1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bò sữa ! Ước mơ đổi đời và thực tế

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi vinataba147, 06/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinataba147

    vinataba147 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Bò sữa ! Ước mơ đổi đời và thực tế

    Có chút duyên nợ với mảnh đất Tuyên Quang . Đã từng sống và công tác ở đó một thời gian .
    Hôm nay đọc lại chuyện bò sữa và sự phá sản của bò sữa trên vnn.vn thấy ngậm ngùi xót thương cho những người nông dân và bộ phận liên quan đến dự án bò sữa của tỉnh Tuyên quá .
    Tôi thực sự súc động và bức xúc nên vào Box Tuyên chia sẻ .
  2. vinataba147

    vinataba147 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    (VietNamNet) - Chương trình nuôi bò sữa tại Tuyên Quang diễn ra hơn 4 năm, đến nay chính thức đã phá sản. Đây có thể coi là một quyết định khó khăn, dũng cảm của tỉnh uỷ Tỉnh Tuyên Quang và cũng là bài học lớn cho các tỉnh đang đầu tư kinh doanh ở lĩnh vực này.
    Tiễn bò
    Những ngày này, các chủ nuôi bò tại Tuyên Quang đang khẩn trương làm cái phần việc mà từ trước đến nay chưa bao giờ họ tính đến: cân, đo, đếm đàn bò của mình, kê biên tài sản, máy móc hiện có? để được khoanh nợ. Những chú bò khoang đen trắng sẽ ra đi. Một cuộc tiễn đưa không kèn trống. Công nợ và những tháng ngày mất việc của công nhân, nông dân ở lại. Một nỗi buồn không của riêng ai như đang trùm lên khắp cánh đồng cỏ, đồng ngô xứ Tuyên.
    Hơn bốn năm trước, cả tỉnh, và nhất là nhân dân 2 huyện Yên Sơn và Sơn Dương trống dong cờ mở, băng rôn khẩu hiệu? đón bò. Giấc mộng sau 3 đến 4 năm sẽ có hội chợ bò, hội thi bò để đồng bào khắp nơi đến trao đổi, mua bán nay đã không thực hiện được. Tuy vậy, bà con nông dân, công nhân nuôi bò hôm nay vẫn nuôi một tia hy vọng le lói: sẽ có một phép màu nhiệm cứu họ. Sau cuộc ?okiểm kê? này, sẽ có các chủ mới vực dậy đàn bò đang kiệt quệ vì thiếu ăn. Họ hy vọng thêm một lần bao cấp, xoá nợ, hy vọng sẽ có những tập đoàn lớn ở nước ngoài đến? tiếp quản để họ lại được cắt cỏ, trồng ngô; được chăm sóc đàn bò khoang đen trắng.
    Nhưng, hy vọng của bà con nông dân trở nên quá mong manh khi chúng tôi có được những kết quả mới nhất từ Hội đồng kiểm kê, phân loại bò và tổ tư vấn: Hiện số bò giống HF và bò giống Brahman trên toàn tỉnh còn chưa đầy 1000 con. Trong đó nếu chiếu đúng theo barem mà Hội đồng sử dụng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3984-85) để phân loại thì Tuyên Quang hiện không còn bò đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân là, do bò thiếu ăn, không được chăm sóc. Ngoài ra một số con đạt đẳng cấp cấp I nay đã bị bán mất. Như vậy, nếu đúng như Hội đồng (gồm đại diện Sở NN&PTNT; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở Khoa học Công nghệ; Chi cục Thú y?) đã thống nhất tiêu chí thì hiện nay đàn bò đang không đủ chất lượng.
    Chúng tôi may mắn có mặt tại phiên họp ngày 19/9 về việc kiểm kê, phân loại bò, cũng như thực tế đến các trại nuôi bò thì việc để lại khoảng 400 con làm hạt nhân sau này chỉ là chuyện ?oxét vớt? ngoài tiêu chuẩn đặt ra.
    Người nông dân ở lại

