1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ luật tố tụng hình sự 2003- ý kiến đóng góp cho Dự thảo và NHỮNG ĐIỂM MỚI

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 08/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Reme phân tích đúng ... Chuyện đánh đập, tra tấn là chuyện cực chẳng đã chứ làm công việc điều tra hình sự thì trách nhiệm cao, quyền lợi lại chẳng có gì nên chuyện thượng cẳng chân phải nói là chuyện chẳng đặng đừng hoặc phải bị 1 áp lực nào chi phối mạnh lắm ...Mà dù có luật nào bảo vệ con ngươ`i thì chuyện nổi nóng trong khi thẩm vấn cũng phải thông cảm ; nhất là đối với những vị chưa được đào tạo chuyên môn ở mức độ cao ...Nếu đi xem cách lấy cung ở 1 địa phương xa xôi và so với cách thức ở Thành phố thì cùng 1 việc, 1 tội nhưng cách thức chắc chắn cũng khác .
    Chuyện tra tấn đánh đập đôi khi cũng vì yếu tố khách quan chứ không hẳn là ghét bỏ, thù hằn . Thí dụ như vào đầu giờ chiều , nóng nực , lại vừa bị vợ cằn nhằn tiền chợ ; xếp thúc giục công việc, ...thành ra để có kết quả tốt đẹp trong việc lấy cung thì môi trường làm việc cũng là 1 yếu tố quan trọng .
    Tiện đây xin kể 1 chuyện có thật cho vui là : Tra tấn bằng tinh thần !
    Cách nay vài năm, Cảnh sát liên bang ( RCMP ) Canada bất ngờ tới gom trọn 1 đồn Cảnh sát tỉnh bang Quebec với tội : Thông đồng buôn ma túy .
    Quá trình điều tra hết sức vất vả vì cả hai đều thuộc nằm lòng cách thức hỏi cung . Tất nhiên là không thể ra đòn với đồng nghiệp; Liên bang đành dùng giải pháp : Tra tấn bằng tinh thần .
    Họ mang hình ảnh vợ con ; gia đình đầm ấm ra và với câu : Muốn sợm về với gia đình thì hãy thành khẩn khai báo ....Nhiều ông khóc sướt mướt vì nhớ vợ con nên khai ....
    Nhưng sự việc vẫn bị coi là vi phạm như 1 hình thức tra tấn vì người hỏi cung chỉ được quyền hỏi và ghi nhận chứ không được quyền ra ngoài phạm vi thẩm vấn .
    Tôi cũng nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa khi sinh viên tranh đấu chống chính quyền Sài gòn năm 1965 ; Các sinh viên bị bắt và được đưa vào các phòng hỏi cung ...cũng lúc đó, 1 số cảnh sát dã chiến khác đi dẹp biểu tình về, giận cá chém thớt, họ vào phòng lôi luôn 1 số nghi can ra đánh đập, phang cả lựu đạn vào đầu SV, Gần như không có 1 quy định gì về nguyên tắc bảo vệ an ninh của nghi can khi dang bị thẩm vấn ! !!
    Vậy thì nguyên tắc lấy cung ngày nay có được chuẩn bị an toàn và tiện nghi hơn không ?
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua vừa mới đi nghe mấy vị Thẩm phán và Luật sư nói chuyện.
    Luật sư kể chuyện này:
    Trong phiên toà, bị can không thừa nhận những lời khai của mình khai trong quá trình điều tra.
    Thẩm phán thấy vậy, mới hỏi: anh có bị hỏi cung vào ban đêm không?
    Bị can: Vài lần
    Thẩm phán: thế đây có phải là chữ ký của anh không?
    Bị can: Phải
    Thẩm phán: Anh phải nhận tội thì anh mới ký vào đây chứ?
    Bị can:Dạ, nhưng em bị bức cung
    Thẩm phán: Chịu
    Thẩm phán giải thích lại: Trong phiên toà thì nói chung là thẩm phán chấp nhận biên bản của cơ quan điều tra. Còn những trường hợp như vị luật sư kia nêu lên thì nhìn chung là thẩm phán không chấp nhận ''''phản cung'''' của bị can.
