1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bổ trợ tư pháp trong nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi evermount, 24/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. evermount

    evermount Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Bổ trợ tư pháp trong nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

    Lượm lặt - Bác nào đọc rồi thì bỏ quá cho.

    Bổ trợ tư pháp trong nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

    Thuật ngữ ?obổ trợ tư pháp? lần đầu tiên được sử dụng bằng cụm từ ?ohỗ trợ tư pháp? trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khoá VII của Đảng năm 1995: ?oQuy định rõ nguyên tắc, nội dung hoạt động của các tổ chức hỗ trợ tư pháp để hỗ trợ đắc lực hoạt động xét xử của Toà án một cách khách quan, chính xác và đúng luật??[1]. Như vậy, vào thời điểm ấy, ********************** đã xác định hai việc phải làm trong định hướng phát triển hoạt động bổ trợ tư pháp là: a) Làm rõ, quy định rõ các nguyên tắc, nội dung hoạt động của các tổ chức hỗ trợ tư pháp; và b) Mục đích hoạt động hỗ trợ tư pháp là để hỗ trợ đắc lực hoạt động xét xử của các toà án.

    1. Khái niệm ?obổ trợ tư pháp?
    Như vậy, Văn kiện đã xác định rõ mục đích của hoạt động hỗ trợ tư pháp chỉ giới hạn trong phạm vi phục vụ cho hoạt động xét xử đúng luật chứ không mở rộng sang hoạt động hỗ trợ cho công tác bảo vệ pháp chế, công tác của ngành tư pháp là một ngành trong bộ máy hành pháp. Điều này rất quan trọng, là cơ sở để xác định hoạt động nào thuộc khái niệm hoạt động bổ trợ tư pháp mà chúng tôi sẽ đề cập đến.
    Đến năm 1997, tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, vấn đề bổ trợ tư pháp đã được đề cập một cách cụ thể hơn. Trong Văn kiện hội nghị, tại điểm 7, mục IV về cải cách tư pháp có nêu rõ: ?o Củng cố và tăng cường các tổ chức bổ trợ tư pháp: Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp? phù hợp với chủ trương xã hội hoá; kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp. Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất, đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy vai trò của họ trong tư vấn pháp luật và trong tố tụng. Tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí. Cải tiến nội dung và thủ tục công chứng để phục vụ thuận tiện cho nhân dân. Củng cố các cơ quan giám định tư pháp để hỗ trợ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, sớm thành lập Viện giám định pháp y quốc gia? [1][1].
  2. evermount

    evermount Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Văn kiện Đại hội IX của ********************** (năm 2001) đề cập nhiều đến vấn đề cải cách tư pháp nhưng không nhắc đến vấn đề bổ trợ tư pháp. Tuy vậy, trong ?oTài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX? (dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên) do Ban tư tưởng - văn hoá trung ương biên soạn, tại điểm 3 đề cập đến vấn đề ?oCải cách và kiện toàn các cơ quan tư pháp? có giải thích như sau: ?oỞ nước ta, quyền tư pháp được hiểu là hoạt động xét xử của Toà án và những hoạt động của các cơ quan khác của Nhà nước, các tổ chức khác được Nhà nước cho phép thành lập, trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của Toà án? Vì vậy, ở nước ta, cơ quan tư pháp bao gồm Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như: tổ chức luật sư, cơ quan công chứng, giám định tư pháp, tư vấn pháp luật??.
    Trong Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, ngay tại điều 1 đã nêu các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ trong đó có lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Theo Điều 3 của Nghị định này thì Vụ quản lý luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại được gọi chung là Vụ Bổ trợ tư pháp.
    Vấn đề khoa học pháp lý được đặt ra cần phải giải quyết: Hoạt động nào là hoạt động bổ trợ tư pháp? Tổ chức nào được thừa nhận là tổ chức bổ trợ tư pháp? Trong văn bản và trong sách báo pháp lý hiện nay chưa có cách hiểu thống nhất về hai khái niệm này. Để đi đến nhận thức thống nhất về khái niệm ?obổ trợ tư pháp?, thiết nghĩ cần nêu lại một số khái niệm:
    - ?oTư pháp? có nghĩa là bảo vệ luật.
    - ?oCơ quan tư pháp? là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện một hay một số hoạt động nào đó của quá trình giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể quan hệ pháp luật, là cơ quan bảo vệ sự bất khả xâm phạm đối với pháp luật. Cơ quan tư pháp thực thi các quyền điều tra, truy tố, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật.
    - ?oHoạt động tư pháp? được hiểu gồm các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, giám sát xét xử và thi hành án.
    - ?oChức danh tư pháp? là những viên chức có thẩm quyền tư pháp: chánh án, phó chánh án, chánh toà, phó chánh toà, thẩm phán, thư ký phiên toà, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, điều tra viên.
    - ?oBiện pháp tư pháp? là các biện pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, do toà án áp dụng đối với người phạm tội, ngoài các hình phạt, đó là các biện pháp: tịch thu vật, tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm; buộc trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh.
  3. evermount