    Cỏ Voi; Cỏ Ghi nê;?được dành riêng quỹ đất trong toàn tỉnh Tuyên Quang để trồng đã hạ giá từ 200.000đ/1 (năm 2002) nay chỉ còn 100.000đ/1 tấn. Nhiều nơi, cỏ mọc ngập đầu người nhưng nhân dân không thu hoạch vì không có người mua. Ảnh: Ngọc Năm
    Những người nông dân đã khóc khi phải chia tay với bò bởi đã nhiều năm chăm sóc, gắn bó và đó cũng là những giọt nước mắt tủi hận khi công sức lao động 4 năm qua bỏ ra, đồng lương ít ỏi thu về cũng chưa được đầy đủ.
    25 công nhân ở trại Hoàng Khai, mỗi người một tâm trạng nhưng cùng chung một nỗi lo: Không nuôi bò nữa họ biết làm gì? Bà Vũ Thị Tuyền cho biết : Đã gần 5 năm gắn bó với trại này, bà hiểu được cả tính nết cũng như cách ăn của mỗi loại bò? Vậy mà mấy hôm nữa thôi bà phải xa rời đàn bò.
    Bà Tuyền là người từng được chăm sóc con bò mang ký hiệu AHF123 có một thời được mệnh danh là ?omáy sản xuất sữa?, từng cho 45 lít sữa/ngày vào thời điểm năm 2003. Đây là con bò cho nhiều sữa nhất Việt Nam và đạt ngang những con bò có kỷ lục quốc tế về sữa. Vậy mà sau một thời gian chỉ còn 8 lít/ngày và đến nay cũng đang chịu chung số phận như 155 con khác của trại.
    Theo ông Suý (Giám đốc trại Hoàng Khai), ngay cả lúc bò AHF123 đạt 45 lít sữa/ngày thì trại của ông vẫn thua lỗ vì giá sữa bán được vẫn thấp hơn giá thành sản phẩm. Đó cũng là nguyên nhân mà từ năm 2003 đến nay các trại bò Đồng Thắm, Thắng Hiền, Đức Lương? không có tiền trả cho người dân.
    Chỉ tính riêng trại Đồng Thắm cũng đã nợ nhân dân trong vùng 1 tỷ đồng tiền cỏ. Ông Sơn, ông Hùng, ông Băng là những người chạy xe công nông bán cỏ cho các trại cho biết: Ban đầu họ hứa chỉ chậm tiền cỏ 1 tháng, các ông đi thu gom cũng hứa với người cắt cỏ, trồng cỏ như vậy. Thế mà đến nay nhiều khoản tận 3 năm rồi họ vẫn chưa thu được tiền. Trong số họ có người đã phải trốn không dám về xã vì sợ nông dân đòi tiền thu gom cỏ.
    Nếu ngay sau đây, quyết tâm của Tỉnh thực hiện được là sẽ tồn tại một đàn bò sữa giống thuộc Sở NN & PTNT thì số lượng ?oxét vớt? để nuôi tiếp cũng sẽ không đạt được 400 con như dự kiến. Và việc trồng cỏ từng được phát động khắp tỉnh Tuyên Quang cũng sẽ phá sản theo bò, người nông dân phải chia tay với bò, với cỏ để tìm một loại cây trồng mới thích ứng. Mà việc trồng cây gì thay thế cỏ voi, cỏ ghine, cây họ đậu? chúng tôi cũng chưa thấy có giải pháp trong Nghị quyết của Tỉnh uỷ cũng như những hướng dẫn cần thiết của Sở NN&PTNT.
    Hàng trăm người dân vùng kinh tế mới Na Hang mấy năm nay trông vào nghề cắt cỏ thuê nay đã mất việc. Những người như bà Tùng còn 96 ngày công, ông Hải còn 70 ngày (mỗi ngày công cắt cỏ là 15.000đ) nay họ không biết kêu ai? Ông Nguyễn Văn Bình, thôn 1, xã An Tường, huyện Yên Sơn còn bị nợ tới 50 triệu tiền cỏ. Riêng Công ty TNHH Đồng Thắm nợ ông 28 triệu đồng, không còn khả năng thanh toán.
    Người dân Tuyên Quang ngậm ngùi tiễn bò khi họ còn đang mang công mắc nợ. P hía trước họ là chuỗi những ngày mất việc. Hiện tại, họ làm gì với cánh đồng cỏ đã được phát động, gây dựng và trồng trọt hơn 4 năm qua? Câu hỏi này đã và đang được đặt ra khẩn thiết với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang khi họ chính thức tuyên bố phá sản chương trình nuôi bò sữa.
    Quyết định khó khăn

