1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ sưu tạp tư liệu về trường PCT trên mạng

Chủ đề trong 'Trường PTTH Phan Châu Trinh' bởi tantrong1609, 04/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tantrong1609

    tantrong1609 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bộ sưu tạp tư liệu về trường PCT trên mạng

    Rất mong nhận được sự ủng hộ của các bạn, hãy sưu tầm và đóng góp cho mọi người cùng đọc nhé.
    1. Trường được thành lập vào năm nào: www.phanchautrinhdanang.com/A/2.htm
    2. 50 năm thầy củ trường xưa: www.quangda-df.org/TamTinh/ThayCuTruongXua.html
    3. www.phanchautrinhdanang.com
     
    Charles Baudelaire và Hoa Khổ Đau
    (Charles Baudelaire et " Les Fleurs du Mal " )
     Hải Đà Vương Ngọc Long biên soạn và tuyển dịch


    Kính tặng các Thầy Cô đã dạy môn Pháp Văn tại Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng:
    Thầy TrầnTấn, Cô BộiHòan, Cô TrươngThịThúy, Cô KimThành,Thầy TrầnBáViệt...
    1- La Mort des Amants[​IMG]Nous aurons des lits pleins d''''odeurs légères, Des divans profonds comme des tombeaux, Et d''''étranges fleurs sur des étagères, Écloses pour nous sous des cieux plus beaux. Usant à l''''envi leurs chaleurs dernières, Nos deux coeurs seront deux vastes flambeaux, Qui réfléchiront leurs doubles lumières Dans nos deux esprits, ces miroirs jumeaux. Un soir fait de rose et de bleu mystique, Nous échangerons un éclair unique, Comme un long sanglot, tout chargé d''''adieux; Et plus tard un Ange, entr''''ouvrant les portes, Viendra ranimer, fidèle et joyeux, Les miroirs ternis et les flammes mortes. Charles Baudelaire Cái Chết Của Tình Nhân Ta sẽ có chiếc giường hương thoảng nhẹTấm đi văng sâu trũng tựa nấm mồ Những kỳ hoa phơi bầy trên chiếc kệ Dưới khung trời diễm lệ nụ trương phô Hơi ấm cuối hãy cùng nhau xử dụng Hai con tim: hai ngọn đuốc chói loà Hai luồng sáng song song cùng phản chiếu Hai linh hồn: hai kiếng lộng nguy nga Trời xẩm tối màu hồng xanh huyền ảo Tia chớp dài trao đổi giữa hai ta Lời ly biệt khóc than người nức nở Một Thiên Thần sẽ đến mở cửa raVừa vui vẻ, trung thành, làm sống lại Chiếc gương mờ, lửa chết tự hôm qua ... Hải Đà (phỏng dịch)2- La Muse Malade Ma pauvre muse, hélas! qu''''as-tu donc ce matin? Tes yeux creux sont peuplés de visions nocturnes, Et je vois tour à tour réfléchis sur ton teint La folie et l''''horreur, froides et taciturnes. Le succube verdâtre et le rose lutin T''''ont-ils versé la peur et l''''amour de leurs urnes? Le cauchemar, d''''un poing despotique et mutin T''''a-t-il noyée au fond d''''un fabuleux Minturnes? Je voudrais qu''''exhalant l''''odeur de la santé Ton sein de pensers forts fuât toujours fréquenté, Et que ton sang chrétien coulât à flots rythmiques, Comme les sons nombreux des syllabes antiques, Où règnent tour à tour le père des chansons, Phoebus, et le grand Pan, le seigneur des moissons.Charles Baudelaire Nàng Thơ Nhuốm Bệnh Tội nàng thơ ! Sáng nay em sao thế ? Mắt trùng sâu mộng ảo giữa đêm tà Trên sắc em thấy gì đang phản chiếu Nỗi cuồng điên ghê sợ, lạnh xót xa Thằng quỷ hồng, lão yêu tinh da tái Rót hồn em lo sợ lẫn yêu thương Cơn mộng dữ qua bàn tay đùa giỡn Nhấn chìm em trong bãi lậy hoang đường Ta muốn em thoát ra nguồn sinh lựcVùng suy tư về lại bước luôn thường Dòng máu Chúa vẫn nhịp nhàng tuôn chảy Lời cổ xưa âm điệu mãi còn vương Từ nơi đó hai vị thần luôn ngự trịCha âm thanh và chúa tể ruộng vườn Hải Đà (phỏng dịch)3- La Beauté Je suis belle, ô mortels! comme un rêve de pierre, Et mon sein, où chacun s''''est meurtri tour à tour, Est fait pour inspirer au poète un amour Éternel et muet ainsi que la matière. Je trône dans l''''azur comme un sphinx incompris; J''''unis un coeur de neige à la blancheur des cygnes; Je hais le mouvement qui déplace les lignes, Et jamais je ne pleure et jamais je ne ris. Les poètes, devant mes grandes attitudes, Que j''''ai l''''air d''''emprunter aux plus fiers monuments, Consumeront leurs jours en d''''austères études; Car j''''ai, pour fasciner ces dociles amants, De purs miroirs qui font toutes choses plus belles: Mes yeux, mes larges yeux aux clartés éternelles!Charles Baudelaire Người Đẹp Ta đẹp lắm, như giấc mơ cẩm thạchLòng