    evermount Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Trên cơ sở thống nhất cách hiểu các khái niệm đó, chúng ta sẽ bàn về khái niệm ?obổ trợ tư pháp?, các tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp.
    Thuật ngữ ?obổ trợ?có nghĩa là ?ogiúp thêm vào, phụ thêm vào cho đủ hơn, tốt hơn? [2][2]. Từ đó, ta có thể nêu khái niệm ?obổ trợ tư pháp? là giúp thêm vào để bảo vệ luật tốt hơn. Các tổ chức bổ trợ tư pháp là các tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ giúp cho các cơ quan tư pháp bảo vệ luật tốt hơn, nghĩa là giúp cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án xét xử một cách khách quan, công minh, đúng luật. Hoạt động bổ trợ tư pháp là các hoạt động của các tổ chức bổ trợ tư pháp nhằm mục đích giúp cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo vệ luật và cũng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức. Nhân đây, cũng bàn thêm về sự khác nhau và giống nhau giữa các thuật ngữ ?obổ trợ?, ?ohỗ trợ?, ?ogiúp đỡ?, ?otrợ giúp? để từ đó thống nhất nên dùng thuật ngữ nào trong số các thuật ngữ có thể, như ?obổ trợ tư pháp?, ?ohỗ trợ tư pháp?, ?otrợ giúp tư pháp? và ?ogiúp đỡ tư pháp?.
    Từ trước đến nay, trong văn kiện chính thức của Đảng và nhà nước đã dùng thuật ngữ bổ trợ tư pháp và hỗ trợ tư pháp để đề cập đến các hoạt động của tổ chức luật sư, giám định tư pháp? góp phần đấu tranh chống oan, sai trong điều tra, truy tố và xét xử nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Còn thuật ngữ ?otrợ giúp?, ?ogiúp đỡ? và ?otư vấn? thì được dùng trong trường hợp trợ giúp pháp lý cho công dân và tổ chức. Về mặt ngữ nghĩa thì sự phân biệt đó là chính xác. Đối với các hoạt động của tổ chức luật sư, giám định tư pháp? góp phần đấu tranh chống oan, sai trong điều tra, truy tố và xét xử nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân thì chỉ có thể dùng thuật ngữ ?obổ trợ? hoặc ?ohỗ trợ tư pháp?. Vấn đề đặt ra là, nên dùng thuật ngữ ?obổ trợ tư pháp? hay ?ohỗ trợ tư pháp?? Theo Từ điển Tiếng Việt thì ?oHỗ trợ là giúp đỡ lẫn nhau. Giúp đỡ thêm vào? [3][3]. Còn ?obổ trợ?, như đã trích dẫn ở trên là ?oGiúp thêm vào, phụ thêm vào cho đủ hơn, tốt hơn?. Như vậy, ?ohỗ trợ? gần giống với ?otrợ giúp?, ?ogiúp đỡ?. Ta thường nói hỗ trợ giống cây trồng, hỗ trợ vốn chứ khó có thể nói bổ trợ vốn, bổ trợ giống cây trồng. Bên bổ trợ và bên được bổ trợ không hề phụ thuộc vào nhau. Nếu hoạt động của luật sư, của giám định viên?có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý vững chắc thì sẽ góp phần làm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử không phạm sai lầm. Bảo vệ pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân là mục tiêu chung trong hoạt động của bên thực hiện chức năng, nhiệm vụ bổ trợ tư pháp với bên đảm nhận thực thi quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền. Từ sự phân tích khái quát đó cho thấy, sử dụng thuật ngữ ?obổ trợ tư pháp? sẽ phù hợp và chính xác hơn.
  4. evermount