    Gắn bó với bò sữa hơn 3 năm, nay người công nhân này đã nghỉ việc vì không có lương. Và đàn bò cũng đã "đứt" sữa. Ảnh: Ngọc Năm
    ...4 năm về trước, bắt đầu từ Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 20/11/2001 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế của tỉnh, toàn tỉnh Tuyên Quang đã hạ quyết tâm: "Đẩy mạnh phát triển đàn bò; trong thời gian ngắn nhất, hình thành đàn bò sản xuất sữa, đàn bò thịt chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2005 có trên 4.800 con bò sữa, trong đó có 1.600 bò cái sinh sản". Tỉnh chỉ đạo các ban ngành, xuống đến các huyện xã... phát huy thế mạnh về đất để trồng cỏ, trồng ngô. Tập trung cao nguồn nhân lực vào lĩnh vực này. Khó khăn nhất là tiền vốn để đầu tư bò giống thì đã được tỉnh chỉ đạo lấy từ nguồn vốn nhàn rỗi Kho bạc Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ đầu tư phát triển của tỉnh và ngân sách địa phương. Tóm lại là các ngành, ban trong tỉnh và nhân dân tập trung nhân lực, tài chính phát triển bò và xem đây là một chương trình trọng tâm của tỉnh.
    Từ đó đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã nhập về 3.279 con bò sữa giống Hà Lan (Holstein - Friesian), gọi tắt là giống HF và 864 con bò thịt giống Brahman thuần chủng (giá bò lúc đó từ 30 triệu đến 35 triệu đồng một con). Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại cơ khí hoá trong chăn nuôi, có nhà máy vắt sữa hiện đại gắn với công nghệ quản lý đàn.
    Đến nay, ngoài những cơ sở, gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, toàn tỉnh Tuyên Quang có 8 trung tâm và công ty nuôi bò sữa, bò thịt tập trung tại 2 huyện Yên Sơn và Sơn Dương. Tất cả đều đang thua lỗ, làm thâm hụt vào ngân sách tỉnh, gây nhiều rủi ro cho các ngân hàng trên địa bàn và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
    Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thất bại, làm phá sản cả một chủ trương lớn của tỉnh chúng tôi được biết: Suốt 4 năm qua, nguồn khai thác chính từ bò là sữa nhưng chưa bao giờ giá sữa bằng được giá thành sản xuất. Hiện nay, giá sữa giao động từ 4.000 đồng đến 4.500 đồng/lít (trừ công thu gom và cước phí vận chuyển về tới Hà Nội thì giá trị thực chỉ còn 3.600đồng/lít). Trong khi đó, thị trường Trung Quốc là 5.300 đồng/lít, người chăn nuôi được trợ giá công vận chuyển, tại Thái Lan là 5.500đồng/ lít... Ngoài ra, việc chi phí sản xuất tạo giống bò, bê cao mà không có thị trường tiêu thụ. Sau một thời gian ngắn, các đơn vị nuôi bò tại tỉnh Tuyên Quang đã thâm hụt vào vốn vay, không còn tiền trả lương công nhân và nguy hại hơn là các đơn vị này không còn cả tiền để mua cỏ, ngô... nuôi sống bò. Đàn bò đã suy giảm nhanh chóng, gầy yếu, mất sữa và nhiều con đã sinh bệnh như viêm vú, đột quỵ...
    Lê Ngọc Năm
    http://www2.vietnamnet.vn/psks/2006/09/617048/
  3. vinataba147

