1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ luật tố tụng hình sự 2003- ý kiến đóng góp cho Dự thảo và NHỮNG ĐIỂM MỚI

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 08/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Trả lời bạn MinhTrinh:
    1. Trình tự làm luật tại Việt Nam được quy định rất chi tiết tại mục 2 Chương III Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (ban hành năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2002) như sau:
    Chương trình xây dựng Luật và pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - XH, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước theo từng thời kỳ, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của công dân.
    Cơ quan tổ chức, đại biểu QH có quyền trình dự án luật được quy định tại điều 87 Hiến pháp 1992 gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đến Uỷ ban thường vụ quốc hội đồng thời gửi đến Chính phủ - trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản, các điều kiện cần thiết cho soạn thảo văn bản, kiến nghị về luật, pháp lệnh của Đại biểu QH cũng được gửi tới UB thường vụ QH và Chính phủ.
    Chính phủ lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình UB Thường vụ QH và phát biểu ý kiến đề nghị xây dựng Luật, pháp lệnh của các cơ quan khác, tổ chức, Đại biểu QH, kiến nghị về Luật, pháp lệnh của đại biểu QH.
    Uỷ ban pháp luật của QH chủ trì và phối hợp với Hội đồng dân tộc và các uỷ ban khác của QH tham gia dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu QH cũng như các kiến nghị về Luật, pháp lệnh của đại biểu QH.
    Căn cứ vào:
    1. Dự kiến chương trình của Chính phủ,
    2. Đề nghị xây dựng luật và pháp lệnh của các cơ quan, tổ chức, đại biểu QH;
    3. Kiến nghị về luật, pháp lệnh của ĐBQH,
    4. Ý kiến thẩm tra của Uỷ ban pháp luật
    Uỷ ban thường vụ QH lập dự án chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội quyết định. (Chương trình xây dựng luật pháp lệnh) có hai loại:
    1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo nhiệm kỳ QH
    2. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm.
    QH sẽ quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ trong năm đầu tiên của mỗi khoá QH; quyết định chương trình xây dựng luật, PL hàng năm tại kỳ họp cuối của năm trước.
    Trình tự từ A --> Z của việc ban hành Văn bản QPPL theo các công đoạn sau:
    1. Thành lập ban soạn thảo (cơ quan, tổ chức nào trình dự án luật, pháp lệnh sẽ tiến hành thành lập ban soạn thảo). Nếu dự án luật này liên quan tới nhiều ngành nhiều lĩnh vực thì UBTVQH sẽ thành lập ban soạn thảo với đại diện của các bên hữu quan.
    Riêng với loại dự án luật do các Uỷ ban của QH thì do UBTVQH thành lập ban soạn thảo theo đề nghị của cơ quan, đại biểu QH trình dự án.
    2. Việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh do Ban soạn thảo đảm nhiệm.
    3. Ban soạn thảo dự án luật phải chịu trách nhiệm cá nhân và tập thể trước cơ quan, tổ chức hoặc đại biểu QH trình dự án luật này về nội dung của văn bản quy phạm soạn thảo.
    4. Các cơ quan, tổ chức có liên quan có nghĩa vụ đóng góp ý kiến bằng văn bản về những nội dung có liên quan và chịu trách nhiệm về những đóng góp ý kiến của mình.
    Ban soạn thảo khi soạn thảo dự án luật phải tiến hành các bước bắt buộc sau đây:
    1. Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản luật hiện hành có liên quan tới dự án; khảo sát, đánh giá thực trạng QHXH liên quan tới nội dung chính của dự án.
    2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan tới dự án.
    3. Chuẩn bị đề cương, biên soạn, chỉnh lý
    4. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan tổ chức, cá nhân hữu quan bằng các hình thức phù hợp với tính chất của dự án luật.
    5. Chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan. Tờ trình phải nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung chính của dự án, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo, những vấn đề còn có nhiều luồng ý kiến khác nhau.
    6. Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan chuẩn bị dự thảo những văn bản hướng dẫn thi hành, quy định chi tiết.
