1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bốn năm phấn hồng - Dịch Phấn Hàn

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi CuZin, 21/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Khi tất cả chúng tôi đều nhận thức ra rằng xem ra lần này Tô Tiêu đã tìm được một ông chủ nhiều tiền, dân tình lập tức truyền nhau đủ kiểu tin đồn, bình luận, đoán già đoán non. Dường như một bãi nước bọt cũng có thể dìm chết người. Trần Thuỷ thầm thầm thì thì ra vẻ rất bí mật, có lẽ Tô Tiêu được người ta bao rồi. Bây giờ đang mốt đàn ông có tiền bao nữ sinh đại học. Trịnh Thuấn Ngôn nói: "Những lời như vậy đừng nên nói lung tung, không lọt tai". Trong phòng chỉ có một mình Trần Thuỷ nói, thấy không có hứng nên đã chạy sang phòng khác buôn chuyện. Nói xấu nên nói trước mặt người trong cuộc, nói tốt nên nói sau lưng họ. Sự ngớ  ngẩn của Trần Thuỷ chính là ở chỗ không hiểu đạo lí này, cho nên luôn làm những chuyện ngốc nghếch tốn công vô ích.
    Thực ra, cách nghĩ của tôi và Trần Thuỷ cũng gần gần như nhau. Theo tôi phân tích, một loạt những động thái của Tô Tiêu ít nhất cũng nói lên ba vấn đề. Thứ nhất, người đàn ông này cũng có chút tiền; thứ hai, o tiện công khai thân phận và hình ảnh cụ thể người đàn ông này như cao thấp, béo gầy, tuổi tác; thứ ba, chuyện Tô Tiêu và anh ta yêu nhau không tiện công khai cho thấy Tô Tiêu cũng không muốn ai ai cũng biết như trước đây. Tổng hợp lại ba kết luận ấy thì lần này Tô Tiêu chỉ có là làm bồ nhí, yêu đương ngoài hôn nhân để được bao mới có thể đồng thời thoả mãn cả ba suy đoán của tôi.
    Mặc dù về cơ bản tôi đã chắc chắn những suy đoán của mình, nhưng tôi không hề nói với bất cứ ai. Ko hớt lẻo nói xấu sau lưng người khác là một đặc điểm làm người mà tôi bảo toàn tốt nhất trong cuộc sống hiện thực.
    Sự thay đổi của Tô Tiêu càng ngày càng thể hiện rõ, bắt đầu từ việc ban đêm cô ấy cũng không về kí túc xá. Người đẹp ngày càng hớn hở đắc ý, ngày ngày xuất hiện trong những bộ cánh rạng rỡ, tiêu xài anh xỉ, vậy thì những lời đồn nhảm nhí há có thể bỏ qua cô ấy. Thậm chí, có người bạn phòng khác còn chạy sang phòng chúng tôi dò hỏi xem phải chăng Tô Tiêu được một đại gia nào đó bao hay là làm bồ nhí của người ta rồi, những chiếc xe con đậu ở cổng trường mỗi cuối tuần chiếc nào đang đợi Tô Tiêu. Tôi và Trịnh Thuấn Ngôn đều không tham gia những câu chuyện như thế, còn Trần Thuỷ thì vẫn không sửa được cái bản tính thâm căn cố đế của cô ấy, úp úp mở mở nói: "Cũng không rõ nữa, tối hôm thứ Năm tuần trước tôi nhìn thấy một cô gái đi ra từ cổng phía nam rồi chui vào một chiếc xe, giống cô ấy, không rõ có phải cô ấy không?" Mọi người đều thở dài. Trần Thuỷ chuyển mạch tiếp tục nói: "Nhưng tối hôm đó cô ấy đã về kí túc xá ngủ". Lúc đó mọi người mới tỏ ra yên tâm.
    Mặc dù chuyện về người yêu của Tô Tiêu không có kết luận chắc chắn, nhưng chuyện Tô Tiêu được người ta "bao" cơ bản đã thành nhận thức chung của mọi người. Chắc chắn Tô Tiêu cũng biết mọi người nói này nói nọ sau lưng mình, nhưng cô ấy lại giống như đã làm chuyện gì sai trái thật vậy, không giải thích cũng không thanh minh. Chỉ coi như không có chuyện gì xảy ra, coi như không biết gì. Xem ra tôi đã coi thường cô gái này rồi, kinh nghiệm đấu tranh của cô ấy rõ ràng là vô cùng phong phú và cao cấp. Cũng đã học được chiêu lấy tĩnh chế động rồi đấy.
     
  2. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    48. Cãi nhau tơi bời
     
    Mặc dù cả lớp đã bàn tán ầm ĩ sau lưng Tô Tiêu nhưng không có ai dám nói điều gì trước mặt cô ấy. Có lúc tôi có những ý nghĩ kì quái thế này: ví dụ, nếu là La Nghệ Lâm ở cùng phòng với chúng tôi thì cô ấy sẽ nói gì? Không chừng cô ấy sẽ đứng trước mặt Tô Tiêu mà hỏi rằng có phải Tô Tiêu đã làm tiểu thư rồi không? Ha ha... Viết đến đây tôi không tài nào nhịn cười được. Kể từ hôm chuyển phòng, sau khi bị tập thể ba người cùng phòng chúng tôi tẩy chay, La Nghệ Lâm chưa từng bước vào căn phòng này. Đứa con gái này, lòng tự tôn cao thật.
    Hôm đó có mấy cô gái phòng khác sang phòng chúng tôi nói chuyện phiếm. Một phòng toàn nữ sinh thật là náo nhịêt. Một nữ sinh nói: "Dạo này hết sạch tiền tiêu, yêu đương cũng thật tốn kém, từ khi tôi yêu anh chàng này, tháng nào cũng không đủ tiền tiêu".
    Một nữ sinh khác lại nói: "Có người thì từ khi yêu vào rồi tiền tiêu không hết".
    Chủ đề câu chuyện không hiểu thế nào lại chuyển sang kẻ vô phúc Tô Tiêu. Cô ấy lại một lần nữa trở thành đối tượng công kích trong những cuộc buôn nước bọt của mọi người. Tôi cảm thấy hơi ớn lạnh trong lòng, với một phòng nữ sinh thì "chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết".
