơ sở pháp lý để kiểm sát viên giám sát, tham gia vào các khâu trọng yếu của hoạt động điều tra.
    Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành cũng đã chú trọng vấn đề tranh tụng. Chương XIX và chương XX Bộ luật TTHS quy định về xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Căn cứ các quy định này thì kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa có nhiệm vụ chứng minh tội phạm phải đóng một vai trò rất quan trọng và chủ động trong quá trình xét hỏi và tranh luận. Nhưng trong thực tế, quá trình xét hỏi thường do thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện, còn vai trò của kiểm sát viên thực hành quyền công tố lại rất mờ nhạt. Có thể không ñúng hoàn toàn, nhưng không phải là cá biệt khi một số luật sư chỉ chú trọng đến tình tiết giảm nhẹ, hoàn cảnh gia đình, nhân thân để bào chữa theo dạng năn nỉ. Nếu bào chữa như vậy thì không cần nghiên cứu hồ sơ vẫn có thể hùng biện trôi chảy. Vậy còn tranh luận với ai và kết quả tranh luận sẽ đi về đâu? Mặt khác, về thái độ, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng cũng còn nhiều việc cần phải suy nghĩ. Vấn đề dễ thấy nhất là còn có những thẩm phán xét xử theo kiểu án bỏ túi, mọi vấn đề coi như đã được quyết định trong quá trình nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử, việc xét xử chỉ là phần trình diễn mang tính hình thức. Còn công tố thì có quan điểm án tại hồ sơ, chứng cứ buộc tội đã vững rồi, luật sư có cãi hăng đến mấy cũng chẳng ăn thua. Từ đó tạo cho quá trình tranh tụng tại phiên tòa chưa thật sự dân chủ, sôi động và chưa đúng tầm quan trọng phải có của nó trong hoạt động xét xử. Như vậy, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa không phải hoàn toàn phụ thuộc yếu tố quy phạm pháp luật tố tụng hình sự đã được hoàn chỉnh hay chưa, mà còn phụ thuộc cả vào vấn đề nhận thức, áp dụng luật và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Chính vì vậy, chủ trương cải cách tư pháp neân chú trọng nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự trên nền tảng những quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện có.
    Nói như vậy cũng không đồng nghĩa với việc cho rằng những quy phạm pháp luật tố tụng hình sự hiện tại đã là nền tảng pháp lý đầy đủ để tiến hành tranh tụng theo yêu cầu của cải cách tư pháp.
    Cần nhất trí sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng nói chung và trong hoạt động tranh luận tại phiên tòa nói riêng. Điều đó sẽ tạo cho luật sư một cơ sở pháp lý đủ mạnh để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ quan trọng của mình khi tham gia hoạt động tố tụng, đặc biệt là hoạt động tranh luận tại phiên tòa nhằm góp phần bảo vệ pháp luật và quyền lợi hợp pháp của công dân.
    So với tố tụng xét hỏi, tố tụng tranh tụng không tạo ưu thế, lợi thế cho cơ quan tiến hành tố tụng, song loại tố tụng này bảo đảm tính khách quan, dân chủ và minh bạch. Trong các hoạt động tố tụng, luôn có sự tranh luận, phản bác giữa các bên đối kháng nhau. Ngoài ra, tham gia quá trình tố tụng, còn có sự giám sát của báo chí, các tổ chức và nổi bật là sự tham gia và biểu quyết của đoàn bồi thẩm trong tố tụng xét xử của tòa án.
    Với hình thức tố tụng tranh tụng, hạn chế được đến mức thấp nhất các biểu hiện tiêu cực (như sự tùy tiện và lạm dụng quyền của cơ quan tiến hành tố tụng, tính võ đoán của các phán quyết; tình trạng oan, sai...).
