1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ sưu tập hình ảnh về Trường Sa - Nơi Tổ Quốc nhìn từ phía biển (Phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Lasonphutu83, 21/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    Đôi bạn. Chỉ có ở Trường Sa
    --------

    Nơi khác không có heo và cò chắc?
  2. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Bãi đá ngầm Ngọc Bích này hiện nay thuộc bên nào thế các bác [:D]
  3. thatvovan

    thatvovan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    107
    Bài nayfem thấy viết về Trường Sa khá đầy đủ, nhưng cái bãi đấy cũng thấy mơ hồ, chưa xác định được bác ợ.[:D]
    A. Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm có thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn, và khu bảo tồn biển Nam Yết (đang đề nghị).

    Hiện đang có 21 đảo do quân đội nhân dân Việt Nam đóng giữ được Việt Nam thông báo (chưa kể các đảo chưa có quân nhưng đã được Việt Nam kiểm soát)


    9 đảo nổi là : An Bang (Amboyna Cay) , Phan Vinh (Pearson Reef) , Trường Sa (Trường Sa Lớn, Spratly Island) , Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef), Sinh Tồn (Sin Cowe Island) , Sinh Tồn Đông (Đá Nhám, Đá Grisan, Đá Đờ Ri San, Sin Cowe East Island, Grierson Reef) , Song Tử Tây (Southwest Cay) , Nam Yết (Namyit Island) , Sơn Ca (Sand Cay)


    12 đảo chìm là: Đá Nam (South Reef) , Đá Lớn (Great Discovery Reef) , Thuyền Chài (Barque Canada Reef) , Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef) , Len Đao (Lansdowne Reef) , Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) , Núi Le (Cornwallis South Reef) , Tốc Tan (Alison Reef) , Đá Tây (West London Reef) , Đá Đông (East London Reef), Đá Lát (Ladd Reef) , Đá Thị (Núi Thị, Petley Reef)

    (Thực ra 12 đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước)

    B. Cụ thể các điểm đóng quân và các điểm trong tầm kiểm soát như sau

    Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo như sau:

    Cụm Song Tử:

    1. Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) có Hải Đăng Song Tử Tây, và trạm khí tượng Song Tử Tây


    2. Đảo Đá Nam (South Reef)


    Cụm Nam yết hay cụm Tizard (Tizard Bank/Tizard Reefs)

    3. Đảo Nam Yết (Namyit Island)


    4. Đảo Sơn Ca (Sand Cay)


    5. Đảo Đá Lớn (Great Discovery Reef) 3 điểm đóng quân

    6. Đảo Núi Thị (Đảo Đá Thị, Petley Reef)

    Cụm Sinh Tồn (Union Reefs)

    7. Đảo Sinh Tồn (Sincowe Island)


    8. Đảo Sinh Tồn Đông (Sincowe East Island, còn có tên cũ là Đá Nhám, Đá Grisan, Grierson Reef)


    9. Đảo Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef)

    10. Đảo Len Đao (Lansdowne Reef)

    Cụm Trường Sa

    11. Đảo Trường Sa Lớn (hay Trường Sa, Spratly island), có trạm khí tượng Trường Sa

    12. Đảo Đá Lát (Ladd Reef) có hải đăng Đá Lát

    13. Đảo Phan Vinh (Hòn Sập, Pearson Reef) 2 điểm đóng quân

    14. Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef)

    15. Đảo Đá Tây (West London Reef) 3 điểm đóng quân, có Hải Đăng Đá Tây

    16. Đảo Đá Đông (East London Reef) 3 điểm đóng quân

    17. Đảo Tốc Tan (Alison Reef) 3 điểm đóng quân

    18. Đảo Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) có hải đăng Tiên Nữ

    19. Đảo Núi Le (Cornwallis South Reef) 2 điểm đóng quân

    Cụm An Bang

    20. Đảo An Bang (Ambonay Cay) có hải đăng An Bang

    21. Đảo Thuyền Chài (Barque Canada Reef) có 3 điểm đóng quân

    Quần đảo Trường Sa đang được Việt Nam giữ 21 đảo với tổng cộng 33 điểm đóng quân

    Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (mỗi địa điểm có một số nhà giàn DK1) nằm giáp ranh Trường Sa