    vinataba147 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tiễn bò đi, trút được gánh nặng phát sinh? nợ mới, nhưng các trung tâm, các công ty TNHH nuôi bò còn chịu nhiều hệ luỵ. Người trồng cỏ và công nhân quây nợ, các ngân hàng trong tỉnh khoanh nợ để chờ thanh lý khoản tài sản ít ỏi, đang mất giá.
    Kỳ 1: Tiễn bò
    Một giám đốc nuôi bò thốt lên: "Bây giờ, mỗi sáng ngủ dậy tôi mất đứt 2 triệu tiền lãi"!
    Chiều 18/9, khi đang làm việc với ông Vũ Đức Doãn, Giám đốc Công ty TNHH Đồng Thắm, chúng tôi đã chứng kiến khá nhiều chủ nợ đến tìm ông. Có những người hàng năm nay Công ty chưa thanh toán tiền cỏ, người ít thì vài ba trăm, nhiều hơn như ông Nguyễn Văn Bình ở thôn 2 xã An Tường là 28 triệu đồng. Thậm chí, có người xông thẳng vào phòng Giám đốc ngồi chờ và tuyên bố: "Không đòi được 6 triệu đồng bán cỏ, tôi sẽ ngồi lì ở phòng giám đốc thế này".
    Ông Vũ Đức Doãn, giữ cương vị giám đốc Công ty TNHH Đồng Thắm từ tháng 7/2004. Như các giám đốc nuôi bò khác trong tỉnh, họ cùng được chuyển giao trang trại, con giống từ 2 huyện Yên Sơn và Sơn Dương đại diện.

    "Không đòi được tiền bán cỏ. Tôi sẽ ngồi lỳ ở phòng GĐ thế này..." Ảnh: Ngọc Năm
    Khi tiếp quản, ông Trần Nhất Súy ký nhận một bản công nợ đã gần 6 tỷ đồng với ngân hàng; Sở Tài chính; Nợ cá nhân? cho các khoản con giống và nhà xưởng. Thực tế ông và 25 công nhân dưới quyền đã làm hết sức với mong muốn "?Trong thời gian ngắn nhất hình thành đàn bò theo hướng sản xuất sữa, đàn bò thịt chất lượng cao đúng quy trình kỹ thuật với quy mô phù hợp..." như Nghị quyết 05/NQ-TU Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 6, ngày 20/11/2001. Nhưng rồi chương trình này bị phá sản bởi lẽ giá sữa tươi ở ta đang thấp nhất thế giới. Phần thức ăn cho bò lại khan hiếm, mua thức ăn tinh tại Công ty Thái Dương tận Quảng Nam, bán sữa tươi phải chuyển về Hà Nội... Vì vậy ông đã phải xin hàng!
    "Vẫn chưa khổ bằng chúng tôi"
    Đó là lời bà Bùi Thị Bích, Trưởng phòng tín dụng, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tại Tuyên Quang. Nói rồi, bà lật sổ đọc những khoản nợ của 5 trong số 8 đơn vị nuôi bò sữa HF, bò thịt Brahman trên địa bàn tỉnh: Đồng Thắm; Thắng Hiền; Đức Linh; Hoàng Khai; Tiền Phong. Chỉ tính riêng số dư nợ của 5 trại này đã là 12 tỷ 758 triệu đồng. Trong đó số nợ quá hạn là 11 tỷ 256 triệu đồng, chưa kể tiền lãi.
    Số tiền mà Ngân hàng này cho vay đợt đầu (năm 2002) để mua 1872 con bò là 49,9 tỷ đồng phân bổ cho 5 trại, từ tháng 7/2004 chuyển thành Công ty TNHH đã được tỉnh đứng ra trả từ tiền ngân sách. Nhưng khoản dư nợ gần 13 tỷ được bảo đảm thế chấp bằng tài sản, máy móc, con giống? đang trong tình trạng rất xấu, không có khả năng thanh toán, thu hồi.
    Bà Bích cho biết: Ngay sau khi có Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 26/7/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về biện pháp giải quyết tồn tại, tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt Brahman, Ngân hàng đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xuống các doanh nghiệp kiểm tra đã phát hiện: Tất cả các đơn vị nuôi bò đều vi phạm nghiêm trọng hợp đồng tín dụng, thế chấp. Nhiều tài sản như máy móc đã được bán đi với giá trị thấp.
    Trại Đồng Thắm chỉ còn 44 con bò nhập khẩu. Đàn bò thế chấp Ngân hàng 176 con nay chỉ còn 34 con. Số này trong tình trạng gầy yếu không có giá trị. Tương tự, Công ty TNHH Đức Linh thiếu 50 con; Thắng Hiền thiếu 86 con, khá nghiêm túc như Hoàng Khai cũng thiếu 20 con. Một tư tưởng rã đám, tẩu tán tài sản thế chấp là quá rõ.
    Đã vậy, phần tài sản đã được định giá thế chấp nay cũng mất giá nghiêm trọng, một con bê nhỏ dòng HF trước đây được đánh giá 20 triệu đồng, nay giá trị thực chỉ dao động từ 2 đến 3 triệu.
    Đàn bò đi về đâu?