    Trên này là vài nhận xét trong quá trình theo dõi việc soạn thảo dự luật TTHS dưới những góc độ liên quan đến luật sư. Mong rằng quá trình cảI cách tư pháp sẽ thực hiện đúng theo tinh thần của nghi quyết 08/TW của Bộ chính trị, góp phần đảm bảo dân chủ trong quá trình tố tụng.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 10:08 ngày 02/11/2003
  3. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    ( tiếp theo)
    Luật sư tham gia tranh tụng thế nào tại phiên tòa.
    Theo tinh thần Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp, dự luật sửa đổi các quy định đảm bảo việc tranh tụng tại phiên tòa, nhưng phảI hiểu là: toà dựa vào kết quả tranh tụng tại toà chứ không phải chuyển sang chế độ tranh tụng. Và trong phiên toà mở dựa trên tinh thần cải cách tư pháp luật sư tham gia tranh tụng như thế nào? Nên xem quy định tranh tụng là một nguyên tắc trong hoạt động xét xử nhằm thể hiện rõ chủ trương mở rộng tranh tụng tại phiên tòa được ghi nhận trong Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị; đồng thời, việc tranh tụng tại phiên tòa sẽ giúp cho Hội đồng xét xử có căn cứ để đưa ra một bản án chính xác, công bằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo.
    Trong phiên toà mở rộng tranh tụng phảI xem xét vấn đề tranh tụng ở ba góc độ: thiết chế buộc tội ( cơ quan điều tra, VKS và toà án), gỡ tộI ( bị cáo, ngườI bào chữa) và trọng tài (toà án). phảI làm sao đảm bảo cả ba thành phần này mớI là tranh tụng, xem nhẹ thành phần nào cũng là chưa thừa nhận tranh tụng. Và để đảm bảo quyền tranh tụng của luật sư tạI phiên toà cải cách tư pháp thì cần phải có những quy định chặt chẽ giữa ba nhóm này trong quá trình tố tụng tại toà.
    Giữa tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng có những điểm nào lợi? với tố tụng xét hỏi như ở Việt Nam hiện giờ áp dụng, chủ toạ phiên toà giữ vai trò hỏi chính, hỏi trước, hỏi mọi vấn đề đối với một bị cáo, sau đó mới đến những người khác. Như vậy Kiểm sát viên, luật sư nếu muốn cũng không có quyền đặt câu hỏI trực tiệp mà phải đề nghị với thẩm phán gọi hỏi một người nào đó. tố tụng ét hỏi có ưu điểm là đế cao vai trò của hộI đồng xét sử, của thẩm phán tại phiên toà. từ đó vai trò của Kiểm sát viên rất thụ động trogn khi phải đóng vai là người chứng minh bị cáo có tội, bảo vệ cáo trạng. Chủ toạ đã hỏi hết, làm thay kiểm sát viên trong việc chứng minh bị cáo có tộI, trong trườc hợp bị cáo trối tội, phản cung.. dẽ xảy ra những căng thẳng tạI toà giữa thẩm phán và bị cáo. Vì vậy không tránh khỏi thẩm phán có những ý kiến không khách quan khi nghị án, phán quyết bị cáo có tội hay không. Đây chính là hạn chế lớn nhất trong tố tụng xét hỏi. Ở tố tụng tranh tụng, nghĩa vụ chứng minh chính là của Kiểm sát viên (KSV).KSV là người buộc tội bị cáo bằng cáo trạng thì KSV phải là người hỏi chính đểm làm rõ những tình tiết trong vụ án liên quan đến nhận định ?ocó tội?. KSV sẽ giúp hộI đồng xét xử ( HĐXX) thấy rõ vụ án. Sau nữa, người làm cho HĐXX thấy rõ hơn chính là luật sư, người bào chữa cho bị cáo. Khi nghe KSV hỏI những vấn đề liên quan đến buộc tộI thì người bào chữa đã hình thành tất cả những câu hỏi liên quan đên gỡ tội. Và luật sư sẽ lập tức đưa ra những câu hỏi đó với người tham gia tố tụng ngay tại phiên toà để nếu đúng bị cáo bị oan sai thì chống lại ngay việc buộc tội, thuyết phục HĐXX, với tư cách là ngườI trọng tài, thấy rõ việc buộc tội của KSV còn thiếu căn cứ và việc gỡ tộI của luật sư là có cơ sở. như vậy việc phán quyết của toà án sẽ đảm bảo chính xác hơn.
