1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bò sữa ! Ước mơ đổi đời và thực tế

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi vinataba147, 06/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinataba147

    vinataba147 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Ơ rê ka !!! Nói đến trâu tôi nhớ ra rồi .
    Đúng rồi , trâu được đấy . Tuyên Quang nổi tiếng có món đặc sản thịt trâu .
    Nhưng mà trâu nuôi lấy sữa ở VN có một người đang nuôi và đàn trâu đang phát triển , nhân giống mấy chục năm nay rồi chắc sẽ hợp với thời tiết , khí hậu TQ . Đó là Anh hùng lao động Hồ Giáo - đi vào văn học từ hồi học C 1 - , Đàn trâu của Hồ Giáo là trâu nuôi lấy sữa giống của Ấn Độ .
    Theo mình hiểu sữa Dê là tốt nhất , thứ hai sữa Trâu , thứ ba mới đến sữa Bò .
  2. quangsdtq79

    quangsdtq79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về một số đề nghị của tỉnh Tuyên Quang
    ________________________________________
    Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5654/VPCP-ÐP ngày 5-10-2006 gửi các bộ chức năng, Tổng cục Du lịch, Ngân hàng Chính sách xã hội, UBND tỉnh Tuyên Quang truyền đạt ý kiến của Thủ tướng *************** về việc giải quyết một số đề nghị của tỉnh Tuyên Quang.
    Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp UBND tỉnh Tuyên Quang và các cơ quan liên quan xem xét, cấp phép thăm dò các vùng chì - kẽm: Ðồng Quán - Bình Ca, Thượng Âm - Sơn Dương, Thành Cóc - Yên Sơn cho doanh nghiệp có năng lực về tài chính, kinh nghiệm trong ngành khai thác khoáng sản, luyện kim, bảo đảm dự án Nhà máy luyện chì - kẽm Tuyên Quang có hiệu quả.
    Các thành phần kinh tế và hộ dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản được hưởng các chính sách hỗ trợ theo nội dung Quyết định số 167/2001/QÐ-TTg (ngày 26-10-2001) của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010. UBND tỉnh Tuyên Quang trình Hội đồng Nhân dân tỉnh phương án xử lý các tồn tại về tài chính của Chương trình, có kế hoạch khoanh nợ, thu hồi dần vốn đầu tư của ngân sách địa phương.
    Thủ tướng Chính phủ đồng ý thực hiện thí điểm việc ô-tô chở khách du lịch của Trung Quốc quá cảnh tới tỉnh Tuyên Quang; giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Tổng cục Du lịch trao đổi, thỏa thuận với phía Trung Quốc và hướng dẫn các địa phương thực hiện, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.Việc phê duyệt Báo cáo đầu tư xây dựng công trình A-04, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 627/VPCP-NC ngày 8-8-2006 của Văn phòng Chính phủ.
    (Bao Nhan dan dien tu)
  3. quangsdtq79

    quangsdtq79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    kể ra thì tuyên quang cũng có một chút tiềm năng về du lịch, đã từng là "thủ đô xanh" của cách mạng. Nhưng khả năng kết hợp và khai thác còn kém. Bời vì, làm "kinh tế du lịch" là rất khó, đây là một ngành kinh tế "mềm" khó đánh giá được lợi ích thực, đặc biệt lại là du lịch lịch sử. Nếu làm tốt hơn, có thể tuyên quang không bị đẩy ra ngoài chương trình ''''du lịch về nguồn'''' của ba tỉnh: Phú thọ, Yên bái và Lào cai. Mong rằng, năm nay, du lịch tuyên quang sẽ có một bước phát triển mới.
    Về Thương mại, tuyên quang mình không có lợi thế về thông thương (land-locked), không gần các trung tâm lớn, quy mô các doanh nghiệp thì nhỏ. Phát triển thương mại là một bài toán khó. Lãnh đạo tỉnh nên tìm cách phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng, nguồn cung ngay từ địa phương, từ đó tạo đà cho thương mại phát triển.
    Về hành chính, vấn đề tách Du lịch và Thương mại riêng là chưa khả thi và có phần đi ngược lại với xu thế (vấn đề này sẽ bàn thêm). Sở Thương mại có thể nói là sở yếu nhất của một tỉnh, không chỉ riêng tuyên quang, cần có một sức mạnh tổng hợp hơn và có chính sách từ cơ quan chủ quản cấp trung ương.
    (Mong rang se chuyen dong dan dan)
  4. quangsdtq79

