1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ luật tố tụng hình sự 2003- ý kiến đóng góp cho Dự thảo và NHỮNG ĐIỂM MỚI

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 08/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Về những biện pháp ngăn chặn
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 có những điểm sửa đổi, bổ sung về những biện pháp ngăn chặn như sau:
    Những hiện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là những biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc trong một số trường hợp khác còn áp dụng đối với người chưa bị khởi tố nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm của họ, ngăn ngừa họ bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc có hành động khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án. Những biện pháp ngăn chặn là một trong những "công cụ" hữu hiệu để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng có hiệu quả, đáp ứng được kịp thời yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
    So với BLTTHS 1988, chế định những biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS 2003 có những điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản như sau:
    Về biện pháp bắt người
    So với BLTTHS 1988, BLTTHS 2003 thu hẹp diện những người có quyền ra lệnh bắt, theo đó: Trưởng Công an cấp huyện, Phó Trưởng Công an cấp huyện; thẩm phán TAND cấp tỉnh trở lên được phân công chủ tọa phiên tòa không có quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Thay vào đó Luật bổ sung: Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp huyện; thẩm phán giữ chức vụ chánh tòa, phó chánh tòa phúc thẩm TANDTC, Hội đồng xét xử có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
    Theo khoản Điều 80 BLTTHS 2003 thì những người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam là:
    - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) và Viện kiểm sát Quân sự (VKSQS) các cấp;
    - Chánh án, Phó Chánh án TAND và VKSQS các cấp;
    - Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm TANDTC, Hội đồng xét xử;
    - Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được VKS phê chuẩn trước khi thi hành.
    Về căn cứ bắt người trong trường hợp khẩn cấp tại Điều 81 (K1) BLTTHS 2003 không có gì mới so với BLTTHS 1988, nhưng có bổ sung quy định cụ thể về việc kiểm sát việc bắt khẩn cấp của VKS nhằm tránh việc bắt oan, sai. Theo đó, Luật bổ sung: "VKS phải kiểm sát chặt chẽ việc bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết, VKS phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định việc phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
    Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu VKS quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt" (đoạn 2,3 k4 Điều 81).
    So với Điều 65 BLTTHS 1988, Điều 83 BLTTHS 2003 có bổ sung những việc cụ thể cần làm sau khi nhận người bị bắt theo quyết định truy nã như sau:
    "Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã biết.
    Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được VKS cùng cấp phê chuẩn cho cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
    Về tạm giữ
    BLTTHS 2003 có bổ sung một số vấn đề cụ thể sau:
    - Bổ sung một chủ thể có quyền ra quyết định tạm giữ là chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển;
    - Bổ sung thời hạn gửi lệnh tạm giữ cho VKS và việc kiểm sát tạm giữ của VKS cùng cấp: "Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho VKS cùng cấp".
    - Bổ sung quy định về việc kiểm sát gia hạn tạm giữ: "Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn tạm giữ và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn" (khoản 2 Đ87).
    Về biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lãnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Đ91; 92; 93)
    So với quy định tại BLTTHS 1988, các quy định này trong BLTTHS 2003 có bổ sung các căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng nhằm tăng cường tính khả thi và hiệu quả của các quy định đó. Cụ thể như sau:
    - Đối với biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, Luật bổ sung điều kiện: "... được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng..." (khoản 1 Đ91); bổ sung thủ tục "người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đó" (khoản 2 Đ91).
    - Đối với biện pháp bảo lãnh: Luật bổ sung căn cứ áp dụng là: "Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân của bị can, bị cáo (khoản 1 Đ92); bổ sung điều kiện của người nhận bảo lãnh "cá nhân nhận báo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lãnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lãnh thì việc bảo lãnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức". (Khoản 4 Đ92).
    - Đối với biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, Luật mở rộng đối tượng được áp dụng: được áp dụng đối với bị can, bị cáo là công dân Việt Nam (trong BLTTHS 1988 chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo là người nước ngoài); bổ sung căn cứ áp dụng "Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo" (khoản 1 Đ93)
    - Về thẩm quyền áp dụng các biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, Luật quy định rõ hơn về người có thẩm quyền áp dụng. Theo đó, những người có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền áp dụng các biện pháp nói trên.
    Ngoài ra, Luật còn quy định Biện pháp bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm được áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam.