    Ở góc độ luật sư, khi vai trò của thẩm phán là người hỏi chính thì vai trò của luật sư hết sức hạn chế, mờ nhạt. bởi lẽ, thẩm phán thường hay truy hỏi đến cùng khi bị cáo nhận, mà nhận rồi thì luật sư hỏi để làm gì nữa? Có tăng chỉ làm rõ một vài tình tiết giảm nhẹ, xong bản chất vụ án chưa hẳn đã vậy. Tố tụng xét hỏi chưa đảm bảo thực sự dân chủ, người bào chữa không được hỏi mọi vấn đề. Cần khắc phục tình trạng này, cần mở rộng tranh tụng tại toà, khắc phục những tồn tại vừa qua, khẳng định bản án của toà phải chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng tại toà giữa Kiểm sát viên, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác.
    Theo tinh thần Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp, dự luật sửa đổi các quy định đảm bảo việc tranh tụng tại phiên tòa: Công tố viên có trách nhiệm bảo vệ cáo trạng, tranh luận với luật sư. Luật sư có quyền thu thập chứng cứ và đưa chứng cứ ra tòa xem xét công khai. HĐXX tuy vẫn tham gia xét hỏi, nhưng chủ yếu để kiểm tra tài liệu, chứng cứ về vụ án.
    Dự luật nên quy định: ?oViệc luận tội của kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại tòa... Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tranh luận khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận để đáp lại?. Nhằm hạn chế việc thẩm phán chủ tọa lợi dụng ví trí điều hành, cắt ngang tranh luận của các bên, dự luật quy định chủ tọa ?ophải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến của mình?.
    Ghi nhận tranh tụng tại tòa là điểm cốt yếu, dẫn tới hàng loạt điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho luật sư tiếp cận hồ sơ, tham gia quá trình điều tra; tạo cơ sở pháp lý để kiểm sát viên giám sát, tham gia vào các khâu trọng yếu của hoạt động điều tra.
    Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành cũng đã chú trọng vấn đề tranh tụng. Chương XIX và chương XX Bộ luật TTHS quy định về xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Căn cứ các quy định này thì kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa có nhiệm vụ chứng minh tội phạm phải đóng một vai trò rất quan trọng và chủ động trong quá trình xét hỏi và tranh luận. Nhưng trong thực tế, quá trình xét hỏi thường do thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện, còn vai trò của kiểm sát viên thực hành quyền công tố lại rất mờ nhạt. Có thể không ñúng hoàn toàn, nhưng không phải là cá biệt khi một số luật sư chỉ chú trọng đến tình tiết giảm nhẹ, hoàn cảnh gia đình, nhân thân để bào chữa theo dạng năn nỉ. Nếu bào chữa như vậy thì không cần nghiên cứu hồ sơ vẫn có thể hùng biện trôi chảy. Vậy còn tranh luận với ai và kết quả tranh luận sẽ đi về đâu? Mặt khác, về thái độ, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng cũng còn nhiều việc cần phải suy nghĩ. Vấn đề dễ thấy nhất là còn có những thẩm phán xét xử theo kiểu án bỏ túi, mọi vấn đề coi như đã được quyết định trong quá trình nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử, việc xét xử chỉ là phần trình diễn mang tính hình thức. Còn công tố thì có quan điểm án tại hồ sơ, chứng cứ buộc tội đã vững rồi, luật sư có cãi hăng đến mấy cũng chẳng ăn thua. Từ đó tạo cho quá trình tranh tụng tại phiên tòa chưa thật sự dân chủ, sôi động và chưa đúng tầm quan trọng phải có của nó trong hoạt động xét xử. Như vậy, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa không phải hoàn toàn phụ thuộc yếu tố quy phạm pháp luật tố tụng hình sự đã được hoàn chỉnh hay chưa, mà còn phụ thuộc cả vào vấn đề nhận thức, áp dụng luật và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Chính vì vậy, chủ trương cải cách tư pháp neân chú trọng nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự trên nền tảng những quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện có.