    7. Khi soạn thảo phải lưu ý tới các quy định của điều ước quốc tế mà VN đã tham gia ký kết.
    Sau khi đã thành lập ban soạn thảo, cơ quan tổ chức (trình dự án luật, pháp lệnh) cơ quan thành lập ra ban soạn thảo phải:
    1. Chỉ đạo Ban soạn thảo và thường xuyên cho ý kiến về việc soạn thảo dự án.
    2. Yêu cầu các cơ quan tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan.
    3. Mời chuyên gia xây dựng dự án
    4. Xem xét quyết định việc trình dự án Luật ra QH, dự án pháp lệnh ra UBTVQH. (nếu ko trình kịp theo thời hạn trong chương trình phải kịp thời thông báo với UBTVQH và nêu rõ lý do).
    Chính phủ ngoài việc có trách nhiệm đối với những dự án luật do bản thân Chính phủ trình còn phải có trách nhiệm đối với dự án luật, PL do các cơ quan tổ chức khác trình trước khi trình với QH.
    Các bộ liên quan trong dự án cũng có trách nhiệm tham mưu cho chính phủ xem xét dự án luật, PL trước khi trình ra QH.
    Bộ tư pháp là bộ thẩm định các dự án luật, PL để CP xem xét trước khi trình ra QH thông qua.
    Tất cả các dự án Luật, PL trước khi trình ra QH (tức là đã qua phần CP quyết định) còn phải qua một bước nữa là Cơ quan thẩm tra của QH, đó là phải được Hội đồng dân tộc và các UB hữu quan của QH thẩm tra.
    Nếu Dự án Luật và PL là do chính UB TVQH trình, hoặc do các Uỷ ban QH trình thì QH quyết định thành lập UB lâm thời để thẩm tra trước khi trình ra QH...
    2/ Hiện nay, dự thảo bộ luật tố tụng hình sự mới của chúng ta đang trong tiến trình hoàn thiện. Có rất nhiều những điểm mới trong dự thảo lần này. Trong đó có nhiều quan điểm đề cập tới vấn đề "tranh tụng".
    Đầu tiên, xin chia sẻ với MinhTrinh đôi chút về tranh tụng và tố tụng xét hỏi. Trên thế giới hiện nay, tranh tụng là hình thức thường được áp dụng ở những nước có hệ thống pháp luật Common Law, còn tố tụng xét hỏi thường được áp dụng ở đa số các nước có hệ thống pháp luật theo kiểu Civil Law. Thực tiễn pháp lý Việt Nam cho thấy, trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên toà hiện nay theo quy định của BLTTHS cũ và chủ yếu theo nguyên tắc tố tụng xét hỏi. Tức là VKS (công tố viên) buộc tội, căn cứ trên cơ sở hồ sơ do Cơ quan điều tra chuyển sang - thẩm phán, hội thẩm nhân dân (HĐXX) cũng căn cứ trên bộ hồ sơ này (theo thiên hướng buộc tội bị cáo), HĐXX quyết định mức án dựa trên việc xét hỏi lần theo khung hồ sơ do CQĐT chuyển sang. Chỉ có Luật sư bào chữa đứng chơ vơ và không hiệu quả là bảo vệ cho bị cáo.
    Như vậy là tố tụng ở VN hiện nay rõ ràng theo xu hướng bất lợi cho bị cáo. Do cả VKS, CQĐT, HĐXX đều có thiên hướng buộc tội bị cáo với cùng một bộ hồ sơ. Vai trò của LS bào chữa đôi khi chỉ như cây cảnh và có để mà có.
    Nhận thức được thực trạng này, Dự thảo lần này rất cố gắng trong việc đưa nguyên tắc tranh tụng vào trong hoạt động tố tụng và cố tìm kiếm một cơ chế sao cho vừa không để lọt tội phạm, vừa không làm oan người vô tội. Tạo một thế cân bằng giữa các bên trong hoạt động tố tụng tại phiên toà nhằm đảm bảo sự công bằng của pháp luật.
    Ngoài những quy định của Chỉ thị của TW - các ý kiến đóng góp vào dự thảo chia ra nhiều trường phái khác nhau khi đề cập tới việc tố tụng xét hỏi hay tranh tụng - cái nào hơn? cơ chế nào là hợp lý?
    Theo tớ nghĩ, không nên ngả ngay sagn tranh tụng, cũng không nên duy trì mãi tố tụng xét hỏi cứng nhắc và đôi lúc còn chưa đảm bảo được công bằng. Bởi nếu ngả ngay sang tranh tụng mà bỏ hẳn tố tụng xét hỏi - các hoạt động tố tụng tại phiên toà sẽ gặp không ít khó khăn xuất phát từ nhiều hướng - trình độ của đội ngũ thẩm phán, công tố - dân trí và phải thay đổi rất nhiều các quy định liên quan khác như hoạt động thu thập chứng cứ, quuyền của bị can bị cáo như thế nào, Công tố viên làm gì? Người làm chứng và có lơi ích liên quan có quyền và nghĩa vụ gì? HĐXX làm gì...
