1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BỘ SƯU TẬP KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi 1223, 30/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. N6310i

    N6310i Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    He he mình chỉ muốn sửa lại ở đây là chủ trì, cái UBND mà tới 4 anh chủ trì thì kinh qué. Chắc các pác Xuân, Đỉnh, Ngọc, và thày kãi Hợp chỉ đứng tên ô kiểm và điện nước chẳng hạn, :)
    còn anh Thuận vì là ở Việt Nam nay ko còn học vị phun thuốc sâu nữa nên vậy đó.
  2. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    keke có khi trong bản vẽ thiết kế ông MTH này thường đứng chủ trỉ với mấy người nữa cũng nên. Công trình UBND Hà nội được xây trong thời kỳ đấy dù sao cũng là công trình đi theo lối kiến trúc hiện đại trong khi kiến trúc pháp đang lên ngôi. Đấy là cách nghĩ đúng của thầy Thuận mà không phải ai cũng hiểu. Không biết ông MTH này tài ba đến đâu mà lại chê cả thiết kế của thầy Thuận. Ông MTH này có khi mai sau bay cao lắm, coi chừng mà ngã đau nhé.
  3. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    legendsoul em, em hoàn toàn có thể chê một quả trứng là không ngon mà em không nhất thiết phải đẻ được trứng. Những thiết kế của ông NTT mà mọi người post trên kia thật là, nói thế nào nhỉ, à "hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc". Hiện đại ở chỗ dùng vật liệu hiện đại và dân tộc ở chỗ hình khối công trình mang đậm chất cải lương. Có gì mà không dám chê?
  4. vnvan59

    vnvan59 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm một chút về giai đoạn 80 - 90. Khoảng 1980, nước ta có nạn nan chớp BT, hoàn thiện bằng đá rửa, sang hơn thì ốp gốm bát tràng, di sản vẫn còn lại ở một số trục đường cùng thời với đường Nguyễn Trãi. Tại sao nan chớp bê tông lại có thời kỳ hoàng kim này? Đó là Kiến trúc bị kiểm duyệt về "tiêu chuẩn" (cái gọi là tiêu chuẩn - khác với khái niệm tiêu chuẩn ngày nay). KTS chỉ được thiết kế với các "cửa sổ điển hình" được Bộ XD ban hành. Nan chớp có tác dụng chống nắng, nhưng ở những vị trí không chống nắng người ta vẫn dùng để tạo được các công trình có mặt đứng lớn, có cá tính, che đi các cửa sổ điển hình (bất chấp vấn đề tỷ lệ). Cái này cũng là coi như là một công cụ của KTS trong thời buổi sáng tác bị kiểm duyệt chặt và chi phí cho XD thấp. Các công trình ví dụ có thể thấy được ngày nay còn vài cái trên đường Nguyễn Trãi, Viện Vật lý (hay thiên văn - không nhớ rõ) ở sau công viên Thủ lệ, nay nằm ngay mặt đường Đào Tấn, Viện cơ học đường Đội Cấn, một số trong Viện KHVN trên đường Hoàng Quốc Việt, KS Nàng Hương gần trường KT. Thời kỳ này có thể tạm so sánh như việc KTS bị bắt ăn lương khô nhiều quá.
    Năm 1990, Cái số 1 Bà Triệu ra đời do anh Hương (không biết nhớ có đúng không) - hoạ sỹ nội thất Sài Gòn thiết kế cả nội thất và ngoại thất, cái này như là một việc dội một gáo nước vào đống lương khô. Câu chuyện kiểm duyệt cũng đã bớt nặng nề, các vật liệu hoàn thiện như sơn tường, cửa nhôm kính... như "mở rộng đôi cánh ước mơ" của KTS VN trong nước. Ban công ữơn bụng được copy khắp nơi, trở thành một đại dịch. Tiếp sau đó khoảng vài năm, nhôm kính trung quốc trở thành biểu tượng của KT Hiện đại!?! (toà nhà văn phòng của Hàng hải trên đường Bà Triệu được khen ngợi là một minh chứng về quan niệm này) Cứ có cái mặt tiền bịt kín bằng nhôm kính đen thui là hiện đại - Toàn nhà nằm cuối cùng đường Bà Triệu (xuôi chiều nằm tay phải) là một ví dụ thô bạo (đã bị sửa đổi mặt tiền năm 2004-2005).
    Tạm khẳng định lại niên đại:
    * 80-90 là đá rửa + lam chớp BT.