    Vậy thì vấn đề là làm sao đảm bảo cho bị can không bị bức cung. Quá trình xét hỏi diễn ra trong một sự dân chủ nhất định? Để giải quyết vấn đề này thì người ta bảo quy định mới của điều 58 (hình như thế) đã đảm bảo: Luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của bị can, được hỏi.... nếu được Kiểm sát viên đồng ý và có mặt trong các quá trình điều tra khác.
    Nhưng nếu bị can không có luật sư thì sao?
    ===> lời khuyên tốt nhất là khi anh bị bắt thì anh nên mời luật sư. (nhưng chẳng phải luật sư nào cũng được gặp thân chủ như Bộ luật quy định) Chẳng hiểu các bác có nghe vụ luật su Phan Trung Hoài đi bào chữa cho Nguyễn Gia Thiều - Giám đốc công ty Đông Nam, chồng hoa hậu Hà Kiều Anh không?
    Em chưa học Luật tố tụng, bác nào có thể giải thích cho em thế nào là bị can, thế nào là bị cáo không?

    No sign!!!
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua vừa mới đi nghe mấy vị Thẩm phán và Luật sư nói chuyện.
    Luật sư kể chuyện này:
    Trong phiên toà, bị can không thừa nhận những lời khai của mình khai trong quá trình điều tra.
    Thẩm phán thấy vậy, mới hỏi: anh có bị hỏi cung vào ban đêm không?
    Bị can: Vài lần
    Thẩm phán: thế đây có phải là chữ ký của anh không?
    Bị can: Phải
    Thẩm phán: Anh phải nhận tội thì anh mới ký vào đây chứ?
    Bị can:Dạ, nhưng em bị bức cung
    Thẩm phán: Chịu
    Thẩm phán giải thích lại: Trong phiên toà thì nói chung là thẩm phán chấp nhận biên bản của cơ quan điều tra. Còn những trường hợp như vị luật sư kia nêu lên thì nhìn chung là thẩm phán không chấp nhận ''''phản cung'''' của bị can.
    Vậy thì vấn đề là làm sao đảm bảo cho bị can không bị bức cung. Quá trình xét hỏi diễn ra trong một sự dân chủ nhất định? Để giải quyết vấn đề này thì người ta bảo quy định mới của điều 58 (hình như thế) đã đảm bảo: Luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của bị can, được hỏi.... nếu được Kiểm sát viên đồng ý và có mặt trong các quá trình điều tra khác.
    Nhưng nếu bị can không có luật sư thì sao?
    ===> lời khuyên tốt nhất là khi anh bị bắt thì anh nên mời luật sư. (nhưng chẳng phải luật sư nào cũng được gặp thân chủ như Bộ luật quy định) Chẳng hiểu các bác có nghe vụ luật su Phan Trung Hoài đi bào chữa cho Nguyễn Gia Thiều - Giám đốc công ty Đông Nam, chồng hoa hậu Hà Kiều Anh không?
    Em chưa học Luật tố tụng, bác nào có thể giải thích cho em thế nào là bị can, thế nào là bị cáo không?

    No sign!!!
  4. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    chuyện cơ quan điều tra dùng biện pháp tra tấn ( nhiều loại) thì đã được rất nhiều bị cáo khi đứng trước toà khiếu nại, khổ nổi từ trước tới giờ đã mấy cán bộ điều tra phải chịu hình thức kỷ luật khi bi khiếu nại.... cơ bản tôi như đã nói trước, rất khó cho bị can khi tố cáo mình bị cán bộ điều tra bức cung khi không đưc được bằng chứng chứng tỏ điều này. Nếu các bạn thực sự chứng kiến, các bạn sẽ không còn nghi ngờ nữa, đánh để không để lại thương tích bên ngoài thực sự không khó đâu, nếu các bạn có những dụng cụ thích hợp.( treo bị can, bị cáo lên xà nhà, cho uống nước xà bông, đánh bằng cây matrac bọc nhựa, đặt miếng lót caosu lên ngực rồi dùng báng súng dộng, đưa bị can, bị cáo vào giam trong các phòng rồi cho "đại bàng" đánh....)