ta đây lần lượt tổn thương người Để thi nhân tuôn trào muôn cảm hứng Cho tình yêu bất tử lặng thầm trôi Như nhân sư trên trời ta ngự trịKết tim ngà với sắc trắng thiên nga Ta ghét động..sợ rời xa vóc nét Không cười vui và chẳng khóc thiết tha Thi sĩ đứng.. nhìn ta đầy ngạo nghễNhững tượng đài vay mượn nét kiêu sa Trong trầm tư khổ hạnh phí đời qua ******** đó ta dễ làm say đắm Chiếc gương trong khiến vật đẹp nguy nga Đôi mắt lớn chiếu hoài ta rực rỡ . Hải Đà (phỏng dịch) 4- La Musique La musique souvent me prend comme une mer !Vers ma pâle étoile, Sous un plafond de brume ou dans un vaste éther, Je mets à la voile; La poitrine en avant et les poumons gonflés Comme de la toile, J''''escalade le dos des flots amoncelés Que la nuit me voile; Je sens vibrer en moi toutes les passions D''''un vaisseau qui souffre: Le bon vent, la tempête et ses convulsions Sur l''''immense gouffre Me bercent. D?Tautres fois, calme plat, grand miroir De mon désespoir ! Charles Baudelaire Âm Nhạc Ta say nhạc như đam mê biển lớn Đường ta đi loáng bạc những vì sao Dưới mây mù phủ lấp cả trời cao Lòng rộn rã giăng buồm nương gió thổi Ta ưỡn ngực căng phồng hai lá phổi Như buồm kia ***g lộng gió ngàn khơi Ta trèo lên lưng sóng cưỡi chơi vơi Mịt mùng xa giữa màn đêm phủ bóng Hồn run rẩy theo từng cơn khát vọng Của con tàu luôn nhẫn nhục dầy công Qua gió lành, bão tố, nước bềnh bồng Sóng mênh mang trên bờ sâu thăm thẳm Ru ta ngủ mặt đài gương biển lặng Soi hồn ta cơn tuyệt vọng điên cuồngHải Đà (phỏng dịch) 5- Harmonie du soirVoici venir le temps où vibrant sur sa tige Chaque fleur s''''évapore ainsi qu''''un encensoir; Les sons et les parfums tournent dans l''''air du soir; Valse mélancolique et langoureux vertige! Chaque fleur s''''évapore ainsi qu''''un encensoir; Le violon frémit comme un coeur qu''''on afflige; Valse mélancolique et langoureux vertige! Le ciel est triste et beau comme un grand reposoir. Le violon frémit comme un coeur qu''''on afflige, Un coeur tendre, qui hait le néant vaste et noir! Le ciel est triste et beau comme un grand reposoir; Le soleil s''''est noyé dans son sang qui se fige. Un coeur tendre, qui hait le néant vaste et noir, Du passé lumineux recueille tout vestige! Le soleil s''''est noyé dans son sang qui se fige... Ton souvenir en moi luit comme un ostensoir! Charles Baudelaire Khúc Chiều Tà Kìa .. run rẩy trên cành xanh tha thướt Những bông hoa kiều diễm ngát thơm nhang Muôn tiếng động giữa trời hương ***g lộng Điệu valse buồn xây xẩm ngực râm ran Từng cánh hoa như hương trầm tỏa ngát Tiếng vĩ cầm run khẽ thắt tim đau Thân mệt lả điệu valse buồn xơ xác Chiếc bình hương lộng lẫy đẹp khung sầu Quặn tim đau tiếng vĩ cầm khe khẽ Trái tim mềm oán hận cảnh hư vô Trời ủ rũ trên bình hương bát ngát Ánh dương tàn trong giọt máu đông khô Cõi hư không trái tim mềm oán ghét Vết tích tìm trong quá khứ lung linh Dòng máu đông từ mặt trời đã lặn Bình thánh linh rực rỡ chuyện đôi mình Hải Đà (phỏng dịch)6- Tristesses de la LuneCe soir, la lune rêve avec plus de paresse;Ainsi qu''''une beauté, sur de nombreux coussins,Qui d''''une main distraite et légère caresseAvant de s''''endormir le contour de ses seins,Sur le dos satiné des molles avalanches,Mourante, elle se livre aux longues pâmoisons,Et promène ses yeux sur les visions blanchesQui montent dans l''''azur comme des floraisons.Quand parfois sur ce globe, en sa langueur oisive,Elle laisse filer une larme furtive,Un poète pieux, ennemi du sommeil,Dans le creux de sa main prend cette larme pâle,Aux reflets irisés comme un fragment d''''opale,Et la met dans son coeur loin des yeux du soleil.Trăng BuồnĐêm hôm ấy trăng mơ màng uể oảiGối chăn êm xinh đẹp dáng ngây thơDịu dàng quá bàn tay nàng lơ đãngNgực căng tròn ve vuốt bước vào mơLưng trắng mịn qua bao mùa tuyết phủTrong từng cơn hấp hối vẫn hoài trôngTừ đôi mắt cuồng điên màu bạch nguyệtVút trời cao chất ngất nở đầy bông Trên thế gian những đôi khi nhàn nhãÂm thầm rơi giọt lệ khóc mưa ròngMột thi sĩ tâm đồng? thao thức nhớĐưa tay mình hứng lệ tái tê lòng Màu phản chiếu lung linh như ngọc bíchDấu trong tim xa vắng ánh dương hồng ?Hải Đà (phỏng dịch)
    còn rất dài các bạn vào link xem nhé...
  2. tantrong1609