    evermount Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Từ những lập luận trên, ta có thể nêu lên khái niệm ?obổ trợ tư pháp? như sau: Bổ trợ tư pháp là tất cả các hoạt động của các tổ chức được nhà nước thành lập hoặc thừa nhận nhằm giúp cho các cơ quan tư pháp thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, giám sát xét xử và thi hành án.
    Nền tư pháp hiện đại thể hiện rõ rằng, hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp luôn gắn với nhau. Tổ chức, hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp cùng tồn tại, cùng phát triển. Đối với nước ta thì trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân thì càng phải đề cao vai trò của hoạt động bổ trợ tư pháp.
    Nhà nước pháp quyền đề cao việc bảo vệ pháp luật bao nhiêu thì cũng đề cao bổ trợ tư pháp bấy nhiêu. Một trong những biểu hiện đặc trưng của nhà nước pháp quyền là nhà nước tạo ra các tiền đề để phát triển song song các hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp.
    Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại hai quan niệm về bổ trợ tư pháp. Một số nhà nghiên cứu cho rằng bổ trợ tư pháp chỉ gồm hai loại tổ chức và hoạt động là hoạt động của đoàn luật sư và của các tổ chức giám định tư pháp. Số khác lại cho rằng ngoài hoạt động luật sư và giám định tư pháp còn có công chứng nhà nước cũng thuộc bổ trợ tư pháp. Ví dụ, TS. Nguyễn Tất Viễn cho rằng: ?oCác cơ quan, tổ chức hỗ trợ cho hoạt động xét xử:
    - Tổ chức luật sư (được thành lập ở các tỉnh);
    - Tổ chức giám định tư pháp (được thành lập ở cấp trung ương và cấp tỉnh);
    - Cơ quan công chứng nhà nước (được thành lập ở các tỉnh)? [4][4]. Có tác giả còn phân tích khá chi tiết để chứng minh rằng công chứng nhà nước phải được coi là hoạt động bổ trự tư pháp. Tác giả Lê Đức Tiết viết: ?oCác giao dịch dân sự có công chứng chứng nhận, các bản sao có công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực được coi là một trong những loại chứng cứ của vụ án khi có tranh chấp. Do vậy, hoạt động chứng nhận, chứng thực của công chứng, của cơ quan có thẩm quyền được xem là một trong những loại hình hoạt động bổ trợ tư pháp.? [5][5] Chúng tôi khó đồng tình với cách phân tích như vậy. Giao dịch dân sự là chứng cứ của vụ án khi có tranh chấp, bất luận nó được công chứng hay không công chứng. Việc công chứng hay chứng thực nó nhằm mục đích khác chứ không nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động xét xử. Bản công chứng có giá trị thay thế bản chính để tránh việc thất lạc bản chính mà thôi. Một quan niệm đúng đắn và đầy đủ về bổ trợ tư pháp là quan niệm chủ đạo khi thành lập Bộ Tư pháp. Theo Điều 3, Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp thì Vụ quản lý luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại được gọi chung là Vụ Bổ trợ tư pháp. Như vậy, bổ trợ tư pháp hiện nay gồm tổ chức luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại. Có lẽ quan điểm trên được xây dựng theo nguyên tắc hễ hoạt động nào hỗ trợ cho hoạt động xét xử tốt hơn và có thể xã hội hoá được thì được coi là hoạt động bổ trợ tư pháp. Chúng tôi cho rằng quan điểm này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, đề cao và làm phong phú các hoạt động bổ trợ tư pháp trong nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Và theo quan điểm này, thiết nghĩ đã đến lúc cần thành lập tổ chức Thừa phát lại.
  5. evermount