    22. Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đã có 5 nhà giàn được xây dựng là DK 1/1(Tư Chính A hay Tư Chính1, bị lỗi kỹ thuật không còn sử dụng), DK 1/5 (Tư Chính B hay Tư Chính 2, bị lỗi kỹ thuật và hiện không còn sử dụng), DK1/11(Tư Chính C hay Tư Chính 3), DK 1/12(Tư Chính D hay Tư Chính 4), DK1/14(Tư Chính E hay Tư Chính 5)

    23. Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch) Lưu ý là ở đây dễ nhầm lẫn giữa Rifleman Bank (là cả vành đá rộng) và Johnson Patch (một bãi nhỏ nằm trong vành đá rộng) đều có tên là Vũng Mây. Thực tế Rifleman Bank (tức là bãi Vũng Mây "to") gồm 12 bãi đá trong đó bao gồm Johnson Patch (tức là bãi Vũng Mây "nhỏ"), bãi Ba Kè (Bombay Castle), Bãi Đinh (Kingston Shoal), Bãi Đất (Oriena shoal/Orleana shoal)....

    24. Bãi Ba Kè (Bombay Castle) có hải đăng Ba Kè, là một phần của bãi Vũng Mây rộng lớn, đã có 4 nhà giàn được xây dựng là DK1/4 (Ba Kè A hay Ba Kè 1, bị bão đánh sập năm 1990 ), DK1/9 (Ba Kè B hay Ba Kè 2), DK1/20 (Ba Kè C hay Ba Kè 3), DK1/21(Ba Kè D hay Ba Kè 4)

    25. Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank) đã có các nhà giàn được xây dựng là DK1/6 (Phúc Nguyên 1, đã bị bão giật đổ ), DK1/15(Phúc Nguyên 2), 2A/DK1/6(Phúc Nguyên 2A, thay cho DK1/6, nhưng sau đó 2A/DK1/6 cũng bị bão giật đổ ngày 13/12/1998 )

    26. Bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank) có hải đăng Phúc Tần, đã có 5 nhà giàn được xây dựng DK1/2(Phúc Tần A), DK1/3 Phúc Tần (đã bị bão giật sập vào đêm 4/12/1990 ), DK1/16 (Phúc Tần B), DK1/17 (Phúc Tần C), DK1/18(Phúc Tần D)

    27. Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank) có hải đăng Huyền Trân có 1 nhà giàn DK 1/7 Huyền Trân

    28. Bãi Quế Đường (Grainger Bank) có hải đăng Quế Đường có 2 nhà giàn DK1/8 (Quế Đường A), DK1/19( Quế Đường B)
    (Ngoài ra có một nhà giàn khác DK1/10 ở bãi Cà Mau, không có tên DK1/13 để tránh con số 13 xui xẻo. Trong số 15 nhà giàn đã sử dụng có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc)

    Tổng cộng đã có 21 nhà giàn DK1 được xây dựng, hiện tại còn sử dụng 15 nhà giàn, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc

    Các địa điểm không đóng quân nhưng thực tế Việt Nam kiểm soát(do rất gần các đảo Việt Nam đang chiếm và không có TQ, Phillipin, Malaysia ở gần)

