1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BOD:N:P = 100:5:1 ???????

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi netfaraday, 03/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netfaraday

    netfaraday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho mình hỏi về tỉ lệ BOD:N:P :
    1/Tại sao là 100:5:1 (tỉ lệ này tìm ra bằng cách nào)
    2/BOD ở đây là 5 ngày hay 20 ngày
    3/Làm cách nào để biết nước thải cần xử lý thiếu N hoặc P . Và thiếu bao nhiêu ?
    4/Nếu thiếu N hoặc P thì cần thêm vào chất gì
    Cám ơn các bác nhiều!!!!!!!!!!
  2. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    1. Tỷ lệ C:N:P không phải là BOD:N:P. Tuy nhiên có thể quy đổi thành phần chất hữu cơ chứa Cacbon thành BOD5 theo bảng tra tuỳ dạng nếu không có điều kiện phân tích. Tỷ lệ này là kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với xử lý sinh học hiếu khí. Là giá trị đại diện chung nhất, đối với từng chủng vi sinh khác nhau do nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên cũng có thể không hoàn toàn chính xác như vậy mà ở các giá trị lân cận
    2. Nếu quy đổi cacbon về BOD thì tuỳ theo bảng tra quy đổi hay phương pháp phân tích sẽ cho ra kết quả là BOD5 hay BOD20. Tuy nhiên thường là BOD5 do trong thời gian này các quá trình phân huỷ cacbon chiếm ưu thế so với các quá trình phân huỷ nitơ.
    3. Xác định N,P bằng cách phân tích tổng N và tổng P. Nước thiếu N và P sẽ hạn chế tốc độ khử COD do chỉ khử phần Cacbon tương ứng với N và P. Kiểm tra tốc độ khử COD liên tục có thể biết được thời điểm cần bổ sung nếu không thể tính toán gần đúng.
    4. Thiếu N và P cần mua phân đạm Urê (NH2-CO-NH2) hoặc phân phôtphát [Ca(H2PO4)2.2H2O] về tính theo tỷ lệ mà bổ sung vào bể
  3. netfaraday

    netfaraday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác khongaibiet2000 rất nhiều!!!!!!!!
    Không biết các bác có thể giải thích giùm mình cụ thể hơn được kô?
    1/Cụ thể thì trong cái tỷ lệ BOD:N:P= 100:5:1 thì BOD nó là mấy ngày?
    2/Bảng tra quy đổi của bác khongaibiet2000 nói ở trên mình có thể tìm ở đâu
    3/Nếu sau phân tích một mẫu nước thải sinh họat có kết quả sau
    a/BOD5 = 220 mg/l
    b/Tổng nitơ = 40 mg/l
    c/Tổng photpho = 8 mg/l
    Vậy có phải tỉ lệ BOD5:N:P = 220:40:8 = 27:5:1 vậy có phải mẫu nước thải này có tỷ lệ BOD:N:P là kô đạt kô ?
    Bác nào biết tài liệu nào nói rõ về cái này làm ơn chỉ giùm mình!
    Thank you !
  4. nguyenthanhtung80