    Khi cô nữ sinh bên trên vừa nói dứt lời rằng "có người thì từ khi yêu vào rồi tiền tiêu không hết", Trần Thuỷ liền nói ngay: "Mọi người chúng ta đều nên học tập Tô Tiêu, tìm một người có tiền bao bọc thì chẳng phải cái gì cũng có thể giải quyết được hết sao. Nhìn mà xem, bây giờ một chiếc áo bình thường cũng đã tiêu tốn 500 tệ rồi". Lúc vừa hay Trần Thuỷ lại đứng ngay bên cạnh tủ quần áo của Tô Tiêu, tủ quần áo của Tô Tiêu không khoá bao giờ, bởi vì cô ấy thay quần áo quá nhiều lần, ngày nào cũng năm lần bảy lượt mở khoá tủ thì phiền phức vô cùng. Thế nên Trần Thuỷ đã tiện tay rút ra một chiếc áo cho những nữ sinh khác xem.
    Mọi người cười một trận ra vẻ khinh miệt, nhưng rồi không nhịn được đã châu đầu vào xem chiếc áo ấy. Họ tranh nhau nói, người này sờ sờ, người kia lật cổ áo xem nhãn hiệu. Lộ rõ bản chất.
    Trịnh Thuấn Ngôn đang đeo headphone nghe tiếng Anh. Tôi vừa lên mạng vừa buồn cho sự lợi hại mồm mép của con gái.
    Bỗng nhiên có tiếng người kêu lên một tiếng "Tô Tiêu...".
    Trong nháy mắt căn phòng bỗng im phăng phắc không một tiếng động. Tôi ngoái đầu nhìn ra.
    Cửa phòng nửa đóng nửa mở. Tô Tiêu đứng ở cái khe nhỏ hẹp giữa cửa và bức tường, thứ ánh sáng đèn tối mờ của hành lang hắt trên khuôn mặt cô, cô đứng trong cái khe nhỏ hẹp ấy một cách khổ sở với khuôn mặt không biểu lộ cảm xúc, khoảng cách nhỏ hẹp giữa cửa và bức tường khiến khuôn mặt và cả thân thể cô đều có chút biến dạng, hình như đã bị cong vẹo rồi.
    Một phòng toàn nữ sinh ngồi cười nhạo một nữ sinh khác đang đứng bên ngoài phòng. Ở giữa là cánh cửa nửa đóng nửa mở. Cánh cửa ấy như đang mưu đồ ngăn chặn điều gì đó. Nhưng rõ ràng là không thể ngăn được điều gì. Tình người đen bạc.
    Tình hình cứ giằng co như vậy. Mọi người ngay lập tức tản ra hết, ai về phòng nấy.
    Chiếc áo trong tay Trần Thuỷ đã rơi tuột xuống đất. Khuôn mặt Tô Tiêu như kết thành bằng, mắt cô ấy thì như bốc khói.
    Căn phòng kí túc nhỏ bé chật chội luôn luôn có những con tim xa cách lạnh lùng bức bách con người. Tôi thấy lành lạnh dưới chân.
    Trần Thuỷ không nói xin lỗi mà đi ra khỏi phòng. Trịnh Thuấn Ngôn tiếp tục nghe tiếng Anh. Tôi rất muốn nói điều gì đó với Tô Tiêu. Nhưng một câu cũng không thể nói ra được. Tôi thấy Tô Tiêu lặng lẽ đến trước tủ quần áo của mình, nhặt chiếc áo lên ôm vào lòng, sau đó cô ngồi thụp xuống đất, khóc.
    Chiếc váy dài của cô trải trên sàn nhà nhăn nhúm, rồi toàn thân cô run lên bần bật nhưng khẽ khàng. Cô cố gắng kiềm chế tiếng khóc của mình nhưng tiếng khóc bướng bỉnh hầu như không muốn thoả hiệp, do đó giọng cô trở nên tắc nghẹn mà run rẩy. Giống như những chiếc lá khô xao xác cất tiếng trong cơn gió mùa đông, rồi ngay sau đó sẽ rơi khỏi cành, rã rời, không thể phục hồi nguyên như cũ.
    Cô ấy ngồi thụp ở đó rất lâu rất lâu. Cô ấy không hề quay mặt về phía chúng tôi. Tôi không nhìn thấy khuôn mặt cô, không nhìn thấy ánh mắt đau buồn của cô, không nhìn thấy cô cắn chặt đôi môi khi phẫn nộ giận dữ.
    Tôi và Trịnh Thuấn Ngôn nhìn nhau một lúc. Mặc dù chúng tôi đều biết rằng sau lưng Tô Tiêu luôn luôn có những lời bàn tán khó nghe, làm một người đẹp khá phóng túng, cô ấy vốn dĩ khó thoát khỏi những chuyện này, nhưng chuyện lần này giống như một cây kiếm vô tình đã đâm cô một đòn chí mạng. Cô ấy tận mắt chứng kiến sau lưng mình có nhiều người như vậy, cả một phòng nữ sinh bàn tán về cô, châm chọc cô, nhục mạ, mỉa mai, chế giễu cô, họ dùng miệng lưỡi sắc như gươm đao đâm cô, muốn dồn cô đến chỗ chết, không một ai mảy may nể tình. Còn cô thì mềm yếu bất lực, không cách nào phản kháng. Cô chỉ có thể khóc thút thít một mình sau khi mọi người đã tản đi hết.
    Một cô gái vô cùng xinh đẹp, nếu không biết sống khép mình một chút thì thực sự rất thảm thương.
    Người đẹp nếu có bản lĩnh thì đáng sợ. Nhưng người đẹp không có bản lĩnh thì đáng thương.
    Làm con gái đã khó, làm con gái đẹp lại càng khó, làm một người đẹp trong đám con gái thì khó lại thêm khó.
    Trịnh Thuấn Ngôn đã lên tiếng, cô ấy nói: "Thôi bỏ đi, Tô Tiêu. Thực ra cậu cũng biết những người đó rỗi hơi nên mới nói như vậy. Cậu đừng tính toán với họ nhé, họ đố kị với sự xinh đẹp của cậu đấy mà".
    Tô Tiêu không nói gì, cô ấy cố nín khóc. Nhưng không tài nào dừng được cái âm thanh khó bảo, không cầm được dòng nước mắt cứ thế tuôn rơi.
    Tôi thở dài, rất muốn nói điều gì đó nhưng hiểu rằng lúc này tất cả mọi ngôn từ đều có vẻ nhạt nhẽo và bất lực.
     
  3. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Không biết phải bao lâu sau Tô Tiêu mới nói được câu cảm ơn sau khi thôi khóc thút thít, rồi cô ấy đứng dậy, nào ngờ chưa kịp đứng hẳn lên thì bỗng cô ấy ngã sóng soài trên nền nhà!