    29. Đá Phúc Sỹ (Đá Higen, Higgens Reef, không chắc chắn là đã đóng quân, nhưng chắc chắn là trong vùng kiểm soát)
    30. Fancy Wreck Shoal (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
    31. Coronation Bank (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần với đảo Trường Sa
    31. Đá An Bình (Đá Rốt Tên, Ross Reef) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
    33. Đá Vị Khê (không có tên tiếng Anh) nằm rất gần đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island)
    34. Bãi Nguyệt Sương (Stag Shoal/Stay Shoal) nằm ở khoảng giữa của Đá Đông (East London Reef), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) và đảo An Bang (Ambona Cay)
    35. Đá Nhỏ (Small Discovery Reef) rất gần với Đá Lớn (Great Discovery Reef)
    36. Đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef) nằm ở phía tây của Đá Lớn (Great Discovery Reef)
    37. Đá Nhạn Gia (không có tên tiếng Anh) rất gần đảo Sinh Tồn
    38. Đá Sơn Hà (Đá Ren, Gent Reef)
    39. Đá Tam Trung (không có tên tiếng Anh)
    40. Đá Nghĩa Hành (Lovele Reef) [Đá Sơn Hà, Đá Tam Trung và Đá Nghĩa Hành ở khoảng giữa của 2 đảo Việt Nam đang đóng quân là đảo Sinh Tồn và đảo Côlin]
    41. Bãi Ngọc Điền (Trung Quốc gọi là Bãi Chu Ứng, Jubilee Bank) rất gần đảo Đá Lát
    42. Đá Hà Tần (Lizzie Webber) rất gần các điểm đóng quân đảo Thuyền Chài, thực ra là một phần của bãi Thuyền Chài rộng lớn
    43. Bãi Chim Biển (Đảo Chim, Owen Shoal) nằm trong vùng kiểm soát của các nhà giàn bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè
    44. Đá Núi Môn (Maralie Reef and Bittern Reef) rất gần đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
    45. Đá Núi Cô (Cay Marino) gần đảo Núi Le (Cornwallis South Reef)

    Cũng có thể hải quân Việt Nam đang "tầm ngẩm tầm ngầm" kiểm soát thêm một số đảo, bãi nữa (không chắc chắn vì chưa có những thông báo)

    C. Mỗi nước Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines chiếm một số đảo, bãi ngầm

    Trung Quốc: Đá Xubi (Subi Reef), Đá Én Đất (Eldad Reef), Đá Lạc (Gaven Reef South, khác với đá Vành Khăn), Đá Gaven (Gaven Reef, Gaven Reef North), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef/Northwest Investigator Reef), Đá Ken Nan (Kennan Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Ba Đầu (Whitsun Reef/Whitson Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef, Trước kia gọi là Đá Lạc, nhưng hiện nay Đá Lạc được đặt cho bãi đá khác), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef),
    và có thể một số vị trí khác như Bãi Trăng Khuyết(Half Moon Shoal), Cồn san hô Jackson (Jackson Atoll/Reef), Bãi Chóp Mao (Bãi Cạn Sa Bin, Sabina Shoal), cũng như thực tế kiểm soát các bãi đá gần điểm đang đóng quân

    Philippines: Song Tử Đông(NORTH EAST CAY), Thị Tứ (THITU ISLAND), Loại Ta (Loaita Island), Bãi/Cồn An Nhơn (Cồn San hô Lan Can, Lankiam Cay), Đá Cá Nhám (Irving Reef), Đá Công Đo (Commondore Reef), Đảo Bình Nguyên (Flat Island), Đảo Vĩnh Viễn (NANSHAN ISLAND), Đảo Bến Lạc (Đảo Dừa, Đảo Bến Lộc, WEST YORK ISLAND), Bãi Cỏ Rong (Bãi Cỏ Rồng, Reed Bank/Tablemount), Bãi Cỏ Mây (2-nd Thomas Shoal/Reef), ngoài ra thực tế Philippines kiểm soát nhiều bãi đá ngầm ở rất gần bờ biển Philippines. Một số hình ảnh về đảo Thị Tứ bị Phillipines chiếm đóng đăng tại chủ đề này http://*******.org/forum/showthread.php?t=12594
    Còn theo tài liệu http://books.google.com/books?id=2bf...tly"&f=false Philippines đã cho xây dựng hải đăng năm 1995 tại Bãi Tổ Muỗi (Nares Bank) hoặc là bãi Đồng Thạnh (Marie Louis Bank) Phillippines gọi là Recto, 1 hải đăng trên Bãi Thạch Sa (Bãi Cá Ngựa, Seahorse Shoal/Bank), và 1 hải đăng trên cồn Jackson (Jackson Atoll/Reef). Tức là theo đó, tổng cộng có 3 hải đăng được Philippines xây trong năm 1995 Không rõ tin đó được xác thực đến đâu, và tình trạng chiếm đóng có thay đổi gì sau sự kiện đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines trong năm 1995 hay không