    Còn đưa ra tỉ lệ phần trăm bị can, bị cáo bị sử dụng nhục hình, bức cung, rõ ràng các bạn cũng biết, không thể đưa ra con số chính xác khi không thể có thống kê và không cho phép thống kê...
    Dĩ nhiên việc các cán bộ tư pháp vi phạm trình tự tố tụng cũng dao động theo " vị trí" gần hay xa mặt trời... nhưng cũng có thể nói: cán bộ điều tra của chúng ta rất xuất xắc trong việc này và việc phân biệt đâu là phụ nữ, có học thức hay côn đồ không quan trọng bằng phân biệt việc cứng đầu cứng cổ, không biết điều.... của bị can, bị cáo khi đứng trước cán bộ điều tra.
    tóm lại, khi luật sư gặp bị can, điều quan trọng không phải khuyên bị can, bị cáo tố cáo khi bị bức cung mà nên khuyên bị cáo: đọc kỹ lại bản cung, hoặc yêu cầu đọc lại bản cung cẩn thận trước khi ký, yêu cầu xoá những đoạn ghi không đúng với lời khai, gạch chéo những dòng thừa.
    To :Constancy Bị can: là người bị VKS ra quyết định khởi tố bị can. Bị cáo: là người bị toà án ra quyết định thụ lý vụ án đưa ra xét xử ( đọc BLTTHS)
    "Hãy thử một lần, bạn sẽ biết ngay mà"
  5. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    chuyện cơ quan điều tra dùng biện pháp tra tấn ( nhiều loại) thì đã được rất nhiều bị cáo khi đứng trước toà khiếu nại, khổ nổi từ trước tới giờ đã mấy cán bộ điều tra phải chịu hình thức kỷ luật khi bi khiếu nại.... cơ bản tôi như đã nói trước, rất khó cho bị can khi tố cáo mình bị cán bộ điều tra bức cung khi không đưc được bằng chứng chứng tỏ điều này. Nếu các bạn thực sự chứng kiến, các bạn sẽ không còn nghi ngờ nữa, đánh để không để lại thương tích bên ngoài thực sự không khó đâu, nếu các bạn có những dụng cụ thích hợp.( treo bị can, bị cáo lên xà nhà, cho uống nước xà bông, đánh bằng cây matrac bọc nhựa, đặt miếng lót caosu lên ngực rồi dùng báng súng dộng, đưa bị can, bị cáo vào giam trong các phòng rồi cho "đại bàng" đánh....)
    Còn đưa ra tỉ lệ phần trăm bị can, bị cáo bị sử dụng nhục hình, bức cung, rõ ràng các bạn cũng biết, không thể đưa ra con số chính xác khi không thể có thống kê và không cho phép thống kê...
    Dĩ nhiên việc các cán bộ tư pháp vi phạm trình tự tố tụng cũng dao động theo " vị trí" gần hay xa mặt trời... nhưng cũng có thể nói: cán bộ điều tra của chúng ta rất xuất xắc trong việc này và việc phân biệt đâu là phụ nữ, có học thức hay côn đồ không quan trọng bằng phân biệt việc cứng đầu cứng cổ, không biết điều.... của bị can, bị cáo khi đứng trước cán bộ điều tra.
    tóm lại, khi luật sư gặp bị can, điều quan trọng không phải khuyên bị can, bị cáo tố cáo khi bị bức cung mà nên khuyên bị cáo: đọc kỹ lại bản cung, hoặc yêu cầu đọc lại bản cung cẩn thận trước khi ký, yêu cầu xoá những đoạn ghi không đúng với lời khai, gạch chéo những dòng thừa.