    Tôi được phen hoảng hồn, vội chạy tới đỡ cô ấy dậy nhưng đỡ không nổi, lúc đó tôi mới phát hiện thấy mắt cô ấy nhắm lại. Cô ấy đã ngất lịm đi.
    Tôi và Trịnh Thuấn Ngôn vội vàng cõng cô ấy xuống tầng. Khi đi qua hành lang có phòng không đóng cửa, mọi người trong phòng nhìn thấy ba người chúng tôi đang chạy cuống lên, liền vội vàng chạy ra xem. Người xem thì đông nhưng tuyệt nhiên không có ai ra giúp đỡ.
    Cái cảm giác thất vọng đến đau lòng đối với ngôi trường này lại một lần nữa trỗi dậy trong lòng tôi. Một mảng thê lương. Tình người đen bạc.
    Đáng thương thay cả tôi và Trịnh Thuấn Ngôn đều gầy yếu, Tô Tiêu bị chúng tôi vần qua vần lại rất lâu, cuối cùng cũng chuyển được từ tầng hai xuống tầng một.
    Xuống tầng một rồi vẫn phải nhờ bảo vệ cổng gọi điện thoại tới phòng yêu tế của trường mới có thể đưa Tô Tiêu đến bệnh viện được.
    Hoá ra Tô Tiêu bị thiếu máu, vì cô ấy ngồi dưới đất khóc quá lâu nên khi đứng dậy đã bị chóng mặt, đôi giày cao gót của cô ấy vừa hay lại giẫm phải một góc vạt chiếc váy đang trải trên nền nhà, kết quả là ngã sóng soài. May mà không có vấn đề gì nghiêm trọng. Bác sĩ nói chỉ cần truyền một chai nước to là khỏi.
    Tôi và Trịnh Thuấn Ngôn ngồi đó cùng cô ấy. Ánh đèn trong bệnh viện rọi vào phòng tiêm ảm đạm, rất nhiều người đang ngồi trong đó, phía trên họ đều treo một chai chất lỏng, không màu, đang chầm chậm chảy xuống mu bàn tay hoặc cổ tay họ. Mọi người đều ngồi đó với khuôn mặt không chút cảm xúc. Có người đang nhắm mắt, có người đờ đẫn nhìn cái thứ chất lỏng đang nhhỏ xuống từng giọt từng giọt một, không có một tiếng động nhưng như có cái gì nện từng nhát vào tim mình. Có người lại hướng cái nhìn về phía Tô Tiêu.
    Bầu không khí rất ngột ngạt. Lạnh lẽo, đìu hiu, vắng lặng, những chiếc ghế cũ toả ra mùi cũ kĩ mục nát, đã không còn nhìn rõ hoa văn hay những vết xước. Bệnh viện luôn có cái mùi đặc trưng trộn với mùi gỗ khô, tựa như những giọt lệ của ai đó đang rơi, đã đông cứng lại không thể tan đi qua bao nhiêu năm tháng.
    Tôi nhìn Trịnh Thuấn Ngôn và Tô Tiêu, nhớ lại hồi năm thứ nhất, nhớ lại cái ngày ba người chúng tôi cùng đuổi La Nghệ Lâm đi rồi cùng chuyển nhà, tôi có cảm giác mọi việc trên đời dã thay đổi quá nhiều. Có lẽ ba chúng tôi không thể trở thành những người bạn thân, nhưng chúng tôi không phải là kẻ thù, chưa bao giờ là kẻ thù của nhau. Những ngăn cách về tư tưởng chỉ là những cách biệt giữa người với người trong cuộc sống tù túng. Chúng tôi chỉ có những ngăn cách về tư tưởng. Về cơ bản chúng tôi không hề có tranh chấp lợi ích. Cho nên chúng tôi không thể trở thành những người bạn tri kỉ, những chị em tâm giao.
    Tô Tiêu gọi điện cho người yêu, anh ta chạy ngay đến phòng tiêm. Trước khi anh ta đến, Tô Tiêu ra vẻ thản nhiên nói với chúng tôi rằng anh ta là người đã có vợ.
    Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy người yêu của Tô Tiêu. Một người đàn ông trung niên, dáng người hơi hơi "phát tướng", mặt mày ảm đạm, lại còn có những nếp nhăn mờ trên trán, tôi nghĩ có lẽ sự suy đoán của các cô gái là chính xác. Tôi cố sống cố chết ngăn chặn những ý nghĩ như thế, tôi cảm thấy đứng trước mặt Tô Tiêu mà nhĩ như vậy hay tán đồng với những lời đồn đạinhảm nhí của các cô gái thì thật là vô liêm sỉ. Nhưng tôi không thể khống chế suy nghĩ của chính mình. Tôi quan sát ngoại hình, cử chỉ, thái độ của người đàn ông đó, cố thử phán đoán thân phận, hôn nhân và những điều khác về anh ta. Tôi đau xót liên tưởng đến những từ ngữ không lấy gì làm hay ho như bồ bịch, bồ nhí, hay những ngôn từ như dính đầy tiền, tình và mĩ sắc, những từ toả ra sắc thái suy sụp, thối nát, tuyệt vọng.
    Có một chị đã nói, con gái không nên dây vào ba loại người, lãng tử, văn nghệ sĩ trẻ và đàn ông đã có vợ. Lãng tử và đàn ông đã có vợ không nên "chọc" vào thì mọi người đều hiểu. Tại sao văn nghệ sĩ trẻ cũng bị liệt vào danh sách đen? Văn nghệ sĩ trẻ, tình cảm quá phong phú cho nên sẽ không có cảm giác an toàn về mặt tình cảm. Bạn sẽ có cảm giác đang yêu một cuốn tiểu thuyết. Nhưng có quá nhiều cô gái yêu thích văn nghệ hoặc thích cảm giác mộng ảo muốn tìm những văn nghệ sĩ trẻ, bởi vì họ đã gửi gắm niềm yêu thích cái trừu tượng trong văn học nghệ thuật của bản thân vào một người cụ thể nào đó trong cuộc sống. Yêu những người như thế thật giống như là đã gần sát với giấc mơ vậy.
    Tôi nhớ tới người đàn ông đã kết hôn mà tôi từng yêu. Nếu như lúc đầu không phải chúng tôi đều hiểu rằng nếu biết dừng đúng lúc thì chuyện hôm nay Tô Tiêu gặp phải chính là phiên bản của tôi.