    Malaysia: Bãi/Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef), Bãi/Đá Kiệu Ngựa (Asdasier Reef/Ardasier reef,Asdrasier Bank, Đá Kiệu Ngựa là một phần của Bãi Kiệu Ngựa), Bãi Hoa Lau (Swallow Reef), Đá Suối Cát (Đá Đa Lát, Dallas Reef), Đá En Ca (Erica Reef/Enloa Reef), Đá Louisa (Đá Lu xi a, Louisa Reef), Bãi Thám Hiểm (Đá Sâu, Investigator Shoal/Reef), ngoài ra Malaysia kiểm soát các bãi đá ngầm ở trong vùng biển Malaysia. Các hình ảnh về bãi đá Malaysia chiếm đóng được đăng tại chủ đề này http://*******.org/forum/showthread.php?t=18937 và chủ đề này http://*******.org/forum/showthread.php?t=18947

    Đài Loan: Đảo Ba Bình (Itu Aba Island) và bãi Bàn Than (Ban Than Reef, Centre Cay) Tên gọi Ba Bình có nguồn gốc từ tấm bia đá đề chữ Vạn Lý Ba Bình (muôn dặm sóng êm) trong miếu cổ từ thời Nguyễn. Tên gọi Bàn Than dựa theo ghi chép của Lê Quý Đôn về Bàn Than Thạch trong Phủ Biên Tạp Lục
    Còn một số bãi đá ngầm chưa có nước nào đóng quân, hoặc chưa nước nào kiểm soát được

    Xem thông tin về các ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa do Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc và Đài Loan đang quản lý http://*******.org/forum/showthread.php?t=18426

    Thông tin về các trạm khí tượng tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại đây http://*******.org/forum/showthread.php?t=13279
    D. Một số đảo, bãi theo thứ tự diện tích theo thông tin trên wikipedia.org (nhưng các con số này phần lớn là ...SAI và thứ tự đó cũng... không chính xác)

    01.Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.46 km2, từng có lính Pháp-Việt và trạm khí tượng, bị Tưởng Giới Thạch chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Đài Loan
    02.Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.37 km2 bị Philippines chiếm, trong khi đã từng có lính Việt từ thời Pháp, và sau đó lính Việt thời VNCH ở đó trước Phi
    03.Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km2 bị Philippines chiếm (Trước đó từng có lính Nhật, có thể có lính Việt cùng với lính Nhật)
    04.Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.13 km2 bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa
    05.Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km2 bị Philippines chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Phi
    06.Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.12 km2 đang là một pháo đài của quân đội VN
    07. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.08 km2, Việt Nam đóng quân
    08. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km2, Philippines chiếm giữ
    09.Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07km2, Việt Nam đóng quân
    10.Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065km2 Philippines chíêm giữ, từng có lính Việt ở đó trước Phi
    11.Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062km2 Malaysia chiếm
    12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết,0.053 km2 Việt Nam đóng quân
    13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016km2, Việt Nam đóng quân
    14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.0057km2, Philippines chiếm
    15.Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.0044km2, Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn)

    E. Riêng về Đá An Lão (Menzies Reef) ở hình vẽ trên chưa chắc đã đúng. Tôi lấy hình vẽ đó trong một trang của Trung Quốc ghi là menzies reef ở đây http://blog1.huanqiu.com/viewthread.php?tid=158238, và trang web khác cũng có hình ảnh đó http://forum.china.com.cn/redirect.p...&goto=lastpost, nhưng hình ảnh này có vẻ không phải là ở Trường Sa, nhưng cứ post hình tạm lên thư viện. Ai có thể kiểm chứng giúp ảnh đó là ở đâu xin cảm ơn nhiều