    nguyenthanhtung80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    424
    Đã được thích:
    0
    BOD:N:P=100:5:1 chỉ là chỉ số kinh nghiệm (gần đúng trong mọi trường hợp. Khi thành phần các chất hữu cơ trong nước thải đạt gần đúng hay cao hơn với tỉ lệ trên thì khi sử dụng công nghệ xử lý bằng sinh học ko cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng. Hay có thể nói cách khác đó là tỉ lệ chất dinh dưỡng cần đạt tới để vi sinh có thể hoạt động tốt.
  5. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Bác KAB nói đúng đấy, tớ bổ xung thêm một chút nhé. Câu hỏi của bác faraday rất hay.
    Tỷ lệ BOD:N:P là tỷ lệ tối ưu để hệ bùn hoạt tính hoạt động hiệu quả để xử lý sinh học nước thải. Để sinh trưởng thì vi sinh vật cần carbon, nitrogen và phosphor để sinh trưởng. Ngoài ra vi sinh vật còn cần các nguyên tố vi lượng và các hệ coenzyme ( các laọi vitamin) như là các yếu tố sinh trưởng ( Growth factors) Hệ vi sinh (biomass) có công thức hóa học là C5H7NO2P0.074 (Droste, 1997). Bạn để ý xem trong thành phần có cả C,N và P. Theo tính toán thì sinh khối ( biomass hay là activated sludge) có chứa 12.3% N và 2.6% P. Số lượng Nitrogen và Phosphorus tối thiểu cần thiết được tính cho phần không tro của sinh khối.
    Đối xử lý sinh học háo khí (aerobic treatment) tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1, đối với xử lý yếm khí ( anaerobic treatment) tỷ lệ này là 250:5:1 (Metcalf and Eddy, 1991; USEPA, 1995; Henze et al., 1997; Maier, 1999 a). Khi xử lý háo khí nước thải sinh hoạt, thì hệ số kinh tế ( tớ gọi là như thế, tiêng Anh là yield coefficient ) khoảng 0.5 kg biomass/ 1 kg chất hứu cơ ( tính = BOD5). Tức là cứ 1 kg chất bẩn hưữ cơ tính bằng BOD5 thì sẽ sinh ra khoảng 0.5 kg bùn hoạt tính ( activated sludge). Khi xử lý yếm khí (anaerobic) số lượng biomass sinh ra bằng khoảng 20-40% so với số lượng biomass khi xử lý háo khí ( aerobic). Đối với mỗi loại nước thải trong xử lý sinh học thì hệ số kinh tế này khác nhau và vận tốc xử lỹ cũng khác nhau, do đó khi thiết kế phải tính đến ( quan trọng là cho quá trình vận hành về sau, mặc dù nhiều lúc có cùng tỷ lệ 100:5:1 nhưng yield coefficient và vận tốc xử lý sinh học vẫn khác nhau). Tốt nhất vẫn là trên cơ sở thực nghiệm.
    Như trên đã nói tỷ lệ BOD:N:P xác định thành phần tối ưu của dinh đưỡng cho vi sinh vật trong nước thải cho XL sinh học, theo tiêu chuẩn xây dựng khi xử lý nứơc thải sinh hoạt thì tỷ lệ này không được nhỏ hơn 100: 5:1. Gía trị BOD ở đây là Chỉ tiêu Ô -xi Sinh Hóa hoàn toàn, đối với nước thải sinh hoạt chỉ tiêu này sẽ là BOD20 ( sau 20 ngày). Có thể tính ước lượng được là trong dây chuyền xử lý nước thải SH, nước thải sau các công trình XL cơ học đi vào công trình xử lý Sinh Học có tỷ lệ điển hình khoảng 100: 20:2,5. Bạn có thể thấy rõ là so với tiêu chuẩn thiết kế thì sẽ thừa N và P. ( tức là ăn hết Cơm rồi, vẫn còn thừa Thịt và Cá S) ). Do vậy trong thực tế sẽ là rất tốt nếu bạn thực hiện xử lý đồng thời nước thải Sinh Hoạt và lọai nước thải Công nghiệp mà không có chứa Nitrogen và Phospho. Nếu tỷ lệ BOD>> 100 như vậy là nước thải dư nguồn carbon mà thiếu N lẫn P. Tức là thừa Cơm nhưng lại thiếu Thịt Cá. Tóm lại, nếu tỷ lệ lêch nhau nhiều quá thì đó là đặc trưng cho nước thải công nghiệp phải có những giải quyết kỹ thuật và công nghệ cụ thể cho từng trường hợp. Việc dùng BOD5, BOD20 và COD để đánh giá nồng độ chất hữu cơ (nguồn Carbon) trong nước thải trên thực tế được phản ánh rất khác nhau trong các tài liệu. Một trong những nhược điểm của chỉ số BOD là quá lâu mới có được (BOD5 thì mất 5 ngày còn BOD20 thì mất gần 1 tháng S ), trong khi đó COD thì lại rất nhanh ( 3 tiếng đồng hồ), cho nên để có thông tin nhanh người ta thường dùng COD và BOD5. Thỉnh thoảng mới phân tích BOD20 để lấy được thông tin, sau đó thì xử lý. Trong tiêu chuẩn xây dựng chỉ số BOD sử dụng cho thiết kế là BOD20.
    Ngoài ra, bạn lưu ý rằng tỷ lệ (100:5:1) trên áp dụng cho dây chuyền xử lý sinh học cổ điển ( conventional) chủ yếu là để khử hợp chất hữu cơ (COD removal). Việc sử dụng các thành tựu khoa học giúp trong công nghệ Xlý có mức khử sâu thêm về N hoặc P theo yêu cầu mới về tiêu chuẩn xả ( công nghệ NITRI-DENITRIFICATION hay BIOLOGICAL PHOSPHORUS REMOVAL hay là ANAMMOX v.v.v) cho phép xử lý tốt các loại nước thải có thành phần khác nhau ( kô theo tỷ lệ 100:5:1). Khi thiết kế phải xem xét cụ thể. VD để khử NO3- thành Nitrogen tự do, trước đây người ta phải dung thêm nguồn Carbon là Metanol, cồn, glucoza hay peptone, nhưng bây giờ người ta sử dụng ngay nguồn carbon ( COD) trong nước thải. Mỡ nó rán nó mà => giảm chi phí trong vận hành rất nhiều. Nếu nước thải nghèo nguồn carbon ( BOD thấp quá) mà lại quá nhiều N có thể sử dụng ANAMMOX.
    Thành phần nước thải mà bác Faraday hỏi ở đây (BOD5 = 220 mg/l, N = 40 mg/l, P = 8 mg/l) là mẫu nước thải sinh hoạt điển hình có nồng độ Trung Bình ( medium), nên bạn cứ yên tâm mà xử lý, tính toán theo đúng tiêu chuẩn thiết kế đi. Ở đây N, P đủ cho bạn xài khử hết các hợp chất hữu cơ ( BOD), lúc đó N, P được gọi là limiting ( xin lỗi tớ chả biết dịch sang tiêng Việt như thế nào cho chuẩn). Thông thường theo như tớ được biết thì nước thải SH ở Tây Âu có BOD cao hơn so với Châu Á ( chắc là bon Tây ăn nhiều hơn Ta, nên xả cũng nhiều hơn). ở VN thì BOD5 nước thải sinh hoạt chắc là 100-120 mg/l thôi.

Chia sẻ trang này