    Bồ bịch, chúng tôi không chơi nổi những trò chơi như thế.
    Tôi hiểu Tô Tiêu gọi anh ta đến trước mặt chúng tôi chính là đã tín nhiệm chúng tôi. Sự tín nhiệm này khiến chúng tôi cảm thấy hổ thẹn. Mặc dù tôi không tíu tít bàn luận như những nữ sinh khác nhưng tôi cũng đã có những ý nghĩ bẩn thỉu tương tự. Chẳng qua là tính tôi đã quen trầm lặng.
  4. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    49. Ngang nhiên sống chung
     
    Sau khi từ bệnh viện về Tô Tiêu đã chuyển ra ngoài sống. Rõ ràng cô ấy hiểu rằng chuyển ra ngoài sống thì mọi người nói sẽ càng khó nghe, và càng tạo cho mọi người có thêm nhiều cơ hội và lí do để nói xấu cô. Nhưng cô vẫn kiên quyết chuyển ra ngoài sống cùng người đàn ông kia. Khi chuyển đi, cô đã nói với tôi và Trịnh Thuấn Ngôn, ỏ trường có chuyện gì thì đảm đương hộ cô ấy một chút, còn nếu không đảm đương được thì cứ nói là không biết chứ không nên để liên luỵ đến tôi  và Trịnh Thuấn Ngôn, không nên để nhà trường cho rằng tôi và Trịnh Thuấn Ngôn biết chuyện mà không báo, lại còn nói dối. Kì thực cô ấy vẫn là một cô gái tốt.
    Còn về những chuyến au khi cô ấy chuyển ra ngoài sống tôi thật không muốn nói đến. Mọi người thì vẫn bàn tán mãi không thôi một cách vô căn cứ. Hình như mọi người lại càng tỏ ra phẫn nộ đối với việc cô ấy đã không trực tiếp đối mặt với những khó xử và sự sỉ nhục mà ra đi như thế. Có lẽ, nếu cô ấy che giấu một cách ngoan ngoãn thì chúng tôi sẽ cho cô ấy một "con đường sống", nhưng đằng này cô ấy lại ngang nhiên chuyển đi như thế, rõ ràng là không coi những lời bàn tán của chúng tôi ra gì, ngang nhiên đối đầu với quảng đại quần chúng nhân dân thì làm sao chúng tôi có thể không "đấu tranh" cho được.
    Nhưng có điều khi những lời đồn đại không ngừng được tung ra mà người trong cuộc vẫn không có phản ứng gì, thì hình như mọi người không còn nói hăng say nữa. Nếu người trong cuộc phản ứng lại hoặc lên tiếng phản bác thì mọi người sẽ càng nói càng sai sự thực, nói say sưa không biết mệt biết chán.
    Chỉ có tôi và Trịnh Thuấn Ngôn từng nhìn thấy anh người yêu đứng tuổi của Tô Tiêu. Nhưng hai người chúng tôi chưa bao giờ nói chuyện này với bất cứ ai. Ngay cả giữa hai người chúng tôi cũng không bao giờ đề cập đến.
    Chuyện của Tô Tiêu cứ dần dần lắng xuống như thế.
    Ban đầu tôi còn sợ có người tố giác cô ấy, nói cô ấy chuyển ra ngoài sống chung cùng với người khác. Theo nội quy của trường chúng tôi, việc sống chung cần phải bị loại trừ. Nhưng dường như mọi người đã nói sướng cái miệng rồi nên cũng cho qua, không có ai chạy lên trường tố cáo cả. Nghĩ lại, sinh viên bây giờ đều đã khôn ra cả. Tố cáo người khác, bản thân đã không được cái gì hay ho lại còn vô duyên vô cớ chuốc thêm kẻ thù, huỷ hoại cả một đời người ta, chi bằng làm chút việc có lợi ích thực tế, mọi người cũng không phải là những người thực sự tàn nhẫn, việc một người khác bị đuổi luôn khiến cho mình có cảm giác bất an. Cho nên trong trường học chuyện sống chung rất ít khi bị phanh phui ra trước trường, tôi nghĩ có lẽ là vì nguyên nhân trên.
    Tôi không biết Tô Tiêu thực sự yêu anh ta hay là chỉ làm một cuộc giao dịch với anh ta, mà thực ra yêu là thế nào. Từ xưa đến nay yêu một người không bao giờ có thể hạnh phúc từ đầu đến cuối, yêu một người chính là sự trao đổi ngang bằng giữa hạnh phúc và khổ đau. Nếu khổ đau mà nhiều hơn hạnh phúc thì đó là tình yêu bất hạnh, nếu hạnh phúc mà nhiều hơn khổ đau thì mọi người sẽ nói đó là một đôi hạnh phúc, người trong cuộc cũng sẽ phối hợp tỏ vẻ thân mật. Thực ra những người từng yêu đều biết tình yêu luôn làm bạn đau vào một lúc nào đó
    Cuộc sống cứ tiếp diễn yên ổn. Mỗi người vui với niềm hạnh phúc riêng của mình, đau khổ với nỗi đau riêng của mình. Cho đến một ngày có cô nữ sinh tên là Lưu Sa Sa phải nhảy lầu tự sát.
     
     
  5. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    50. Tự sát
     
    Một buổi sáng sớm mùa xuân, ai nấy đều chạy lên phòng học ở các khu giảng đường như thường lệ. Khi đi qua khu nhà của khoa Vật lí, tôi thấy có rất nhiều người vây quanh, ở đó còn được ngăn bởi dải ngăn cách màu đỏ. Tôi vốn không thích xem những cảnh náo nhiệt nên chỉ cho rằng đang xuất hiện vật cản trên đường và tiếp tục đi về phía phòng học.
    Nhưng điều không thể ngờ tới nhất chính là khi tôi đến lớp học thì cả lớp đang náo loạn cả lên. Lưu Sa Sa của lớp chúng tôi tự tử, nhảy lầu tự tử! Cô ấy nhảy xuống từ nóc toà nhà mười chín tầng của khoa Vật lí! Vô số khuôn mặt chập chờn ẩn hiện trước mắt, không thể tin được, tôi liên tục nghe thấy có người nói: "Lưu Sa Sa nhảy lầu? Cô ấy ư! Sao có thể thế được!". Dường như cả thế giới đang rối bời, dường như chỉ một giây nữa cả thế giới này sẽ nổ tung, mỗi một khuôn mặt đều chứa đầy vẻ kinh sợ, mỗi một đôi mắt đều tràn ngập hoài nghi, mỗi một người đều không dám tin đây là sự thật.
