1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

bolucnhuc đang làm đề tài về xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ cao.nhưng công nghệ còn so xài,ai biết c

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi bolucnhuc, 27/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bolucnhuc

    bolucnhuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    bolucnhuc đang làm đề tài về xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ cao.nhưng công nghệ còn so xài,ai biết chỉ dùm bolucnhuc vớ

    Công nghệ xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ cao - điển hình là nước rỉ rác

    Qui trình xử lý nước rỉ rác gồm 2 giai đọan :

    1/ Xử lý sinh học:

    1.1. Xử lý kỵ khí tùy nghi có bổ sung chế phẩm sinh học GEM, GEM-P và GEM-K.

    Hồ kỵ khí tùy nghi có thể tích khoảng 30.000 m3; rộng gần 5000 m2.Thông số ô nhiễm nước rác đầu vào:
    CODbđ : 2000mg/l~3500mg/l ; N- NH4+: 2000 mg/l ~3000 mg/l
    Kết quả xử lý kỵ khí:
    CODra : 800mg/l~1200mg/l ; N- NH4+: 200 mg/l ~300 mg/l

    1.2. Xử lý hiếu khí tùy nghi:
    Nước từ hồ kỵ khí được bơm qua giàn lọc vi sinh vào hồ hiếu khí có thế tích khoảng 5.000 m3. Nước được xử lý bằng cách thổi khí gián đoạn có bổ sung chế phẩm GEM, GEM-P và GEM-K.
    Kết quả xử lý hiếu khí tuỳ nghi:
    CODra : 200mg/l~400mg/l ; N- NH4+: 0 mg/l ~60 mg/l

    2/ Xử lý hóa học:

    2.1. Keo tụ:

    Nước từ hồ hiếu khí được bơm vào hồ keo tụ. Chất keo tụ là muối sắt. Kết quả sau keo tụ: CODra : 110mg/l~200mg/l

    2.2. Oxy hóa bằng phản ứng Fenton:

    Nước sau khi keo tụ chảy qua hồ oxi hóa.Oxi hóa bằng phản ứng Fenton có xúc tác. Phản ứng xảy ra mãnh liệt trong vòng 3 giờ đầu. Phản ứng hoàn thành triệt để sau 8 h ~12h. Nước sau khi oxi hóa được điều chỉnh pH, đạt tiêu chuẩn xả cột B-TCVN 5945-1995.






    Sau đây là sơ đồ khối quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác:




    3/ Các chỉ tiêu kiểm nghiệm- Phương pháp phân tích.

    Trong quy trình thực nghiệm, ta thường xuyên kiểm tra ở hồ kỵ khí, hồ hiếu khí, keo tụ, oxi hóa và hồ xả các chỉ tiêu sau :


    Số TT Chỉ tiêu kiểm tra Đơn vị đo Phương pháp phân tích
    1 pH Điện cực_ pH kế
    2 COD mg/l Potassium dichromate-Định phân
    3 PO43- mg/l Test_Quantofix® hosphate
    4 N_NH4+ mg/l Test_Quantofix® mmonium


    Lấy mẫu nước trước khi xả thải kiểm định các chỉ tiêu pH; COD; BOD; SS; N tổng; P tổng; Coliform tổng (TCVN-cột B 5945-1995).


    4. Kết quả :

    4.1 Kết quả giai đọan xử lý sinh học kỵ khí tuỳ nghi :
    Sau thời gian xử lý bằng vi sinh kỵ khí tuỳ nghi bằng chế phẩm GEM,GEM-P ? đã tạo được môi trường thích hợp cho các vi sinh vật hữu ích phát triển. Lúc này mùi hôi giảm khoảng 80% và trên mặt nước có màng rêu màu xanh lam.
    Hiệu quả giảm COD trên thực tế ở giai đọan sinh học kỵ khí tùy nghi được thể hiện :