    To :Constancy Bị can: là người bị VKS ra quyết định khởi tố bị can. Bị cáo: là người bị toà án ra quyết định thụ lý vụ án đưa ra xét xử ( đọc BLTTHS)
    "Hãy thử một lần, bạn sẽ biết ngay mà"
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì nên đề nghị chỉ tuyển cán bộ điều tra là nữ, đánh ít đau Giống như Hải quan sân bay, bây giờ rất đông nhân viên nữ, hành khách thoải mái vô cùng .
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì nên đề nghị chỉ tuyển cán bộ điều tra là nữ, đánh ít đau Giống như Hải quan sân bay, bây giờ rất đông nhân viên nữ, hành khách thoải mái vô cùng .
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Xin được trở lại với chủ đềcủa Longlanh, vì tổ chức xử án có nhiều điểm khác lạ so với nước ngoài ...Sau khi đọc hết các phần diễn đạt, Tôi nghĩ rằng chỉ các bạn có 1 kiến thức về Luật VN mới hiểu rõ .
    Vì vậy, xin hỏi để được rõ thêm 1 số điểm :
    1/ Dự luật, dự án luật, dự thảo luật ....ai là người có quyền đề nghị ? Cơ quan thảo luận nghiên cứu, biểu quyết và ban hành thì chắc là Quốc hội rồi .
    2/ " Nên xem quy định tranh tụng là một nguyên tắc trong hoạt động xét xử nhằm thể hiện rõ chủ trương mở rộng tranh tụng tại phiên tòa được ghi nhận trong Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị " Cơ cấu này giữ vai trò gì giữa Hành, lập, tư pháp ? Ngang hàng hay tối cao, trên cả luật pháp , hiến pháp ?
    3/ Trong phiên toà mở rộng tranh tụng phảI xem xét vấn đề tranh tụng ở ba góc độ: thiết chế buộc tội ( cơ quan điều tra, VKS và toà án), gỡ tộI ( bị cáo, ngườI bào chữa) và trọng tài (toà án)
    Toà án giữ vai trò Trọng tài : Quan tòa hay chánh án , người đưa ra phán quyết thì đúng rồi ( Áp dụng luật với những biện pháp chế tài ) nhưng mà sao lắm người có thẩm quyền buộc tội thế : cơ quan điều tra, VKS và toà án ???
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 07:06 ngày 04/11/2003
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Xin được trở lại với chủ đềcủa Longlanh, vì tổ chức xử án có nhiều điểm khác lạ so với nước ngoài ...Sau khi đọc hết các phần diễn đạt, Tôi nghĩ rằng chỉ các bạn có 1 kiến thức về Luật VN mới hiểu rõ .
    Vì vậy, xin hỏi để được rõ thêm 1 số điểm :
    1/ Dự luật, dự án luật, dự thảo luật ....ai là người có quyền đề nghị ? Cơ quan thảo luận nghiên cứu, biểu quyết và ban hành thì chắc là Quốc hội rồi .
    2/ " Nên xem quy định tranh tụng là một nguyên tắc trong hoạt động xét xử nhằm thể hiện rõ chủ trương mở rộng tranh tụng tại phiên tòa được ghi nhận trong Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị " Cơ cấu này giữ vai trò gì giữa Hành, lập, tư pháp ? Ngang hàng hay tối cao, trên cả luật pháp , hiến pháp ?
    3/ Trong phiên toà mở rộng tranh tụng phảI xem xét vấn đề tranh tụng ở ba góc độ: thiết chế buộc tội ( cơ quan điều tra, VKS và toà án), gỡ tộI ( bị cáo, ngườI bào chữa) và trọng tài (toà án)
    Toà án giữ vai trò Trọng tài : Quan tòa hay chánh án , người đưa ra phán quyết thì đúng rồi ( Áp dụng luật với những biện pháp chế tài ) nhưng mà sao lắm người có thẩm quyền buộc tội thế : cơ quan điều tra, VKS và toà án ???