    Cái giây phút ấy tôi thật không dám tin vào chính tai mình, không tin vào đôi mắt mình, không tin vào đầu óc mình và tất cả những gì xung quanh mình. Tôi cứ nghĩ rằng đó chỉ là một giấc mơ. Đầu óc trống rỗng, không kịp tìm hiểu mà cũng không sao tìm hiểu được rồi hoảng hốt một hồi lâu, mãi đến khi nghe thấy tiếng khóc của một bạn thì chính tôi cũng không kìm nổi nước mắt.
    Tôi cũng biết Lưu Sa Sa. Cô ấy khá cao, cũng khá xinh đẹp, chỉ có điều là làn da rất đen, bình thường cô ấy rất ít nói chuyện. Nghe nói nhà cô ấy làm kinh doanh, cũng có kha khá tiền, là người ngoại tỉnh. Đó đều là nghe nói, mối giao tình giữa tôi và cô ấy chỉ dừng lại ở cái gật đầu chào hỏi khi gặp nhau. Tôi cảm thấy cô ấy có chút thanh cao và lập dị, lẻ loi nhưng không hề có ác cảm với cô ấy.
    Đột ngột quá. Trưa hôm qua tôi vẫn cảm thấy cô ấy xách nước sôi, một mình xách đến hai bình nước sôi chầm chậm lên cầu thang, tôi còn giúp cô ấy xách một bình lên. "Cảm ơn" chính là hai chữ cuối cùng mà cô ấy nói với tôi trong cuộc đời này.
    Vậy mà, hôm nay, có người nói với tôi rằng cô ấy chết rồi. Cô ấy đã tự sát. Cô ấy nhảy xuống từ toà nhà cao mười chín tầng. Cô ấy giống như một cánh hoa héo tàn chầm chậm rơi xuống từ không trung trong đêm qua, rơi xuống từ sự sống đến cái chết chỉ có mười giây đồng hồ.
    Họ nói khi cô ấy rơi xuống đất, toàn thân vẫn nguyên lành, không một vết thươn, không một giọt máu, cô ấy nằm bên luống hoa trước toà nhà, một chân gác lên lề luống hoa.
    Họ nói tối hôm qua cô ấy nhảy lầu, cô ấy đã gọi điện về phòng kí túc xá nói là có việc nên tối không về kí túc xá ngủ được, nếu có người gọi điện thoại tìm thì bảo họ gọi vào di động cho cô ấy. Họ nói cô ấy tự sát vì quá phiền muộn, mắc chứng trầm uất; họ nói cô ấy tự sát là vì bị người yêu bỏ; họ nói cô ấy tự sát vì tự ti rằng mình quá đen... Rất nhiều bạn nữ sau khi nghe tin cô ấy chết đã khóc, đã vô cùng đau lòng. Sau khi khóc, mọi người đều ra sức suy đoán nguyên nhân cô ấy tự sát một cách cực kì sôi nổi. Rồi lại tới tấp ngấm ngầm khiển trách những người bạn cùng phòng của Lưu Sa Sa rằng, tại sao ngày thường không đối tốt với cô ấy một chút, quan tâm đến cô ấy nhiều hơn nữa, tại sao tối hôm cô ấy gọi điện về nói là sẽ không về phòng ngủ lại không có ai khuyên cô ấy..v.v...
    Mấy ngày hôm đó, cả khu chung cư cứ rối tung lên, tôi liên tục nghe thấy những tin đồn thế này thế nọ, những suy đoán, trách móc, tiếc thương, than thở. Đi đến đâu cũng là những khuôn mặt hoảng hốt, kinh hãi, đi đến đâu cũng là những lời đồn đại và bàn tán về Lưu Sa Sa. Dường như mọi người đều rất quan tâm đến chuyện này, và dường như họ đang nói đến một chuyện không liên quan đến mình.
    Tôi rất sợ, mấy hôm đó, cứ mỗi khi họ nhắc đến ba chữ "Lưu Sa Sa" tôi đều cảm thấy sợ hãi. Mặc dù có rất nhiều người ở cùng, mặc dù tiếng người trong phòng kí túc luôn huyên náo, nhưng tôi vẫn cảm thấy Lưu Sa Sa đang ở bên cạnh chúng tôi, cô ấy đang nghe, cô ấy chỉ không nói mà thôi. Ánh sáng chói lọi của chiếc đèn tuýp khiến cả căn phòng mù mịt một màu sáng trắng, bức tường, khuôn mặt của các cô gái, sàn nhà... đều bị phết lên lớp màu trắng ảm đạm. Ấy là ánh mắt của Lưu Sa Sa. Tôi không có cách nào thoát khỏi những ý nghĩ ấy, tôi cảm thấy đó chính là ánh mắt của Lưu Sa Sa. Lạnh lẽo, ảm đạm, không nơi nào là không có màu trắng ấy.
    "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Mãi cho đến khi cha mẹ của Lưu Sa Sa đến phòng "hàm xóm" của chúng tôi thanh lí những di vật của cô ấy chúng tôi lại kinh hãi thêm lần nữa.
  6. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    51. Cha mẹ của cô ấy

    Đây là lần thứ hai tôi tận mắt chứng kiến cái chết. Thời khắc cuộc đời kết thúc cũng giống như thời khắc cảnh xuân tươi đẹp được mở ra, cuộc đời dù nhỏ nhoi đến thế nào cũng có người đứng đó nhìn nó dần biến mất, rồi khi bầu trời tối đen, cảnh xuân tươi đẹp cũng không thấy nữa, mọi người tiếp tục làm việc của mình.
    Khi học trung học, ngồi phía trước tôi có cô bạn ngày đầu tiên đã nằm rạp xuống bàn ngủ khi đang học. Tôi hỏi cô ấy sao không làm bài tập đi, cô ấy nói cô ấy đau đầu. Tôi nói tôi cũng đau đầu. Thế là hai chúng tôi cùng nằm rạp xuống bàn, cách nhau không quá một mét. Bên ngàoi cửa có hàng nghìn học sinh đang nhất loạt khoa chân múa tay, trong cuộc đời có vẻ phơi phới lắm. Buổi chiều cô ấy xin nghỉ, buổi sáng hôm sau khi tôi vào lớp đã thấy mấy cô bạn đang khóc, cô ấy mất rồi. Cô ấy mắc bệnh viêm màng não cấp tính. Rất nhiều bạn đã khóc khi vào lớp, khóc xong ai nấy đều mau chóng đi tiêm phòng vắc xin ngay, ngay cả những người trong khối chưa từng gặp cô ấy bao giờ cũng kéo nhau đi tiêm vắc xin. Nghe nói bệnh viêm màng não là loại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, ai nấy đều biết 17 tuổi mà vẫn mắc biết viêm màng não cấp tính là không bình thường. Khóc xong, tiêm xong, tiếp tục lên lớp. Phòng học lại yên lặng như trước, mỗi một bàn học y như một mảnh ruông nho nhỏ, mỗi một đứa trẻ đang trưởng thành đều như đang cần mẫn cày cuốc, mang hạt mầm tuổi xuân và tương lai lặng lẽ gieo xuống đất, cày cấy trồng trọt tương lai.