    Nói như vậy cũng không đồng nghĩa với việc cho rằng những quy phạm pháp luật tố tụng hình sự hiện tại đã là nền tảng pháp lý đầy đủ để tiến hành tranh tụng theo yêu cầu của cải cách tư pháp.
    Cần nhất trí sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng nói chung và trong hoạt động tranh luận tại phiên tòa nói riêng. Điều đó sẽ tạo cho luật sư một cơ sở pháp lý đủ mạnh để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ quan trọng của mình khi tham gia hoạt động tố tụng, đặc biệt là hoạt động tranh luận tại phiên tòa nhằm góp phần bảo vệ pháp luật và quyền lợi hợp pháp của công dân.
    So với tố tụng xét hỏi, tố tụng tranh tụng không tạo ưu thế, lợi thế cho cơ quan tiến hành tố tụng, song loại tố tụng này bảo đảm tính khách quan, dân chủ và minh bạch. Trong các hoạt động tố tụng, luôn có sự tranh luận, phản bác giữa các bên đối kháng nhau. Ngoài ra, tham gia quá trình tố tụng, còn có sự giám sát của báo chí, các tổ chức và nổi bật là sự tham gia và biểu quyết của đoàn bồi thẩm trong tố tụng xét xử của tòa án.
    Với hình thức tố tụng tranh tụng, hạn chế được đến mức thấp nhất các biểu hiện tiêu cực (như sự tùy tiện và lạm dụng quyền của cơ quan tiến hành tố tụng, tính võ đoán của các phán quyết; tình trạng oan, sai...).
    Trên này là vài nhận xét trong quá trình theo dõi việc soạn thảo dự luật TTHS dưới những góc độ liên quan đến luật sư. Mong rằng quá trình cảI cách tư pháp sẽ thực hiện đúng theo tinh thần của nghi quyết 08/TW của Bộ chính trị, góp phần đảm bảo dân chủ trong quá trình tố tụng.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 10:08 ngày 02/11/2003
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Xin được hỏi hai câu này :
    1/ Luật pháp VN quy định :
    Nghi phạm được coi là vô tội và nhà chức trách có BỔN PHẬN chứng minh là người đó có tội ,
    hay :
    Nghi phạm được coi là có tội và người đó phải chứng minh là mình vô tội ?
    2/ 1 nghi phạm KHÔNG rành luật pháp hay rành luật pháp có quyền GIỮ IM LẶNG trong bất cứ cuộc thẩm vấn nào mà không có luật sư hay không ? Giả sử là không được quyền có luật sư hay 1 đệ tam nhân , nghi phạm nhất định không nói thì sẽ bị gì ?
    MT
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Xin được hỏi hai câu này :
    1/ Luật pháp VN quy định :
    Nghi phạm được coi là vô tội và nhà chức trách có BỔN PHẬN chứng minh là người đó có tội ,
    hay :
    Nghi phạm được coi là có tội và người đó phải chứng minh là mình vô tội ?
    2/ 1 nghi phạm KHÔNG rành luật pháp hay rành luật pháp có quyền GIỮ IM LẶNG trong bất cứ cuộc thẩm vấn nào mà không có luật sư hay không ? Giả sử là không được quyền có luật sư hay 1 đệ tam nhân , nghi phạm nhất định không nói thì sẽ bị gì ?