    F. Thống kê tên gọi, vị trí, diện tích các đảo bãi ở Hoàng Sa, Trường Sa trong file excel

    G. Cũng có tài liệu của Việt Nam đề cập đến Đá Ngọc Bích ở Trường Sa nhưng không có tọa độ nên chưa biết bãi đá này ở đâu, và có phải có tên gọi khác hay không. Các báo của Việt Nam còn nói đến các tên đảo Ma-i-xi-ti, và đảo Ri-gân, đảo Vigor nhưng không thể xác định là vị trí nào vì không có tọa độ và ghi tên kiểu nửa Anh nửa Việt (hoặc có thể là tên Philippines, Malaysia gọi) rất khó truy tìm. Ai có thông tin về các địa danh trong quần đảo Trường Sa là đảo Ma-i-xi-ti, đảo Ri-gân, đảo Vigor, Đá Ngọc Bích ở đâu xin cảm ơn rất nhiều!
    G1. Nhiều nguồn tin còn ghi nhầm lẫn là năm 1992, Trung Quốc chiếm đóng thêm Đá Lát (Ladd Reef). Đó hoàn toàn là sự nhầm lẫn lớn, và cũng có khi là một sự chủ ý. Sự thực là trong năm 1992, Trung Quốc đã chiếm đóng Đá Lạc nằm trong cụm Nam Yết (Tizard Bank) và Việt Nam đã phản đối


    Việt Nam đọc là Đá Lạc, các nguồn Trung Quốc phiên âm lại Tiếng Việt đọc chệch trong tiếng Hán là Duolu, viết là 大路礁 (nếu phiên âm trở lại tiếng Việt có nghĩa là bãi Đại Lộ). Các tài liệu tiếng Anh phiên âm lại 大路礁 viết bằng ký tự Latinh là Da Luc Reef. Do nhiều sự nhầm lẫn lằng nhằng này mà nhiều người hiểu nhầm nó là Đá Lát tức Ladd Reef, và vội vàng vẽ bản đồ có Đá Lát nằm cạnh sở chỉ huy ở Trường Sa Lớn bị Trung Quốc chiếm
    (cũng có nhiều khả năng là có người cố ý nhầm để tung tin Trung Quốc đã chiếm đảo Đá Lát (Ladd Reef) trong năm 1992, người cố ý nhầm có thể là người Trung Quốc và cũng có nhiều khả năng là người Việt)

    Sự thực là Đá Lát (Ladd Reef, hay theo cách Trung Quốc gọi là 日积礁: Riji Jiao) được Việt Nam đóng quân và giữ vững từ CQ88 và vẫn vững vàng hiện nay. Sự kiện 1992 chính xác là Trung Quốc chiếm đóng bãi Đá Lạc (mà Việt Nam có lên tiếng phản đối Trung Quốc chiếm bãi Đá Lạc) nằm trong cụm Nam Yết chứ không phải là Đá Lát (nằm trong cụm Trường Sa). Trung Quốc gọi tên bãi Đá Lạc là Duolu Jiao hay Xinan Jiao (西南礁), hoặc có khi được gọi tên tiếng Anh là Gaven Reef South. Bãi Đá Lạc này nằm ở phía Nam của Đá Gaven (tức Gaven Reef, hoặc có khi gọi là Gaven Reef North, Trung Quốc gọi là南薰礁: Nanxun Jiao) và nằm gần đảo Nam Yết.Bãi Đá Lạc đang bị Trung Quốc chiếm hoàn toàn khác với bãi Đá Lát đang được hải quân Việt Nam giữ vững

    Có thể xem thêm hình ảnh trong thư viện ảnh, và mong các thành viên có thêm nhiều đóng góp cho thư viện ảnh của diễn đàn. Ai có thông tin về các địa danh trong quần đảo Trường Sa là đảo Ma-i-xi-ti, đảo Ri-gân, đảo Vigor, Đá Ngọc Bích ở đâu thì xin cảm ơn rất nhiều!
    Nguồn: *******.org
    maison2510 thích bài này.
  4. Hoa_Vu.nw

    Hoa_Vu.nw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    27
    Lão kia quá vớ vẩn ngừoi ta hỏi một câu mà phun ra một huyện thông tin từ báo cũ.Thôi mới phát nào

    Cái này thấy cái xuồng CQ mới nhể

    [​IMG]
  5. jacobkruse

    jacobkruse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    41
    Theo bài này thì Đá Ba Đầu do TQ chiếm giữ. Nhưng trong bài của Mai Thanh Hải http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2012/04/chung-khong-la-ngoai-truong-sa.html thi có lẽ vẫn chưa có ai đóng quân, có lẽ tranh tối, tranh sáng quân ta quân nó [:D]

    Còn đá Ngọc Bích theo coi trên wikimapia http://wikimapia.org/#lat=8.6295586&lon=114.1998879&z=9&l=38&m=b thì rất gần đảo của VN nên có thể VN kiểm soát không đóng quân
  6. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Đá Ba Đầu cũng rộng lắm sao lại không ai đóng quân như bài viết trên blog của anh Hải nhẩy ![:D]
  7. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Tôn trọng "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC 2002"

    ...