    Năm đó, tôi 17 tuôi đã phải tận mắt chứng kiến cái chết. Tôi đã hiểu lời giải thích chữ "chết" trong cuốn Thuyết văn giải tự, chết - nghĩa là từ giã cõi đời.
    Chết là một chuyện đáng sợ, sự đáng sợ này khiến tôi hiểu rằng không có bất cứ một mối liên hệ thân thiết gắn kết thật sự nào giữa cuộc đời với cuộc sống nói chung. Chẳng qua chỉ là sự ra đi của một cuộc đời, còn cuộc sống thì vẫn tiếp tục.Hoa vẫn nở, tuyết vẫn rơi, vui vẻ và bi thương vẫn tiếp diễn.
    Cái chết của Lưu Sa Sa lại một lần nữa chứng minh cách nghĩ của tôi. Mọi người nhanh chóng thoát ra khỏi tâm trạng bi thương và chuyển sự quan tâm sang nguyên nhân cô ấy tự sát, dường như điều đó bản thân nó có sức hấp dẫn hơn nhiều so với cái chết của một người. Tôi nghe thấy họ suy đoán một cách thích thú tưng bừng về nguyên nhân cô ấy tự sát, rốt cuộc là vì bị bạn trai bỏ hay vì tự ti rằng mình quá đen, miệng lưỡi thế gian luôn lạnh lùng vô cảm.
    Buổi trưa hôm ấy, chúng tôi đang nghỉ trưa thì bị một tiếng khóc thảm thiết đánh thức. Một người đàn ông và một người đàn bà đang gào khóc, nỗi đau đớn cùng cực không thể kìm chế ấy thể hiện qua tiếng khóc thảm thiết của hai người đã có tuổi. Tiếng khóc đập vào bốn bức tường trắng của toà chung cư, vang lên trong cái không gian nhỏ hẹp, dội lại khiến người ta không cách nào trốn tránh, cứ như thế nó đâm vào tim biết, khoan đúng vào cái góc mềm yếu nhất trong con tim bạn. Tiếng khóc xen lẫn tiếng địa phương khó hiểu, mọi người lần lượt mặc quần áo vào, cánh cửa các phòng lục tục mở ra. Thoạt đầu mọi người chỉ đứng ở cửa nhìn ra rồi từ từ vây xung quanh.
    Đó  là lần đầu tiên tất cả mọi người nhìn thấy cha mẹ của Lưu Sa Sa. Nghe nói năm Lưu Sa Sa đỗ đại học, chỉ có mình cô ấy đến, cô giải thích với người khác là công việc làm ăn của cha mẹ cô vô cùng bận rộn nên đã cho cô ấy tiền tự đi máy bay đến. Tuy nhiên, sau khi cô ấy chết, khi mà cô ấy sẽ không bao giờ còn được đối diện với chúng tôi nữa thì chúng tôi đã gặp được cha mẹ cô ấy, ông bố bà mẹ thương nhân.
    Cha cô có làn da đen xám, những nếp nhăn như vết dao cứa trên khuôn mặt, đã là tháng Năm rồi mà ông ấy vẫn mặc đồ kiểu Tôn Trung Sơn, chân đi giày giải phóng, mái tóc hoa râm đã khá dài. Mẹ cô ấy gầy bé và khô héo như một trái chanh khô. Lần đầu tiên nhìn thấy họ tôi đã hiểu ra tất cả. Những nỗi đau quá lớn trong lòng đang cuồn cuộn, trào dâng, đầu óc quay cuồng, ***g ngực như bị cái gì đó chặn lại, nặng nề và nghẹn ngào tưởng như đến nghẹt thở.
    Mọi người đưa mắt nhìn nhau, tất cả đều bị sự ra đi đột ngột của Lưu Sa Sa, bị sự thực phũ phàng phía sau làm cho sợ hãi.
    Cha mẹ cô ấy khóc rất thật như thế, nghĩa là một kiểu đau đớn nguyên sơ, khóc ra thành tiếng, nỗi đau đớn như xé nát tim gan, hoàn toàn không có cách gì giấu được. Tiếng gào khóc xen lẫn tiếng gọi tên Lưu Sa Sa, nó dội vào hành lang và vào tận các phòng, nó vội vàng muốn tìm lối ra. Nhưng không có lối ra. Nỗi bi thương sẽ tập hợp lại cho đếnkhi chúng ta đều không thể chịu đựng được.
    Tôi không biết trên thế giới này còn có biết bao nhiêu những sinh viên như thế, những bậc cha mẹ như thế. Nhưng tôi tin rằng trường học nào cũng có. Ngày ngày đều có thể nhìn thấy những khuôn mặt rạng rỡ đi trong vườn trường, lượn lờ trong những phòng học, quán rượu, quán Internet, sàn nhảy: họ đêm đêm đàn hát tìm kiếm thú vui, họ ném cả tuổi thanh xuân vào những trò chơi điện tử, ném vào sàn nhảy quán rượu, họ học cách tiêu hoang như con cái của những nhà giàu có: họ tìm người yêu và vay mượn tiền để chi trả cho những khoản tình phí, họ lấy hàng nghìn tệ tiền học phí cha mẹ gửi nhưng năm nào cũng có môn không đạt tiêu chuẩn, họ lấy hàng trăm tệ sinh hoạt phí mà cha mẹ chắt bóp được ra tiêu xài thản nhiên, tất cả chỉ để duy trì cái sĩ diện của bản thân, để chống đỡ lòng hư vinh của chính mình. Nhưng phía sau có hai khuôn mặt ẩn chứa sự mong đợi, hai đôi mắt tràn đầy ưu tư , hai bậc cha mẹ đã phải ngậm đắng nuốt cay ngày đêm lo nghĩ, mong ngóng, rồi làm việc cật lực chăm chỉ, mong muốn con cái mình được bằng bạn bằng bè, hi vọng chúng xuất sắc hơn người, họ thức khuya dậy sớm, làm việc không kể ngày đêm vì số tiền học phí và sinh hoạt phí hàng vạn tệ thậm chí nhiều hơn. Trong số những ông bố bà mẹ ấy, có người ở nông thôn, cả năm chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhà cửa trơ trọi bốn bức tường; hoặc có những ông bố bà mẹ cùng không công ăn việc làm, hai giờ đêm thức dậy làm quà sáng; hoặc mở một sạp hàng nhỏ trong thành phố, họ phải tranh chấp với người khác từng centimét và còn chịu sự chấp pháp nghiêm minh của chính quyền thành phố bất cứ lúc nào. Suốt cả năm họ cũng không thể mua được bộ quần áo mới, cả đời họ cũng chưa từng đi đến bất cứ một khu vui chơi giải trí nào.
