1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BỘ SƯU TẬP KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi 1223, 30/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    @Hot_heart: Cái tên trường ngày trước không phải HAU mà là HAI , tức là Hanoi Architectural Institute.
    @ all : Tôi nghĩ chúng ta nhận xét 1 công trình nào đó phải xét cả bối cảnh ra đời của nó. Tôi không thích cái kiểu A dua, thấy người ta chê cũng chê. Thực ra cái Máy chém hay cái Hàm cá Mập chả có gì xấu, kể cả khi nó nằm bên Bờ Hồ.
    Về cái Máy chém theo tôi hồi đó thiết kế được như thế là thành công. Và đến bây giờ Bác Thuận vẫn khẳng định là của bác í chủ trì. Tôi nghĩ là đúng, chỉ có bác Thuận mới có ý tưởng độc đoán đưa ra cái Kiến trúc biểu tượng như thế. Một lần bác tâm sự rằng khi đã muốn đề cao tính quyền lực thì không thể nào dễ gần gũi được.
    Các bác chịu khó để ý rằng hồi đó Kiến trúc VN chịu ảnh hưởng cực lớn từ Liên Xô XHCN. Lúc đó không có IN TƠ LÉT hay các loại tạp chí như JA, CA, Architect record..... như bây giờ đâu bác ạ. Và các bô lão nhà ta hồi đó cũng không có điều kiện đi đây đi đó xem người ta làm thế nào đâu bác AYA , MTH ạ. Nhóm tác giả kể trên đều chỉ học trên Xuân Hoà, không một ai tốt nghiệp ĐH hay Cao học ở nước ngoài đâu ạ. Còn việc cuối cùng chỉ còn mỗi tên bác Thuận có thể là do bác í chịu khó theo từ đầu đến cuối và bảo vệ thành công cái ý tưởng Máy chém đó, vì vậy nó đứng tên bác í cũng là điều dễ hiểu.
  2. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    anh arcvubale nói đúng lắm nhưng cái vấn đề ở cái diễn đàn này không phải là công trình của Thầy Thuận đẹp hay xấu mà chủ yếu là các kts nhà ta còn quá hợm hĩnh, coi thường người khác mặc dù bản thân thì chả làm được cái cóc khô gì. Đấy là cái đáng buồn của diễn đàn này, rộng hơn là có thể ảnh hưởng đến nền kts trẻ của nước ta. Hiện giờ tôi vẫn nghĩ số lượng những người như thế chỉ chiếm thiểu số và chúng ta đừng để họ làm xấu đi hình ảnh của kts trẻ việt nam.
  3. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Trong số đó có mấy thầy học ở Cu Ba về mà .
    @ Vubale : Cho dù anh nói gì đi nữa thì Chợ Đông Hà ( Quảng Trị ) vẫn là công trình đẹp nhất trong số tác phẩm thiết kế Chợ của Thầy Thuận ,Công trình Chợ thuộc Khu thương mại Lao Bảo đẹp nhì , cứ lên một lần sẽ biết .

  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    Đây là một góc của Khu thương mại Lao Bảo, cũng tác phẩm của thầy Thuận . (Nguồn : Lấy trong trang oép sai Quảng Trị , hì hì )
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 12/05/2006
  5. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Tớ không biết công trình này của KTS Thuận thiết kế, cũng chưa tận mắt đến nơi sờ vào nó, nhưng nhìn vào hai cái hình "sạch sẽ" trên đây thì có cảm nhận thế này:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nó không xấu.
    Thật ra khi "đọc" một công trình nào, tớ thích được ... không biết tên tác giả. Vì biết tên tác giả rồi thì mình sẽ nghĩ ngay đến thời của người đó, phong cách thiết kế của người đó, và những bình luận xung quanh công trình đó, như vậy thì nhận xét của mình sẽ không khách quan nữa.