    Bê được khoanh nợ tương đương 20 triệu đồng/con (Hai mươi triệu) Giá trị trao đổi hiện nay chưa được 3 triệu đồng/con? Ảnh: Ngọc Năm
    Thế là hành trình bò sữa, bò thịt Brahman của Tuyên Quang đã diễn ra được 5 năm. Hiện nay những người nông dân, công nhân có liên quan đến chương trình đều đang điêu đứng. Biết mấy bao giờ họ mới cải tạo được dải đất khá màu mỡ trên nền trồng ngô, trồng cỏ?
    Và, để kết cho phần viết này chúng tôi xin trích đăng đánh giá của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang qua Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 26/7/2006: "Sữa bò bán thấp hơn giá thành sản xuất, chi phí sản xuất tạo giống bò, bê cao, không có thị trường tiêu thụ; các đơn vị chăn nuôi không có nguồn vốn để duy trì sản xuất, không đảm bảo nguồn thức ăn tinh và thô xanh cung ứng cho đàn bò; chất lượng đàn bò suy giảm, nhiều con gầy yếu. Ngân sách tỉnh đã đầu tư nguồn vốn lớn cho các đơn vị tổ chức chăn nuôi. Các đơn vị nuôi bò đang thua lỗ lớn; lâm vào tình trạng phá sản. Chương trình chăn nuôi bò sữa của tỉnh đến nay thiệt hại về kinh tế".
    Có thể khẳng định, khi thực hiện dự án nuôi bò tỉnh Tuyên Quang chưa lường hết được những khó khăn, chưa tính toán cụ thể. Trong một thời gian ngắn nhập ồ ạt đàn bò với số lượng lớn, lẽ ra phải có những chuyên gia hoạch định, nuôi thí nghiệm và quan trọng là phải dự báo về sản phẩm để các cơ quan có tư cách nhập sữa ngoại (không phải là sữa tươi) cân đối với thị trường trong nước...
    Cũng vì không có dự án tổng thể trong chăn nuôi do vậy mà đến nay cả tỉnh vẫn chưa có nhà máy chế biến, sản xuất sữa. Dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất sữa của Công ty Sữa Vinamilk cũng sẽ bị phá sản theo chương trình nuôi bò sữa này.
    Một căn bệnh thành tích, làm theo phong trào, làm lấy được đã bị bộc lộ. Nhưng giai đoạn đầu, sớm thấy nguy cơ khó khăn nhưng các chuyên gia kinh tế, chăn nuôi của tỉnh vẫn không nói hết sự thật. Rồi đến 7/2004 chuyển giao con giống và trang trại cho các Trung tâm, các Công ty TNHH, một lần nữa họ tiếp tục cái công việc mà càng làm, càng sản xuất kinh doanh lớn càng lỗ nặng.
    Quyết định tuyên bố phá sản và tìm biện pháp mới giải quyết khó khăn, tồn đọng cho các chủ trang trại nuôi bò là một quyết định dũng cảm, dám nhìn thẳng vào sự thật của lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang. Chắc chắn cũng là một bài học cho phần lớn các tỉnh trên toàn quốc phải cân nhắc và nghĩ đến kết cục phát triển đàn bò sữa tại địa phương mình.
    Quyết định của tỉnh Tuyên Quang cho việc phá sản này cũng góp phần khuyến cáo một sự thật bất cập trong việc nhập sữa của chúng ta hiện nay. Sẽ là vô lý khi giá một lít sữa tươi rẻ hơn giá một chai nước lọc, sẽ là vô lý khi sữa nội địa của chúng ta giá thấp nhất thế giới, hiện đang bị ứ đọng, bị các nhà máy sữa trong nước chèn ép giá, vậy mà chỉ đáp ứng được 22% thị trường trong nước? 78% sữa "tươi" Việt Nam nhập ngoại. Mới đây, các nhà khoa học và các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng đã chỉ ra rằng lượng sữa nhập khẩu 78% kia là sữa bột chứ không phải là sữa tươi như đúng tên gọi của nó!
    Thật khó khăn mới lập được một chiến lược phát triển bò sữa nhưng khó khăn chồng chất khi tỉnh Tuyên Quang chính thức tuyên bố phá sản. Trước mắt là những khoản nợ lớn mà hậu quả do việc làm ăn thua lỗ để lại, biết bao công nhân, nông dân chưa được trả lương mà hiện nay họ đang bị mất việc.
    Những cánh đồng cỏ bạt ngàn nguyên là ruộng lúa, nương ngô đều đã bị mất màu, đất cứng và chai sạn. Đây là bài học đắt giá về những chỉ thị, mệnh lệnh duy ý chí đang rất cần được rút kinh nghiệm.
    Bây giờ, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đang khẩn trương chỉ đạo các Ban, Ngành trực thuộc với quyết tâm và nỗ lực cao nhất giải quyết tồn tại, tháo gỡ khó khăn của chương trình nuôi bò sữa, bò thịt. Tất nhiên, việc tiếp tục phát triển hoặc khôi phục một phần đàn bò, theo chúng tôi là phi thực tế.
    Sau khi phân loại và kiểm kê toàn bộ số bò, bê hiện có tại các đơn vị, Hội đồng kiểm kê sẽ chọn ra nuôi giữ số lượng hợp lý làm đàn bò giống hạt nhân. Phần còn lại được định giá sát với giá thị trường, bán cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình trong và ngoài tỉnh có nhu cầu. Số bò, bê gầy yếu hoặc không đủ các tiêu chuẩn cần thiết phải bán loại ngay để thu hồi vốn.
    Như vậy, ngoài việc khoanh nợ trên sổ sách với các đơn vị nuôi bò, giữ lại một số bò giống làm hạt nhân (số này đạt tiêu chuẩn đề ra theo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ là rất ít) thì thị trường bò sữa HF và bò giống Brahman đang trôi nổi. Hiện tại, dù được hỗ trợ vốn từ ngân hàng Chính sách ?" Xã hội tỉnh Tuyên Quang, các hộ dân cũng chưa mặn mà đứng ra mua bò.
    Chúng tôi cũng được biết, ngày 20 tháng 9 mới đây, được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, một số doanh nhân và người môi giới của Malaysia và Trung Quốc đã đi thực tế để chọn mua bò. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả.
    Lê Ngọc Năm
    http://www2.vietnamnet.vn/psks/2006/10/618070/
  4. vinataba147