    5. The Parties undertake to exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and affect peace and stability including, among others, refraining from action of inhabiting on the presently uninhabited islands, reefs, shoals, cays, and other features and to handle their differences in a constructive manner.

    5. Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải xử trí những khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng.

    ...

    http://www.aseansec.org/13163.htm
  8. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Thế cái nhà ở đảo Đá Tây mới xây thì sao bác có ảnh hưởng tới VN trên bàn hội nghị không ?[:D]
  9. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Đảo Đá Tây đã có người ở từ lâu rồi, không nằm trong diện đó. Chỉ có những địa danh đảo, bãi cạn, bãi đá ngầm ... chưa có người được tính đến sau thời điểm ra Tuyên bố DOC 2002
  10. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Hóa ra nick @3gai là của anh Hải thật





    TRƯỜNG SA... ĐỒ HỘP


    [​IMG]Mai Thanh Hải - Rất nhiều bạn, khi nói hoặc hỏi chuyện Trường Sa với mình cứ nức nở: "Sướng quá còn gì!. Bộ đội mình sống khỏe, quá đầy đủ chất nhờ bao nhiêu loại đồ hộp!" khiến mình cứ băn khoăn: Hình như vẫn còn có rất nhiều người coi Trường Sa là điểm du lịch, nơi đi chơi cho "biết đó biết đây" và hành trình ra đảo là "tour" đặc biệt, dùng để chém gió - khoe khoang với bạn bè trong các cuộc bia, chầu nhậu, mà không hiểu rằng những người lính đảo, thiếu từ tiếng cười thật đến ca nước ngọt, cọng rau xanh?..

    Nói chuyện "đồ hộp" với anh em Vùng 4 (nhất là những người đã có "thâm niên" ở đảo cấp II, III từ nhiều năm trước), rất dễ nghe tiếng... nôn khan - Mấy ông bạn mình đã khẳng định vậy, khi đề cập đến "cuộc sống hàng ngày của bộ đội".

    Mình thì đã chứng kiến cảnh 1 ông bạn, khi nhìn thấy đĩa thịt hộp xào rau cải, để cả cục to bằng nắm đấm, đã chạy vội ra ngoài, trớ luôn và thành thật kể nguyên nhân: "Đó là món ăn kinh hoàng, sau 4 năm ở đảo!"...
    [​IMG]

    Thật ra ở ngoài đảo, không ăn đồ hộp thì chẳng biết ăn gì. Đảo nổi có cây cối xanh tươi đấy, nhưng toàn là cây chịu mặn như phong ba, bàng vuông, muống biển... Rau cỏ có trồng, cũng phải mang đất từ bờ, từng nắm theo tàu và gượng nhẹ chăm chút, yêu thương.

    Với những đảo chìm, rau tươi - thịt tươi là những khái niệm xa xỉ, có khi chỉ hiện hữu trong những giấc mơ vật vã cùng bão biển, hú lên từng chặp bên ngoài cử sổ nhà lâu bền, dày khự bê tông.

    Cũng cứ báo cáo, ghi thành tích là "tăng gia sản xuất" đấy, nhưng những khay rau xanh mướt, bò lợn vịt gà đồng ca trên đảo chỉ để... ngắm cho mát mắt và khách đến thăm, báo chí chụp ảnh - quay phim tuyên truyền.

