1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bomb Mỹ dùng ở Xuân Lộc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi pvnguyen, 03/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Tớ đồng ý với bạn về điểm này. Tuy nhiên, nếu không thiệt hại nặng thì HN đã không lên tiếng.
  2. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Huy Phúc dựa vào phân tích của chính Huy Phúc hay từ những dử liệu phân tích của các nhà khoa học. Tôi thì dựa vào những thông tin thu nhặt được trên Net. Có vài điều tôi muốn nói tại sao không thể coi thường loại vũ khí FAE này được:
    1- Một loại vũ khí được chế tạo ra phải có tác dụng hửu hiệu thì mới được phát triển cho tới ngày nay.
    2- Chỉ huy mặt trận phải dựa vào số thiệt hại do bom gây ra báo cáo về TW để lên án Mỹ và VNCH đã sử dụng loại vũ khí hoá-vi-quang (Chemical-Biological-Radiological weapons) một cách bất hợp pháp. Điều này phần nào đó cho thấy số lượng thương vong là không nhỏ.
    3- Tổ chức HUMAN RIGHTS WATCH đã cảnh báo quân đội các nước có sử dụng loại vũ khí này phải sử dụng cách xa khu vực dân cư cho thấy đây là loại vũ khí có sức tàn phá lớn:
    ?oFAEs are not currently banned under international humanitarian law. However, because they are wide-area weapons, military forces must exercise extreme caution and refrain from using them in or near population centers.?
    4- Nga (và cả Anh) cũng phát triển loại vũ khí này. Điều này cho thấy đây không phải là loại vũ khí chỉ có tác dụng tâm lý và dưới đây là tầm sát thương của một loại vũ khí FAE của Nga:
    "RPO-A Shmel Rocket Infantry flame-thrower. Reportedly, the lethal and destructive effects inside a structure will cover an area of 80 cubic meters. In an open field the lethal area reportedly covers 50 square meters."
    Chỉ là một loại đầu đạn nhỏ hơn nhiều so với CBU-55 mà đã có tác dụng trong 50m2 ở khu vực trống trải và 80m3 ở khu vực khép kín.
  3. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Thêm 1 điểm nữa, về phía QĐNDVN, sau khi chiếm được ngã ba Dầu Giây, thì Xuân Lộc không còn là 1 cứ điểm quan trọng (đường 20 qua Dầu Giây về Sài Gòn không phải qua Xuân Lộc). Nên có thể đưa quân đi vòng qua XL để tiến đánh Biên Hoà. Về Phía VNCH, vì không đủ quân và đủ sức tái chiếm Dầu Giây, và biết rõ XL không còn là cứ điểm quan trọng nên đã triệt thoái khỏi XL. Ở Xuân Lộc, bên có sư đoàn 18, còn có lữ đoàn 1 Nhảy Dù, Liên Đoàn Biệt Động Quân rút từ Đà Lạt về, và các tiểu đoàn ĐPQ Long Khánh.
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Những phân tích của em lấy từ FAS, trang wep nghiên cứu vũ khí của Mỹ.
    Em lưu ý bác vài điểm sau:
    -Ngày nay, chức năng của FAE được dùng để chống hần ngầm và công trình kiên cố, khi mà bom xuyên phá và bom phát quang ít tác dụng. Xuyên phá, phát quang và FAE (nhiên liệu) là ba loại bom lớn nhất được chế tạo. Bom phát quan nổ trên mặt đất, có nick name là "bom quét", bom xuyên phá khoan sâu, còn FAE hút oxy diệt sinh lực sâu trong hầm.
    -Một chức năng của FAE là gỡ mìn.
    Những cải tiến sau này mới cho hiệu quả mạnh của FAE, còn CBU-55/72 "được dùng trước tiên như một vũ khí tâm lý".
    So sánh về khối lượng, nếu dùng một trái bom quét trong điều kiện Xuân Lộc thì tác dụng rất mạnh, vì quân tấn công đang trên mặt đất, không có công sự. Bom quét có nhiều, đã được dùng nhiều, loại lớn nhất ở VN có thể dọn sạch 7ha mặt đất. Còn CBU đó, chỉ sát thương một vùng bán kính rất nhỏ.