    evermount Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    2. Yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp
    Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cần không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp bởi các yêu cầu bức xúc sau:
    - Phải bảo đảm đầy đủ và rộng rãi quyền công dân, quyền con người, các quyền dân chủ của người dân.
    Thực tế xã hội luôn xảy ra các vi phạm đáng tiếc đối với quyền công dân và quyền dân chủ. Chức năng của cơ quan tư pháp là bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền công dân, quyền dân chủ của công dân. Trách nhiệm của cơ quan tư pháp là điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Để bảo đảm cho quyền tư pháp được thực hiện đúng, tránh độc đoán trong điều tra, truy tố, xét xử, ngay từ xa xưa các quan toà anh minh thường lấy tiêu chí ?otâm phục, khẩu phục? làm mục đích phấn đấu trong quá trình xét xử. Họ để cho người bị buộc tội được thanh minh, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Họ lắng nghe lời khai báo của những người làm chứng để hiểu rõ thêm sự việc. Họ nhờ những người giỏi chuyên môn giám định các di vật, các sự kiện của vụ án. Tất cả những hoạt động này ngày nay gọi là hoạt động bổ trợ tư pháp. Đó là các hoạt động giúp cho việc xét xử chính xác, đúng người, đúng tội.
    Hiện tại, dẫu các cơ quan tư pháp đã cố gắng nhưng vẫn còn những việc điều tra, truy tố, xét xử oan, sai; không tôn trọng thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, tạm giữ như luật định; áp dụng các biện pháp tư pháp thiếu căn cứ pháp lý và sai mục đích; cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án; bức cung, mớm cung; bao che cho kẻ phạm tội do nhận tiền hối lộ hoặc do quan hệ thân quen với bị can, bị cáo, đương sự? Xét xử oan, sai không những gây bất hạnh cho người đó mà còn làm cho gia đình họ khuynh gia bại sản. Do những sai sót trong hoạt động tư pháp nên tình trạng khiếu kiện vượt cấp ngày càng phổ biến.
  6. evermount

    evermount Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người ngay là những nguyên tắc quan trọng trong việc thực hiện quyền lực tư pháp đã được Đảng và nhà nước đề ra. Song để thực hiện được các nguyên tắc trên, cần phải gấp rút hoàn thiện tổ chức và nâng cao vai trò, vị trí, tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động bổ trợ tư pháp. Pháp luật chỉ có thể được bảo vệ tốt khi đề cao hoạt động bổ trợ tư pháp. Tổ chức tốt hoạt động bổ trợ tư pháp chắc chắn sẽ ngăn ngừa được hành vi lạm dụng trong quá trình thực hiện quyền lực tư pháp, đem lại niềm tin cho nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
    - Phải thực hiện có hiệu quả cải cách tư pháp.
    Trong suốt sáu thập kỷ tồn tại và phát triển của nhà nước Việt Nam, hệ thống các cơ quan tư pháp đã có những đóng góp to lớn vào việc đảm bảo an ninh chính trị, ổn định xã hội, bảo vệ pháp luật. Song, nhìn về tổng thể có thể thấy, hiệu lực và uy tín của cơ quan tư pháp có lúc, có nơi chưa tương xứng với niềm tin của Đảng, của nhà nước và nhân dân. Vẫn tồn tại những bức xúc nảy sinh từ việc thực hiện sai lệch chức năng, nhiệm vụ tư pháp của một số viên chức tư pháp không đủ khả năng, trình độ hoặc thoái hoá, biến chất gây ra. Hoạt động bổ trợ tư pháp có lúc, có nơi chưa thực sự hỗ trợ cho việc xét xử đúng luật, đúng người, đúng tội.
    Ngày nay, khi đất nước tiến vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tham gia các thể chế kinh tế toàn cầu? thì hoạt động tư pháp đòi hỏi phải thay đổi, phải cải cách mới có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. Trước đây, các cơ quan tư pháp nghiêng về điều tra, xét xử các vụ án hình sự, ít chuyên tâm đến các vụ việc kinh tế, thương mại. Hiện nay, kinh tế thị trường phát triển, phạm vi hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng được mở rộng. Trong lĩnh vực hình sự không chỉ các vụ án gián điệp, giết người? mà xuất hiện nhiều các vụ án kinh tế như buôn lậu, trốn thuế, sản xuất, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả? Hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng được mở rộng sang lĩnh vực lao động, hành chính, thương mại quốc tế, tài chính, bảo hiểm, tẩy rửa tiền? Các viên chức tư pháp và các nhà chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp ở nước ta trước đây chủ yếu được đào tạo và hành nghề theo cơ chế quản lý cũ, do vậy, muốn đảm bảo quyền tư pháp của nhà nước được phát huy đầy đủ tác dụng của nó trong điều kiện mới, nhất thiết phải tiến hành đào tạo bổ sung, đồng thời phải đổi mới tổ chức và hoạt động tư pháp cũng như hoạt động bổ trợ tư pháp.
  7. evermount

