1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bốn Mùa Yêu - Marcel Gobineau

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi ltthach, 10/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ltthach

    ltthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2008
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    Bốn Mùa Yêu - Marcel Gobineau

    Bốn Mùa Yêu

    Tiểu thuyết tình cảm - phiêu lưu

    Tập Một

    Vũ Đình Phòng Dịch

    Nhà Xuất Bản Văn Học
    1994


    Đôi dòng về tác giả

    Marcel Gobineau sinh tại Saint ?" Jean d?T Angély. Ngay từ tuổi thiếu niên ông đã rời quê hương tìm lên thủ đô Paris. Ông mở đầu sự nghiệp của mình bằng những kịch bản sân khấu. Nhưng chẳng bao lâu ông thấy mình có năng khiếu về tiểu thuyết và đặc biệt ham thích đề tài lịch sử

    Marcel Gobineau đã viết một loạt tiểu thuyết dã sử. Nổi bật là hai thiên chuyện dài: Stephanie và Ayméline.

    Nhân vật chính trong các tiểu thuyết của ông thường là những phụ nữ xinh đẹp, nghị lực, giàu đam mê, khao khát tình yêu, sống trong bối cảnh những sự kiện lịch sử sôi động

    Cả hai bộ tiểu thuyết Stephanie và Ayméline đều được độc giả rộng rãi nước Pháp hoan nghênh và đựợc dịch ra nhiều tiếng trên thế giới
















    Vài lời về tác phẩm

    Stephanie có sắc đẹp cổ điển, nhưng hơn thế, nàng có một trái tim đam mê. Ham thích mạo hiểm, nàng dám lao đầu vào những cuộc tình cuồng nhiệt và cũng sẵn sàng chịu trả giá cho những mối tình của mình.

    Một tính cách như vậy trong thời đại bão táp của nước Pháp nửa cuối thế kỷ XIX với những cuộc tranh giành quyền lực trong nước, chiến tranh ở ngoài nước, những cuộc xâm chiếm thuộc địa và sự phát triển nhanh chóng của các công ty liên quốc gia, ắt cuộc đời nàng phải bẩy nổi ba chìm với ? yêu đương.

    Số phận éo le đã đẩy Stephanie lưu lạc khắp năm châu và rơi đủ vào những mối tình hết sức khác nhau:

    - Nhà kinh doanh trẻ tuổi Armand Dytteville có tài sản lớn ở Nam Thái Bình Dương
    - Chàng sỹ quan điển trai, tùy tùng của hoàng đế Napoléon III
    - Chàng quý tộc hào hoa phong nhã Boris tại kinh thành Saint Petecxbua
    - Một thanh niên bản xứ tại miền đất hoang vu, Yann Kecdelec.
    - Và ? văn hào Victỏ Hugo, cây bút vĩ đại đồng thời cũng nổi tiếng là thuộc số những đàn ông có nhu cầu tình ái mãnh liệt nhất trong lịch sử thế giới?

    Phận Má Hồng, lấy nhân vật Stephanie làm trung tâm, được viết thành 4 cuốn với tên gọi như sau:
    1/ BỐN MÙA YÊU
    2/ VÌ EM YÊU ANH
    3/ CÁI GIÁ CỦA TỰ DO
    4/ NGỌN LỬA TÌNH

    Tuy là bốn cuốn cùng viết về một nhân vật, song cũng như bộ tiểu thuyết ANGIÊLIC đã quen thuộc với bạn đọc, mỗi cuốn đều là mỗi câu chuyện hoàn chỉnh, độc lập với nhau, không nhất thiết phải đọc toàn bộ PHẬN MÁ HỒNG hoặc đọc theo trình tự nhất định mới thấu hiểu được nó.

    Tất nhiên, hy vọng rằng bạn đọc sẽ gắn bó và say mê với số phận của STEPHANIE để không bỏ sot một cuốn, một tập nào, như độc giả phương Tây đã hết sức hoan nghênh PHẬN MÁ HỒNG khiến bộ sách được tái bản liên tục trong vòng 10 năm nay, kể từ khi nó ra đời.