    tantrong1609 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Về Trường Phan Châu Trinh,
    và Người ngày trước ở Đà Nẵng.

    Chỉ ở quê xa mới thấy những Thầy dạy như thế
    Chỉ thời buổi xưa mới có những Bạn học như vậy
    Với Thầy, với Cô nơi Trường Phan Châu Trinh
    Lớp lớp Bằng Hữu lớn lên chung ngày Đà Nẵng.
    Hóa ra đôi điều bất khả của đời sống khó khăn nầy
    Đã thật xẩy ra từ ngôi trường qua hằng nửa kỷ
    Thầy, trò gặp nhau sau thời gian thoáng mau như mưa đám mây
    Bạn bè cầm tay tưởng đang giờ ra chơi ngoài cửa lớp.
    Trường bắt đầu xây năm lên mười
    Ngày học đầu đời đúng mười-hai tuổi
    Đêm họp mặt vây quanh tiếng cười
    Người quên khuất giờ chạm tới sáu-mươi.
    Trường nay thật quá xa
    Bên kia trùng khơi, khuất mờ đại lục
    Vòng trở về đứt đoạn,
    Mạch máu chặn nghiệt trong thân.
    Nhưng, đêm nay,
    Ồ? Cảm động đêm nay đây,
    Người tưởng thấy lại dáng người..
    lướt thướt bước hồng lề đường Lê Lợi,
    lối lên Cầu Vồng
    Đường Thống Nhất? bóng lá kiền kiền đỗ sậm
    Trời chuyển giông rì rầm
    Kẻng tan trường gờn gợn,
    Cửa lớp âm âm đóng chậm.. Hồ hồng ân
    Để nhớ Đêm 27 tháng 11, 2002
    Sau 50 năm,
    Với Trường và Người đều không thấy.
    Phan Nhật Nam.
    có công mài sắt có ngày nên kim
  3. tantrong1609