    Quá nhiều, quá nhiều những bậc cha mẹ phải ngậm đắng nuốt cay. Vậy mà những sinh viên như chúng tôi lại không nhận ra. Khuôn mặt trẻ trung nào cũng đều cao ngạo trước người khác, lòng hư vinh ngày đêm vùng vẫy đang phình ra và liên tục bành trướng; họ bỏ lại tất cả sau lưng, quên lãng tất cả những đôi mắt mong đợi và những đôi tay đã làm việc cật lực phía sau mình. Họ ra sức giấu đi tất cả, họ sợ bạn học biết mình nghèo, sợ bạn học coi khinh sự khốn cùng của mình, sợ bị người khác coi thường, sợ bị người ta nói là kẻ bần hàn làm ra vẻ có tiền, ra vẻ khoáng đạt, ra vẻ rộng rãi, ra vẻ không thua kém ai. Bốn năm đại học cứ vụt mất trong sự hư vinh vô nghĩa như thế.
    Lòng hư vinh không xấu, nhưng khi lòng hư vinh trở thành cái cớ cho sự sa đoạ thì nó trở thành vực sâu vạn kiếp không thể ngóc dậy.
     
  7. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    52. Chân tướng sự thật
     
    Cha của Lưu Sa Sa thu dọn từng di vật vào một chiếc va li to, mẹ cô ấy thì chỉ ngồi khóc thống thiết bên chiếc giường, đã mấy lần khóc đến ngã ra trước đầu giường. Nhìn khuôn mặt đầm đìa nước mắt và đôi tay lúc nào cũng run rẩy của người cha, tôi thấy Lưu Sa Sa thật tàn nhẫn, tôi không thể ngăn nước mắt mình tuôn rơi. Từ một góc độ nào đó mà nói, những người tự sát đều là những người ích kỉ, yêu bản thân hơn yêu cha mẹ, bạn bè, người yêu.
    Mọi người vừa khóc vừa nhìn cha mẹ Lưu Sa Sa sắp xếp sách vở, quần áo, đồ dùng học tập của cô ấy, từng chiếc từng chiếc được cho vào hai chiếc vali lớn. Lúc ấy tôi mới phát hiện ra rằng quần áo của cô ấy quả là nhiều, có cả một tủ quần áo chật cứng, đáng thương thay hai chiếc vali mà cha mẹ cô ấy mang theo cũng không đủ để xếp hết số quần áo này!
    Sau đó, cha cô bắt đầu thu dọn những thứ trong ngăn kéo, tôi thấy ông cầm lên một túi trang điểm cỡ to đã mở. Có lẽ là từ trước đến nay ông chưa bao giờ nhìn thấy những cái lọ nhỏ bên trong, ông cẩn thận từng li từng tí nhìn nó rất lâu, rồi ông lấy ra một hộp phấn trang điểm. Tôi ngạc nhiên phát hiện ra rằng hộp phấn màu xanh ấy nhãn hiệu CD!
    Có lẽ, cuộc sống trước đây của Lưu Sa Sa không đơn giản như chúng tôi tưởng. Cái giây phút nhìn thấy hộp phấn ấy trong đầu tôi đã loé lên ý nghĩ như thế.
    Ông ấy nhẹ nhàng đóng hộp phấn lại. Một giọt nước mắt rơi trên chiếc hộp màu xanh sáng bóng sạch sẽ, toả ánh sáng lấp lánh chói loà mắt tôi.
    Đồ đạc lần lượt được thu dọn hết, người cũng dần dần tản ra, mẹ cô ấy từ đầu chí cuối chỉ ngồi khóc trên giường. E là nước mắt cả đời của người phụ nữ đáng thương ấy sẽ cạn đi như thế.
    Buổi chiều hôm đó ở lớp nhanh chóng tổ chức một cuộc họp lớp. Chúng tôi cho rằng vì tang lễ của Lưu Sa Sa, cả lớp nên tổ chức hoạt động nhân đạo, ví dụ như quyên góp tiền. Điều này rất bình thường.
    Lần họp lớp đó, chưa bao giờ cả lớp đến đông đủ như thế.
    Chủ nhiệm lớp bắt đầu phát biểu, thầy nói đến cái chết của Lưu Sa Sa, nói đến sự đau đớn của chính mình, thầy nói mọi người phải nén đau thương để không ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân. Tiếng thầy chưa được coi là to vang nhưng đó là lần duy nhất thầy đứng phát biểu phía trên khi bên dưới im phăng phắc.
    Đột nhiên thầy chuyển mạch, thầy nói đến việc xây dựng tác phong trong trường học, nói đến việc xây dựng đạo đức, đến việc giáo dục đạo đức và nói đến giá trị nhân sinh quan, thế giới quan.
    Phía dưới có đôi chút xao động, mọi người cảm thấy thầy chuyển đề tài đột ngột quá.
    Thầy ngừng lại một lát, đợi mọi người yên lặng trở lại rồi nói: "Đặc biệt là các bạn nữ, khoa chúng ta, trường chúng ta có nhiều nữ sinh, cần phải giữ mình trong sạch, không nên vì sự ham vui nhất thời mà làm những điều sai trái, huỷ hoại cả một đời".
    Phía dưới yên lặng được ba giây. Trong ba giây đó mọi người đều như nín thở. Không biết ai là người đầu tiên cho rằng thầy đang ám chỉ cái vấn đề ấy, trong nháy mắt cả phòng học bắt đầu xôn xao hỗn loạn, tất cả mọi người đều ghé tai thì thầm bàn tán xôn xao. Ánh mắt của tất cả mọi người đều vô tình sáng lên, mồm miệng của tất cả mọi người đều liến thoắng, tôi thấy sự kinh ngạc, sự khinh thường, ngạc nhiên trùm kín không gian, thậm chí cả kiểu thoải mái vui sướng biến thái sau khi biết được chân tướng sự thật.