    Vừa rồi UBTVQH cũng đã cho ý kiến về dự thảo luật TTHS trước khi trình QH. Trong đó cũng có đoạn quyết định rằng - trong giai đoạn hiện nay - việc mở rộng tố tụng xét hỏi là phù hợp nhất - dần dần cải tiến phiên toà - công nhận tranh tụng là một phần của hoạt động tố tụng tại phiên toà. Tức là kết hợp tố tụng xét hỏi và tranh tụng một cách hợp lý và hài hoà. Đảm bảo công bằng hơn nữa trong xét xử. Trong đó KSV vẫn giữ quyền công tố, và một bên là LS bào chữa cho bị cáo. HĐXX cũng tham gia hỏi thêm khi cần thiết, và phải được sự cho phép của HĐXX thì LS bào chữa mới được quyền phát biểu.
    Nói tóm lại HĐXX hiện vừa giữ vai trò xét hỏi, vừa giữ vai trò là trọng tài giữa một bên là công tố viên, một bên là LS bào chữa. (bạn có thể tham khảo vụ án Năm cam - tiến trình xét hỏi tại phiên toà phúc thẩm www.nhandan.org.vn/phapluat/tulieu)
    Về NQ 08 của Bộ chính trị - bạn hỏi cơ cấu này ngang hàng hay tối cao, trên LP, HP thì rất khó trả lời. Bạn phải hiểu rằng - VN theo chế độ độc đảng, và BCT là cơ quan cao nhất của Đảng. Chỉ thị của BCT mang tính đường lối, chủ trương của Đảng -> pháp luật sẽ được xây dựng và hoàn thiện theo chủ trương CS của Đảng mà gián tiếp là thông qua NQ của BCT.
    Phải nhớ câu này "Làm theo chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước". Nhớ nhé chủ trương chính sách của Đảng chứ ko phải PL của đảng... okie?
    Nói như thế ko có nghĩa là BCT đứng cao hơn cả HP và pháp luật bởi lẽ HP 1992 là văn bản có hiệu lực cao nhất mà trong đó quy định: mọi cơ quan tổ chức cá nhân đều phải tuân theo PL.
    Nói đến lập pháp, hành pháp, tư pháp (tam quyền phân lập) coi đây như là một nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. Phân chia ba quyền cơ bản ra cho ba thiết chế khác nhau nhằm làm đối trọng và cân bằng. Tuy nhiên đây thường chỉ là những nước theo hình thức TB (nói tư bản thì hơi bị phân biệt XHCN và TBCN) nhưng những nước theo Common law thường phân chia rõ ràng như thế này.
    Còn ở VN, ba quyền này được tuyên bố là không phân chia mà chỉ phân công phân nhiệm thôi.
    ..Click vào đây để ghé thăm diễn đàn Khoa học pháp lý..
  2. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Nhọc nhằn thân phận Luật sư VN!
    các đại biểu Quốc hội ở nhiều ngành đã cố gắng đưa nhiều ý kiến-tựu trung là cố gắng đem đến cho hoạt động tố tụng của VN được dân chủ hơn, công bằng hơn, nào là cần dũng cảm cải cách mạnh mẽ hoạt động tố tụng, mở rộng quyền của luật sư, người tham gia tố tụng..... vậy mà khi các vị đứng đầu những cơ quan tư pháp: công an, TANDTC, VKSNDTC.... những người có những tiếng nói có trọng lượng, mang nhiều tính ảnh hưởng quyết định đến tiến trình xây dựng luật lại vịn vào một vài trường hợp cá biệt để biện minh cho sự bất hợp lý trong quy định của BLTTHS, hạn chế quyền được bảo vệ của các đương sự trong VA-HS, kìm hãm sự phát triển theo quy luật khách quan của cuộc sống-cãi đi cãi lại rồi lại quay trở về nơi xuất pháp cũ, thậm chí lạc hậu hơn, mang tính áp đặt hơn. Nếu đã mang cách suy nghĩ cũ như vậy, rồi đây nếu BLTTHS được thông qua với những cải cách, (ước là chỉ là như dự thảo lần đầu được đưa ra. ) thì việc các cơ quan tham gia tố tụng cũng chẳng thiếu gì cách để ngăn cản các bị can hưởng quyền của mình( như yêu cầu luật sư phải thông qua 4 "giấy phép con" mới được tham gia tố tụng, hoặc có trường hợp luật sư khi yêu cầu gặp bị can thì được trả lời: bị can nhờ LS khi nào mà đòi gặp, thậm chí chìa ra giấy xác nhận không nhờ luật sư bào chữa, bảo vệ của bị can......)