    tantrong1609 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0

    Cùng tham gia đi các anh chi ơi, làm một mình buồn quá hi...hi
    http://www.ttvnnet.com/forum/281365.ttvn/trang-6
  4. tantrong1609

    tantrong1609 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    lớp tôi đấy thấy chưa
  5. tantrong1609

    tantrong1609 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    lớp tôi nử nè
  6. tantrong1609

    tantrong1609 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đố ai tim ra tôi nè hi...hi...
  7. tantrong1609

    tantrong1609 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bất ngờ thăm trường
    Phan Châu Trinh

    vào trường chụp ảnh, quay phim
    vội vàng như sợ ai tìm đuổi ra
    giữa trưa chợt nổi da gà
    cả tâm thân dậy khúc ca học đường
    con chim sè sẻ thân thương
    bay nghiêng đầu ngó, dễ thường nhận ra
    nhón chân phủi sợi bụi già
    đóng trên khung cửa mở ra hững hờ
    tôi nhìn trong nỗi bơ vơ
    không thấy mà gặp thầy cô bạn bè
    tim tôi ngó, lòng tôi nghe
    gót guốc, quay nón săm se sợi tình
    tôi đi lững thững một mình
    bóng nghiêng chìm giữa ảnh hình ngát hương
    lòng không ngăn nổi buồn buồn
    vô danh trở lại thăm trường, hổ ngươi
    ngắt lòng ươm cụm ngậm ngùi
    ước chi xanh mãi tình người thư sinh
    Luân Hoán




    50 Năm Nhớ Lại
    Nguyễn Hữu Thứ


    Sau khi làm hiệu trưởng trường Quốc Học hai niên khóa 1948-1950, tôi trở về cơ quan Tư pháp, được giữ chức Dự thẩm Tòa Sơ thẩm Huế. Giữa năm 1952, tôi được bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa Sơ thẩm Quảng Nam Ðà Nẵng. Lúc bấy giờ dân số Ðà Nẵng cao hơn dân số Huế; ngoài ra tỉnh Quảng Nam là tỉnh đông dân nhất miền Trung, các thị trấn Hội An, Tam Kỳ không xa Ðà Nẵng bao nhiêu. Thế mà cả một vùng đông dân cư ấy không có một trường Trung Học.
    Ðã làm hiệu trưởng trường Quốc Học trong giai đoạn khó khăn, tự nhiên tôi thấy cần góp ý với nhà cầm quyền về việc mở một hay hai trường Trung Học ở Ðà Nẵng và phụ cận.
    Thị truởng Ðà Nẵng là ông Bữu Ðài, lớn tuổi hơn tôi nhưng rất thân với tôi, cho nên lúc đến viếng thăm Tòa Thị Chính, tôi đưa ra nhiều đề nghị với những lý do khả dĩ thuyết phục ông Thị Trưởng mở trường. Ngoài những lý do thông thường về giáo dục, tôi nói ra một câu chuyện liên hệ đến các hải cảng. Thời 1847, Trung tướng Pháp Rigault de Genouilly tới bắn phá Ðà Nẵng, khởi đầu cuộc chiến tranh xâm lược. Sáu năm sau, 1853, đô đốc Mathew Calbright Perry của Mỹ cũng bắn đại bác vào vịnh Tokyo (Nhật Bản) và làm một cuộc đảo chánh hộ cho người Nhật (bãi bỏ chế độ Tướng quân, và bắt đầu cuộc duy tân lịch sử). Không đầy 30 năm sau, Nhật trở thành cường quốc đánh bại Trung Hoa và Nga. Nhật làm được, Việt Nam cũng có thể làm được với điều kiện là mở rộng giáo dục, tức làm trường. Tôi trao đổi ý kiến với ông thị trưởng rất hăng say, và cuối cùng ông quyết định mở trường.
    Sau đó, tôi đến viếng thăm ông Lê Khắc Giai, Trưởng ty Học vụ, góp nhiều ý kiến thiết thực về việc mở trường, rút king nghiệm những năm ở Quốc Học.
    Tôi đề cập trong chi tiết đến trường ốc, giáo sư và hứa, nếu cần, vợ chồng tôi sẽ dạy một số giờ. Và đầu niên khóa 1952-1953, trường chính thức mở cửa, ông trưởng ty Tiểu học Lê Khắc Giai quyền nhiếp chức vụ hiệu trưởng Trường Trung Học tân lập.
    Có một số điểm đáng để ý, là vào thời đó, cuối thập niên 1940, Huế đã có nhiều trường tư tái hoạt động, hoặc mới thành lập: Providence (Thiên Hựu), Pellerin (Bình Linh), Jeanne D''arc, Bình Minh, Nguyễn Du, Bồ Ðề... Trong lúc đó, Ðà Nẵng chỉ mới có trường Tây Hồ, nên việc mở trường Phan Châu Trinh được dân chúng nhiệt liệt đón mừng . Tuy vậy, Tòa Thị Chính chỉ mở hai lớp Ðệ Thất, vì thiếu phòng ốc, và cũng không tìm đủ giáo sư; giáo sư đa số là công chức đến dạy giờ. Tôi và vợ tôi, Thân Thị Giáng Châu, nhận dạy Pháp văn và Anh văn
    Sau đây là một số học sinh đã ghi vào cuốn lưu niệm của tôi:
    Phan Ngọc Tiếu Nguyễn Văn Mảng
    Lê Văn Cử Trương Thị Diệu Phương