    NHÀ XUẤT BẢN
    VĂN HỌC
  2. ltthach

    ltthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2008
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    I. STEPHANIE
    Cỗ xe ngựa chạy nước kiệu trên đường cái Orleans. Công tước tiểu thư Stephanie De Boisnaudouin ngồi thu mình trên ghế trước, giữa bác đánh xe Firmin và ông già lão bộc Damon.
    Cỗ xe song mã cao lớn và sang trọng, sơn mầu xanh nước biển, có những hoa văn thiếp vàng, mang gia huy của dòng họ công tước Boisnaudouin. Xe chạy đến đâu, nông dân làm lụng hai bên đường đều dừng tay ngó nhìn. Từ ngày nên quân chủ được phục hồi, Lousis Philppe I lên ngôi hoàng đế, nhiều đại quý tộc lại vênh vang như thời trước cách mạng. Tuy nhiên họ không còn uy thế như xưa.
    Dân nước Pháp vào những năm giữa thế kỷ XIX này biết rất rõ, mặc dù tầng lớp quý tộc cố giữ vẻ hào nhoáng bên ngoài, nhưng thực ra đã suy tàn ghê gớm. Tuy nhiên họ đâu có biết đây là cỗ xe tang!
    Stephanie năm nay mười bẩy tuổi. Khác với những thiếu nữ quý tộc khác, nàng không chỉ có sắc đẹp kiểu cổ điển lạnh lùng mà còn có thêm nét quyến rũ của một cơ thể tràn đầy sức sống. Mới mười bẩy tuổi, thân hình nàng đã phát triển hoàn chỉnh với đôi vai tròn trĩnh, bộ ngực mở nang, như hút lấy bất kỳ đôi mắt người đàn ông nào.
    Stephanie còn vượt lên trên các thiếu nữ quý tộc khác cùng lứa tuổi ở nét tự tin, bướng bỉnh, ham sống, thiếu cái vẻ phục tùng, nhịn nhục của những cô gái ngoan đạo và được giáo dục nghiêm khắc. Vần trán cao, cặp mắt lúc nào cũng nhìn thẳng chứng tỏ một tính cách tự chủ cao.
    Nhưng lúc này, ngồi trên xe, khuôn mặt kiều diễm của Stephanie phảng phất niềm u uất. Rời khỏi kinh thành Paris đã hai ngày đường, hôm nay nàng mới thấy nhẹ lòng đôi chút. Suốt hai ngày qua, ấn tượng khủng khiếp về cái chết của hai người thân cứ bám riết lấy nàng. Rồi tiếng rên rỉ của Công Tước phu nhân, mẹ nàng, từ phía sau càng khiến nàng thêm rối tung đầu óc.
    Phu nhân ngồi trong hòm xe, bên hai linh cữu chồng và con trai, mắt đỏ hoe. Hình như bà đã cạn hết nước mắt. Nhưng thỉnh htoảng bà lại rên rỉ và lầm rầm cầu nguyện. Hai tấm linh cữu đặt nằm song song giữa xe. Hai bên là hai ghế nệm bọc nhung màu xanh lam đính kim tuyến vẫn thừa chỗ, nhưng Stephanie không đủ can đảm ngồi ở đó, đối diện với mẹ. Nàng rất muốn nghĩ đến cha và anh, nhưng nàng không muốn chết. Nàng muốn sống, muốn khỏe mạnh, muốn được hưởng ánh mặt trời. Stephanie còn rất trẻ và cả mọt cuộc đời tràn đầy hứa hẹn đang mở ra trước mắt nàng. Và nàng không chịu nổi bộ mặt sầu thảm của mẹ.
    Tiếgn vó ngựa gõ đều đặn xuống mặt đường, tiếng bánh xe lăn, phong cảnh tuyệt đẹp của miền Trung nước Pháp với cây cối, đồng ruộng hai bên liên tiếp thay dổi khiến Stephanie camt thấy đê mê như say rượu. Nhưng mặt trời đã đang thấp dần, trời sắp tối, nghĩ đến sắp phải nghỉ lại ở một nhà trọ nào đó ven đường, Stephanie bỗng hoảng sợ.
    Nàng rất sợ ngồi đối diện với mẹ, chỉ có hai người trong phòng trọ chật hẹp. Công tước phu nhân Boisnaudouin mấy hôm nay như người mất trí, hết rầu rĩ lại nổi nóng gắt mắng gia nhân chỉ vì những sơ xuất rất nhỏ. Và hầu như lúc nào Stephanie cũng cảm thấy cặp mắt mẹ đè nặng xuống nàng như thể oán trách.
    Nàng có lỗi gì đâu? Đâu phải vì nàng mà cả gia đình kéo nhau lên Paris để gặp anh Charles nghỉ phép từ mặt trận Algérie về? Đâu phải vì nàng mà nổ ra cuộc khởi nghĩa của dân chúng Paris, lật đổ vương triều hoàng đế Louis ?" Philippe I? Đâu phải vì nàng mà trên đường từ buổi dạ tiệc ở lâu đài quận chúa Etsac trở về, cỗ xe của họ bị đám quân nổi loạn hất đổ bà ngài công tước Boisnaudouin, cha nàng, bị vó ngựa giẫm lên chết? Đâu phải vì nàng mà anh nàng trong đội ngự lâm bảo vệ cung điện bị tử trận?
    Mùa xuân năm 1848, cả Paris hỗn loạn chưa từng thấy. Đâu phải hỉ công tước Boisnaudouin và Charles mà hàng chục ngàn người khác đã bị thiệt mạng. Máu lênh láng trên đại lộ Champs Elysées, cả trên nhiều đại lộ khác.
    Khi tòa lâu đài cổ hiện ra ở chân trời, Stephanie mới thở phào nhẹ nhõm. Suốt năm ngày năm đêm qua nàng đã phải vật lộn với những cơn ác mộng khủng khiếp và những bóng ma lúc nào cũng như hiện lên đầu giường, với bộ mặt rầu rĩ cau có của mẹ nàng. Nàng đã mệt mỏi đến bã cả người. Nhìn tòa lâu đài cổ hình dáng thân thuộc, nàng thầm nghĩ: ?oVậy là mình sắp thoát rồi. Lâu đài rộng mênh mông, bao nhiêu phòng và cả những dãy nhà phụ đằng sau, những khu vườn um tùm bao quanh. Mình không buộc phải lúc nào cũng kè kè bên cạnh mẹ?
    Tòa lâu đài của dòng họ công tước Boisnaudouin nắm trên một đỉnh đồi, nhìn xuống bên dưới là một dòng sông Vendée, chơ vơ giữa một vùng đồi núi trộng lớn. Lâu đài xây từ thế kỷ thứ mười tám, cách thị trấn Fontenay-le-comte chừng mười lăm cây số à nàng rát tự hào về nó. Chính tại đây Stephanie đã sống phần lớn quãng đời thơ ấu cùng với cha mẹ, anh Charles cùng những gia nhân thân tín.
    Cuối cùng cỗ xe đã dừng bánh trước bậc thềm lâu đài. Chị quản gia Suzane chạy trên bậc thềm xuống đón họ. Trong lúc bác đánh xe Firmin dìu bà chủ lên phòng, Stephanie giữ chị quản gia lại, ra lệnh:
    - Nếu bác sĩ Allaire đến, chị bảo ông ta hãy gặp tôi trước khi vòa thăm bệnh cho công tước phu nhan. Cả cha linh mục cũng vậy, gặp tôi trước rồi hãy vào gặp phu nhân. Ngày mai bà Nhất ở Tu Viện Fontenay đến, tôi sẽ nói chuyện với bà. Hai linh cữu này thì chị cho khiêng vào phòng khách để mọi người đến viếng.
    Suzane khóc nức nở:
    - Vâng, thưa cô chủ! Vâng!
    Stephanie thấy ghen với chị quản gia. Chị ấy có thể khóc còn mình không sao khóc nổi nữa. Mình mệt mỏi quá rồi.
    Từ hôm sau nàng bắt đầu nắm quền ?ochủ nhân lâu đài?. Nàng bỗng cảm thấy mình quan trọng hẳn lên. Trước hôm rời đây đi Paris, cách chưa đầy hai tháng, nàng chỉ là một đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc. Nhất cử nhất động đều bị cha mẹ nhìn bằng cặp mắt nghiêm khắc. Hơi tự do một chút là đã bị phạt. mà nàng lại thích tự do, thích thoát ra ngoài sự kiểm soát của những người trên.
    Thoạt đầu mọi người cũng hơi ngỡ ngàng nhưng sau họ quen dần. Từ chị quản gia Suzane, bác quản lí trang ấp Germain, gia nhân trong lâu đài, tá điền trong các xóm làng gần đó, thậm chí cả ông trưởng khế địa phương Ballereau đều đến gặp nàng để hỏi công việc chứ không còn hỏi công tước phu nhân mẹ nàng nữa.
    Ngay bản thân Stephanie, mấy hôm đầu gặp những việc quan trọng còn hỏi ý kiến mẹ, nhưng chỉ thấy bà trả lời được hoặc không lấy lệ, nàng bèn tự quyết định lấy mọi việc.
    Công tước phu nhân mẹ nàng suốt ngày ở lì trong phòng riêng, đến bữa ăn mới ra khỏi đó. Chiều nào cũng vậy, bất kể thời tiết tốt hay xấu bà đều ra nghĩa trang. Stephanie rất thích những lúc mẹ vắng nhà như thế. Nghĩa trang nằm cách lâu đài hai cây số, đi bộ thong thả ra đó, hít thở không khí trong lành cũng là một cách hoạt động. Riêng chủ nhật thì nàng phải cùng đi với mẹ. hai mẹ con lặng lẽ đi, không nói với nhau một lời. Đến trước hai ngôi mộ mới đắp, cả hai đều lặng lẽ lần tràng hạt. Nàng thấy mẹ nàng lầm rầm khấn, nhưng để ý thì không thấy bà nhắc đến tên chồng và con trai, cũng không nói lên mấy tiếng: Chồng tôi hoặc cha con, con trai tôi hoặc anh con Stephanie có cảm giác nàng bị mẹ gạt ra ngoài, coi nàng không xứng đáng được yêu quý cha, anh cũng như nhớ nhung đến họ
    May thay nàng có chị quản gia Suzane, có anh Aimé, con trai bác thợ làm bánh, bà Mayeux ? họ đều quan tâm đến nàng, chuyện trò và cười với nàng, luôn nhắc đến cha và anh nàng lúc sinh thời, trong khi công tước phu nhân mẹ nàng thì như thể đã chôn chặt họ, cả trong lòng đát cũng như trong tâm trí.
    Càng ngày Stephanie càng lánh xa mẹ. nàng tự trách bản thân là vô ơn, bất hiếu nhưng nàng không sao quên được chuyến đi khủng khiếp chở thi hài cha và anh, những đêm nặng nề trong các quán trọ dọc đường, những bữa ăn căng thẳng. Giờ đây tòa lâu đài trở thành như một nấm mồ và nàng luôn tìm cách thoát ra khỏi nó bao nhiêu càng tốt. Nàng lang thang ra rừng, vào các xóm tá điền để được hưởng những giờ phút thoải mái, nhẹ nhõm.
    Nàng rất hay vào xóm Pot ?" Bleu, đem những viên đường cho con Cezar ăn và trò chuyện với bà Mayeux. Bà pha trà mời nàng theo kiểu ?ongày xưa? vẫn thường pha cho công tước phu nhân.
    ?oNgày xưa? , hai tiếng ấy bà già Mayeux rất hay dùng để chỉ thời gian trước đo, khi công tước Boisnaudouin cha nàng còn sống và gia đình đầm ấm tươi vui. Bà thường nhắc đến anh Charles của nàng, lúc còn nhỏ chưa nhập ngũ. Mỗi khi kể là bà lại sụt sùi, lấy khăn lau nước mắt nước mũi, bằng cái giọng riêng của dân vùng ven sông Vendée này. Bà kể nhiều chuyện mà Stephanie không biết hoặc không còn nhớ.
  3. ltthach

    ltthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2008
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    Stephanie cũng hay đến gặp Aimé, anh ta là người cùng tuổi với Charles và gần gụi, thân cận nhất với anh nàng ngày xưa. Nếu như mọi người nhắc đến Charles với niềm thương tiếc thì Aimé là người thương tiếc Charles hơn cả. Bao giờ anh cũng giữ thái độ đúng mực của con trai một gia nhân đối với cậu chủ. Tính chân thành, bộc trực của Aimé làm Stephanie rất mến. Mỗi lần trò chuyện với Aimé, nàng lại thấy tuổi thơ hiện lên rõ mồn một. Aimé rất trân trọng những kỷ niệm ấy.
    Một lần anh ta nói:
    - Có một kỷ niệm về cô chủ mà tôi không bao giờ quên
    - Về tôi ấy à, Aimé?
    - Vâng. Cô chủ không nhớ sao?
    Nàng nhìn anh ta một lúc lâu, rồi đột nhiên một hình ảnh xa xưa vụt hiện lên khiến nàng trào nước mắt.
    - Cái bình phải không?
    Aimé gật đầu, vẻ mặt trang nghiêm.
    Stephanie làm sao quên được cuộc đánh trận giả hôm ấy, cách đây bốn năm, khi nàng mới mười ba tuổi. Charles tập hợp bọn trẻ ở lâu đài trong đó có Aimé và nàng. Đám trẻ nam đóng vai lính dưới quyền chỉ huy của Charles, còn Stephanie được phân làm cấp dưỡng, mang bình nước tiếp tế theo đội quân. ?oTrận đánh? hôm đó diễn ra sau quả núi đá và nàng bị ngã chảy máu cả đầu gối, áo quần rách bươm, khiến tối hôm đó cả hai anh em nàng đều bị cha mẹ phạt. Còn chiếc bình ?onước tiếp tế? nàng làm rơi xuống sông.
    - Cô chủ biết không, sau đấy tôi đã đi dọc bờ sông Vendée tìm mãi, hy vọng nước cuốn vào một bụi cây nào đó ven bờ, - Aimé nói, nhiều lúc anh ta nhìn ?ocô chủ? chỉ là đứa em gái của bạn thân. ?" Nhưng tôi không tìm thấy.
    Những cuộc dạo chơi chuyện trò làm Stephanie quên đi không khí nặng nề ngột ngạt trong lâu đài. Nhiều lúc càng nhìn Aimé, khuôn mặt khôi ngô, dáng người cao lớn của anh và cảm thấy một tình cảm quý mến. Nhưng nàng hiểu Aimé chỉ là ?ongười làm?, còn nàng là ?ocô chủ?, khoảng cách giữa họ quá xa. Dù sao nàng cũng vui mừng thấy Aimé một mặt tôn trọng khoảng cách, một mặt vẫn rất tận tụy, trung thành với nàng.
    ?oKhông. Không thể kéo dài mãi cuộc sống tẻ nhạt thế này được. Phải thay đổi. Mình cần phải thay đổi. Mình sẽ lấy chồng? ? và Stephanie nghĩ đến Armand, con trai hầu tước Dytteville. Nàng nhớ hôm ở Paris, gia đình nàng đến thăm gia đình anh ta. Khi cỗ xe ngựa dừng bánh trước cổng biệt thự Armand đỡ nàng xuống. Cặp mắt chàng trìu mến nhìn nàng, mặt chàng đỏ ửng lên xấu hổ. Sau đấy, trong buổi tiệc, Armand luôn nhìn trộm nàng. Đó là một chàng trai nghiêm túc, chín chắn, giỏi việc kinh doanh và rõ ràng là rất mê nàng ? Một người chồng như Armand sẽ là chỗ dựa vững chãi cho nàng. Đôi vai lực lưỡng của chàng đúng là chỗ dựa tuyệt vời để nàng ngả đầu vào. ?oPhải rồi, mình sẽ lấy chàng. Nhưng mình có yêu Armand không? Ôi, tình yêu là thứ dần dần rồi sẽ đến. Chỉ cần chàng là người nghiêm túc, giỏi giang thế là đủ. Ít nhất thì lấy chàng mình cũng thoát khỏi vùng đất hẻo lánh này, thoát khỏi cái tòa nhà cổ lỗ, với một bà mẹ ốm đau sầu não và chẳng ưa gì con gái?.
    Stephanie đã đọc nhiều tiểu thuyết tình cảm và nàng thấy mình chưa có những cảm giác rung động diệu kỳ như người ta miêu tả. Nhưng nghe bà già Mayeux kể, có thứ tình yêu như trong sách nhưng cũng có thứ tình yêu chỉ xuất hiện sau ngày cưới, khi hai thân xác nhập vào làm một. Stephanie nghĩ đến lúc Armand và nàng trong phòng ngủ, cả hai đều trần truồng, áp sát vào nhau. Nàng không thể tưởng tượng lúc đó sẽ ra sao, thật buồn cười và lố bịch nữa. Dù sao nàng cũng sẽ lấy chàng. Ít nhất nàng cũng được sống ở Paris, nơi phố xá luôn nhộn nhịp và liên tiếp có những sự kiện xã hội náo động.
    ?oMình không thể chôn vùi cuộc đời ở nơi thâm sơn cùng cốc này được!? Stephanie tự nhủ
    * * *
    Suốt tám ngày, trời mưa tầm tã, vậy mà công tước phu nhân, như chiếc đồng hồ được lên dây cót, cứ đúng hai giờ chiều là ra khỏi lâu đài để đến nghĩa trang. Hai tiếng đi, nửa tiếng cầu nguyện và hai tiếng về.
    Bà đã bị cảm, luôn bị những cơn ho như xé phổi, nhưng vẫn không chịu từ bỏ cái hành trình ấy.
    Stephanie viết thư cho bác sĩ Allaire: ?oMời bác sĩ sáng mai đến lâu đài, viện cớ thăm bệnh cho tôi, nhưng thật ra là để thăm bệnh cho mẹ tôi. Mấy hôm nay mẹ tôi ho nhiều quá và mỗi lần ho trông mẹ tôi đau đớn vô cùng. Tôi rất lo?.
    Hôm sau ông bác sĩ đến, giữa lúc hai mẹ con nàng đang ăn điểm tâm.
    - Chào phu nhân, chào cô. Thế nào, cô làm sao, cô Stephanie?
    - Mấy hôm nay tôi rất mệt. Tối nào cũng bị đau ngang sườn
    Đúng lúc ấy, công tước phu nhân lên cơn ho rũ rượi.
    - Mà cả phu nhân nữa. Phu nhân cũng bị cảm đấy ư? ?" ông bác sĩ nhăn mặt.
    - Mẹ tôi cảm mấy hôm nay rồi. Thường xuyên ho như thế đấy, - Stephanie nói, giọng thản nhiên
    - Nếu vậy tôi phải xem cho phu nhân thôi. Kiểu ho như vừa rồi là rất không bình thường đâu!
    Công tước phu nhân đành để cho bác sĩ khám. Thái độ bà hết sức nhẫn nhục. Bác sĩ kê đơn thuốc cho bà và yêu cầu bà nằm nghỉ trên giường liền mười ngày.
    Hôm sau Stephanie đang ngồi trong phòng giấy của cha nàng để kiểm tra các biên lai và giấy tờ thì chị quản gia Suzanne hoảng hốt đẩy cửa chạy vào.
    - Cô chủ! Bà chủ đòi ra nghĩa trang. Bà sai tôi mặc quần áo cho bà, nhưng tôi không chịu. THế là bà tự mặc và đang xuống thang kia kìa.
    Stephanie vội chạy ra và gặp mẹ ngoài hành lang.
    - Me! Bác sĩ dặn ?
    - Im! Tôi biết tôi phải làm gì.
    - Con van mẹ, mẹ đừng ?
    - Đừng đụng vào người tôi. Người ta đang đợi tôi ngoài đó. Cô tưởng tôi không biết cái trò của cô đấy hẳn? Chính cô mời ông bác sĩ đến để ngăn cản tôi. Cô có đau ốm gì đâu. Tôi biết bụng dạ thâm đọc của cô rồi. Cô nói với mọi người là tôi thế này thế nọ. Cô muốn tống tôi đi dưỡng bệnh để một mình cô cai quản cái lâu đài này. Đừng hòng! Tôi không đi đâu hết và ngày nào tôi cũng ra thăm nghĩa trang. Cô hiểu chưa?
  4. zzzyyy