    MT
  6. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    To MinhTrinh:
    1/Xác định sự thật vụ án: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo .
    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
    Và: không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
    Đây là các nguyên tắc cơ bản được thể hiện rõ trong Bộ luật TTHS, trươc tiên bạn cần xác định rõ: không có ai được xem là có tội khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật, và bị can bị khởi tố bởi các cơ quan tiến hành tố tụng khi có đủ căn cứ chứng tỏ người đó có liên quan đến vụ án hình sự.
    Bị can có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội. Nghĩa vụ xác định sự thật vụ án thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng.
    2/ Luật quy định bị: can có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngươcì khác bào chữa. Bộ luật TTHS hiện hành không quy định luật sư có mặt khi lấy lời khai của bị can, bị cáo và nếu bị can giữ im lặng trong các cuộc hỏi cung ( hoạt động thẩm vấn chỉ diễn ra tại toà) thì đó là quyền của bị can.
    Tuy nhiên luật cũng quy định: Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.
    Nhưng thực tế, nếu trong khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của bị can, bị cáo mà bị can, bị cáo giữ im lặng thì thường sẽ nhận được một trận đòn, dĩ nhiên với cách thức tra tấn của cơ quan điều tra, bị can rất khó khiếu nại cơ quan điều tra đã dùng các mọi hình thức truy bức, nhục hình khi tiến hành lấy lời khai.
  7. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    To MinhTrinh:
    1/Xác định sự thật vụ án: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo .
    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
    Và: không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
    Đây là các nguyên tắc cơ bản được thể hiện rõ trong Bộ luật TTHS, trươc tiên bạn cần xác định rõ: không có ai được xem là có tội khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật, và bị can bị khởi tố bởi các cơ quan tiến hành tố tụng khi có đủ căn cứ chứng tỏ người đó có liên quan đến vụ án hình sự.
    Bị can có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội. Nghĩa vụ xác định sự thật vụ án thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng.
    2/ Luật quy định bị: can có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngươcì khác bào chữa. Bộ luật TTHS hiện hành không quy định luật sư có mặt khi lấy lời khai của bị can, bị cáo và nếu bị can giữ im lặng trong các cuộc hỏi cung ( hoạt động thẩm vấn chỉ diễn ra tại toà) thì đó là quyền của bị can.
    Tuy nhiên luật cũng quy định: Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.
    Nhưng thực tế, nếu trong khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của bị can, bị cáo mà bị can, bị cáo giữ im lặng thì thường sẽ nhận được một trận đòn, dĩ nhiên với cách thức tra tấn của cơ quan điều tra, bị can rất khó khiếu nại cơ quan điều tra đã dùng các mọi hình thức truy bức, nhục hình khi tiến hành lấy lời khai.
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Nói vậy thì hoá ra ... phương pháp lấy cung của cơ quan điều tra nước ta thuộc hàng cao thủ :D .
    Mà bạn nói "thường" là khoảng bao nhiêu phần trăm ??? Tôi cho rằng trong khi lấy cung điều tra viên đôi khi cũng dùng bạo lực - dù không hợp pháp- nhưng không thể nói là thường được !
    Phương pháp này có thể nói là "cực chẳng đã" mới phải dùng tới , mà có dùng thì thường áp dụng với loại tội phạm là những "anh hùng hảo hớn " - côn đồ - chứ với phụ nữ, tội phạm là những người có học thức, địa vị (càng có học thức, địa vị lại càng có thể là tội phạm nguy hiểm) mà cũng "thường " dùng phương pháp này thì có lẽ nhân viên điều tra ko sớm thì muộn cũng được huấn luyện thành ... võ sĩ đấm bốc với đẳng cấp cao- ko để lại dấu vết gây ra thương tật .
  9. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Nói vậy thì hoá ra ... phương pháp lấy cung của cơ quan điều tra nước ta thuộc hàng cao thủ :D .