    * sau 90 là kỹ nguyên "KT Pháp".
    Toà nhà "Máy chém" được thiết kế hoàn chỉnh năm 1985 (dưới thời hiệu trưởng ĐHKT Phạm Văn Trình - đã mất),Tập thể KTS thiết kế đã nêu trên - ra đời trước Kỷ nguyên vàng son "KT Pháp" khoảng 5 năm.
    Điểm qua đôi chút để các bạn hiểu bối cảnh ra đời của các công trình nổi tiếng HN. "Máy chém" được đầu tư rất đắt vào thời bấy giờ.
    Về toà nhà này, các bạn nếu cho là không được - hoặc được, hãy thử nêu các điểm chính để chứng minh cho luận điểm của mình.
  5. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Định kể cho chú legend nghe về bối cảnh lúc đó nhưng có người kể rồi. Nói thêm là trong cuộc thi tổ chức hồi đó, cả 3 phương án được giải, ko có cái nào biết đến gờ phào hay kt Pháp là cái gì. Người ta vẫn nói ông Thuận là tác giả công trình này chứ ko phải là chủ trì em nhớ. Em đến gặp cụ Xuân mà mở mồm nói thầy Thuận chủ trì cái này xem có bị vả cho gãy răng không.
    Ưu điểm của UBND này tính hoành tráng của một cơ quan công quyền, nhưng cũng chính từ cái sự hoành tráng này đã tự hại đến bản thân.
    1. Tỉ xích của công trình quá lớn, các phân vị đứng của hình khối tạo cảm giác áp chế cho toàn bộ không gian xung quanh, đứng lừng lững thành lạc lõng. Không phải ngẫu nhiên mà ở toà nhà bưu điện Hà nội đã sử dụng những tấm nan hoa bê tông và khoảng lùi trên mặt đứng để giảm sự áp chế với không gian đường phố.
    2. Tỉ lệ đặc rỗng trên mặt đứng không hợp lí càng nhấn mạnh vẻ nặng nề của của 2 khối hai bên. Mặc dù có phân vị ngang nhưng không đủ sức mạnh để kéo lại cái mạnh của vật liệu và dáng vươn của hình khối.
    3. Mảng đặc treo quốc huy chênh vênh không đủ sức nặng để nối hai khối hai bên đâm giống hệt lưỡi dao máy chém, giải pháp này tương phản mạnh mẽ với giải pháp hệ dầm rỗng với phù điêu ở trường KT Hà nội.
    Ngày trước có một bác nào đó đã khen ông Thuận thế này " Nếu ở công trình trường Kiến trúc HN, anh là một kiến trúc sư tài hoa thì ở công trình UBND HN, anh là một người thợ ghép granito lành nghề"
  6. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    thầy Thuận vẽ hàng trăm công trình đẹp, có một vài cái kô như ý thì cũng vẫn là kiến trúc sư giỏi. Ngẫm lại câu các cụ nói "thùng rỗng kêu to" thì thấy có những người như anh MTH chắc vẽ toàn công trình xấu nên mới tinh tướng chê bai thầy Thuận đủ đường. Mong anh trên đường đời đừng để vấp ngã, nếu không anh có chui xuống đất cũng khó tránh khỏi người đời chê bai. Như thầy Thuận còn có hàng trăm công trình khác để tạo danh tiếng chứ anh thì làm gì có phải không anh.
  7. N6310i

    N6310i Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Ka ka lời đầu tiên tôi xin trích dẫn "Em đến gặp cụ Xuân mà mở mồm nói thầy Thuận chủ trì cái này xem có bị vả cho gãy răng không. " có vẻ như ông này chơi bài đàn bà rồi, ai lại đang ông mà lại ngoa thía :)) Đề nghị mod xem có phải là xúc phạm đến thành viên khác rồi ko, hay là mấy anh xoá bài này đi cho MTH đỡ mang tiếng.
    Có thể nói anh Thuận là 1 trong những người dám nghĩ dám làm, vào thời điểm mà toà nhà UBND thành phố được xây dựng những lời lẽ mà như MTH nêu lên cũng chỉ là 1 trong số rất nhiều điều tiếng của dư luận. Nhưng vào thời điểm hiện nay khi loại hình kiến trúc của UBND thành phố đã và đang được chấp nhận và đề cao khi mà tác giả "đã dám bước ra dường và ngẩng cao đầu" thì sự nhận thức của MTH quả là quá "chậm".