    f~ COD hồ sinh học kỵ khí giảm ~62 % (từ 2368 mg O2/l xuống còn 893 mg O2/l)
    f~ Bơm nước từ hồ chứa 6C và nước mới ban đầu sang nên COD tăng và cao nhất là 1320mg/l, sau thời gian xử lý kỵ khí có thêm chế phẩm, COD giảm dần và thấp nhất đạt được là 305 mgO2/l, giảm 77 %. Thời gian sau, do điều kiện tự nhiên của hồ và do hàng ngày nước từ hồ kỵ khí tùy nghi được rút sang hồ hiếu khí, nên COD thay đổi và dao động trong khoảng từ 400÷750 mgO2/l.
    Về hiệu quả khử mùi NH3, sau thời gian xử lý kỵ khí tùy nghi NH4+ giảm ~95% (NH4+bđ = 2000 mg/l -> NH4+cuốii = 100 mg/l). Do bơm nước mới vô nên NH4+ tăng, cao nhất là NH4+~600, sau đó giảm và đạt 150~200mg/l.

    4.2.Kết quả giai đọan xử lý sinh học hiếu khí :

    Sau thời gian thổi khí gián đoạn có bổ sung chế phẩm sinh học GEM, GEM-K, GEM-P?nước rất trong và có màu đỏ nhạt. Trên mặt hồ có màng rêu muà xanh lá cây đậm. COD giảm 66÷70% CODTB thấp nhất đạt 370÷480 mg/l, NH3 giảm 80 ÷ 95% và đạt 10÷70 mg/l.
    Hằng ngày nước từ hồ hiếu khí được rút qua hồ keo tụ để tiến hành xử lý bằng hóa học, và bơm nước từ hồ kỵ khí sang nên nước trong hồ luôn thay đổi và phụ thuộc vào nước hồ kỵ khí tùy nghi. Do bơm nước mới vào hồ kỵ khí tùy nghi nên COD và NH4+ hồ kỵ khí tùy nghi và hồ hiếu khí đều tăng, thời gian xử lý hiếu khí không đủ để giảm COD, chỉ đủ để khử mùi NH3, NH4+ giảm dần và đạt 25÷70 mg/l

    4.3. Kết quả giai đọan xử lý hóa học:

    Nước rỉ rác sau khi xử lý sinh học (kỵ khí tuỳ nghi và hiếu khí) bằng GEM-P, GEM- K và GEM, qua giai đoạn xử lý hóa học ( keo tụ, oxi hóa, chỉnh pH) nước đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải loại B.










    Bảng kết quả kiểm định mẫu nước khi xả thải


    Chỉ tiêu Đơn vị 10/09/2002 6/8/2003 29/10/2003
    TCVN
    5945-1995;
    Cột B
    pH
    COD
    BOD5
    P tổng
    SS
    N tổng
    Tổng Coliform
    mg/l
    mg/l
    mg/l
    mg/l
    mg/l
    MPN/100ml 7.5
    50
    10
    1
    5
    36
    460 7.5
    80
    30
    0.6
    9.0
    12
    1100 7.7
    54
    7
    0.03
    0
    20
    4400 5~9
    <100
    <50
    <6
    <100
    <60
    <104


    5. Nhận xét:

    Các chế phẩm sinh học GEM-P, GEM và GEM-K khi thêm vào nước rác có khả năng thích nghi với hệ vi sinh vật tự nhiên, tạo thành một hệ sinh học tương đối hoàn chỉnh có tác dụng khử mùi của nước rỉ rác, nhất là NH3, đồng thời phân hủy các hợp chất hữu cơ khó tan góp phần giảm COD, BOD, giảm nồng độ độc hại của nước rỉ rác. Mặt khác, hệ vi sinh trong các chế phẩm họat động tốt trong cả môi trường kỵ khí tùy nghi và hiếu khí mà không cần thiết phải pha loãng nước rác. Một điều đặc biệt là lượng bùn nhỏ phát sinh trong quy trình xử lý sinh học rất ít ( < 1.5 % tổng khối lượng nước rác) nên bước xử lý bùn rất đơn giản và ít tốn kém.

    Bên cạnh đó, việc kết hợp một cách có hiệu quả của ba quy trình xử lý sinh học kỵ khí, hiếu khí có bổ sung chế phẩm với quy trình xử lý hóa học sẽ tạo thành một qui trình xử lý nước thải tương đối hoàn chỉnh có thể áp dụng không chỉ trong lĩnh vực nước rỉ rác mà cả trong lĩnh vực nước thải đô thị, công nghiệp, cống rãnh, kênh rạch?.