    vinataba147 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Có mẩu chuyện không biết phân vào lạo chuyện cười hay chuyện là ở VN :
    _ Theo lệnh của tỉnh Tuyên , để đón bò về ( chở từ cảng Hải Phòng ) thì nhân dân ra hai bên đường chào đón đông nghịt . Có xe cảnh sát dẹp đường và hú còi như đón nguyên thủ quốc gia .
    _ Xe máy , otô đi trên đường bị công an giao thông chặn hỏi thường xuyên nhưng Otô , công nông chở cỏ , cây ngô cho bò đi ngang nhiên vượt đèn đỏ , chở cồng kềnh chắn hết đường .
    Công an không dám hỏi và chặn giữ .
    Các bạn trẻ Tuyên Quang có ý kiến gì để giúp nông dân vớt vát hưạc giảm thiểu tình trạng phá sản của bò sữa thành một hệ thống như hiện nay không ???
    Tìm cách tháo gỡ như :
    1 . Hiện tại các cánh đồng , vạt đồi trồng cỏ rất nhiều , chẳng nhẽ để cỏ chết khô ( mà để như vậy cũng nguy hiểm , cỏ khô thì nguy cơ cháy rừng rất cao ) .
    2 . Chuyển đổi cây trồng vật nuôi sao cho hợp lý trên những diện tích đất , trang trai nuôi bò bỏ không ??
    Theo tôi :
    _ Tỉnh có phương án hỗ trợ nông dân bán cỏ cho những vùng chăn nuôi còn bò ở miền Bắc như Ba Vì - Hà Tây . ( Có thể làm cỏ khô để tích trữ chăn nuôi trâu bò cho những tháng mùa đông )
    _ Phát triển thêm và khuyến khích các mô hình hộ gi đình chăn nuôi cá thể những con vật có thể tiêu thụ lượng cỏ dư thừa ngay tại tỉnh như : Trâu bò địa phương , thỏ , dê , cá trắm cỏ ở các ao hồ .....
  5. tayaitayai