    Hà nội bị xâm chiếm bởi quân đội viễn chinh Pháp năm 1883.Những công trình lớn hình thành nên Hà nội ngày nay được xây dựng trong thời kỳ quân đội Pháp chiếm đóng. Với những con đường và những công trình mang kiến trúc và tinh thần Pháp Kể từ khi người Pháp du nhập kiến trúc thuộc địa vào Hà Nội với công nghệ xây dựng tường gạch và vôi vữa, dụng cụ thủ công là chiếc bay xây cho tới nay là 123 năm nhìn chung là chưa có gì thay đổi. Toàn bộ hệ thống nhà dân tự xây hầu như là vẫn sử dụng công nghệ đó chưa kể đến các công trình lớn. Các kts thiết kế cũng phần lớn dựa trên tinh thần đó. Có thể nói là mù tịt về công nghệ và kiến thức về nền kiến trúc thế giới. Le lói đâu đó tại Hà Nội là những Hồ Thiệu Trị, những Avant... nhưng cũng chỉ là manh mún. Vậy mà khi có được sự biến đổi thì lại bâu vào chỉ trích và bình luận thiếu hiểu biết như một thời công trình UBND thành phố xây dựng xong, sự thiếu hiểu biết đó là kết quả của nền giáo dục kiến trúc và nhận thức của các kiến trúc sư chọn nhầm nghành. Đương nhiên trong quá trình vươn đến nền kiến trúc hiện đại và đậm đà bản sắc ko thể thoát khỏi những công trình tai tiếng. Nhìn xa hơn nữa lên những tác giả và những công trình như vậy đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt của nền kiến trúc lạc hậu. Chúng ta khi mà chưa làm được cái gì đó cho bản thân thì hãy học hỏi thêm nữa đừng nên chê bai quá khích một cái gì đó mà chính bản thân ta cũng chưa dám nghĩ đến chứ đừng nói là đạt được. hehe vài điều tâm sự mong các pác đừng hiểu lầm. Cãi vã thế đủ rồi mời các pác qua 101 Láng Hạ ghé khu massage của em nàm tý cho đỡ phí.
  8. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    nếu các kiến trúc sư ngày nay đều có tinh thần học hỏi như bác N6310i, biết nhìn nhận đúng đắn, biết tôn trọng, biết học hỏi thế hệ tiền bối, thì chả mấy chốc nền kiến trúc nước nhà lớn mạnh. Cái chỗ massage ở khách sạn Thành Công - 101 Láng Hạ hoá ra là của bác àh, có phải cạnh Toyota kô, kinh quá. Em thỉnh thoảng đến đấy suốt, thấy bác làm ăn phát đạt lắm. Kiến trúc sư như bác quả là tài năng hiếm thấy, kô chỉ giỏi về nghề mà còn giỏi cả kinh doanh...
  9. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến ĐH Kiến Trúc HN tớ mới nhớ là hồi năm ngoái ra HN chơi, đi ngang qua đó thấy cái panel Hanoi Architectural University (tạm dịch Đại Học "Kiểu" Kiến Trúc). Tớ thấy hình như chả có các trường kiến trúc nào trên thế giới lại có cái kiểu tên tiếng Anh như thế cả, toàn là University of Architecture hay là School of Architecture.. Chả biết là cái tên HAU có chính xác văn phạm tiếng Anh không nữa, dù gì cũng là tên giao dịch quốc tế mà nhỉ!
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 06:57 ngày 11/05/2006
  10. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    N6310i, đi đầu không có nghĩa là được quyền đi ẩu, huống hồ đó chỉ là đi đầu so với Việt Nam thôi, còn lúc đó trên thế giới họ đã đi kiểu đó mấy chục năm rồi. Bạn có thể xem lại lịch sử kiến trúc thế giới về những công trình "đi đầu", bạn sẽ thấy cùng lắm ta chỉ có thể nhận xét chúng về công nghệ xây dựng lạc hậu mà thôi, còn về chất lượng kiến trúc thì đến bây giờ ta vẫn còn phải học nhiều.
    Các kiến trúc sư trẻ VN học được gì ở công trình UBND HN?
    Nếu 6310i quen một kts nước ngoài được đào tạo bài bản về design hình khối, bạn hãy đưa cho họ xem công trình này và lắng nghe lời nhận xét của họ về design của nó. Như thế hy vọng bạn sẽ dễ tiếp thu hơn vì người Việt với nhau nói khó vào lắm.

Chia sẻ trang này