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 07:06 ngày 04/11/2003
  10. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Trả lời bạn MinhTrinh:
    1. Trình tự làm luật tại Việt Nam được quy định rất chi tiết tại mục 2 Chương III Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (ban hành năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2002) như sau:
    Chương trình xây dựng Luật và pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - XH, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước theo từng thời kỳ, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của công dân.
    Cơ quan tổ chức, đại biểu QH có quyền trình dự án luật được quy định tại điều 87 Hiến pháp 1992 gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đến Uỷ ban thường vụ quốc hội đồng thời gửi đến Chính phủ - trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản, các điều kiện cần thiết cho soạn thảo văn bản, kiến nghị về luật, pháp lệnh của Đại biểu QH cũng được gửi tới UB thường vụ QH và Chính phủ.
    Chính phủ lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình UB Thường vụ QH và phát biểu ý kiến đề nghị xây dựng Luật, pháp lệnh của các cơ quan khác, tổ chức, Đại biểu QH, kiến nghị về Luật, pháp lệnh của đại biểu QH.
    Uỷ ban pháp luật của QH chủ trì và phối hợp với Hội đồng dân tộc và các uỷ ban khác của QH tham gia dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu QH cũng như các kiến nghị về Luật, pháp lệnh của đại biểu QH.
    Căn cứ vào:
    1. Dự kiến chương trình của Chính phủ,
    2. Đề nghị xây dựng luật và pháp lệnh của các cơ quan, tổ chức, đại biểu QH;
    3. Kiến nghị về luật, pháp lệnh của ĐBQH,
    4. Ý kiến thẩm tra của Uỷ ban pháp luật
    Uỷ ban thường vụ QH lập dự án chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội quyết định. (Chương trình xây dựng luật pháp lệnh) có hai loại:
    1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo nhiệm kỳ QH
    2. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm.
    QH sẽ quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ trong năm đầu tiên của mỗi khoá QH; quyết định chương trình xây dựng luật, PL hàng năm tại kỳ họp cuối của năm trước.
    Trình tự từ A --> Z của việc ban hành Văn bản QPPL theo các công đoạn sau:
    1. Thành lập ban soạn thảo (cơ quan, tổ chức nào trình dự án luật, pháp lệnh sẽ tiến hành thành lập ban soạn thảo). Nếu dự án luật này liên quan tới nhiều ngành nhiều lĩnh vực thì UBTVQH sẽ thành lập ban soạn thảo với đại diện của các bên hữu quan.
    Riêng với loại dự án luật do các Uỷ ban của QH thì do UBTVQH thành lập ban soạn thảo theo đề nghị của cơ quan, đại biểu QH trình dự án.
    2. Việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh do Ban soạn thảo đảm nhiệm.
    3. Ban soạn thảo dự án luật phải chịu trách nhiệm cá nhân và tập thể trước cơ quan, tổ chức hoặc đại biểu QH trình dự án luật này về nội dung của văn bản quy phạm soạn thảo.
    4. Các cơ quan, tổ chức có liên quan có nghĩa vụ đóng góp ý kiến bằng văn bản về những nội dung có liên quan và chịu trách nhiệm về những đóng góp ý kiến của mình.
    Ban soạn thảo khi soạn thảo dự án luật phải tiến hành các bước bắt buộc sau đây:
    1. Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản luật hiện hành có liên quan tới dự án; khảo sát, đánh giá thực trạng QHXH liên quan tới nội dung chính của dự án.
    2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan tới dự án.
    3. Chuẩn bị đề cương, biên soạn, chỉnh lý
    4. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan tổ chức, cá nhân hữu quan bằng các hình thức phù hợp với tính chất của dự án luật.
    5. Chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan. Tờ trình phải nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung chính của dự án, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo, những vấn đề còn có nhiều luồng ý kiến khác nhau.
    6. Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan chuẩn bị dự thảo những văn bản hướng dẫn thi hành, quy định chi tiết.