    Tôi chưa có mặt bằng công trình này, chưa biết nội thất của nó, nhưng nhìn vào hai cái hình trên về mặt đứng chính của công trình của KTS Thuận tớ "đọc" thấy những thứ sau:
    1. Cái nổi bật nhất, nguyên gốc nhất mà tôi nhìn thấy, đó là ảnh hưởng của Cubism (Neoplasticsm) - Trường phái lập thể Hà Lan, cụ thể là trào lưu tiêu biểu "De Stijl". Trường phái này tinh giản các yếu tố kiến trúc thành các hình khối cơ bản và màu sắc cơ bản, dùng đường nét ngang, dọc, các màu bậc 1 (đỏ, vàng, xanh lam), đen và trắng. Công trình của KTS Thuận có một phần ảnh hưởng của trường phái này về đường nét, nhưng không bị ảnh hưởng mạnh về màu sắc. Trong nhiều công trình của trào lưu De Stijl, đường nét nằm ngang và nằm dọc không giao nhau mà trượt ngang qua nhau. Điều này trong công trình "máy chém" các bạn có thể thấy rõ: Không có khối nào là giao điểm tập hợp hai yếu tố ngang dọc cả. Toàn là các hình khối ngang dọc nằm song song và kế cận nhau. Ngay cả lưỡi dao máy chém cũng rời khỏi hai trục thẳng đứng, chứ không liền lạc vào.
    Minh hoạ dưới: Ngôi nhà Rietveld-Schröder của KTS. Hà Lan Gerrit Rietveld
    [​IMG][​IMG]
    Minh họa dưới: Nhà thờ Wotruba, Vienna, xây 1974-1976 theo thiết kế của điêu khắc gia Fritz Wotruba.
    [​IMG]
    2. Một chút ảnh hưởng nhẹ của Futurism Ý (1909-1944): Hình khối mang tính biểu cảm mạnh mẽ, những hình khối gây ấn tượng, đập vào mắt, sự tương phản mạnh. Ở đây ta thấy cái "dao máy chém" và hai khối hai bên gây ấn tượng rất mạnh. Ngoài việc liên tưởng đến máy chém, tôi có thể liên tưởng đến một người máy khổng lồ đang canh gác cho thành phố.
    3. Và cuối cùng công trình của KTS Thuận có thể coi như mang ảnh hưởng của Russian Constructivism - Chủ nghĩa kết cấu Nga (1913 - 1930). Chủ nghĩa kết cấu Nga phát triển từ:
    - Cubism (trường phái lập thể) từ Hà Lan, còn được gọi là Neo-Plasticism, như đã nói ở trên.
    - Futurism tại Ý (1909-1944): Thể hiện tốc độ, sự năng động, sự biểu cảm mạnh của kiến trúc thời hiện đại
    - Suprematism tại Nga 1913: Trong nghệ thuật, sử dụng hình khối cơ bản là vuông và tròn.
    - Trường Bauhaus tại Đức (1918-1933): Phi học viện, chú trọng thiết kế công nghiệp dùng cho mục đích sản xuất hàng loạt. Tôi không cho rằng công trình này bị ảnh hưởng của Bauhaus, vì ngoài một chút yếu tố của Bauhaus (sử dụng màu sắc mờ như trắng, xám, màu be, đen, hình khối trơn không chi tiết trang trí ...) thì các tính chất quan trọng khác của Bauhaus (sự bất đối xứng, space versus mass ..) tôi không thấy.

    Chủ Nghĩa Kết Cấu Nga thể hiện qua việc sử dụng hình khối cơ bản, đường nét đơn giản, sử dụng vật liệu dùng trong thiết kế công nghiệp như kính, thép ...
    Sau đó Chủ nghĩa Kết cấu Nga lan ra Hà Lan, Đức và toàn thế giới.
    Vật liệu sử dụng của Chủ Nghĩa Kết Cấu sau này cũng đa dạng, từ nhôm, gỗ, ni-lông, plexiglass, thiếc, giấy bìa, dây thép ... tất cả phục vụ cho việc miêu tả sự thống trị của máy móc trong thế giới hiện đại (đương thời) và sự chiến thắng thiên nhiên.