    tayaitayai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này hay đấy, ông này rất hiểu, chuyện Rước Bò mình nghe nói còn hoành tráng hơn cơ. Tiếc cho chính sách quá.
  6. tayaitayai

    tayaitayai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Thời gian trước có dịp về thăm nhà, nhân thể tiện lên Huyện Yên Sơn công chứng cái bằng và đi chơi cùng đám bạn, dịp đó vào tháng hè năm ngoái. Một điều ngạc nhiên là ở đâu cũng thấy cỏ, cỏ được tận dụng chồng khắp nơi từ UBND xã cho đến Huyện (Yên Sơn)...
    Mừng thầm cho quê nhà mình đang thực hiện cuộc "Cách mạng trắng", những tưởng được như Ấn Độ những năm đầu nửa cuối của thế kỷ trước.
    Giờ đây "Cách mạng trắng" là những giọt nước mắt, nợ nần ai trả cho đây! Người nông dân lại cam chịu "BÒ" mà kiếm sống, mà tồn tại.
  7. vinataba147

    vinataba147 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Thì hay huặc dở chỉ là vấn đề đưa ra . Bây giờ điều quan trọng là tìm ra phương hướng gỡ gạc cho bà con Tuyên Quang chút đỉnh . Bởi mấy ông bà duyệt cho cái " Tiếc cho chính sách quá " thì có phải trông cỏ , nuôi bò đâu .
    Tui không phải người Tuyên , nhưng cũng muốn có một tiếng nói ít nhiều vào diễn đàn của các bạn để cho các bạn đưa nhiều ý kiến cho Topich này .
    Và biết đâu đấy trong các bạn trên Box TQ có những mối liên hệ dây mơ rễ má đến những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án Bò sữa sẽ thông tin đến họ để những ý tưởng tháo gỡ đó có chút hữu ích .
    Các Mod Box Tuyên có vẻ cũng trầm trầm nhỉ ???
  8. tayaitayai

    tayaitayai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Mod đừng xóa cái này nhé, hy vọng sẽ có ích cho Tuyên Quang mà.
    Mọi người góp ý kiến để tháo gỡ giúp bà con đi. Không có thành viên diễn đàn này học chuyên ngành Nông nghiệp sao? Kiến thức xã hội có được thực tiễn từ địa phương khác.
  9. vinataba147

    vinataba147 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Mà thôi , xoá đi cũng được . Có đến 47 lượt người vào đọc nhưng chỉ có mình tayaitayai viết bài .
    Tiếc mình có lòng nhưng tìm không đúng chỗ .
  10. tq12ak70

    tq12ak70 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    xin chào vinat.
    sao bạn lại mất kiên nhẫn thế, mọi việc cứ từ từ (không thích hợp lắm với cá tính thanh niên thời nay) sẽ có cách giải quyết mà, tiếc rằng tỉnh TQ là một tỉnh mạnh về nông nghiệp nhưng người TQ theo học các trường NN hoặc Lâm nghiệp không nhiều (đấy là theo chủ quan của tôi), Thế hệ trước có nhiều người theo đuổi phát triển nông nghiệp TQ nhưng có thể do không đáp ứng được yêu cầu của thực tế hoặc do ... nên mới có dự án nuôi bò sữa ở TQ và mới có chuyện trống rong cờ mở để đón ... bò ngoại mặ dù đã thừa biết giống bò nhập về không thích hợp với khí hậu ở TQ. nói nhiều cũng vậy thôi, theo tôi để cứu vãn lại dự án nuôi bò lấy sữa có khita nên nhập ... trâu ngoại về thay thế ... máy cầy. để phát triển nông nghiệp

Chia sẻ trang này