    Khi sử dụng ở vùng đông dân cư, đám mây thiếu oxy có thể gây ngộ độ dẫn đến tử vong lớn, khi thiếu gió. Còn Xuân Lộc, là vùng ven biển gió mạnh.
    Em đã nói rồi, lại chút: lúc đó, Nguỵ đang khốn quãn, ta phải theo dõi từng động thái của Mỹ, chí ít, tuyên bố của ta cũng gây chú ý, ngăn chặn ý định manh động của Mỹ, nếu có. Lúc đó, ở Miền Nam vẫn còn rất nhiều chất độc thần kinh, phóng xạ bẩn .v.v.v, ngoài ra, không loại trừ Mỹ có thể dùng vũ khí mạnh.
  5. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Trích từ: Huy Phúc.
    _________________________________________
    Em đã nói rồi, lại chút: lúc đó, Nguỵ đang khốn quãn, ta phải theo dõi từng động thái của Mỹ, chí ít, tuyên bố của ta cũng gây chú ý, ngăn chặn ý định manh động của Mỹ, nếu có. Lúc đó, ở Miền Nam vẫn còn rất nhiều chất độc thần kinh, phóng xạ bẩn .v.v.v, ngoài ra, không loại trừ Mỹ có thể dùng vũ khí mạnh.
    __________________________________________
    Cách giải thích này không đủ sức thuyết phục lắm. Nếu không bị thiệt hại nặng thì bộ ngoại giao đã không lên tiếng. Nếu thiệt hại là cấp đại đội, trung đội thì Trung Ương không được thông báo nhanh chóng đến thế.
  6. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    To: kiko007: 1 đại đội ở lại chặn đường chứ không phải tới giải vây, nhưng nó đã không hoàn thành nhiệm vụ vì tình thế quá chênh lệch.
    Tổn thất trong trận Xuân Lộc-Long Khánh không phải là lớn so với một trận đánh quyết định cuộc chiến tranh (sau đó không có trận nào đáng kể nữa trừ trận giữ cầu Rạch Chiếc không tính). Tuy nhiên, ở cái thế đang thắng như chẻ tre, diệt cả thành phố lớn thứ nhì miền Nam còn ít chết hơn ở cái xó xỉnh này thì tổn thất này đáng để nói đến. với lại đó là chiêu tốt đấy chứ, cứ gào toáng lên, anh Mẽo dù sao cũng phải ớn, nhân dân Mỹ lại gầm gừ.
    Tóm lại, tổn thất thì không lớn so với quy mô chiến dịch nhưng đủ lớn để thành một hành động chính trị ngăn cản khả năng can thiệp thêm vào của Mỹ. vào thời điểm này việc phối hợp giữa quân sự và chính trị cùng tiến công được chúng ta làm cực kỳ tốt, thậm chí có thể coi là tốt nhất trong lịch sử.
    Chỉ vỏn vẹn 4 tháng, toàn bộ kế hoạch chiến lược chuẩn bị nhiều năm của miền Bắc đã thay đổi liên tục theo tình hình chiến trường và quan trọng nhất là đều đáp ứng kịp nhu cầu của mặt trận.
    Một trong những lý do quân Đức có thể phòng ngự quyết liệt là do có thời gian chuẩn bị tốt. Sau một chiến dịch lớn, LX dừng lại dàn quân, chuẩn bị đầy đủ rồi đánh tiếp. Ở VN, tiến quân quá nhanh đến nỗi việc dàn phòng tuyến không kịp có hiệu quả. cứ thử nghĩ đánh xong BMT dừng vài tháng để chuẩn bị đánh Huế-ĐN xem chuyện gì sẽ xảy ra. Nguyễn Vĩnh Nghi chạy không kịp khỏi Phan Rang là thế, binh lính Sài Gòn không kịp có thời gian ngồi nghĩ có đánh hay không thì địch đã ngay trước mặt, chạy là thượng sách. Rã đơn vị rồi thì đánh đấm gì nữa.