    Mà bạn nói "thường" là khoảng bao nhiêu phần trăm ??? Tôi cho rằng trong khi lấy cung điều tra viên đôi khi cũng dùng bạo lực - dù không hợp pháp- nhưng không thể nói là thường được !
    Phương pháp này có thể nói là "cực chẳng đã" mới phải dùng tới , mà có dùng thì thường áp dụng với loại tội phạm là những "anh hùng hảo hớn " - côn đồ - chứ với phụ nữ, tội phạm là những người có học thức, địa vị (càng có học thức, địa vị lại càng có thể là tội phạm nguy hiểm) mà cũng "thường " dùng phương pháp này thì có lẽ nhân viên điều tra ko sớm thì muộn cũng được huấn luyện thành ... võ sĩ đấm bốc với đẳng cấp cao- ko để lại dấu vết gây ra thương tật .
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Reme phân tích đúng ... Chuyện đánh đập, tra tấn là chuyện cực chẳng đã chứ làm công việc điều tra hình sự thì trách nhiệm cao, quyền lợi lại chẳng có gì nên chuyện thượng cẳng chân phải nói là chuyện chẳng đặng đừng hoặc phải bị 1 áp lực nào chi phối mạnh lắm ...Mà dù có luật nào bảo vệ con ngươ`i thì chuyện nổi nóng trong khi thẩm vấn cũng phải thông cảm ; nhất là đối với những vị chưa được đào tạo chuyên môn ở mức độ cao ...Nếu đi xem cách lấy cung ở 1 địa phương xa xôi và so với cách thức ở Thành phố thì cùng 1 việc, 1 tội nhưng cách thức chắc chắn cũng khác .
    Chuyện tra tấn đánh đập đôi khi cũng vì yếu tố khách quan chứ không hẳn là ghét bỏ, thù hằn . Thí dụ như vào đầu giờ chiều , nóng nực , lại vừa bị vợ cằn nhằn tiền chợ ; xếp thúc giục công việc, ...thành ra để có kết quả tốt đẹp trong việc lấy cung thì môi trường làm việc cũng là 1 yếu tố quan trọng .
    Tiện đây xin kể 1 chuyện có thật cho vui là : Tra tấn bằng tinh thần !
    Cách nay vài năm, Cảnh sát liên bang ( RCMP ) Canada bất ngờ tới gom trọn 1 đồn Cảnh sát tỉnh bang Quebec với tội : Thông đồng buôn ma túy .
    Quá trình điều tra hết sức vất vả vì cả hai đều thuộc nằm lòng cách thức hỏi cung . Tất nhiên là không thể ra đòn với đồng nghiệp; Liên bang đành dùng giải pháp : Tra tấn bằng tinh thần .
    Họ mang hình ảnh vợ con ; gia đình đầm ấm ra và với câu : Muốn sợm về với gia đình thì hãy thành khẩn khai báo ....Nhiều ông khóc sướt mướt vì nhớ vợ con nên khai ....
    Nhưng sự việc vẫn bị coi là vi phạm như 1 hình thức tra tấn vì người hỏi cung chỉ được quyền hỏi và ghi nhận chứ không được quyền ra ngoài phạm vi thẩm vấn .
    Tôi cũng nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa khi sinh viên tranh đấu chống chính quyền Sài gòn năm 1965 ; Các sinh viên bị bắt và được đưa vào các phòng hỏi cung ...cũng lúc đó, 1 số cảnh sát dã chiến khác đi dẹp biểu tình về, giận cá chém thớt, họ vào phòng lôi luôn 1 số nghi can ra đánh đập, phang cả lựu đạn vào đầu SV, Gần như không có 1 quy định gì về nguyên tắc bảo vệ an ninh của nghi can khi dang bị thẩm vấn ! !!
    Vậy thì nguyên tắc lấy cung ngày nay có được chuẩn bị an toàn và tiện nghi hơn không ?

Chia sẻ trang này