    7. Khi soạn thảo phải lưu ý tới các quy định của điều ước quốc tế mà VN đã tham gia ký kết.
    Sau khi đã thành lập ban soạn thảo, cơ quan tổ chức (trình dự án luật, pháp lệnh) cơ quan thành lập ra ban soạn thảo phải:
    1. Chỉ đạo Ban soạn thảo và thường xuyên cho ý kiến về việc soạn thảo dự án.
    2. Yêu cầu các cơ quan tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan.
    3. Mời chuyên gia xây dựng dự án
    4. Xem xét quyết định việc trình dự án Luật ra QH, dự án pháp lệnh ra UBTVQH. (nếu ko trình kịp theo thời hạn trong chương trình phải kịp thời thông báo với UBTVQH và nêu rõ lý do).
    Chính phủ ngoài việc có trách nhiệm đối với những dự án luật do bản thân Chính phủ trình còn phải có trách nhiệm đối với dự án luật, PL do các cơ quan tổ chức khác trình trước khi trình với QH.
    Các bộ liên quan trong dự án cũng có trách nhiệm tham mưu cho chính phủ xem xét dự án luật, PL trước khi trình ra QH.
    Bộ tư pháp là bộ thẩm định các dự án luật, PL để CP xem xét trước khi trình ra QH thông qua.
    Tất cả các dự án Luật, PL trước khi trình ra QH (tức là đã qua phần CP quyết định) còn phải qua một bước nữa là Cơ quan thẩm tra của QH, đó là phải được Hội đồng dân tộc và các UB hữu quan của QH thẩm tra.
    Nếu Dự án Luật và PL là do chính UB TVQH trình, hoặc do các Uỷ ban QH trình thì QH quyết định thành lập UB lâm thời để thẩm tra trước khi trình ra QH...
    2/ Hiện nay, dự thảo bộ luật tố tụng hình sự mới của chúng ta đang trong tiến trình hoàn thiện. Có rất nhiều những điểm mới trong dự thảo lần này. Trong đó có nhiều quan điểm đề cập tới vấn đề "tranh tụng".
    Đầu tiên, xin chia sẻ với MinhTrinh đôi chút về tranh tụng và tố tụng xét hỏi. Trên thế giới hiện nay, tranh tụng là hình thức thường được áp dụng ở những nước có hệ thống pháp luật Common Law, còn tố tụng xét hỏi thường được áp dụng ở đa số các nước có hệ thống pháp luật theo kiểu Civil Law. Thực tiễn pháp lý Việt Nam cho thấy, trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên toà hiện nay theo quy định của BLTTHS cũ và chủ yếu theo nguyên tắc tố tụng xét hỏi. Tức là VKS (công tố viên) buộc tội, căn cứ trên cơ sở hồ sơ do Cơ quan điều tra chuyển sang - thẩm phán, hội thẩm nhân dân (HĐXX) cũng căn cứ trên bộ hồ sơ này (theo thiên hướng buộc tội bị cáo), HĐXX quyết định mức án dựa trên việc xét hỏi lần theo khung hồ sơ do CQĐT chuyển sang. Chỉ có Luật sư bào chữa đứng chơ vơ và không hiệu quả là bảo vệ cho bị cáo.
    Như vậy là tố tụng ở VN hiện nay rõ ràng theo xu hướng bất lợi cho bị cáo. Do cả VKS, CQĐT, HĐXX đều có thiên hướng buộc tội bị cáo với cùng một bộ hồ sơ. Vai trò của LS bào chữa đôi khi chỉ như cây cảnh và có để mà có.
    Nhận thức được thực trạng này, Dự thảo lần này rất cố gắng trong việc đưa nguyên tắc tranh tụng vào trong hoạt động tố tụng và cố tìm kiếm một cơ chế sao cho vừa không để lọt tội phạm, vừa không làm oan người vô tội. Tạo một thế cân bằng giữa các bên trong hoạt động tố tụng tại phiên toà nhằm đảm bảo sự công bằng của pháp luật.
