1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BỘ SƯU TẬP KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi 1223, 30/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Bạn Ai đã mua này cũng kỳ ghê
    "De Stij" khỉ gió gì đó nó ra đời từ cái hồi người ta kêu gào hiện đại, Có thể nói là cùng thời với ông Lê với mấy ông tứ trụ tức là đâu cuối thế kế 19 còn thằng "cubism" là một khái niệm chỉ suất hiện vào thời sau này -khoảng những năm đầu thế kỷ 20. Cụ thể là tôi nhớ mấy thằng cha như Braque, Picasso sau khi vẽ vời chán chê quẫn trí mới đẻ ra cái gọi là Lập thể. Thế mà bạn cả gan gán ghép hai cái này với nhau không phải bắn vãi là gì.
    Sự gán ghép khái niệm kiểu trường phái, phong cách, trào lưu chỉ là một cách gọi tên cho kêu thôi. Tôi nghĩ đừng nên phụ thuộc nhiều quá.
    Tôi bắn nhé.
    Công trình của Bác trọc phú Nguyễn Tiến Thuận như ta thấy không chỉ ảnh hưởng của công nghệ xây dựng PCCC (à quên CCCP) mà chính là ảnh hưởng quá nặng kiểu Nga Ngố này. Mịa. Nga là đất nước nằm ở vùng nào chứ, Việt Nam nằm ở vùng nào chứ ? Sao lại có kiểu xây nhà làm việc không có của sổ thế này. Và em bé cần phải nhắc lại câu "cửa sổ, làm thật nhiều cửa sổ" với tên trọc phú.
    Muốn "y quyền", "chấn áp"* phải không? có ngàn cách làm khác.
    * Uy quyền, Trấn áp nói theo giọng miền nam
  2. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Về đoạn tô màu vàng phía trên: Đồng ý, nhất trí theo lý của anh!
    Cảm ơn anh. "Củ-bị-dầm" khác "Đờ-Sờ-Tai" thật . Cubism đúng là khác với De Stijl (Neoplasticism). Đoạn tôi viết "... ảnh hưởng của Cubism (Neoplasticsm) - Trường phái lập thể Hà Lan, cụ thể là trào lưu tiêu biểu "De Stijl". " là không chính xác, phải sửa thành "... ảnh hưởng của De Stijl (Neoplasticism)", như thế rõ ý hơn.
    Có điều tôi thấy De Stijl (Neoplasticism) "khỉ gió" nó lăn đùng ra ở đầu thế kỷ 20, (1917-1931), ngôi nhà Schröder khởi công năm 1923. Cubism cũng bắt đầu vào thời này, còn sớm hơn De Stijl khoảng 10 năm:
    - Hai thời kỳ của Cubism: 1906-1909: pre-cubism, từ 1912: synthetic cubism
    - Ông Louis Vauxcelles, chuyên gia phê bình nghệ thuật của Pháp dùng thuật ngữ "cubism" đầu tiên năm 1908. (Tiếng Pháp là "bizarre cubiques)".
    - Picasso và Georges Braque bắt đầu sáng tác theo trường phái Lập Thể (Cubism) từ 1908.
    Được adaMouR sửa chữa / chuyển vào 16:45 ngày 15/05/2006
  3. 1223

    1223 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  4. 1223

    1223 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. 1223

    1223 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  6. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Tam quan chùa Kim Liên đây. Có điều chụp ảnh không đẹp lắm.
  7. vnvan59

    vnvan59 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Giai đoạn 1970-1990
    Kiến trúc VN thời kỳ này ảnh hưởng của Liên xô là chính, rồi thêm nữa là Ba lan, Rumani... một chút Cuba. Đơn giản vì Vn có một số KTS học ở các nước đó về. Với các KTS trong nước thì ảnh hưởng chủ yếu qua tạp chí... mà cũng chỉ xem ảnh rồi vẽ.
    Nói lại về toà nhà Máy chém.
    Đây là toà nhà có "ruột" là hệ thống khung bê tông cốt thép nhưng lại mang "bộ mặt chính" của một kiến trúc kết cấu gạch đá, đây là thất bại cơ bản vì công trình không thể hiện được công nghệ xây dựng đương thời.
    Vào trong thì mệt lắm vì phòng ốc lắt nhắt (cái này thông cảm được).
    Hệ thống tỷ lệ thì hoàn toàn tách rời khỏi tỷ lệ của cảnh quan, tỷ lệ công trình lân cận. Cái này thì đến tận nơi xem sẽ rõ hơn xem qua ảnh.
    KTS VN thời kỳ này thiếu thốn thông tin, đào tạo thì còn yếu nên cũng khó làm lắm.
    Về quan niệm: Hình ảnh "Quyền lực" trong công trình cơ quan quản lý nhà nước... quan niệm thời kỳ này cũng đậm chất Liên xô - nặng về bạo lực.
    Nói thêm về trường phái. Cái này là do giới lý luận phê bình đưa ra chứ người sáng tác (khai sinh ra các trường phái) thì họ chẳng quan tâm, có chăng chỉ là nhưng người theo sau và phát triển quan niệm.
    Ở VN thì câu chuyện trường phái càng xa lạ - tất nhiên là cũng có nhiều lý do.
  8. 1223