  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 đã sửa đổi, bổ sung và quy định mới về hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm như sau:
    Thực tiễn cho thấy cách hiểu về hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có sự khác nhau. Có quan điểm cho rằng sau khi tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật ngay nhưng cũng có quan điểm cho rằng bản án, quyết định sơ thẩm chỉ có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 226 BLTTHS năm 1988 thì: "Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật". Đồng thời cũng tại khoản 1 Điều 208 của Bộ luật này (BLTTHS năm 1988) cũng quy định về thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án (đối với các trường hợp bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tòa) và thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Tuy nhiên, cả hai điều luật này đều không nêu cụ thể về thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, cho nên trên thực tế vẫn phải vận dụng các quy định nêu trên để xác định ngày có hiệu lực của bản án và quyết định sơ thẩm.
    Ngoài ra, BLTTHS năm 1988 cũng chưa có quy định rõ thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án sơ thẩm trong trường hợp bản án này bị kháng cáo, kháng nghị sau đó tại phiên tòa phúc thẩm thì người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa dẫn đến việc đình chỉ xét xử phúc thẩm. Để khắc phục những vấn đề trên, BLTTHS năm 2003 đã có những sửa đổi, bổ sung và quy định mới về hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm cụ thể như sau:
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 238 BLTTHS năm 2003 thì: "Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm". Đồng thời tại Điều 240 của Bộ luật này cũng quy định hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị đó là: ?oBản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị?.
    Với việc quy định rõ, cụ thể thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định sơ thẩm trên đây sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng có được cách hiểu thống nhất về hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định sơ thẩm cũng như tạo điều kiện cho các cơ quan thi hành án thực hiện nhiệm vụ của mình kịp thời, chính xác.

    Theo báo Pháp luật

  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 đã sửa đổi, bổ sung và quy định mới về hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm như sau:
    Thực tiễn cho thấy cách hiểu về hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có sự khác nhau. Có quan điểm cho rằng sau khi tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật ngay nhưng cũng có quan điểm cho rằng bản án, quyết định sơ thẩm chỉ có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 226 BLTTHS năm 1988 thì: "Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật". Đồng thời cũng tại khoản 1 Điều 208 của Bộ luật này (BLTTHS năm 1988) cũng quy định về thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án (đối với các trường hợp bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tòa) và thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Tuy nhiên, cả hai điều luật này đều không nêu cụ thể về thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, cho nên trên thực tế vẫn phải vận dụng các quy định nêu trên để xác định ngày có hiệu lực của bản án và quyết định sơ thẩm.
    Ngoài ra, BLTTHS năm 1988 cũng chưa có quy định rõ thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án sơ thẩm trong trường hợp bản án này bị kháng cáo, kháng nghị sau đó tại phiên tòa phúc thẩm thì người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa dẫn đến việc đình chỉ xét xử phúc thẩm. Để khắc phục những vấn đề trên, BLTTHS năm 2003 đã có những sửa đổi, bổ sung và quy định mới về hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm cụ thể như sau:
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 238 BLTTHS năm 2003 thì: "Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm". Đồng thời tại Điều 240 của Bộ luật này cũng quy định hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị đó là: ?oBản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị?.
    Với việc quy định rõ, cụ thể thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định sơ thẩm trên đây sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng có được cách hiểu thống nhất về hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định sơ thẩm cũng như tạo điều kiện cho các cơ quan thi hành án thực hiện nhiệm vụ của mình kịp thời, chính xác.