    Chứ thật ra, trồng cả tháng mới được ngọn rau chứ ăn thì chỉ vài phút, ai dại gì "kiếm củi 3 năm, đốt 1 giờ". Nuôi gia súc - gia cầm khó ngang nuôi người ốm, cũng chả dại gì, hơi tý ngả ra đánh chén, thớt dao.
    [​IMG]

    Và thế, cứ quanh năm suốt tháng, lính đảo phải gắng sống bằng thức ăn khô, đồ hộp. Nếu chi tiết kể ra, có đến hàng vài chục loại đồ ăn đóng hộp: Thịt (bò, gà, lợn) các món xay, hấp, sốt cà, pa tê; cá; rau; măng; hoa quả; mắm muối... quen thuộc với lính đảo.

    Quen đến nỗi, đến các đảo tinh ý là thấy vỏ đồ hộp chất đống trong bếp ăn và còn được lính ta khéo tay, rỗi rãi mang vỏ hộp kì cạch "tái chế" thành rất nhiều vật dụng khác: Hộp đựng bút, kem bàn chải đánh răng; trồng rau - hoa; cốc uống nước; gạt tàn thuốc; dây báo động...

    Quen đến nỗi, những đảo chìm khó khăn, mỗi tuần phải co kéo tổ chức vài bữa... ăn tươi: Lính tráng mắt sáng rực, gõ bát rầm rập khi anh nuôi bê ra nồi to đùng nghi ngút khói, bên trong lóng bõng nước, ngọt lừ mì chính với loáng thoáng màu rau xanh chiều nay mới được tỉ mẩn chọn tỉa, gượng nhẹ thái nhỏ, vào nồi rồi, những "mẩu rau" ấy cuống quýt lộn nhào trốn đũa gắp, muôi múc và những gương mặt bộ đội rạng ngời xì xụp, đặt mẩu rau trên đầu lưỡi mút mát, ngon hơn cả mỹ vị cao lương.
    [​IMG]

    Quen thế đấy, nhưng trúng ngày dài bão biển, rau cỏ cây cối trên đảo chết hết, tàu tiếp tế lại không ra được, các anh nuôi trên đảo lớn đánh vật với mưa gió - bão bùng để hoàn thành "kiệt tác" là nồi cơm nóng, cho bộ đội ăn với đồ hộp, mắm kem... Ăn mãi cả tháng như vậy có những đảo, có đến già nửa quân số bị táo bón, ôm bụng khóc dở với nhau.

    Ở đảo chìm - nhà giàn những ngày bão biển, mạng sống con người mong manh trước đại dương, chuyện ăn uống cũng chỉ dừng lại ở lương khô, cơm sấy và khẩu phần ăn dã chiến.

    Nói đến cái gọi là Khẩu phần ăn dã chiến (KPADC), lính đảo ai cũng quen thuộc bởi đó là định lượng ăn (có thể ăn liền) được cấp đến từng người để sử dụng trong tác chiến.

    Nếu như trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, KPADC của bộ đội chủ yếu là gạo rang, cơm nắm… thì đến thời kỳ chống Mỹ, quân đội ta đã nghiên cứu chế biến thực phẩm và khẩu phần chế biến sẵn như lương khô, cơm sấy, đồ hộp (bộ đội Đặc công có khẩu phần ĐC1, ĐC2, trong khẩu phần có viên tăng lực, viên chống lạnh, giảm khát, thậm chí những năm 90 của thế kỷ trước, ta còn nghiên cứu khẩu phần ăn dạng tuýp sử dụng cho đặc công nước. Bộ đội có thể vừa bơi vừa ăn và ăn liên tục từ 2-3 ngày vẫn bảo đảm sức chiến đấu) và đến nay, quân đội ta cũng đã nghiên cứu khẩu phần KP1, KP2 phục vụ bộ đội tác chiến trên đảo…
    Hôm ngồi nhậu ở Đoàn Trường Sa trong bờ, thấy mình thun thút món thịt lợn xay đổ ra đĩa, lấy tăm cắt thành mấy khoanh và cũng lấy tăm xiên lên chén, thay đũa... anh em lắc đầu: "Chịu bố!".
    [​IMG]

    Trưa rồi qua Sơn Ca, 1 thành viên trong đoàn công tác cũng theo mình xuống bếp, thấy mấy cậu chiến sĩ đang lúi húi mở nắp hộp măng, liền hít hà: "Măng ngon thế! Tươi như không!" khiến mấy anh em dẹt mắt: "Bác thử ăn ngày 3 bữa măng hộp, trong chỉ 1 tuần liền thôi, xem sao?. Chịu bố!".