    HỒ KỊ KHÍ SAU KHI BỔ SUNG GEM, GEM -P 40 NGÀY






    HỒ SỤC KHÍ SAU KHI BỔ SUNG GEM, GEM -P





    HỒ XẢ





    MẪU NƯỚC RỈ RÁC TRƯỚC VÀ SAU KHI XỬ LÝ





    Xử lý mùi hôi và nước thải ô nhiễm

    Mô tả:
    1.Thành phần chính
    - Lactobacillus sp.
    - Rhodopseudomonas sp.
    - Saccharomyces cerevisiae.

    2.Công dụng
    - Làm giảm mùi hôi tại các bãi rác, hầm cầu, nhà vệ sinh, cống rãnh, ao tù.
    - Tăng khả năng phân huỷ chất hữu cơ.
    - Tăng độ oxy hoà tan, giảm lượng khí độc H2S, NH3.
    - Khử mùi lớp bùn đáy ao.



    Xử lý đáy ao và tái tạo hệ vi sinh vật hữu ích

    Mô tả:
    1. Thành phần chính
    - A spergillius oryzae
    - Vi khuẩn quang hợp
    - Saccharomyces cerevisiae
    - Vi khuẩn lactic
    - SiO2, Al2O3, MgO
    - Phụ gia

    2. Công dụng
    - Rút ngắn thời gian gây tảo; kích thích sinh tảo có ích.
    - Tăng độ oxy hòa tan, giảm lượng khí độc H2S, NH3.
    - Tăng khả năng phân hủy hữu cơ, giảm COD, BOD.
    - Giảm lượng bùn tích tụ; khử mùi hôi lớp bùn đáy hồ.
    - Ổn định màu nước, ổn định độ pH.
    - Đặc biệt phục hồi hệ vi sinh vật đáy, tái tạo dinh dưỡng đáy những ao nuôi qua nhiều vụ, góp phần giảm bớt bệnh tật phát sinh.

    3.Cách dùng
    "?Chuẩn bị ao nuôi: rải đều lên mặt đáy ao 200-500g/2000m2 , sau đó cho nước vào khoảng 2 tấc, giữ từ 5-7 ngày để làm sạch đáy và gây tảo.
    T Cải thiện môi trường sống: 1kg~2kg/5000 m2 1-2 lần/tháng.
    T Tốt nhất rải xuống ao lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
    T Không cần sục khí khi rải xuống ao.
    Xử lý chất thải hữu cơ

    Mô tả:

    1.Thành phần chính

    - Lactobaccillus sp.
    - Rhodopseudomonas sp.
    - A spergillius oryzae.
    - Saccharomyces cerevisiae.
    - Chất hữu cơ.


    2. Công dụng
    - Bổ sung chủng loại vi sinh vật hữu ích vào rác thải, nước thải.
    - Tăng khả năng phân hủy hữu cơ, phân hủy hầm cầu.
    - Giảm mùi hôi. Hạn chế được mùi hôi, thối từ thực phẩm thừa, rác thải.
    - Tránh tình trạng rác chưa thu gom đã bốc mùi và gây ô nhiễm.

    3. Cách dùng
    T Phân hủy hầm cầu:
    - Đổ 0,5 kg GEM-P1 vào hầm cầu 1m3 . Định kỳ 2 ?" 3 tháng/lần.
    T Khử mùi hôi và tăng khả năng phân hủy rác gia đình, rác hữu cơ:
    - Rắc đều 50-100 g GEM-P1/1kg rác rồi đậy kín lại.
    - Đối với rác chợ, rác thải số lượng lớn nên rắc đều 5kg GEM-P1/1000kg rác.
    T Phân hủy phân gia súc, gia cầm:
    - Trộn đều GEM-P1 theo tỉ lệ 0,5-1kg/1000kg phân.
    - Ủ kín, giữ ẩm khoảng 40%, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
    - Tốt nhất dùng chung với chế phẩm GEM-K.
    - Nếu đống phân ủ vẫn hôi, tăng lượng GEM-P1.
  2. nguyenthanhtung80

    nguyenthanhtung80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    424
    Đã được thích:
    0
    Nước rỉ rác mà COD chỉ có 2000-3500 thì chẳng có gì phải bàn.

Chia sẻ trang này