    Nguyễn Thị Anh Lý Thị Hạnh
    Dương thị Diệu Trần Hữu Hội
    Vương Văn Mau Ðinh Văn Quý
    Võ Tình Trương Duy Hy
    Phạm Thái Lâm Quang Thị
    Huỳnh Ngọc Hổ Trần Văn Xuân
    Nguyễn Như Hàn Trần Trưng
    Phan Ứng Thời Nguyễn Thị Hóa
    Lâm Thị Nguyễn Ngọc Kỳ
    Trần Công Sinh Ðỗ Hữu Tùng
    Nguyễn Văn Ðiềm Tôn Nữ Như Tâm
    Nguyễn Thị Trai Tôn Nữ Lệ Tuyết
    Ðỗ Thị Như Lài Ngô Thị Ánh Tuyết
    Phạm Hồng Khang Dương Thị Mỹ
    Dương Thị Xuân Hướng





    Sau một thời gian, tôi được thuyên chuyển làm chánh án Ðồng Hới (Quảng Bình), nên không theo dõi được sinh hoạt của các học sinh này. Tuy nhiên trong nhiều phạm vi, vẫn gặp lại các em đã trưởng thành , lúc đem đoàn bóng bàn Huế, vào đấu với Ðà Nẵng. Vài học sinh cũ đã tái ngộ trong trường hợp khá hi hữu: người đã để lại nhiều kỷ niệm là anh Ðỗ Hữu Tùng, đã trở thành sĩ quan , nổi tiếng trong vụ Mậu Thân, và tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị.
    Trong vụ Mậu Thân, 1968, anh chỉ huy một đơn vị đóng ngay trong vùng nhà tôi, cạnh khách sạn Hương Giang I ở Huế. Gặp lại tôi, anh mừng và ôm choàng, hỏi tin tức mọi mặt về tôi trong mấy ngày đầu tiên. Sau đó anh giới thiệu tôi với các binh sĩ trong Lữ đoàn, dặn dò cẩn thận giữ gìn sinh mạng và tài sản của dân chúng địa phương.
    Có lẽ giờ phút vinh quang nhất của anh Tùng, là chiến thắng Cổ Thành Quảng Trị, khi Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến của anh tái chiếm thành Ðinh Công Tráng, mùa hè đỏ lửa, thành tích mà cơ quan truyền thông quốc gia và quốc tế đã loan báo rộng rãi.
    Anh Vương Văn Mau là cựu học sinh mà chúng tôi đưọc gặp nhiều nhất. Anh thường xuyên ở Ðà Nẵng nên những lần tôi lánh nạn vào, anh thường đến thăm và giúp đỡ. An cũng nhiều lần ra Huế đến nhà chúng tôi hỏi thăm sức khoẻ.
    Qua Bắc Mỹ, 1991, chúng tôi sớm liên lạc được với anh Võ Tình , qua thư từ và điện thoại, thường xuyên đến nỗi trong gia đình mọi người đều biết giọng nói của anh. Anh vốn là thiếu tá chiến tranh chính trị; hiện anh