    khi mà xã hội ngày càng phát triển, nền dân trí ngày càng được nâng cao, khi bắt tay xây dựng một chế định luật phải chăng là chúng ta đang làm công việc chữa cháy tình hình khi những quan hệ được pháp luật điều chỉnh đã không còn phù hợp với tình hình mới, hay, xây dựng những quy định phù hợp với thực tiễn hiện tại và quá trình phát triển của xã hội trong tương lai.
    phải chăng các vị ấy đã cố tình phớt lờ nghị quyết 08 của BCT khẳng định: cần đổi mới trong hoạt động tố tụng, đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động tố tụng????
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 07:04 ngày 06/11/2003
  3. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Nhọc nhằn thân phận Luật sư VN!
    các đại biểu Quốc hội ở nhiều ngành đã cố gắng đưa nhiều ý kiến-tựu trung là cố gắng đem đến cho hoạt động tố tụng của VN được dân chủ hơn, công bằng hơn, nào là cần dũng cảm cải cách mạnh mẽ hoạt động tố tụng, mở rộng quyền của luật sư, người tham gia tố tụng..... vậy mà khi các vị đứng đầu những cơ quan tư pháp: công an, TANDTC, VKSNDTC.... những người có những tiếng nói có trọng lượng, mang nhiều tính ảnh hưởng quyết định đến tiến trình xây dựng luật lại vịn vào một vài trường hợp cá biệt để biện minh cho sự bất hợp lý trong quy định của BLTTHS, hạn chế quyền được bảo vệ của các đương sự trong VA-HS, kìm hãm sự phát triển theo quy luật khách quan của cuộc sống-cãi đi cãi lại rồi lại quay trở về nơi xuất pháp cũ, thậm chí lạc hậu hơn, mang tính áp đặt hơn. Nếu đã mang cách suy nghĩ cũ như vậy, rồi đây nếu BLTTHS được thông qua với những cải cách, (ước là chỉ là như dự thảo lần đầu được đưa ra. ) thì việc các cơ quan tham gia tố tụng cũng chẳng thiếu gì cách để ngăn cản các bị can hưởng quyền của mình( như yêu cầu luật sư phải thông qua 4 "giấy phép con" mới được tham gia tố tụng, hoặc có trường hợp luật sư khi yêu cầu gặp bị can thì được trả lời: bị can nhờ LS khi nào mà đòi gặp, thậm chí chìa ra giấy xác nhận không nhờ luật sư bào chữa, bảo vệ của bị can......)
    khi mà xã hội ngày càng phát triển, nền dân trí ngày càng được nâng cao, khi bắt tay xây dựng một chế định luật phải chăng là chúng ta đang làm công việc chữa cháy tình hình khi những quan hệ được pháp luật điều chỉnh đã không còn phù hợp với tình hình mới, hay, xây dựng những quy định phù hợp với thực tiễn hiện tại và quá trình phát triển của xã hội trong tương lai.
    phải chăng các vị ấy đã cố tình phớt lờ nghị quyết 08 của BCT khẳng định: cần đổi mới trong hoạt động tố tụng, đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động tố tụng????
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 07:04 ngày 06/11/2003
  4. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    lại mới có tin, dự thảo BLTTHS đưa về thảo luận tại các cơ quan tư pháp trong đoạn về quyền của luật sư có thòng thêm một đoạn:
    "luật sư không được xem HS vụ án khi VKS xét thấy có thể gây tiết lộ thông tin vụ án" ----> ?
  5. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    lại mới có tin, dự thảo BLTTHS đưa về thảo luận tại các cơ quan tư pháp trong đoạn về quyền của luật sư có thòng thêm một đoạn:
    "luật sư không được xem HS vụ án khi VKS xét thấy có thể gây tiết lộ thông tin vụ án" ----> ?