    Theo báo Pháp luật

  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 đã bổ sung một chương mới quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trong đó có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi tố tụng.
    Thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự trong nhiều năm qua cho thấy tình hình khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp trong đó có việc khiếu nại quá trình giải quyết các vụ án hình sự diễn biến phức tạp, có nhiều vụ kiện đông người, vượt cấp trong khi đó việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều bất cập, chưa kịp thời dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc dây dưa kéo dài và ngày càng trở nên phức tạp.
    Mặc dù BLTTHS năm 1988 cũng đã có một số điều luật quy định về vấn đề khiếu nại, tố cáo đó là các điều 24, 34, 36, 38, 39, 40, 41, 42, 90 và 144 nhưng nội dung các vấn đề này còn rất chung chung.
    Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của công dân cũng như việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, BLTTHS năm 2003 đã có bổ sung một chương mới quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trong đó có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi tố tụng.
    Đối tượng của khiếu nại trong hoạt động tố tụng hình sự là quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát (VKS), kiểm sát viên; chánh án, phó chánh án, thẩm phán và những người khác mà pháp luật tố tụng hình sự quy định được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra.
    Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì người bị khiếu nại không có quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của chính mình mà việc giải quyết thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cùng cấp hoặc cấp trên. Đối với một số quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng thuộc cơ quan điều tra, cơ quan khác được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra thì thuộc thẩm quyền giải quyết của VKS.
    Bên cạnh việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan điều tra thì tại Điều 330 của Bộ luật này cũng quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi tố tụng của VKS.
    Ngoài ra tại Điều 331 BLTTHS năm 2003 còn quyết định chánh án Tòa án có quyền giải quyết khiếu nại, đối với các quyết định, hành vi tố tụng của thẩm phán, phó chánh án Tòa án trước khi mở phiên tòa. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết và tiếp tục khiếu nại thì Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết. Giải quyết của Tòa án cấp trên trực tiếp là giải quyết cuối cùng. Đối với quyết định, hành vi tố tụng của chánh án Tòa án trước khi mở phiên tòa do Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết. Giải quyết của Tòa án cấp trên trực tiếp là giải quyết cuối cùng.
    Cùng với việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng trên, tại Điều 332 BLTTHS năm 2003 cũng quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra đó là VKS có thẩm quyền truy tố giải quyết. Đối với các quyết định tố tụng đã được VKS phê chuẩn thì do VKS đã phê chuẩn quyết định đó giải quyết. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết và tiếp tục khiếu nại thì VKS cấp trên trực tiếp giải quyết. Giải quyết của VKS cấp trên trực tiếp là giải quyết cuối cùng.
    Với những quy định mới về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trên đây cũng như việc phân định rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của BLTTHS năm 2003 sẽ góp phần giải quyết khiếu nại, tố cáo được kịp thời , nhanh chóng khắc phục được tình trạng khiếu nại đông người, vượt cấp, đẩy nhanh tiến độ giải quyết dứt điểm việc khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

    Theo báo Pháp luật

    --------------------------------------------------------------------------------
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 đã bổ sung một chương mới quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trong đó có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi tố tụng.
    Thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự trong nhiều năm qua cho thấy tình hình khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp trong đó có việc khiếu nại quá trình giải quyết các vụ án hình sự diễn biến phức tạp, có nhiều vụ kiện đông người, vượt cấp trong khi đó việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều bất cập, chưa kịp thời dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc dây dưa kéo dài và ngày càng trở nên phức tạp.
    Mặc dù BLTTHS năm 1988 cũng đã có một số điều luật quy định về vấn đề khiếu nại, tố cáo đó là các điều 24, 34, 36, 38, 39, 40, 41, 42, 90 và 144 nhưng nội dung các vấn đề này còn rất chung chung.
    Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của công dân cũng như việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, BLTTHS năm 2003 đã có bổ sung một chương mới quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trong đó có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi tố tụng.
    Đối tượng của khiếu nại trong hoạt động tố tụng hình sự là quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát (VKS), kiểm sát viên; chánh án, phó chánh án, thẩm phán và những người khác mà pháp luật tố tụng hình sự quy định được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra.
    Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì người bị khiếu nại không có quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của chính mình mà việc giải quyết thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cùng cấp hoặc cấp trên. Đối với một số quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng thuộc cơ quan điều tra, cơ quan khác được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra thì thuộc thẩm quyền giải quyết của VKS.
    Bên cạnh việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan điều tra thì tại Điều 330 của Bộ luật này cũng quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi tố tụng của VKS.
    Ngoài ra tại Điều 331 BLTTHS năm 2003 còn quyết định chánh án Tòa án có quyền giải quyết khiếu nại, đối với các quyết định, hành vi tố tụng của thẩm phán, phó chánh án Tòa án trước khi mở phiên tòa. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết và tiếp tục khiếu nại thì Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết. Giải quyết của Tòa án cấp trên trực tiếp là giải quyết cuối cùng. Đối với quyết định, hành vi tố tụng của chánh án Tòa án trước khi mở phiên tòa do Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết. Giải quyết của Tòa án cấp trên trực tiếp là giải quyết cuối cùng.
    Cùng với việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng trên, tại Điều 332 BLTTHS năm 2003 cũng quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra đó là VKS có thẩm quyền truy tố giải quyết. Đối với các quyết định tố tụng đã được VKS phê chuẩn thì do VKS đã phê chuẩn quyết định đó giải quyết. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết và tiếp tục khiếu nại thì VKS cấp trên trực tiếp giải quyết. Giải quyết của VKS cấp trên trực tiếp là giải quyết cuối cùng.
    Với những quy định mới về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trên đây cũng như việc phân định rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của BLTTHS năm 2003 sẽ góp phần giải quyết khiếu nại, tố cáo được kịp thời , nhanh chóng khắc phục được tình trạng khiếu nại đông người, vượt cấp, đẩy nhanh tiến độ giải quyết dứt điểm việc khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