    evermount Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Từ năm 2000, Bộ luật Hình sự đã có hiệu lực. Từ 1/7/2004 Bộ luật Tố tụng hình sự và từ năm 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự cũng đã được thực hiện. Đó là những cột mốc quan trọng trong quá trình cải cách tư pháp. Các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự đã thể hiện xu hướng tiến gần tới nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động tư pháp. Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị ?oVề một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới? đã khẳng định: ?oMuốn nâng cao chất lượng xét xử thì phải nâng cao chất lượng tranh tụng dân chủ tại phiên toà?. Đây là quan điểm hết sức quan trọng để trên cơ sở đó, đề cao vai trò của bổ trợ tư pháp, nhằm nâng cao chất lượng xét xử của toà án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
    - Phải xác lập pháp chế nghiêm minh để vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Các mối quan hệ xã hội trong nền kinh tế thị trường vô cùng đa dạng, phức tạp và không ngừng phát triển: quan hệ giữa công dân với nhà nước không đơn giản như trước; quan hệ giữa các tổ chức kinh tế cũng sống động hơn, phong phú hơn về nội dung các mối quan hệ và số lượng chủ thể, loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhiều hơn; quan hệ giữa công dân với nhau cũng đa chiều hơn; phạm vi thị trường rộng lớn hơn, vươn tới mọi khu vực và mọi nền kinh tế lớn nhỏ trên thế giới? Trong bối cảnh đó, nội hàm của các chế định pháp lý có nhiều nội dung mới và xuất hiện nhiều chế định pháp lý mới. Thế nào là tự do kinh doanh? Thế nào là kinh doanh đúng pháp luật? Thế nào là cạnh tranh lành mạnh? Thế nào là cạnh tranh hợp pháp và bất hợp pháp? Các khái niệm pháp lý thương mại quốc tế xuất hiện nhiều hơn trong quan hệ kinh doanh, buôn bán, dịch vụ giữa các tổ chức kinh tế, các doanh nhân trong và ngoài nước. Đối với tất cả các khái niệm pháp lý, các chế định pháp lý trong nước và quốc tế đều phải tương thích với nhau, thống nhất với nhau về cách hiểu và có cơ sở thống nhất làm căn cứ vận dụng trong quá trình hội. Dẫu rằng, nhà nước quy định các vấn đề trên bằng các văn bản pháp luật, nhưng sự phân biệt đúng, sai trong nhiều trường hợp vẫn đòi hỏi các viên chức tư pháp, các luật gia, các luật sư, các trọng tài viên của các trung tâm trọng tài thương mại phải được đào tạo bổ sung, tập huấn, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, trau dồi kiến thức mới đạt được sự nhuần nhuyễn trong việc vận dụng các chế định luật, các điều luật cụ thể thuộc các lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ của nền kinh tế thị trường.
  8. evermount