  7. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    To Typhoon, tôi đoán biết là bạn sẽ dẫn câu chuyện đi theo hướng "kết cục ta thắng địch thua". Tôi không có ý định vào đây để bàn cãi chuyện chính trị. Tôi chỉ muốn nói ra những điều tôi biết và chưa được biết để tìm hiểu thêm về cuộc chiến. Thật ra, trong room này có những người có sự hiểu biết cao rộng rất đáng học hỏi, nhưng cũng có những người chỉ vì quan điểm chính trị mà nhìn nhận lịch sử 1 cách khác nhau. Có những người phân tích sâu sắc và đưa ra dẩn chứng có sức thuyết phục cao nhưng cũng có người chỉ viết lên những chuyện nghe lại nhưng chưa kiểm chứng lại cho đó là sự thật. Ví dụ như bạn Huy Phúc hay Condor tôi rất thích những bài viết của các bạn ấy. Đúng hay không thì chưa biết nhưng có sức thuyết phục vì tính khoa học va logic.
    Trở về với bài của bạn, tôi đưa ra vì nó không có những bằng chứng thuyết phục. Ví dụ hình ảnh chết chóc của nhà văn Phan Nhật Nam trong trận Bình giả lại xuất hiện trong trận XL, sự thật lính VNCH chết trong trận này đâu có được đồng đội lượm xác. Chiến đoàn 52 bị tiêu diệt gần như hoàn toàn. Ngay cả Lữ Đoàn 1 Dù cũng đành phải bỏ lại xác tử sĩ và những người bị thương nặng. Tôi chỉ ra cho bạn thấy để bạn bổ túc thêm kiến thức của mình, cũng như tôi học hỏi từ các bạn (hy vọng bạn đừng để bụng)
    Những điều tôi viết ra đều từ sách báo, ít nhiều có kiểm chứng từ những người có thẩm quyền trong trận đánh, chứ không phải là những người lính thấp nhất chỉ thấy việc trước mắt nhưng không thấy được toàn bộ chiến trường.
    Thân ái.
  8. mohigan

    mohigan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    minh co doc duoc hoi ky cua mot trung tuong vnch ,nguoi da ra lenh tha hai trai bom blu 82 vao mat tran ngay ga ba Dau Giay
    Theo nhu ong ta noi thi truoc ngay di tan ,nguoi my co dem vao vn 3 trai bom loai nay lan ,nhung chi co 2 trai co dau kich no.
    Theo nhu fas da de cap den kich thuoc va` suc tan pha cua trai bom nay thi minh nghi la` neu no duoc tha vao vugn dang tap trung quan thi thiet hai chac la` cugn lon lam, thiet hai bao nhieu thi phia BV cugn khong loan bao. Phia vnch loan noi la khoang 10000 quan BV bi thiet hai. Minh cung khong nghi nhieu den the.. .
    trai Bom nay nang khoang/ 15000 pounds , no no^ cach mat dat khoang tren 1 met. suc no no manh den noi ngay trung tam diem cua vu no ap luc khong khi tang len den 1000 psi( pound per square inches)... ban kinh tu 300 den 900 feet.

  9. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Trang web globalsecurity cũng nói một số điều về khả năng công phá bằng sức ép của FAE (tới 300 psi). Dưới đây là link:
    http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/fae.htm
    http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/cbu-72.htm
    Bác nào làm ơn giải thích chuyện cái thứ FAE này nó hút ô xy với hình thành đám mây thiếu ô xy gây ngộ độc như thế nào với!
    Được Hairyscary sửa chữa / chuyển vào 04:14 ngày 12/12/2004
  10. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Thêm một phát nữa. Link này (dạng pdf) giải thích khá rõ về FAE. Mỗi tội bằng tiếng Anh, dài quá không thể nào dịch được.
    http://www.gichd.ch/pdf/TN_09_30__04__2001_FAE%20_Version%201.pdf

Chia sẻ trang này