    Theo báo Pháp luật

    --------------------------------------------------------------------------------
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung về vấn đề khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại như sau:
    Thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy có không ít trường hợp lúc đầu người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nhưng sau đó vì một lý do nào đó như bị phía gia đình người phạm tội dụ dỗ mua chuộc bằng nhiều tiền hoặc đe dọa bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau... dẫn đến việc người bị hại lại có đơn xin rút yêu cầu khởi tố vụ án gây không ít khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặc dù tại Điều 88 BLTTHS năm 1988 đã quy định các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, cụ thể là:
    "1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.
    2. Trong trường hợp người bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa thì vụ án phải được đình chỉ.
    Trong trường hợp cần thiết, tuy người bị hại rút yêu cầu, VKS hoặc Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án". Những quy định trên đây cho thấy điều luật quy định rất chung chung cho nên việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án này phần lớn dựa vào yêu cầu khởi tố của người bị hại.
    ... Để khắc phục những hạn chế trên, BLTTHS năm 2003 đã có những sửa đổi, bổ sung về vấn đề khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, cụ thể như sau:
    Để bảo đảm quyền lợi của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần khi họ bị xâm hại thì tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003 đã quy định: Trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án.
    Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 105 thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án mà người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ đã rút yêu cầu khởi tố trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức. Với quy định mới này sẽ tránh được tình trạng những vụ án không được tiến hành điều tra do phía người bị hại bị mua chuộc hoặc cưỡng bức, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, truy tố xét xử được nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của xã hội đặc biệt là các vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm, làm nhục người khác hoặc vu khống... gây chú ý đặc biệt của dư luận.
    Bên cạnh việc quy định quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại, thì tại khoản 3 Điều 105 Bộ luật này cũng quy định rõ trách nhiệm của người bị hại khi đã rút yêu cầu khởi tố nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của họ khi có đơn yêu cầu khởi tố để giúp các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra nhanh chóng, xử lý kịp thời các hành vi phạm tội, đó là việc: "Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức".
    Với những sửa đổi, bổ sung trên đây của BLTTHS năm 2003 sẽ góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của người bị hại khi có đơn yêu cầu khởi tố vụ án, hạn chế được tình trạng có đơn yêu cầu khởi tố sau đó lại rút đơn nhằm giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng, kịp thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật cũng như đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