    quangsdtq79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Mình đã phải copy bài này vào để đọc và làm tài liệu. Bạn thân mến, âu đây cũng là bài học cho một tuyên quang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mong rằng, diễn đàn này sẽ có nhiều người vào đọc và cung cấp nhiều thông tin về tỉnh nhà cho mọi người chia sẻ. Nhưng ngày càng có ít người quan tâm tới box của tỉnh mình hơn, thật là buồn. Mình mong muốn được trao đổi các thông tin về kinh tế, chính sách, tình hình của tỉnh tuyên quang với tác giả của chủ để này. YM nick của mình là: quangsdtq.
    thân!
  5. cho_xu_beo_mum_mim

    cho_xu_beo_mum_mim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    778
    Đã được thích:
    0
    Quang ơi, vợ thằng Chiến tính đến hôm qua thì sắp đẻ, tao ko biết giờ đẻ chưa , lâu rồi mày có alo cho nó ko?
    Ở box TQ hầu hết là SV, nên ít người có đủ thông tin và quan tâm đến những vđề này lắm. Nếu có thể được, cứ tiến hành sao cho TQ phát triển, bao gồm cả việc làm cầu nối ptkt giữa TQ và châu Phi, why not? Tao ủng hộ mày .
  6. quangsdtq79

    quangsdtq79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Chị à, lần sau đưa thông tin riêng vào hộp thư cho em nhé. Bạn vinataba viết được đấy chứ, thông tin rất cụ thể về chương trình bò sữa. Em chỉ muốn biết thêm thông tin về tỉnh mình thôi. Em sẽ cố gắng làm công việc được giao, đó là nhiệm vụ mà. nhưng mà cho Việt Nam nói chung thôi, không phân biệt như thế được.
  7. tayaitayai

    tayaitayai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Cá nhân tôi thấy việc nhân dân chăm chỉ chồng cỏ là rất tốt, đã tận dụng được những khu đất trống mà ngày trước chỉ để cho các cây dại mọc hoang. Mặc dù chương trình bò sữa đã bị phá sản nhưng nếu biết tận dụng nguyên liệu - cỏ để phát triển đàn gia xúc tại địa phương là rất khả năng.
    Huyện Mộc Châu, Sơn La vừa mở cuộc thi về bò sữa. Lãnh đạo Tuyên Quang nên cử cán bộ sang tỉnh bạn thực tế, xem xét khả năng phù hợp với khí hậu tỉnh nhà. Vì trong chăn nuôi yếu tố môi trường đóng vai trò khá quan trọng.
    Mình nghĩ nhân dân hãy tận dụng nguyên liệu sẵn có vào việc nuôi trâu như Anh/chị vinâtba147 nói là rất đúng, thời buổi ngày trước là đi mua thịt bò chỉ sợ nhầm thịt trâu nhưng bây giờ thịt trâu lại có giá hơn rồi...
  8. hfaces

    hfaces Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bác bàn luận sôi nổi quá nhưng em cũng xin góp một số ý kiến nông cạn:
    Theo em thất bại của chương trình bò sữa Tuyên Quang là sai lầm trong việc lập dự án, thẩm định dự án. Sai lầm do đâu? Do những người chịu trách nhiệm trong dự án này trong các khâu khảo sát, lên kế hoạch, thẩm định yếu kém năng lực hay do một số lý do nào khác?????
    Tất nhiên, không ai có thể đánh giá hết những rủi ro nhưng có những vấn đề cần phải làm rõ , được tính toán ngay từ khâu lập dự án: Đầu ra cho sản phẩm sữa, nguồn thức ăn để nuôi bò, chi phí giá thành trên sản phẩm...!
    Giờ không biết các giải pháp tiếp theo để phát triển kinh tế TQ là gì? nhưng có lẽ trước hết cần nâng cao năng lực bộ máy lãnh đạo, thu hút nhân tài, còn thu hút bằng gì thì đấy là do các bác ở Tỉnh. Em thấy có rất nhiều người con Tuyên Quang có tài, muốn về cống hiến ở tỉnh, nhưng họ không thể về vì do cơ chế quá ngặt nghèo, Tỉnh Tuyên Quang có thay đổi được vị trí trong bảng xếp loại kinh tế không còn tuỳ thuộc vào khả năng và tâm huyết của các nhà lãnh đạo.
  9. tayaitayai