    evermount Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Đối với việc thực hiện pháp luật kinh tế, đội ngũ viên chức tư pháp được phân công đảm nhiệm điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, các vụ tranh chấp dân sự, lao động, các trọng tài viên giải quyết tranh chấp thương mại, các luật sư, luật gia bào chữa trong các phiên toà xét xử các vụ án kinh tế, các phiên toà phân xử các tranh chấp thương mại, dân sự còn chưa có bề dày kinh nghiệm và chưa tích luỹ nhiều kiến thức quản lý kinh tế thị trường. Trong hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp ở nước ta, hiện tượng hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại vẫn xảy ra. Những phán quyết không thấu tình, đạt lý trong các phiên toà xét xử dân sự, kinh tế, lao động đây đó vẫn được thông qua. Có lúc chưa phân biệt rạch ròi về tính chất, phạm vi, ranh giới, đối tượng điều chỉnh giữa các vụ tranh chấp về dân sự với tranh chấp về kinh tế. Việc sử dụng nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để vạch trần các thủ đoạn kinh doanh gian dối, đưa ra trước vành móng ngựa những hành vi lừa đảo tinh vi đã khó thì việc từ chối các khoản hối lộ lớn để giữ vững cán cân công lý, để giữ nghiêm pháp chế lại càng khó hơn trong kinh tế thị trường và trong điều kiện tổ chức và cơ chế thực hiện chức năng, nhiệm vụ tư pháp và bổ trợ tư pháp còn chưa hoàn thiện. Mạnh dạn, triệt để nhưng thận trọng thực hiện cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp và hoạt động bổ trợ tư pháp là cách làm hữu hiệu nhất để phát huy tối đa những mặt tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn những mặt tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường.
    Là lĩnh vực chính trị - pháp lý, hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng các hoạt động này có tác động trực tiếp đến tư duy đúng đắn, đến lòng tin cũng như sự năng động, sáng tạo của những người trực tiếp làm ra của cải vật chất nuôi sống và nâng cao mức sống cho xã hội. Hoạt động xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật các vụ phạm tội kinh tế, sự phân xử rạch ròi phải - trái trong các vụ tranh chấp kinh tế, dân sự, lao động, thương mại, sự bảo vệ kịp thời lợi ích hợp pháp của các công dân, các doanh nhân trước các vi phạm hợp đồng và những hành vi kinh doanh gian dối, lừa đảo sẽ có tác dụng không những cho các tổ chức và công dân bị thiệt hại mà còn có tác dụng bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội khỏi bị tác động tiêu cực từ những mặt trái của cơ chế thị trường. Nếu không kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, nếu thực hiện quyền lực tư pháp không hiệu quả, không minh bạch sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư và dẫn đến đình trệ trong sản xuất, kinh doanh.
    Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, khi nền kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu bổ trợ tư pháp nói chung và đặc biệt là nhu cầu về hoạt động của luật sư tăng lên. Đó là nhu cầu hiển nhiên của xã hội phát triển. Không những các tổ chức kinh tế lớn, các tập đoàn kinh tế hùng mạnh, mà cả những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, thậm chí từng cá nhân người giàu, các nhà thể thao, ngôi sao màn bạc? đều có luật sư riêng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nhu cầu tư vấn pháp luật cũng tăng lên đối với người dân bình thường để giúp họ hành động đúng luật.
    Tất cả những yếu tố trên đang thúc đẩy quá trình hoàn thiện tổ chức, nâng cao vai trò, tác dụng của hoạt động bổ trợ tư pháp nhằm bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của hoạt động tư pháp trong nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    Lê Quốc Hùng
    [1][1] **********************, Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ¬ơng khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.58.
    [2][2] Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, Hà Nội, 2002, tr.78.
    [3][3] Viện Ngôn ngữ học, sđd, tr. 457.
    [4][4] Nguyễn Tất Viễn, Bàn về tổ chức và hoạt động của các cơ quan t¬ pháp, trong: ?oMột số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà n¬ớc n¬ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? của Viện Nghiên cứu Nhà n¬ớc và pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia do TS. Lê Minh Thông chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001, tr. 374.
    [5][5] Lê Đức Tiết, Một số vấn đề về bổ trợ tư pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội , 2003, tr. 49.

Chia sẻ trang này