    (Báo Pháp luật)
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung về vấn đề khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại như sau:
    Thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy có không ít trường hợp lúc đầu người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nhưng sau đó vì một lý do nào đó như bị phía gia đình người phạm tội dụ dỗ mua chuộc bằng nhiều tiền hoặc đe dọa bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau... dẫn đến việc người bị hại lại có đơn xin rút yêu cầu khởi tố vụ án gây không ít khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặc dù tại Điều 88 BLTTHS năm 1988 đã quy định các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, cụ thể là:
    "1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.
    2. Trong trường hợp người bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa thì vụ án phải được đình chỉ.
    Trong trường hợp cần thiết, tuy người bị hại rút yêu cầu, VKS hoặc Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án". Những quy định trên đây cho thấy điều luật quy định rất chung chung cho nên việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án này phần lớn dựa vào yêu cầu khởi tố của người bị hại.
    ... Để khắc phục những hạn chế trên, BLTTHS năm 2003 đã có những sửa đổi, bổ sung về vấn đề khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, cụ thể như sau:
    Để bảo đảm quyền lợi của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần khi họ bị xâm hại thì tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003 đã quy định: Trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án.
    Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 105 thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án mà người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ đã rút yêu cầu khởi tố trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức. Với quy định mới này sẽ tránh được tình trạng những vụ án không được tiến hành điều tra do phía người bị hại bị mua chuộc hoặc cưỡng bức, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, truy tố xét xử được nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của xã hội đặc biệt là các vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm, làm nhục người khác hoặc vu khống... gây chú ý đặc biệt của dư luận.
    Bên cạnh việc quy định quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại, thì tại khoản 3 Điều 105 Bộ luật này cũng quy định rõ trách nhiệm của người bị hại khi đã rút yêu cầu khởi tố nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của họ khi có đơn yêu cầu khởi tố để giúp các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra nhanh chóng, xử lý kịp thời các hành vi phạm tội, đó là việc: "Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức".
    Với những sửa đổi, bổ sung trên đây của BLTTHS năm 2003 sẽ góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của người bị hại khi có đơn yêu cầu khởi tố vụ án, hạn chế được tình trạng có đơn yêu cầu khởi tố sau đó lại rút đơn nhằm giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng, kịp thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật cũng như đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

    (Báo Pháp luật)
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bắt giam bị cáo sau khi tuyên án
    --------------------------------------------------------------------------------


    Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án. Cụ thể như sau:
    Bắt giam bị cáo sau khi tuyên án là một trong những biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành án, do đó đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đặc biệt là ở giai đoạn xét xử phải xem xét một cách toàn diện và đầy đủ để ra một quyết định chính xác. Mặc dù tại Điều 202 BLTTHS năm 1988 cũng đã quy định về vấn đề này, song nội dung của điều luật chưa được cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn còn nhiều vướng mắc và buộc các cơ quan có thẩm quyền phải ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa hết hạn tạm giam thì Tòa án lại tiếp tục ra quyết định tạm giam để bảo đảm việc thi hành án... tương tự như nội dung quy định của BLTTHS năm 2003.
    Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra không ít trường hợp sau khi tuyên án bị cáo không bị bắt giam ngay để bảo đảm cho việc thi hành án mà cho tại ngoại để chờ thi hành án dẫn đến việc bị cáo bỏ trốn gây khó khăn cho công tác thi hành án. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, BLTTHS năm 2003 đã có những sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể các trường hợp bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án, cụ thể:
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 228 BLTTHS năm 2003 thì: Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này đó là trường hợp bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo và thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
    Cũng tại khoản 2 của Điều luật này còn quy định: Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Với quy định này cho thấy, để bảo đảm tính chặt chẽ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt này, BLTTHS năm 2003 đã hạn chế người có thẩm quyền bắt bị cáo để tạm giam, theo BLTTHS 1988 thì thẩm phán - chủ tọa phiên tòa ở giai đoạn xét xử sơ thẩm có quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam nhưng theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì Hội đồng xét xử mới có quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam.
    Ngoài ra, tại khoản 3 của Điều luật này còn quy định rõ ràng và cụ thể thời hạn tạm giam bị cáo trong các trường hợp nêu trên là 45 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo bị phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án. Với những vấn đề mới được sửa đổi, bổ sung trên sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng được cụ thể hơn, tránh tình trạng lạm dụng tạm giam bị cáo quá lâu mà không có các quyết định bắt tạm giam của cơ quan có thẩm quyền.