    Năm 1964, họa sĩ Ðỗ Toàn về dạy vẽ tại trường Phan Châu Trinh và ông có ý định tạc tượng cụ Phan. Tại căn nhà số 5 Ðống Ða, ông tự tay đi lấy đất sét, dựng cốt và tạc tượng. Việc làm này đã được học sinh của trường đóng góp phế liệu, được bà Nguyễn Thị Châu Liên - con gái cụ Phan và nhà văn Nguyễn Văn Xuân góp ý sửa chửa nhiều lần cho đến khi hoàn thành. Sau này ông kể lại một cách dí dỏm: "Cụ Phan là một lãnh tụ của phong trào Duy Tân, trong chân dung của cụ tôi xin bộc bạch một điều mà ba mươi năm qua tôi dấu kín. Khi tạc đến bộ ria mép của cụ - các cụ thời xưa để ria mép thường hay vuốt xuống, nhưng trong chân dung của cụ tôi lại cuốn lên như râu của các nhà bá tước. Tôi bổng thích thú thầm và một niềm vui sướng dâng trào, bởi vì cụ Phan là một mẫu hình tiên phong trong
    phong trào cắt tóc ngắn, mặt đồ Tây vì thế tôi cũng mạo muội làm một cuộc "cách tân" nhỏ. Ðến nay nếu cụ sống lại, chắc cụ gõ lên đầu tôi một trăm gậy, xong, cụ sẽ cho tôi một chầu nhậu bia Sông Hàn chết bỏ".
    Công việc này hoàn thành với kinh phí 37.000 đồng là tiền trả cho thợ đúc đồng. Còn họa sĩ Ðỗ Toàn không nhận bất cứ một thù lao nào mà ông vẫn thấy "vui như ngày hội" vì đã hoàn thành chân dung của vĩ nhân mà mình tôn kính và ngưỡng mộ.
    source: Lê Minh Quốc



    cùng gia đình ở tại Houston, Texas. Anh thích làm thơ, đã có nhiều bài thơ hay văn, tiếng Việt, hoặc tiếng Anh, viết tặng chúng tôi và đăng ở nhiều tạp chí; mặc dầu, 50 năm qua, chúng tôi chưa gặp lại anh được lần nào.
    Một cựu học sinh khác của lớp Ðệ Thất đầu tiên của trường Phan Châu Trinh là anh Phan Ngọc Tiếu, nguyên Trưởng ty Xã hội Khánh Hòa- Nha Trang, đã được tu nghiệp tại Hoa Kỳ. Sau 1975 , anh đã học và đạt được cấp bằng Tiến sĩ Xã hội học, làm việc nhiều chục năm cho chính phủ Hoa Kỳ. Anh đã xuất bản nhiều sách truyện, hồi ký, và làm nhiều bài thơ được ngâm trên các đài phát thanh (sách truyện như: Cuối đường, Mái tóc hoa râm, Tiếng tiêu sầu, Một kiếp trầm luân, bút hiệu Thanh Vinh). Anh còn hoạt động nghệ thuật (tổ chức Ðại Nhạc Hội 50 năm của Hoàng Thi Thơ, chủ tịch Ban Trình diễn Văn hóa các Cộng đồng Ðông Nam Á v.v..). Ngoài ra nhờ một đề tài nghiên cứu anh được cấp hàm Ðại tá Quân lực Hoa Kỳ; trong bộ quân phục và với mái tóc bạc, trông anh không có gì khác biệt với các sĩ quan cao cấp của Mỹ.
    Nhìn lại trường Phan Châu Trinh từ thời xa xưa đến nay, quả là nơi đào tạo nhiều nhân tài hữu ích cho quốc gia, xã hội.
    Canada, ngày 21-8-2002
    NGUYỄN HỮU THỨ





    [​IMG]
  8. tantrong1609

    tantrong1609 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  9. tantrong1609

    tantrong1609 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    lớp tui đi chơi biển nè
    thấy vui khôngkhông thầy đố mày làm nên
  10. tantrong1609

    tantrong1609 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thời trang và cuộc sống

Chia sẻ trang này