    1223 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Thầy Thuận đại diện cho HAAI ký và làm chủ trì thôi, tác giả - người đưa ra ý đồ phương án là người khác.
    - Chợ Đông Hà: ý tưởng là sử dụng các nhịp điệu láy lại liên tục gợi lên cảm giác về sự nhộn nhịp "trên bến dưới thuyền" từ xưa của bến sông này.
    - TTTM Lao Bảo: cách điệu từ mái nhà sàn - đặc biệt ở 2 đầu hồi cong - đặc trưng của nhà sàn người Vân Kiều, Pakô khu vực Tây Bắc Quảng Trị, Huê.
    Trực tiếp "chiến" 2 em này là "đệ" của thầy Thuận: Kts NHH, NTT và một số khác.
    Nhất trí với từ "sạch sẽ" và "không xấu"
    Người ta có thể nói UBND giống "cái máy chém", nhà gì đó giống "hàm cá mập", đài liệt sỹ đường Bắc Sơn giống "cái ghế đẩu"... Uhm, muốn liên tưởng thế thì dễ quá, cái gì mà chả ví được, mấy bà bán thịt ở chợ quê tớ ví von chả thua đâu. Bà ý bẩu nhà thờ Rông xăng giống "bãi cwt i. lên viên gạch", biệt thự trên thác giống "đống bảnh khảo giữa đĩa rau sống vứt trên rãnh nước", Pom pi đu giống "cái ruột phích tầu quấn mớ dây điện"... Khi người ta đã không thích tác giả thì công trình nào chê cũng dễ, "không ưa thì ..."
    Có lẽ không phức tạp đến thế đâu...
    Đối với diễn đàn mà tôi đang làm admin thì những nick lăng mạ cá nhân thế này sẽ được treo vô thời hạn.
    Tôi không thích bình luận về một cá nhân - nhất là sau lưng người đó. Nhưng nếu ở đây người ta đang đàm tiếu về thầy Thuận, tôi cũng xin nói thêm 1 câu cho khách quan. Chính thầy Thuận là người đưa ra phương pháp "đào tạo theo mô hình xưởng thiết kế" ở Trường ĐHKT Hà nội. Bạn có thể nói đó là 1 sự "bóc lột sinh viên", tùy, theo tôi sinh viên được nhiều hơn mất ở mô hình đào tạo này.
    - Mặt chính UB quay về hướng Tây, làm cửa sổ muốn phang vẫn chết đẹp
    - Tôi không hiểu ông NTT "trọc phú" ở điểm nào? Muốn "chưởi"* phải không? Có ngàn cách làm khác.
    * Chửi, nói theo giọng miền Trung
    Liên Xô nặng về bạo lực? Bạn thử so sánh với:
    - Lò thiêu người, phòng hơi ngạt của Đức Quốc xã trong WWII
    - 2 quả bom nguyên tử của "thế giới tự do" tặng những người Nhật vô tội
    - Một số triệu lít "chất diệt cỏ" mà "thế giới tự do" rải lên Việt nam
    - Món tim gan người Việt nam ăn sống của Đại Hàn - con chó săn đầu đàn của "thế giới tự do" (xem ảnh tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh TP HCM.
    ...
    Có một thời kiến trúc sư thích xì tin của Liên Xô và Đông Âu, đơn giản là thời đó xã hội chịu ảnh hưởng từ họ. Thời nay, khi "họ" đã sụp đổ, và phải cố vào WTO kẻo chết đói, người ta chuyển sang tôn thờ "thế giới tự do" hơn, quý Nhật như Bụt vì nó cho nhiều ODA, thanh niên coi Đại Hàn như biểu tượng về sự "xành điệu"....Bi h nhiều người đã quên và không biết rằng Nhật từng hiếp cụ họ, Hàn từng mổ bụng moi gan móc mật ông bà, cô dì, chú bác họ...
    Gió sao che vậy, tát nước theo mưa... âu cũng là những "đức tính quý báu", những "mánh khóe tồn tại" của cư dân Việt cổ, có gì lạ! Tất nhiên có rất nhiều mỹ từ có thể dùng để ngụy trang lên bản chất đó.
    Nhất trí, khái niệm trường phái này nọ ở quê mình chỉ dùng làm PR là ngon!
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 27/07/2007
  10. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Bạo lực được đối trọng bằng bạo lực, chỉ khác nhau ở cách thể hiện thôi bác ạ. Stalin có tên trong danh sách mass killer.

Chia sẻ trang này