    (Báo Pháp luật)
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bắt giam bị cáo sau khi tuyên án
    --------------------------------------------------------------------------------


    Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án. Cụ thể như sau:
    Bắt giam bị cáo sau khi tuyên án là một trong những biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành án, do đó đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đặc biệt là ở giai đoạn xét xử phải xem xét một cách toàn diện và đầy đủ để ra một quyết định chính xác. Mặc dù tại Điều 202 BLTTHS năm 1988 cũng đã quy định về vấn đề này, song nội dung của điều luật chưa được cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn còn nhiều vướng mắc và buộc các cơ quan có thẩm quyền phải ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa hết hạn tạm giam thì Tòa án lại tiếp tục ra quyết định tạm giam để bảo đảm việc thi hành án... tương tự như nội dung quy định của BLTTHS năm 2003.
    Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra không ít trường hợp sau khi tuyên án bị cáo không bị bắt giam ngay để bảo đảm cho việc thi hành án mà cho tại ngoại để chờ thi hành án dẫn đến việc bị cáo bỏ trốn gây khó khăn cho công tác thi hành án. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, BLTTHS năm 2003 đã có những sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể các trường hợp bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án, cụ thể:
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 228 BLTTHS năm 2003 thì: Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này đó là trường hợp bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo và thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
    Cũng tại khoản 2 của Điều luật này còn quy định: Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Với quy định này cho thấy, để bảo đảm tính chặt chẽ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt này, BLTTHS năm 2003 đã hạn chế người có thẩm quyền bắt bị cáo để tạm giam, theo BLTTHS 1988 thì thẩm phán - chủ tọa phiên tòa ở giai đoạn xét xử sơ thẩm có quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam nhưng theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì Hội đồng xét xử mới có quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam.
    Ngoài ra, tại khoản 3 của Điều luật này còn quy định rõ ràng và cụ thể thời hạn tạm giam bị cáo trong các trường hợp nêu trên là 45 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo bị phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án. Với những vấn đề mới được sửa đổi, bổ sung trên sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng được cụ thể hơn, tránh tình trạng lạm dụng tạm giam bị cáo quá lâu mà không có các quyết định bắt tạm giam của cơ quan có thẩm quyền.

    (Báo Pháp luật)
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Người phạm tội tự thú
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú nhằm xử lý kịp thời các thông tin về hành vi phạm tội và quyết định khởi tố vụ án hình sự được chính xác.
    Người tự thú là người sau khi có hành vi phạm tội đã tự ăn năn về tội lỗi của mình mà tự nguyện khai báo và giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật nhanh chóng làm rõ các tình tiết của vụ án và ngăn chặn các hành vi phạm tội khác.
    Người tự thú bao gồm những người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị phát hiện, bị giam giữ, bị phạt tù đã bỏ trốn hoặc đang bị truy nã mà ra tự thú.
    Pháp luật hình sự nước ta đã có quy định coi hành vi tự thú là tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước. Đồng thời tại Điều 85 của BLTTHS 1988 cũng quy định về thủ tục khi người phạm tội tự thú, tuy nhiên nội dung điều luật này vẫn còn rất chung chung dẫn đến việc không xử lý kịp thời các thông tin về tội phạm, bỏ lọt tội phạm, giải quyết chậm trễ các vụ án đặc biệt không nêu cao được trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận thông tin về người phạm tội tự thú.
    BLTTHS năm 2003 đã khắc phục những hạn chế trên thông qua việc sửa đổi, bổ sung những quy định mới là: Tại Điều 102 BLTTHS năm 2003 đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú nhằm xử lý kịp thời các thông tin. Các cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú không chỉ phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú mà còn quy định bổ sung bắt buộc các cơ quan tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc VKS biết. Việc quy định này giúp cho các cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận người tự thú biết được địa chỉ cụ thể để chuyển người tự thú đến đó nhằm xử lý kịp thời các thông tin, diễn biến của hành vi phạm tội cũng như áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, bảo đảm những biện pháp cần thiết để giải quyết vụ án. Đồng thời tăng cường trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan, tổ chức trong xã hội hiện nay.
    Với vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án, hành vi tự thú đã giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm khám phá tội phạm và ngăn chặn được những hành vi phạm tội sắp xảy ra, do đó đòi hỏi các cơ quan điều tra phải kiểm tra kỹ những thông tin trong lời tự thú xem có chính xác và đúng hay không để xác định rõ có hành vi phạm tội và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự được chính xác.

    (Báo Pháp luật)

Chia sẻ trang này