    zzzyyy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    ban oi truyen hap dan the. post tiep di ban
  5. ltthach

    ltthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2008
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    Ừ, chuyện này hay lắm nhưng tớ vẫn đang type dở, type được đến đâu post đến đó đấy! Bạn chịu khó chờ chút nhé
  6. ltthach

    ltthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2008
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    Không ai ngăn cấm được tôi hết! Nếu cô không muốn nhìn thấy mặt mẹ cô thì vào tu viện mà ở. Rồi lấy thằng Armand nhà Dytteville như cô mong muốn. Rồi cô ra Paris mà sống, mà tiệc tùng, nhẩy nhót tha hồ mà sung sướng.Để mặc tôi ở đây. Cha cô và thằng anh tội nghiệp của cô cần có tôi ở để hàng ngày ra thăm thăm họ.
    - Con thề với mẹ ?
    - Câm! Tôi không muốn nghe cô nói gì hết!
    - Nếu vậy con sẽ đi với mẹ.
    Cơn ho rũ rượi lay chuyển tấm thân gày đét của công tước phu nhân và bà phải níu lấy lan can cầu thang để khỏi ngã. Stephanie đã hy vọng bà không đi nổi. Nhưng bà đứng nghỉ một lát rồi thong thả bước ra cửa
    Stephanie năn nỉ thêm một lần nữa. Nhưng vô hiệu.
    Tối hôm đó lúc xuống phòng ăn, Stephanie thấy mặt mẹ đỏ bừng, hai mắt rực lên như người đang sốt cao.
    Hôm sau bà vẫn ra nghĩa trang và tối đến Stephanie phải khẩn cấp sai gia nhân đi đón bác sĩ Allaire. Ông khám và kết luân công tước phu nhân bị tụ máu ở phổi.
    Hôm sau nữa bà bị ngã quỵ giữa đường, dưới trời mưa. Một tá điền trông thấy đã vội gọi người cáng bà chủ về lâu đài. Quần áo bà ướt sũng. Tóc bết lại. Bà bất tỉnh và Stephanie phải lấy kéo cắt quần áo đang mặc mới thay quần áo khô cho bà được
    Nàng nói với bác sĩ và cha linh mục
    - Phải đưa mẹ tôi đến bệnh viện và giữ bà ở đó, không cho đi đâu hết.
    - Công tước phu nhân không thể đi được. Hiện bà vẫn còn mê man, - bác sĩ nói. ?" Đành tạm chữa trị ở nhà thôi.
    - Tôi sợ mẹ tôi không chịu dúng thuốc men gì hết
    Mấy người nhìn nhau rồi cúi đầu buồn bã
    - Cô nói vậy nghĩa là sao? Hay cô định nói là phu nhân ?
    - Đúng thế. Mẹ tôi không muốn sống. mẹ tôi cho rằng chúa trời muốn mẹ tôi chết.
    - Thật khủng khiếp! công tước phu nhân là tín đồ ngoan đạo, sao dám phạm tội tày đình thư vậy? Tự tử! ?" Cha linh mục kêu lên.
    - Thưa cha linh mục, mẹ con không cho tự tử là tội lỗi. mẹ con ngày ngày ra thăm mộ và mẹ con cảm tháy căn bệnh hiện giờ là do bàn tay Chúa. Chúa muốn mẹ con chêt. Chỉ có vậy thôi.
    - Nếu vậy thì phải ?
    - Thưa cha, con đã làm mọi cách rồi. con không muốn phàn nàn với cha, nhưng quả thật cuộc sống trong lâu đài từ ngày anh Charles và cha con mất đi, đúng là nặng nề đến mức không thể chịu đựng nổi. mọi người trong lâu đài này đều lo lắng, chỉ sợ mẹ con trở thành mất trí. Đêm nào cũng vậy, mẹ con chốc chốc lại choàng dậy, thét lên những tiếng rợn người. Chị Suzanne nằm ngủ phòng bên cạnh, mỗi khi thấy thế chạy sang thì lại bị mẹ con duổi ra và mắng chửi thậm tệ. có lần con tình cowf bắt gặp mẹ con vào lúc nửa đêm, mặ phong phanh đứng bên cửa sổ mở rộng. Con bảo mẹ con về phòng thì bà giơ tay định đánh con. Thưa cha, con nghĩ có lẽ mẹ con giận và ghét tất cả mọi người trong tòa nhà này. Mẹ con muốn đi khỏi đây. Muốn đến với cha con và anh Charles.
    Bác sĩ Allaire cũng nói thêm:
    - Cô Stephanie nói đúng đấy. tôi cũng thấy hoàn toàn bất lực trước bệnh trạng của công tước phu nhân.
    - Thôi được, để tôi nói chuyện với phu nhân, - cha linh mục nói.
    - Tôi không tin là cha có thể lay chuyển được tâm trạng của bà công tước.
    - Tôi là người chăn chiên. Phu nhân là tín đồ ngoan đạo.
    - Ngay lát nữa, tôi sẽ viết thư mời cậu tôi về, - Stephanie nói.
    - Tôi e không kịp nữa rồi, - bác sĩ Allaire buồn bã nói.
    - Ông Faverolle, em trai công tước phu nhân, không được nhìn thấy chị. Lúc ông về tới lâu đài thì người ta đã đóng nắp linh cữu cho bà.
    Được ltthach sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 22/06/2008
  7. ltthach

    ltthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2008
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    2. TU VIỆN SACRE ?" COEUR
    Trong phòng khách của lâu đài, Stephanie bàn công việc với viên quản lí do cậu nàng mời đến sau khi được ông chưởng khế Ballereau giới thiệu.
    Stephanie biết mình chưa đến tuổi thành niên cho nên về danh nghĩa chư có quyền dao dịch và chưa có đủ tư cách pháp nhân để trông coi công việc, mặc dù trên thực tế nàng vẫn là chủ nhân của trang ấp cùng tòa lâu đài này. Và ông Gautron được mời đến chính là để giúp nàng làm việc đó.
    Ngồi bên cạnh nàng là chị quản gia Suzanne. Stephanie bảo chị cùng đến dự. Suzanne là người nàng tuyệt đối tin cậy, tin đến mức mù quáng và nàng biết chị cũng rất yêu quý nàng. Stephanie sử dụng Suzanne như một thứ ?othám tử?. mọi công việc và những gì diến ra trong trang ấp Suzanne đều biết và đều báo lại cho nàng. Nhất là sắp tới nàng phải vắng mặt ở lâu đài trong một thời gian dài. Theo đúng tục lệ của các gia đình quý tộc, Stephanie sẽ phải vào học vài năm trong một tu viện ở Paris.
    - Ông Gautron, từ nay ông là quản lí trang ấp và lâu đài. Tôi yêu cầu ông thường xuyên báo cho tôi biết tỷ mỷ mọi công việc, nhất là mối quan hệ giữa ông với các gia nhân và tá điền. nếu như việc trả tô của tá điền có chậm đôi chút, ông đừng thúc giục quá đáng. Ngày xưa, cha tôi, ngià công tước, không bao giờ thúc ép tá điền.
    - Thưa cô chủ, tôi xin tuân theo mọi mệnh lệnh của cô. Ông trưởng khế Ballereau thường xuyên gặp gỡ tôi, sẽ hướng dẫn để tôi tiếp tục theo đúng những thể thức của Ngài cố công tước ?
    - Thật ra ông trưởng khế cũng không biết tỉ mỉ bằng chị Suzanne. Suzanne đã làm quản gia cho gia đình chúng tôi hàng chục năm và thông tỏ mọi công việc. chính Suzanne đã trông nom anh Charles và tôi hồi nhỏ. Sinh thời cha mẹ tôi rất tin cậy chị, còn tôi thì chẳng phải nói.
    Ông quản lí cúi đầu.
    - Tôi hứa sẽ làm mọi việc để cô chủ hài lòng.
    - Tôi nói thế này hơi vội, nhưng vì tôi sắp đi xa nên cứ nói. Cha mẹ tôi được gia nhân trong lâu đài và tá đièn trang ấp rất kính trọng. Bản thân tôi rất muốn được như thế. Tôi hy vọng ông cũng sẽ giúp tôi làm được như cha mẹ tôi ngày xưa.
    Gautron cúi đầu. ông ngạc nhiên và thích thú thấy một tiểu thư quý tộc xinh đẹp, thơ ngây, tuổi mới mười bẩy mà ăn nói chững chạc, nghiêm trang, đầy đủ như vậy. Gautron đã có một số dự định cải tiến cách quản lí trang ấp và ông tin cô chủ sẽ hoan nghênh những dự định táo bạo đó của ông.
    Stephanie quay sang Suzanne.
    - Chị đưa ông Gautron lên xem căn phòng dành cho ông. Tôi hy vọng ông sẽ hài lòng. Và chị cũng lo sao cho ông quản lí không bị thiếu thốn thứ gì.
    Nói xong nàng trịnh trọng nghiêng người rồi lui ra, sang phòng giấy, nơi cậu Faverolle của nàng đang bàn công việc với viên trưởng khế.
    - Thế nào, cháu có vừa lòng với ông quản lí này không Stephanie? ?" Ông cậu hỏi nàng.
    - Cháu chưa biết. nhưng cảm giác ban đầu của cháu là tốt.
    - Cậu thì cậu tin, sau khi nghe ông trưởng khế giới thiệu rất kỹ về Gautron.
    Nàng mỉm cười vẻ biết ơn rồi bước đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài.
    Những bãi cỏ xanh rờn, những cây cối và bầu trời xanh biếc. vậy là nàng sắp rời khỏi đây.
    Cảm giác lẫn lộn vừa buồn vừa vui. Buồn vì phải xa nơi chứa đựng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu, nơi gia đình nàng sống bao năm tháng hạnh phúc tuyệt vời. Vui vì nàng sắp được đến kinh thành Paris, tham dự vào cuộc sống hoa lệ nơi kinh thành. Lòng hiếu kỳ của tuổi trẻ khiến nàng mong ước được sống giữa những sự kiện lịch sử đang xảy ra dồn dập lúc này. Hoang thân Charles ?" Louis Napoléon đã được phổ thông đầu phiếu bầu ra trong bốn tỉnh. Ông là con trai của Hoàng Hậu Hortense và Hoàng đế Hà Lan ?
    Cậu nàng sẽ đưa nàng ra Paris và nàng sẽ vào học ở tu viện Sacre ?" Coeur. Chắc chắn cậu Faverolle nghĩ đúng. Việc đó có lợi cho chậu, đồng thời cũng có lợi cho nàng. Ông dao du rộng với giớ danh vọng đất kinh thành và rất muốn cô cháu gái mồ côi được vào học trong Tu viện thuộc loại danh giá nhất nước Pháp, chỉ đặc biệt dành cho con gái những gia đình thế lực hạng nhất đất kinh thành, lúc nào cũng có hàng trăm đơn xin vào học, nhưng số được thu nhận chỉ đếm trên đầu ngón tay.
    ?oMình sẽ ở đó hai hoặc ba năm, cho đến khi lấy Armand. Các chủ nhật mình sẽ ra thăm chàng, và cả những ngày nghỉ lễ nữa. mình sẽ hiểu rõ chàng hơn ? và chắc chắn chàng là người chồng tuyệt vời của mình?. Stephanie thầm nghĩ và trong lòng nàng trào lên một niềm vui cho tương lai.
    Tất cả những tình cảm trái ngược đang ngổn ngang khiến Stephanie đâm bối rối: vừa nhớ lâu đài, vừa mong đến Paris, vừa hoảng sợ trước cuộc sống nghiệt ngã trong tu viện. chính vì vậy nàng bấu vào hình ảnh Armand để có chỗ dựa dẫm, để thêm vững chí lên đường. Armand là niềm hy vọng, là tương lại của nàng. Armand trước, sau mới đến Paris. Gia đình cháng có nhiều cơ sở kinh doanh ở quần đảo Nouvell ?" Calédonie ngoài khơi Thái Bình Dương. Nàng sẽ thường xuyên gặp chàng để cùng bàn tính mọi chuyện. Nàng sẽ là phu nhân Armand Dytteville. Và cậu Faverolle đã có lần nói với cháu: ?oArmand sẽ ra đảo và tại sao vợ cậu ta lại không cùng ra đó được??
  8. ltthach

    ltthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2008
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    Nhận thức đầu tiên đột ngột chiếm lĩnh tâm hồn Stephanie, lúc nàng bước trên xe ngựa xuống là cảm giác cô đơn. Nước mắt nàng bất giác trào ra. Mới cách đây chưa lâu, nàng cũng ngồi trên cỗ xe ngựa này, cũng bước xuống đúng chỗ này, nhưng còn có đủ cha mẹ. và lần đó trên xe bước xuống, nàng lao thẳng đến anh Charles của nàng. Vậy mà hôm nay nàng chỉ có một mình, không có cha mẹ đi cùng, không có Charlés đứng đợi. Hôm nay chỉ có cậu Faverolle ?
    Stephanie rảo bước vượt lên trước để cậu nàng khỏi nhìn thấy dòng nước mắt trên má đứa cháu gái. Stephanie tự nhủ: ?oKhông! Ta phải trấn tĩnh. Không được để ai thấy ta khóc ??. Nàng vừa bình tâm được thì nhìn thấy Armand đứng đúng vị trí anh Charles của nàng hôm nào. Nỗi nhớ tiếc anh trào lên và nàng lại không ghìm được nước mắt.
    Armand vội chạy đến, cầm tay nàng
    - Stephanie, ?
    Hôm trước anh trai nàng cũng làm đúng như thế, cũng cầm tay nàng và nói đúng câu Armand vừa nói ?oStephanie ?? Kỷ niệm cũ làm nàng mê đi và nàng nói khẽ:
    - Anh Charles! ? - và nàng ôn hôn Armand.
    Vừa buột miệng, Stephanie sực tỉnh. Nếu như Charles ở đây, anh rất không muốn nhìn thấy em gái khóc. Nàng vội vã khẽ nói:
    - Tha lỗi cho em Armand, - giọng nàng dịu dàng. ?" Hôm trước anh Charles cũng đứng đúng chỗ của anh bây giờ. Lúc nãy mắt em hoa lên và em tưởng như nhìn thấy anh em.
    Nhưng cũng chính vì nàng thốt lên tên Charles mà khi bước vào toà nhà của ông cậu Faverolle, nàng cảm thấy tự tin trong lòng. Bà Clemence, vú già đã nuôi mẹ nàng và cậu nàng, dẫn Stephanie đến một cánh cửa.
    - Ồ không, tôi thích ở phòng cũ của tôi kia, nơi anh Charles của tôi đã mất tại đó ? tất nhiên nếu cậu Faverolle không phản đối.
    Không đợi ông Faverolle tỏ ý bằng lòng, nàng quay sang Armand, chàng đang xách vali của nàng
    - Anh đưa sang bên này cho em.
    Một bà xơ nhỏ bé, bước chân rất ngắn dẫn Stephanie và câu Faverolle đi theo một hành lang hẹp và dài, tường màu nâu buồn tẻ. Đến một cái cửa, xơ bước vào một lát rồi quay ra mời hai người khách bằng một giọng rất nhỏ.
    - Tôi đã thưa với Mẹ bề trên rồi, xin mời hai vị ngồi xuống
    Stephanie nhìn căn phòng giản dị, chí có vài chiếc ghế nhồi rơm. Vẫn tường mầu nâu y hệt ngoài hành lang. Mầu nâu quét cao ngang đầu người và cả cánh cửa cũng nâu như thế. Một bức tượng chúa Giesu trên cây thánh giá, to bằng người thật, với vết dao đam bên mạng sườn, hai bàn tay và hai bàn chân chảy máu. Cây thánh giá to cũng sơn màu nâu.
    Tu viện này sao mà xấu xí đến thế, Stephanie thầm nghĩ, xấu đến mức khủng khiếp! Ở tu viện Fontenay là mầu ghi xỉn. Ở tu viện Miort là màu be thẫm, nhưng dù sao cũng còn được là mầu be. Vậy mà ở đây chỉ là mầu nâu tồi tệ này. Mình sẽ phải sống ở đây suốt mấy năm trời. Phải làm sao để không bị phạt. nghe nói mỗi học viên phạm lỗi bị đánh bằng roi rất dã man ? phải cố thật ngoan ? thật nhẫn nhục chịu đựng ? chịu đựng đến mức phát khóc lên cũng phải chịu! Chăm chỉ và ngoan ngoãn, làm sao để các chủ nhật đều được ra ngoài ? hoặc đến với cậu Faverolle , hoặc đến nhà hầu tước Dytteville, với Armand. Khi ra khỏi tu viện Sacre ?" Coeur này mình sẽ cưới chàng và khi đó trong nhà hai vợ chồng sẽ không có một bức tường, một tấm rèm nào mầu nâu hết
    Stephanie liếc mắt nhìn cậu. Ông Faverolle đang cúi nhìn xuống sàn nhà. Nàng nhìn ông, chờ đợi.
    Sau một khoảnh khắc mà nàng tưởng như cả một thế kỷ, cánh cửa trước mặt họ mở ra. Một xơ nói trong lúc cúi đầu khiến nàng không nhìn thấy mặt bà, mời hai cậu cháu sang phòng khác.
    Stephanie theo sau ông Faverolle bước vào phòng Bà Nhất. Nàng đưa mắt nhìn thật nhanh và thấy căn phòng này cũng không thoát khỏi cái mầu nâu gớm giếc ấy, mặc dù trên sàn có trải thảm. ?oChắc là tấm thảm duy nhất trong cả tu viện!? nàng thầm nghĩ.
    Bà Nhất Marie ?" Joseph ngồ sau bàn giấy đồ sộ. bức tường phía sau bà vẽ quang cảnh Đức Mẹ Đồng Trinh bay lên trời, xung qunah là vô số thiên thần. Bức tranh chiếm cả bức tường, dùng hai mầu hồng và xanh, trông vừa đẹp vừa thành kính. Các thiên thân đều là những đứa trẻ mông tròn xoe, môi đỏ chót, má hồng.
    Bà Nhất đứng lên chào khách, đưa tay mời họ ngồi. Stephanie cứ hơi khuỵu đầu gối chào cho chắn ăn, mặc dù nàng không biết có phải chào theo cách như thế hay không. Lúc Bà Nhất, người đứng đầu tu viên ngồi xuống, ông Faverolle và đứa cháu mới ngồi. không khí im lặng nặng nề. bà Nhất chăm chú nhìn hai người một lát rồi, chậm rãi nói.
    - Thưa ngài, chúng tôi rất vinh dự được thu nhận tiểu thư công tước Boisnauduin do Ngài gửi gắm.
    Ý là thế nhưng cách nói khiến Stephanie có cảm giác người được vinh dự không phải là bà Nhất mà chính là cậu nàng. Trông bà thật đặc biệt. Nét hiền từ và nghiêm trang, đôi mắt đen to, sâu và trầm tĩnh. Tất cả như nói lên bà là người đầy bản lĩnh. Nàng thầm nghĩ: ?oBà ta toàn quyền trong tu viện giống như mình toàn quyền trong trang ấp vậy!?
    - Học vấn tiểu thư thế nào rồi?
    - Thưa mẹ, con vẫn học thầy Germain.
    - Ông ta là gia sư?
    - Thưa mẹ, vâng. Thầy Germain dạy cả anh con nữa.
  9. ltthach

    ltthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2008
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    - Anh tiểu thư hiện ở đâu?
    - Anh con đã tử trận. trước đó anh con làm sĩ quan tùy tùng của tướng Lamoriciere.
    Nét mặt bà Nhất chẳn có gì biến đổi. Bà chăm chú quan sát cô học trò mới, phán đoán rồi làm dấu thánh:
    - Tối nay ta sẽ cầu nghuyện cho ông ấy. Ta sẽ cầu ông ấy phù hộ cho tiểu thư, bởi ta biết rằng trong linh hồn tiểu thư lúc nào cũng có hình ảnh ông ấy.
    - Con cảm ơn mẹ
    Stephanie cúi đầu nhìn vào hai bàn tay. Bà Nhất lắc chiếc chuông nhỏ
    Lập tức một xơ bước vào
    ?oVậy là lúc nào cũng có người rình bên ngoài. Ta phải luôn luôn thận trọng mới được?.
    - Xơ Marie ?"Anne, xơ hay đưa tiểu thư Boisnauduin ra vườn cây để làm quen với bè bạn.
    Hôm sau, ông Faverolle dẫn đứa cháu gái mười bảy tuổi nhập học. Ở cổng tu viện, Stephanie ôm hôn cậu. Nét mặ ông đầy vẻ thương cảm trong khi Stephanie chỉ thấy trong lòng bình thản, nàng đi về phía khung cửa nhỏ dành cho học viên.
    - Tiểu thư mang gì đấy?
    Một xơ nhìn xắc của nàng rồi đưa ngón tay trỏ.
    - Thưa xơ, vài vật dụng cá nhân.
    - Ở đây cấm dùng thứ gì của cá nhân, thưa tiểu thư.
    Stephanie hốt hoảng, phải chăng người ta sẽ tịch thu những thứ mà đối với nàng là vô cùng quý giá? Nàng vội ngoái đầu lại ra phía ngoài, nhưng ông Faverolle đã đi rồi. nàng bèn đưa chiếc xắc cho xơ.
    - Lúc nào tiểu thư được ra ngoài, chúng tôi sẽ trả lại
    - Chủ nhật!
    - Tôi không biết. còn tùy thuộc vào kết quả học tập và đạo đức của tiểu thư từ hôm nay đến đó.
    ?oNhư thế này có lẽ lại tốt, bởi những thứ mình đem theo sẽ nằm lại đây, cậu Faverolle có tò mò muốn xem cũng không được?, Stephanie nghĩ. Trong xắc nàng đựng những thứ không đáng để ý với người khác nhưng lại rất quan trọng đối với nàng. Nếu có ai đó, kể cả cậu nàng thấy được, chắc sẽ cho nàng là đứa trẻ ngu ngốc. Tập thư của anh Charles gửi từ mặt trận Bắc Phi, hai chiếc nhẫn cưới của cha mẹ nàng, một chuỗi hạt, một cuốn kinh cầu nghuyện, một con dao dọc giấy Algerie có chuôi bọc da của Charles tặng em gái và một chiếc ly nhỏ bằng pha lê, nàng cũng chẳng hiểu tại sao nàng lại giữ mãi.
    - Tiểu thư đưa tôi chiếc vòng
    - Vòng đeo tay?
    - Vâng. Tiểu thư có đeo chuỗi cổ không?
    - Có. Một sợi dây chuyền có ảnh.
    - Đưa nốt cho tôi. Và tất cả những gì trong các túi áo của tiểu thư.
    Stephanie đưa xơ chiếc khăn tay bằng phin nõn, ví tiền và các thứ vặt vãnh khác đựng trong túi áo vét. Vậy là cuộc sống bình thường bên ngoài không còn lọt được vào mảnh đất của Chúa.
    Một nỗi uất ức trào lên và Stephanie muốn thốt ra vài tiếng tục tĩu với bà xơ mạt lạnh như tiền kia. Nhưng nàng ghìm lại. ?oMình cũng chỉ ở đây hai năm là cùng?, nàng nghic trong lúc cúi đầu nhẫn nhục đi theo bà xơ.
    Gian phòng ngủ rất rộng và thấp, trần xây thành những vòm cuốn nhỏ. Cả một hệ thống rèm bố trí rất khéo léo ngăn gian phòng thành rất nhiều ô nhỏ. Mỗi ô đêu giống nhau: một chiếc giường cá nhân, một tủ gỗ nhỏ sơn trắng, một bàn và một ghế, một cây thánh giá. Khi đến ngăn của mình, Stephanie đã thấy trên bàn có đặt chiếc túi vải đựng quần áo tu viện và một chuỗi tràng hạt
    - Tiểu thư xếp quần áo vào tủ. Cấm kéo các rèm ngăn, cấm nói trong phòng. Cấm đọc sách báo. Cấm dùng đồ dùng cá nhân. Ngăn kéo trên cùng để mùi xoa, tất, vở học,sách và tràng hạt. Các ngăn khác để áo quần. Sau đây năm vòng tràng hạt, ta sẽ xuống sân.
    Xơ Marie ?" Anne bắt đầu lần cỗ tràng hạt, trong lúc Stephanie mở bọc lấy áo quần tu viên xếp vào tủ. Nàng làm rất nhanh và chờ xơ. Đã xong năm vòng.
    - Tiểu thư theo tôi. Xuống phòng giải trí, tiểu thư sẽ làm quen với các bạn và những người chịu trách nhiệm về tiểu thư.
    - Chịu trách nhiệm về tôi?
    Xơ như không nghe thấy câu hỏi. Mà cũng có thể là ở đây học viên không được phép hỏi các xơ.
    Xơ Marie-Anne giới thiệu nàng với các nữ học viên khác. Họ đang nghỉ ngơi trong ?ophòng giải trí?. Tất cả đều mặc đồng phục màu trắng, dái chấm gót. Riêng Stephanie vẫn còn mặc áo váy của nàng. Hai cô gái bước đến tự giới thiệu là ?ongười chịu trách nhiệm? về nàng. Đó là Madeleine và Valérie, một người vào đây trước nàng hai năm, một người trước nàng một năm.
    Ngoài ra Stephanie còn làm quen với nhiều bạn gái khác. Tất cả đều vui vẻ, thậm chí còn rúc rích cười. Stephanie thở phào thầm nghĩ, thì ra ở đây cũng không đến nỗi buồn tẻ cho lắm. Các cô gái vào đây đều tỏ ra ngoan ngoãn, nhẫn nhục, nhưng mỗi khi vắng các xơ, họ kháo nhau đủ thứ chuyện chẳng lấy gì làm ?ođạo đức? cho lắm
    Chỉ lát sau Stephanie đã biết gia cảnh từng bạn và nàng cũng kể sơ qua cho các bạn nghe gia cảnh của mình.
    3. LÂU ĐÀI CHAULONNIÈRE
    Sáng chủ nhật đó, ông Faverolle cùng bà vú Clemence đến đón Stephanie ở cổng tu viện. sau bữa điểm tâm, đúng 11 giờ hai cậu cháu đến biệt thự hầu tước Dytteville.
    Phu nhân hầu tước Dytteville tỏ ra là người bặt thiệp, rất giỏi dẫn dắt câu chuyện. Bà luôn lèo lái nó để không đụng đến đời tư của bất cứ ai, đồng thời khéo léo làm cho mọi khách khứa đều hài lòng, đều cảm thấy mình được quan tâm. Chồng bà, hầu tước Dytteville thì say sưa kể những sự kiện chính trị đang liên tiếp xảy ra. Quốc hội đã bầu hoàng thân Louis ?" Napoléon làm tổng thống nhưng liền sau đấy ông ta đã dùng quyền tổng thống giải tán quốc hội và sắp tiến hành trưng cần dân ý để phê chuẩn.
    Sau bữa ăn, trong khi hầu tước Dytteville và ông Faverolle say sưa bàn chuyện chính trị, Armand bước đến bên Stephanie:
    - Tôi rấ sung sướng thấy tiểu thư đã bớt buồn rầu
    - Tôi hết buồn rồi.
    - Cũng còn chút ít chứ?
    - Rất ít. Nhưng tối nay quay về tu viện tôi không còn ?
    - Còn sợ nữa? tiểu thư nói thật đấy chứ?
    - Thật! đúng ra tôi có lo lắng, lo chứ không phải sợ.
    Armand nhìn nàng bằng cặp mắt trìu mến
    - Tôi hiểu. Tôi rất tiếc không có cách nào giúp tiểu thư. Tiểu thư có muốn ta trò chuyện riêng với nhau một chút không, Stephanie thân mến?
    Nàng mỉm cười, đặt bàn tay lên bàn tay chàng để tỏ lòng tin cậy, nhưng lại rút ra ngay, như thấy không tiện. Nàng kể Armand nghe đã hoảng hốt thế nào khi bà xơ thu lại chiếc xắc nàng mang theo và bắt nàng phải nộp vào kho tất cả những thứ nàng có trên người cũng như để trong các túi áo.
  10. ltthach

    ltthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2008
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    - Những thứ đó có gì quan trọng đâu mà họ cũng khắn khe đến vậy, - Armand thở dài thông cảm nói.
    Bỗng nhiên hầu tước Dytteville nói câu gì đó rất to, giọng giận dữ. Stephanie hoảng hốt quay sang nhìn ông, rồi khẽ hỏi Armand.
    - Ngài hầu tước vừa nói gì vậy?
    - Về Napoleon đấy, - Armand mỉm cười đáp.
    - Nhưng cụ thể là như thế nào? Anh kể tôi nghe đi Armand.
    - Ôi, chuyện chính trị ấy mà. Nhưng vấn đề đó lúc này người ta đang tranh cãi nhau khắp Paris. Nhiều nơi còn xảy ra xô xát. Tiểu thư cứ nghe khắc thấy.
    Tiếng cậu Faverolle của nàng oang oang.
    - Hầu tước nói thật lạ. Lão Louis-Napoléon ấy là một thằng hề, và một thằng đồ tể! Lao đang mưu đồ lật đổ chế độ cộng hòa để lên ngai vàng giống như bác lão, Napoléon I ngày trước.
    Hầu tước Dytteville bình thản nói:
    - Dù sao thì ông ta cũng mang tư tưởng tự do và hòa bình. Vả lại ông ta có cái tên kích động lòng người. Napoléon! Tên của một anh hùng vĩ đại nước Pháp, di hài hiện đang nằm trong Viện Invalides, bên cạnh thi hài của những người con ưu tú nhất của nước Pháp. Và một khi ông ta được phụ nữ Pháp ủng hộ, ông ta sẽ thắng.
    - Phụ nữ?
    - Chứ còn gì nữa? nước Pháp là nước của phụ nữ. Ngay cái tên ?oNước Pháp?, La France, cũng là giống cái đấy thôi!
    Stephanie thì thầm vào tai Armand:
    - Hầu tước nói có lí phải không anh?
    - Chuỵen không đơn giản như vậy đâu, Stephanie. Bao giờ tiểu thư học xong ở tu viện Sảce-Couer, tôi sẽ kể rõ cho tiểu thư nghe, - Armand thở dài
    - Sao anh buồn vậy, Armand? ?" Stephanie băn khoăn nhìn chàng, hỏi bằng cái giọng cô gái mười bẩy tuổi non nớt.
    - Stephanie! Tôi hay nghĩ đến tiểu thư quá ? tiểu thư xinh đẹp vô cùng .. tôi ? tôi rất yêu tiểu thư ?
    Stephanie nhìn vầng trán Armand đang cúi xuống, làn tóc màu nâu sáng và nàng bỗng thấy tội nghiệp chàng trai khôi ngô này. Nàng rất muốn vuốt ve chàng, nhưng không dám. Nàng chỉ lướt nhẹ bạn tay trên tay chàng rồi thì thầm vào tai chàng.
    - Armand. Em cũng yêu anh ? rất yêu anh.
    Đột nhiên nàng sực nhớ một đêm nàng hình dung Armand khỏa thân nằm đè lên tấm thân trần truồng của mình. Nàng thấy thái dương nóng bừng, toàn thân rạo rực. và nàng vội đứng dậy
    - Tiểu thư đi đâu?
    - Trong này ngột ngạt quá. Ta ra vườn đi, Armand. Em muốn ra ngoài dạo chơi một lát. Alida ra vườn với chúng tôi đi, - nàng nói với em gái của Armand, đang bình thản ngồi trên ghế
    - Không đâu. Tiểu thư và anh Armand đi thôi. Em không thấy nóng bức
    Bỗng nhiên Stephanie thấy hoảng sợ. đi cùng với Armand! Không phải nàng sợ Armand mà sợ chính bản thân nàng. Stephanie chưa hiểu tại sao nàng lại phải sợ như vậy. Họ đi ra khỏi phòng khách, xuống vườn. Armand đưa nàng ra chuồng ngựa. Đã lâu lắm rồi Stephanie chưa cưỡi ngựa. Trong chuồng có tám con.
    - Anh vẫn thường xuyên đi ngựa đấy à?Armand
    - Không ngày nào bỏ. tôi cưỡi con Cerise kia.
    - Cái tên đẹp quá
    - Vànó cũng đẹp nữa chứ, - chàng nói và nhảy luôn lên yên.
    Stephanie thấy Armand quặp chân vào hai bên sườn con ngựa Carise, cặp đùi chàng chắnc nịch bó lại trong hai ống quần chật căng. ?oTại sao lại như vậy, mỗi lần nhìn thấy chàng cử động, mình lại chú ý đến những bắp thịt của chàng bên trong lớp áo quần. những bắp thịt vừa rắng chắc vừa mềm mại. Ôi mình nghĩ bậy bạ rồi. Mình sẽ phải sám hối với Mẹ linh hồn thôi, cho dù mình đâu có muốn thế?, Stephanie thầm nghĩ.
    Armand có vẻ tự hào về tài cưỡi ngựa của chàng.
    - Tôi nhẩy ngựa khá đấy chứ? ?" Chàng mỉm cười nói.
    - Tuyệt đẹp ấy chứ!
    - Tính tôi hơi nhút nhát. Nhưng tôi ưa hoạt động. tôi rất giống tiểu thư, Stephanie.
    - Sao anh lại giống em? ?" Nàng chưa hiểu.
    - Vì, tiểu thư thử nghĩ xem. Tôi cũng yêu đời, tôi cũng tham gia hoạt động. bước ra khỏi văn phòng công ty là tôi nhảy chân sáo y hệt tiểu thư bước ra khỏi cổng tu viện. Chủ nhật sau ta lại gặp nhau chứ?
    - Chắc thế.
    Armand nhảy xuống
    Stephanie lại tưởng tượng thân hình chàng bên trong lớp quần áo, những chuyển động của cơ bắp. Nàng thầm nghĩ: ?oMình giống bác sĩ Allaire lúc khám bện cho bệnh nhân mất rồi?
    Armand vui vẻ khoác tay nàng
    Stephanie dựa hẳn vào người Armand và thích thú cảm thấy cánh tay rắn chắc, thấy cả bộ ngực nở nang, cứng như thép của chàng.
    Bây giờ các chủ nhật của Stephanie đều đầy chật. Đã thành lệ, sau bữa điểm tâm với nhau, hai cậu cháu đến thăm gia đình hầu tước Dytteville.
    Buổi chiều, nàng đến thăm một trong những bạn gái ở tu viện tại nhà của gia đình họ.
    Bên ngoài, cuộc vận động trưng cầu dân ý diến ra sôi nổi. Stephanie đọc trên tờ báo chiến đấu bản vận động:
    ?oCavaignac sẽ là kẻ độc tài, là tình trạng kinh thành bị vây hãm. Ledru-Rollin sẽ là bạo lực và ảo tưởng. Lamảtime sẽ là nhu nhược và rối ren. Chỉ có Louis Napoléon mới đem lại cho đất nước một tương lại trật tự và phồn vinh?.
    Khắp Paris tiến hành các hình thức hoan nghênh ?ovị cứu tinh? của nước Pháp. Thậm chí tu viện cũng tổ chức một buổ cầu kinh để Chúa phù hộ cho Louis-Napoléon
    Stephanie bỗng nhớ đến lâu đài Boisnaudouin và trang ấp của nàng. Lâu nay mải cuốn theo những bữa tiệc tại nhà bạn bè thuộc các gia đình quý tộc ở Paris, mải theo dõi tình hình chính trị. Stephanie phần nào quên lãng nó. Giờ đây nàng tha thiết muốn về thăm. Nhưng nàng muốn về một mình để tận hưởng cái tự do của người làm chủ nó. Nhưng thật khó nói mơ ước ấy ra với ông Faverolle.
    Stephanie đành phải chờ dịp thuận lợi. Đó là khi chính cậu phải khai mào trước về vụ nghỉ hè năm nay.
    - Cậu đoán hè năm nay cháu muốn nghỉ ở quê, đúng không, Stephanie?
    - Vâng, đúng thế, thưa cậu
    - Nhân dịp đó cậu cháu mình ghé lên Touraine nhé?
    - Ôi, cháu rất muốn đến đó, rất muốn đến thăm lâu đài Chaulonière. Cháu muốn sau khi nghỉ ngơi ở nhà cháu và trước khi lên Paris, hai cậu cháu ta sẽ gặp nhau ở Tour rồi cùng đến thăm trang ấp của hầu tước Dytteville.
    Stephanie nói một tràng, câu nói mà nàng đã chuẩn bị sẵn từ trước và bây giờ nàng nói ra bằng giọng bình thản. Ông Faverolle hơi ngơ ngác.
    - Cháu nói sao, Stephanie? Nếu cậu nghe không lầm thì hình như cháu muốn về trang ấp một mình?
    - Cháu nghĩ được chứ sao đâu, thưa cậu? Cậu không thích nông thôn, mà về đó cháu lại phải luôn đi thăm hỏi người này người khác, chỉ làm cậu ngán ngẩm mà thôi. Những cuộc thăm hỏi đó, cậu biết là cháu không thể bỏ. dù sao thì khi đến tuổi thành niên cháu cũng sẽ là chủ nhân của lâu đài và trang ấp.
    - Nhưng cháu đi một mình sao được? dọc đường ?
    - Ôi, cậu đừng lo. Cháu sẽ viết thư bảo chị Suzanne cùng ông quản lí Gautron lên đón cháu ở thị trấn Parthenay.
    Ông Faverolle thở dài, buồn rầu nhìn cháu
    - Stephanie! Cháu giống mẹ cháu quá!
    - Thế ạ, thưa cậu?
    - Cháu giống người đã đành, giống cả tính nữa. Mẹ cháu ngày xưa hễ muốn gì là không ai cản nổi. Mẹ cháu ngày xưa có kiểu nhượng bộ một việc nhỏ nhoi để đạt một yêu cầu khác quan trọng hơn. Cách làm của cháu vừa rồi y hệt thế. Cháu biết cái khóe này bao lâu rồi?
    - Cậu tha lỗi, cậu Faverolle. Tại cháu nhớ quê quá.
    - Cháu chưa trả lời vào câu của cậu, Stephanie
    - Ôi, cậu hỏi từ bao giờ ấy ạ? Đây mới là lần đầu tiên, cháu nghĩ ra cách này từ hôm đột nhiên cháu quặn hớ lâu đài và trang ấp. Cháu muốn bay ngay về đó để được tha hồ nhởn nhơ chơi đùa như thời còn anh Charles. Cậu biết đấy, hồi đó hai anh em cháu thường làm cha mẹ phiền lòng chỉ vì suốt ngày lông bông ngoài đồi. Cháu còn bị mắng là suốt ngày nghịch như con trai, chẳng thèm học lời ăn tiếng nói của một thiếu nữ quý tộc. cháu hứa với cậu là từ giờ trở đi cháu sẽ biết tu sửa ?
    - Cậu tin. Hạnh kiểm của cháu ở tu viện rất tốt. Điểm các môn học cũng rất cao. Cậu rất hài lòng về cháu, Stephanie. Từ ngày gia đình ta gặp tai họa khủng khiếp ấy, cậu thấy cháu lớn bổng lên cả thân hình lẫn hình thức. Ngay trong mối quan hệ với Armand, cạu cũng thấy cháu rất có lý trí không như các cô gái khác vừa khờ khạo vừa đỏng đảnh khác.

Chia sẻ trang này