    Ngoài những quy định của Chỉ thị của TW - các ý kiến đóng góp vào dự thảo chia ra nhiều trường phái khác nhau khi đề cập tới việc tố tụng xét hỏi hay tranh tụng - cái nào hơn? cơ chế nào là hợp lý?
    Theo tớ nghĩ, không nên ngả ngay sagn tranh tụng, cũng không nên duy trì mãi tố tụng xét hỏi cứng nhắc và đôi lúc còn chưa đảm bảo được công bằng. Bởi nếu ngả ngay sang tranh tụng mà bỏ hẳn tố tụng xét hỏi - các hoạt động tố tụng tại phiên toà sẽ gặp không ít khó khăn xuất phát từ nhiều hướng - trình độ của đội ngũ thẩm phán, công tố - dân trí và phải thay đổi rất nhiều các quy định liên quan khác như hoạt động thu thập chứng cứ, quuyền của bị can bị cáo như thế nào, Công tố viên làm gì? Người làm chứng và có lơi ích liên quan có quyền và nghĩa vụ gì? HĐXX làm gì...
    Vừa rồi UBTVQH cũng đã cho ý kiến về dự thảo luật TTHS trước khi trình QH. Trong đó cũng có đoạn quyết định rằng - trong giai đoạn hiện nay - việc mở rộng tố tụng xét hỏi là phù hợp nhất - dần dần cải tiến phiên toà - công nhận tranh tụng là một phần của hoạt động tố tụng tại phiên toà. Tức là kết hợp tố tụng xét hỏi và tranh tụng một cách hợp lý và hài hoà. Đảm bảo công bằng hơn nữa trong xét xử. Trong đó KSV vẫn giữ quyền công tố, và một bên là LS bào chữa cho bị cáo. HĐXX cũng tham gia hỏi thêm khi cần thiết, và phải được sự cho phép của HĐXX thì LS bào chữa mới được quyền phát biểu.
    Nói tóm lại HĐXX hiện vừa giữ vai trò xét hỏi, vừa giữ vai trò là trọng tài giữa một bên là công tố viên, một bên là LS bào chữa. (bạn có thể tham khảo vụ án Năm cam - tiến trình xét hỏi tại phiên toà phúc thẩm www.nhandan.org.vn/phapluat/tulieu)
    Về NQ 08 của Bộ chính trị - bạn hỏi cơ cấu này ngang hàng hay tối cao, trên LP, HP thì rất khó trả lời. Bạn phải hiểu rằng - VN theo chế độ độc đảng, và BCT là cơ quan cao nhất của Đảng. Chỉ thị của BCT mang tính đường lối, chủ trương của Đảng -> pháp luật sẽ được xây dựng và hoàn thiện theo chủ trương CS của Đảng mà gián tiếp là thông qua NQ của BCT.
    Phải nhớ câu này "Làm theo chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước". Nhớ nhé chủ trương chính sách của Đảng chứ ko phải PL của đảng... okie?
    Nói như thế ko có nghĩa là BCT đứng cao hơn cả HP và pháp luật bởi lẽ HP 1992 là văn bản có hiệu lực cao nhất mà trong đó quy định: mọi cơ quan tổ chức cá nhân đều phải tuân theo PL.
    Nói đến lập pháp, hành pháp, tư pháp (tam quyền phân lập) coi đây như là một nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. Phân chia ba quyền cơ bản ra cho ba thiết chế khác nhau nhằm làm đối trọng và cân bằng. Tuy nhiên đây thường chỉ là những nước theo hình thức TB (nói tư bản thì hơi bị phân biệt XHCN và TBCN) nhưng những nước theo Common law thường phân chia rõ ràng như thế này.
    Còn ở VN, ba quyền này được tuyên bố là không phân chia mà chỉ phân công phân nhiệm thôi.
    ..Click vào đây để ghé thăm diễn đàn Khoa học pháp lý..

Chia sẻ trang này