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Luật sư ở VN không có tuyên thệ sao ? Có chắc gì những người phụ trách vụ án của VKS không tiết lộ !!!
    Vấn đề là Luật sư đoàn ở VN phải ý thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi .
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Luật sư ở VN không có tuyên thệ sao ? Có chắc gì những người phụ trách vụ án của VKS không tiết lộ !!!
    Vấn đề là Luật sư đoàn ở VN phải ý thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi .
  8. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Ngày 18/11 vừa qua quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn văn Bộ luật Tố tụng hình sự mới. So với dự thảo trình đầu kỳ họp, Bộ luật chỉ có một số điều chỉnh thêm về mặt kỹ thuật. Nhưng so với luật hiện hành, đạo luật có hàng loạt điểm mới theo hướng dân chủ hơn, quy trách nhiệm rõ ràng hơn cho từng khâu của quá trình tố tụng.
    Những vấn đề lớn của Bộ luật được các đại biểu thống nhất rất cao. Như quy định về thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa (từ khi khởi tố bị can; trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì từ khi có quyết định tạm giữ; loại trừ tội xâm phạm an ninh quốc gia), đa số ý kiến tán thành. Việc mở rộng và quy định rõ hơn đối tượng, thủ tục được áp dụng biện pháp bảo lãnh, đặt tiền thay cho biện pháp tạm giam cũng được hầu hết đại biểu ủng hộ.
    Việc tăng thẩm quyền xét xử sơ thẩm án hình sự cho tòa án cấp huyện, tòa án quân sự khu vực và thời điểm áp dụng cũng đạt thống nhất cao. Theo đó, tòa cấp huyện, tòa quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, trừ một số trường hợp đặc biệt (tức hầu hết các tội phạm có hình phạt 15 năm tù trở xuống).
    Theo Nghị quyết của Quốc hội được thông qua sáng nay, sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự mới có hiệu lực (1/7/2004), địa phương nào có đủ điều kiện thì áp dụng luật ngay. Nơi nào chưa đáp ứng được thì chậm nhất 5 năm sau phải hoàn tất việc củng cố để đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ theo luật mới. Trong thời gian này, Chính phủ cùng TAND Tối cao, VKSND Tối cao phải củng cố cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ của cơ quan điều tra, kiểm sát, chuẩn bị thống nhất thực hiện thẩm quyền xét xử mới. Các cơ quan chức năng còn phải rà soát những văn bản hướng dẫn thủ tục tố tụng để hủy bỏ, sửa đổi cho phù hợp Bộ luật Tố tụng hình sự mới.
    Một vấn đề mới được bổ sung trước khi trình Quốc hội dự luật là quy định rõ hơn trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước khi không thông báo hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan, lĩnh vực mình quản lý cho cơ quan điều tra, VKS. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Vũ Đức Khiển, đây là điểm nhấn mạnh của bộ luật, nhằm ngăn chặn những vụ tham ô, tham nhũng xảy ra ở cơ quan nhà nước. Trao đổi với VnExpress, ông nói: "Vụ án Lã Thị Kim Oanh là một ví dụ của việc tội phạm xảy ra đã lâu nhưng chỉ khi công an vào cuộc mới phát hiện, xử lý".
    Theo Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp, cơ quan điều tra phải thu gọn đầu mối, và đồng thời bộ phận kiểm sát cũng cần thu gọn. Việc này đã được ngành kiểm sát tiến hành ngay, ghép các bộ phận chuyên trách kiểm sát điều tra án an ninh với hình sự khác vào chung đầu mối. Tuy nhiên mới đây, ngành công an đã đề nghị và được chấp nhận giữ nguyên mô hình hiện tại: vẫn để cơ quan an ninh điều tra độc lập với cơ quan cảnh sát điều tra. Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự cũng theo quan điểm này, giữ nguyên quy định hiện tại về hướng tổ chức cơ quan điều tra. Như vậy, có phải tái tách các bộ phận tương ứng bên kiểm sát không sẽ là việc phải bàn trong thời gian tới.
  9. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Ngày 18/11 vừa qua quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn văn Bộ luật Tố tụng hình sự mới. So với dự thảo trình đầu kỳ họp, Bộ luật chỉ có một số điều chỉnh thêm về mặt kỹ thuật. Nhưng so với luật hiện hành, đạo luật có hàng loạt điểm mới theo hướng dân chủ hơn, quy trách nhiệm rõ ràng hơn cho từng khâu của quá trình tố tụng.