    Thử đoán về quá trình thiết kế:
    A. Đoán Ý Tưởng - concept: Theo những gì quan sát, tôi có thể đoán concept (ý tưởng) thiết kế của KTS Thuận đối với công trình này là: "Xây dựng một công trình cổ vũ cho kỷ nguyên của máy móc, của sự chiến thắng thiên nhiên, thể hiện sự reo vui của dân tộc Việt Nam trước những bước đi đầu của quá trình công nghiệp hoá."
    B. Đoán Phương pháp - Methods: Tham khảo các trào lưu có ý tưởng tương tự trên thế giới, KTS vận dụng chọn lọc các ý tưởng của các trào lưu như trên, vì những trào lưu đó có liên quan đến công nghiệp hoá.
    C. Đoán Công cụ - Tools sử dụng các công cụ, thủ pháp của các trào lưu đó để tạo hình, tạo không gian cho công trình. Các thủ pháp đó bao gồm:
    De Stijl + Futurism + International Constructivism như đã nói ở trên.
    Kết luận: Ngoài việc đánh giá nó đẹp hay xấu, công trình của KTS Thuận là một công trình đáng để tham khảo về mặt học thuật.
    Đấy là tôi chưa xem bên trong công trình đấy nhé.
    Nguồn:
    http://en.wikipedia.org/wiki/De_stijl
    http://en.wikipedia.org/wiki/Rietveld_Schr%C3%B6der_House
    http://wwar.com/masters/movements/constructivism.html
    http://www.jewishvirtuallibrary.org/jsource/Society_&_Culture/Architecture/Bauhaus.html
    Được Adamour sửa chữa / chuyển vào 22:12 ngày 12/05/2006
  6. AntiKitsch

    AntiKitsch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    "Cửa sổ, làm thật nhiều cửa sổ" - lời em bé nói với tên trọc phú Nguyễn Tiến Thuận.
    Bạn Ai đã mua nhận xét theo kiểu "vãi đạn" trúng đâu thì trúng. May mắn là bạn bắn trúng nhiều.
  7. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    em cũng nghe nói rằng cái máy chém đó là do bác Tạ vẽ mà, chẳng biết thế nào, vì thày Tạ đã dạy em hồi năm đầu và về lý thuyết thì thày là cao thủ mà, còn về thực hành và thực tế thì đúng là Thày Thuận rồi, ở trường ai cũng nói thế
  8. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    @x_architects: Ừ thì Constructivism Nga, nhưng rồi sao nào? Cái Xô Viết đó cũng bắt nguồn, hoặc ảnh hưởng từ các trào lưu khác, trong đó có de Stijl. Tớ đọc thấy De Stijl trong công trình của Sô Viết cũng là chuyện bình thường thôi mà X-men. À mà biết đâu Mr. Thuận có một anh bạn đồng nghiệp người Hà Lan nhỉ. Ai mà biết chuyện gì đã thực sự xảy ra.
    @AntiKitsch: Tớ nhìn vào và dùng những thứ đang có (trong đầu) để đọc một công trình, giả định là không biết ông kiến trúc sư này của thời nào, anh ạ. Tớ biết là nói De Stijl ra có thể hưởng những cái bĩu môi, rằng "làm gì có ảnh hưởng của bọn tư bản vào đây", nhưng mà tớ thấy thế thì nói thế. Tớ chẳng cần nó phải "đúng" theo những sách vở nào cả, mà là đúng theo những gì mình đang nghiên cứu. Tớ đang ngẫm nghĩ về sự xoay vòng của các trào lưu, nếu bạn thích thì bạn "đọc" lại công trình này theo con mắt của bạn. Đó cũng là đóng góp cho diễn đàn này một quan điểm, một góc nhìn, một ý tưởng nào đó góp phần "chống những cái rởm đời".
    Được Adamour sửa chữa / chuyển vào 01:37 ngày 15/05/2006
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Trời ơi bạn bắn vãi ở chỗ này nè
    Vị lai
    lập thể
  10. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Có thể là "vãi" ở thằng Vị Lai. Lập luận chổ đó yếu. Mà bạn bắn lại đi, thợ săn lành nghề. Bắn cho anh em xem và học hỏi.

Chia sẻ trang này