    Buổi chiều ở Trường Sa Đông, mấy đồng hương gặp nhau, lục tung cái hầm tăng kiêm nơi ở của anh em vũ khí đạn tìm đồ đãi khách, bê ra toàn những hoa quả đóng hộp.

    Bật nắp hộp dứa và ngồi khoanh tay nhìn mình cắm tăm ăn ngon lành, các đồng hương lại lắc đầu: "Chịu bố!" khiến mình tò mò dò hỏi: Thì ra tháng trước, đảo dính liền vài cơn bão - áp thấp nhiệt đới, đồ ăn phải dè sẻn bóp miệng, rút cục anh em cũng phải mang hoa quả hộp ngọt lịm ra... nấu canh ăn hàng ngày, nên giờ cứ thấy đồ ngọt là sợ".

    Mình nghe chuyện của lính đảo, cũng buột miêng: "Chịu các bố!".
    [​IMG]
    Có rất nhiều người ước chỉ 1 lần ra với Trường Sa, dù phải bỏ tiền tỉ, nhưng mơ ước vẫn chỉ là ước mơ, bởi Trường Sa không phải resort 5 sao, cứ có tiền là vào ở được.

    Có rất nhiều người may mắn được ra thăm Trường Sa, nhưng với họ hình như chuyến đi cũng chỉ là chuyến đi, thi thoảng được nhắc đến khi họ chợt sờ đến cục đá san hô, con ốc biển mà họ đã dành hết thời gian khi lên "thăm và làm việc" với các đảo, để tìm kiếm moi móc, giờ nằm yên trong ngăn kéo bàn.

    Có những người chuyên làm kinh tế, nhìn mọi thứ bằng ánh mắt "quy ra thóc" và "liên hệ thực tiễn" từ đời sống sung sướng, thừa mứa của mình, trong câu chuyện "kinh tế lan sang chính trị" cho đẹp lòng cấp trên ngồi cạnh, cũng nhắc đến Trường Sa theo cách: "Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền!"...

    Ừ! Thời buổi này, có tiền là sẽ có tất cả. Với Trường Sa, tiền cũng làm thay đổi diện mạo biên đảo và cuộc sống của những người giữ đảo đỡ vất vả hơn.

    Thế nhưng duy nhất có 1 thứ mà không tiền bạc nào mua được, đó là sự sẻ chia - đồng cảm và yêu thương giữa con người với con người, giữa đất liền và đảo nhỏ, giữa nơi đầy đủ và chốn khó khăn. Niềm yêu thương này, dĩ nhiên cũng phải xuất phát từ sự thông hiểu về cuộc sống thực của những người lính thực, với những khó khăn thực. Giống như câu chuyện đồ hộp, rất thực ở Trường Sa, từ bao nhiêu năm nay...
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    [​IMG]
    Vỏ này chắc là thịt bò sốt vang [​IMG]
    Toàn khô và hộp
    [​IMG]
    Tớ với món yêu thích mà anh em gọi là "chịu bố": Thịt lợn xay [​IMG]
    Nhà giàn có rất nhiều đồ chấm, tương ớt ăn với cơm những ngày sóng gió
    [​IMG]
    Ớt khô - mì chính - nước mắm là món chủ lực http://4.bp.blogspot.com/-FyF***rgI8k/T5DKWz3XV3I/AAAAAAAALDY/KSdonZbqc5o/s640/15.jpg
    Mì tôm cũng sắp hết rồi
    [​IMG]
    Thịt hộp gà hầm
    [​IMG]
    Tớ nấu canh rau tươi, tạ Len Đao

    [​IMG]
    Măng lá hộp, dứa hộp dự trữ của 1 phân đội đảo chìm [​IMG]
    14 hộp thịt, làm thức ăn cho cả đảo cấp II cả trăm người trong 1 bữa
    [​IMG]
    Măng này phải luộc lại mới hết mùi đấy
    [​IMG]
    Nhũn như bún nhưng cũng phải thái lát [​IMG]
    Trên dưới là đồ hộp

Chia sẻ trang này