    tayaitayai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0

    Về với ?oThung lũng ánh sáng?
    Hơn nửa thế kỷ qua là cả một sự đổi thay lớn về diện mạo kinh tế, xã hội của Tuyên Quang, một tỉnh có tới 22 dân tộc anh em sinh sống, là sự nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi nếp nghĩ, nếp làm của nhân dân và chính quyền tỉnh trước những vận hội của thời kỳ mới.
    Tuyên Quang gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng của đất nước. Đặc biệt, trong thời kỳ cách mạng, từ năm 1945 đến 1954, khu căn cứ địa Tân Trào được chọn làm thủ đô lâm thời Khu giải phóng, là ?oThủ đô kháng chiến?, An toàn khu của Trung ương Đảng, Chính phủ. Tại đây, tháng 5.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng về Tân Trào để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội để quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước thành lập nên nhà nước cộng hoà đầu tiên ở châu Á. Nơi đây một thời là trung tâm chỉ đạo cách mạng Việt Nam với những địa danh gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam.
    Thời gian qua đi nhưng những gì đất và người Tuyên Quang đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thì vẫn còn đó trong những trang vàng lịch sử. Người Tuyên Quang tự hào về quê hương mình và vững bước đi lên. Không tự hào sao được khi với một tỉnh còn nghèo như Tuyên Quang mà tăng trưởng GDP những năm qua liên tục là hai con số (bình quân 11%); giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19,6%, giá trị xuất khẩu tăng gần 17%... Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông- lâm nghiệp.
    Câu chuyện về bước đột phá trong chăn nuôi bò sữa của tỉnh đến nay vẫn còn là vấn đề thời sự. Sau gần ba năm thực hiện chương trình, tỉnh đã có hơn 4.000 con bò sữa và 900 con bò thịt chất lượng tốt (giống Brahman), là tiền đề quan trọng cho việc cải tạo, nâng cao, chất lượng đàn bò của tỉnh. Điều quan trọng hơn là đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Để việc tiêu thụ sản phẩm sữa thuận lợi, Tuyên Quang đã liên doanh với Công ty cổ phần Sữa Việt Nam VINAMILK xây dựng Nhà máy chế biến sữa Tuyên Quang tại Khu công nghiệp Long Bình An với công suất 40 triệu lít/năm. Một trong những công ty chăn nuôi bò sữa ?omạnh? ở Tuyên Quang hiện nay là Công ty cổ phần bò sữa Phú Lâm đóng trên địa bàn huyện Yên Sơn, nơi có tới 2.000 con bò sữa nhập từ Australia. Ông Phùng Văn Hưng, Giám đốc Công ty cho biết: ?oNhiệt độ trung bình ở đây là 23,3oC, rất phù hợp với nhiệt độ ở bang Queensland - Australia (quê hương của đàn bò sữa ) nên đàn bò tăng trưởng rất tốt, đạt 500-700 kg/con. Đến nay, đã có hơn 1.000 con cho vắt sữa. Tỉ lệ phối giống cao. Trung bình bò lứa 1 đạt 17-18 kg sữa/ngày?. Việc chăn nuôi bò sữa của công ty đã cho hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Không chỉ thu hút người dân nơi đây vào làm việc, mà còn làm cho cuộc sống đồng bào các dân tộc khấm khá lên nhờ trồng ngô và cỏ bán cho công ty.
    Năm 2004 cũng là năm ghi một dấu mốc quan trọng trong hoạt động của Xí nghiệp xi măng Tuyên Quang sau hơn 25 năm xây dựng phát triển đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang. Doanh nghiệp này đang đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất xi măng theo công nghệ mới. ?oChúng tôi phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với các mặt hàng xi măng hiện có trên thị trường, liên tục tăng năng suất và sản lượng, không chỉ chiếm thị phần lớn trong tỉnh mà còn bán được nhiều sản phẩm ra các tỉnh lân cận?, ông Trần Minh Chon, Phó Giám đốc Công ty khẳng định. Một nhà máy nữa của tỉnh cũng mới được khởi công, Nhà máy xi măng Tràng An với công suất 910.000 tấn/năm?
    Là tỉnh miền núi có tiềm năng rừng khá lớn, trong những năm qua, diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể, tạo điều kiện để công nghiệp chế biến lâm sản phát triển. Tháng 1.2005, sau hơn 4 tháng hoạt động, Công ty cổ phần chế biến lâm sản Tuyên Quang đã xuất lô hàng đầu tiên gồm 4.000 chiếc ghế ngoài trời sang thị trường châu Âu trong tổng số gần 60.000 chiếc do công ty ký hợp đồng với tập đoàn IKIA (Thuỵ Điển). Đây là tín hiệu vui cho ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Tuyên Quang, là bước khởi đầu cho những dự định lớn hơn.
    Cũng như nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, mô hình xây dựng các khu công nghiệp tập trung, thu hút đầu tư ngoài tỉnh đã được Tuyên Quang chú trọng. Tiềm năng đất đai, nguồn nguyên liệu phong phú, tài nguyên khoáng sản dồi dào? tạo điều kiện cho Tuyên Quang phát triển nhiều ngành công nghiệp. Khu công nghiệp Long Bình An cách thị xã hơn 10 km là nơi hội đủ các điều kiện về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, bến cảng... hệ thống cung cấp nước và dịch vụ viễn thông cùng với những chính sách khuyến khích đầu tư đã tạo nên sức hấp dẫn. Đến nay, đã thấy hiện diện một khu công nghiệp tập trung với nhiều loại hình sản xuất theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến. Ngược lên huyện Na Hang, dưới chân núi Pác Tạ, đang dần hiện lên một công trình công nghiệp hiện đại, biến dòng sông Gâm thành dòng điện công suất 342 MW với 1,2 tỷ kwh điện/năm - Nhà máy Thuỷ điện Tuyên Quang. Không bao lâu nữa, tổ máy số 1 của nhà máy sẽ hoạt động (dự kiến năm 2006), hoà vào mạng lưới điện quốc gia. Từ đây điện chẳng những chạy đi khắp nơi mà nó còn làm bừng sáng cả một vùng Na Hang với nhiều hứa hẹn mới. Theo tiếng Tày, Na Hang nghĩa là ?omảnh đất cuối?; Tuyên Quang có nghĩa là ?othung lũng ánh sáng?. Ở ?omảnh đất cuối? ánh sáng đang bừng lên tạo nên một diện mạo mới, vươn tới xứng đáng với truyền thống của quê hương cách mạng.