    Những vấn đề lớn của Bộ luật được các đại biểu thống nhất rất cao. Như quy định về thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa (từ khi khởi tố bị can; trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì từ khi có quyết định tạm giữ; loại trừ tội xâm phạm an ninh quốc gia), đa số ý kiến tán thành. Việc mở rộng và quy định rõ hơn đối tượng, thủ tục được áp dụng biện pháp bảo lãnh, đặt tiền thay cho biện pháp tạm giam cũng được hầu hết đại biểu ủng hộ.
    Việc tăng thẩm quyền xét xử sơ thẩm án hình sự cho tòa án cấp huyện, tòa án quân sự khu vực và thời điểm áp dụng cũng đạt thống nhất cao. Theo đó, tòa cấp huyện, tòa quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, trừ một số trường hợp đặc biệt (tức hầu hết các tội phạm có hình phạt 15 năm tù trở xuống).
    Theo Nghị quyết của Quốc hội được thông qua sáng nay, sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự mới có hiệu lực (1/7/2004), địa phương nào có đủ điều kiện thì áp dụng luật ngay. Nơi nào chưa đáp ứng được thì chậm nhất 5 năm sau phải hoàn tất việc củng cố để đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ theo luật mới. Trong thời gian này, Chính phủ cùng TAND Tối cao, VKSND Tối cao phải củng cố cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ của cơ quan điều tra, kiểm sát, chuẩn bị thống nhất thực hiện thẩm quyền xét xử mới. Các cơ quan chức năng còn phải rà soát những văn bản hướng dẫn thủ tục tố tụng để hủy bỏ, sửa đổi cho phù hợp Bộ luật Tố tụng hình sự mới.
    Một vấn đề mới được bổ sung trước khi trình Quốc hội dự luật là quy định rõ hơn trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước khi không thông báo hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan, lĩnh vực mình quản lý cho cơ quan điều tra, VKS. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Vũ Đức Khiển, đây là điểm nhấn mạnh của bộ luật, nhằm ngăn chặn những vụ tham ô, tham nhũng xảy ra ở cơ quan nhà nước. Trao đổi với VnExpress, ông nói: "Vụ án Lã Thị Kim Oanh là một ví dụ của việc tội phạm xảy ra đã lâu nhưng chỉ khi công an vào cuộc mới phát hiện, xử lý".
    Theo Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp, cơ quan điều tra phải thu gọn đầu mối, và đồng thời bộ phận kiểm sát cũng cần thu gọn. Việc này đã được ngành kiểm sát tiến hành ngay, ghép các bộ phận chuyên trách kiểm sát điều tra án an ninh với hình sự khác vào chung đầu mối. Tuy nhiên mới đây, ngành công an đã đề nghị và được chấp nhận giữ nguyên mô hình hiện tại: vẫn để cơ quan an ninh điều tra độc lập với cơ quan cảnh sát điều tra. Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự cũng theo quan điểm này, giữ nguyên quy định hiện tại về hướng tổ chức cơ quan điều tra. Như vậy, có phải tái tách các bộ phận tương ứng bên kiểm sát không sẽ là việc phải bàn trong thời gian tới.
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2003
    Trên báo Nhân dân điện tử có đăng tải về các điểm mới trong Bộ luật tố tụng hình sự mới. Vậy mình post lên đây cho các bạn cùng tham khảo nhé. Đề nghị mod đổi tên cho topic là: Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 - Ý kiến đóng góp cho dự thảo và những điểm mới.
    Để tiện, mình làm cái mục lục sau:
    ----------------------------
    Những quy định mới của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
    --------------------------------------------------------------------------------
    * Quy định mới về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
    * Quyền và trách nhiệm của cơ quan điều tra
    * Chức năng giám sát của Viện Kiểm sát
    * Về giám định tư pháp
    * Về giới hạn của việc xét xử
    * Thủ tục rút gọn đáp ứng yêu cầu giải quyết án
    * Vai trò, trách nhiệm cá nhân của người tiến hành tố tụng ở giai đoạn xét xử
    * Thi hành hình phạt tù
    * Về kháng cáo quá hạn và việc thông báo kháng cáo, kháng nghị
    * Hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
    * Về những biện pháp ngăn chặn
    *Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 23:50 ngày 01/05/2004

Chia sẻ trang này