    Tuyên Quang:
    - Diện tích: 5.869 km2.
    - Dân số: 709.400 người (năm 2003). Gồm 22 dân tộc: Việt
    (Kinh), Tày, Dao, Sán Chay...
    - Đơn vị hành chính: Thị xã Tuyên Quang và năm huyện: Na
    Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương.
    - Điều kiện tự nhiên: Là tỉnh ở vùng cao phía Bắc với nhiều ngọn
    núi cao hơn 2.000 mét. Rừng ở Tuyên Quang rộng lớn và chủ
    yếu là rừng nguyên sinh. Tỉnh có hai con sông lớn chạy qua là
    sông Lô và sông Gâm. Khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình
    năm khoảng 23oC.

    Vậy đâu là nguyên nhân?
  10. quangsdtq79

    quangsdtq79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay, có chút thời gian mình xin có một số bình luận nhỏ thế này:
    1. Thế là Quyết định chia tay với đàn bò sữa, một quyết định khó khăn nhưng cũng cần phải làm và đã được làm. Thực ra, ý nghĩa của chương trình này không phải là không tốt, vấn đề chỉ là cách thực hiện. Đầu tư và nông nghiệp là đầu tư dài hạn, và không được vội, nhưng nhiệm kỳ chính trị thì đôi khi không dài hạn, vậy do đó, thất bại là nhãn tiền.
    Quyết định đó được đưa ra, theo thông tin "vỉa hè" mình nhận được thì anh Quân trước khi lên nhậm chức tại Tuyên Quang có "mặc cả" với Trung ương là phải từ bỏ chương trình bò sữa, thực ra đây không phải là mâu thuẫn trong lãnh đạo gì cả mà chỉ là anh Quân tự thấy mình không tiếp tục làm được chương trình đó.
    2. Về khu công nghiệp Long Bình An, lâu không về tuyên quang nhưng mình cũng không nghe được thông tin gì về nó. Từ khi anh Quân về tuyên quang, anh ấy đã làm cho tỉnh mình được "biêt đến" hơn thông qua một số hoạt động đúng lĩnh vực của anh ấy. Nhưng về phát triển kinh tế, công nông nghiệp thì lại có vẻ trầm lắng hơn. Mình nghĩ là anh Quân muốn dựa vào Trung ương nhiều hơn là tự phát triển (suy nghĩ cá nhân thôi).
    Phát triển kinh tế, phải đi từ tạo nguồn thu, bất kể là nguồn thu đó từ đâu (bài học Las Vegas, Macau, Thailand) tất nhiên nói thì dễ, nhưng kiếm nguồn thu thế nào là một bài toán rất khó. Đối với tuyên quang nguồn thu và việc làm từ bò sữa và khu công nghiệp có thể nói là chấm dứt, vậy nên theo tôi tuyên quang nên tập trung vào các chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, dựa vào hỗ trợ từ trung ương và một số nguồn lực của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh nên tập trung xem xét xem đâu là nguồn lực: ví dụ như sản xuất quy mô nhỏ: giấy, xi măng, sắt thép mía đường (mía đường nếu mà biết làm thì khá có lãi) và một số nguồn lực khoáng sản khác, rừng, như một bạn nào đó đã viết, không thể coi là một thế mạnh nữa rồi.
    Mình mạn phép lan man mồi vài dòng, suy nghĩ cũng còn nông cạn mong các bạn chỉ bảo thêm.

Chia sẻ trang này