    Vỡ vụn, tàn tạ.
    Đó là tháng 5 năm 2003. Khắp nơi trên mạng đều lưu truyền bài viết "Điều tra việc nữ sinh ******* trong các trường đại học ở Hồ Bắc", tỉ lệ 10% khiến cả nước từ trên chí dưới đều kinh hãi, tỉ lệ 10% khiến tất cả các trường đại học ở Hồ Bắc đều phẫn nộ. Không ai biết được rằng rốt cuộc tỉ lệ bao nhiêu mới là thật, ai cũng cảm thấy đó là sự phỉ báng đối với các trường đại học ở Hồ Bắc của chúng ta, cũng là sự lăng mạ và phỉ báng đối với tập thể các nữ sinh đại học! Nhưng ai ai cũng biết thực ra trong trường đại học đúng là có những chuyện như thế, những nữ sinh như thế. Võ đoán một chút thì nói rằng trường đại học nào cũng có.
    Trước khi Lưu Sa Sa chết, phòng cảnh sát mang theo tờ giấy chứng nhận tìm đến trường học. Nhà trường nhanh chóng kí quyết định đuổi học cô ấy. Thông báo xử lí kỷ luật được đưa đến khoa, đồng thời yêu cầu dán thông báo ở nhà hành chính và khu chung cư sinh viên của khoa chúng tôi. Sau khi có thông báo và trước khi nó được dán lên, chủ nhiệm lớp đã nói cho cô ấy biết để cô ấy chuẩn bị sẵn tinh thần.
    Thế là chính trong buổi tối hôm ấy cô đã không quay về. Cô đã tới toà nhà cao nhất của trường, không một ai biết cô ấy ngồi trên nóc toà nhà ấy bao lâu, không một ai biết trong giây phút cuối cùng cô ấy đã nghĩ tới điều gì. Cái đêm xuân tối đen ấy, cái đêm tối muộn mằn ấy đã từng khiến một cô gái đang độ xuân sắc phải tuyệt vọng, sự lựa chọn của cô ấy khiến đất cũng phải đau, cô đã nhảy từ tầng 19 xuống cơ mà. Giống như một cánh hoa lẻ loi lụi tàn rơi xuống không một tiếng động, từ sự sống đến cái chết chẳng qua chỉ là khoảng cách vài chục giây.
    Nhảy xuống là có thể giải quyết được tất cả. Sẽ không còn nghèo khổ, sẽ không còn những hi vọng không thể gánh đỡ nổi, sẽ không còn những bàn tay bẩn tôi hỉu của đàn ông, sẽ không còn những ánh mắt khinh rẻ của cả thế giới, thậm chí sẽ không còn các kì thi nữa. Sẽ không còn cô đơn, lạnh lẽo, không còn quá nhiều quá nhiều thứ mà những người trẻ chúng tôi không có cách nào tiếp nhận.
    Chết, là cách giải thoát tốt nhất. Cho nên hằng năm, mỗi một địa phương đều có sinh viên lựa chọn cho mình phương án này, khi họ không còn cách nào chịu đựng thì họ sẽ coi thường sinh mạng mình như thế.
    Đây chính là chân tướng của sự việc.
  8. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Ban đầu mọi người đều kinh ngạc vì sự thực thay đổi hoàn toàn, ngay lập tức mọi người bắt đầu lục lọi trong bộ nhớ để tìm ra manh mối căn nguyên cái chết của Lưu Sa Sa.
    Sau buổi họp lớp hôm đó, tôi liên tục nghe thấy có người nói kiểu như: "Chẳng trách tại sao cô ấy luôn ăn mặc trang điểm lộng lẫy đến thế, hơn nữa còn thường xuyên ăn mặc hở hang". Có người nói: "Tôi nhớ ra rồi, có một lần tôi nhìn thấy cô ấy cùng một người đàn ông hơn 30 tuổi bên ngoài trường". Có người nói: "Đúng rồi, cô ấy thường xuyên đi cả đêm không về, chúng tôi còn cho rằng cô ấy đến chỗ người yêu hoặc chỗ họ hàng". Câu nói ấy vừa dứt ngay lập tức có người nói: "Người yêu cái gì, đó chỉ là nghe cô ấy nói thế chứ chúng ta đều chưa nhìn thấy", vân vân và vân vân. Khi cô ấy sống thì không có điều gì thu hút sự chú ý của chúng ta, khi cô ấy chết đi rồi chúng ta lại đồng tâm hiệp lực để sự việc sôi sục lên. Mỗi một cuộc bàn luận kết thúc, luôn luôn có người nói: "Ôi chao! Thực ra cô ấy thật đáng thương", giống như tổng kết vậy. Tôi nghĩ rất có thể họ dùng câu nói ấy để giảm bớt cảm giác hổ thẹn trong chốc lát khi bàn luận, nếu như họ thấy hổ thẹn.
    Mọi người bắt đầu chấp nhận sự thật xem ra rất bẩn thỉu ấy, đồng thời còn đồng tâm hiệp lực đi chứng thực, đi nói xấu linh hồn đã chết ấy. Tôi luôn luôn tin tưởng rằng không có một ai lại ác ý vu cáo hãm hại, nhưng... Cho nên... Bản tính con người vốn như thế.
    Thực ra bản thân tôi cũng cố gắng nhớ lại và tôi nhớ có một lần, lúc đó khoảng mười giờ hơn, sau giờ làm gia sư trở về tôi đã gặp cô ấy bên ngoài trường học, trên con phố toàn là quán rượu và quán Karaoke, hôm đó cô ấy mặc chiếc áo quai chéo màu hồng, rất chướng mắt. Cô ấy cũng nhìn thấy tôi nên ngay lập tức nhanh nhanh chóng chóng chui vào một tiệm nhỏ bán đồ ăn. Khi đó tôi đã nghi nghi nhưng cũng không để ý tìm hiểu kĩ càng mà chỉ cho rằng cô ấy vì ham chơi nên đến quán rượu mà thôi.
    Nhưng nhớ lại thì có tác dụng gì. Những chuyện hiển hiện ngay trước măt,sẽ cả lúc trước và sau khi Lưu Sa Sa chết, đều khiến cho người ta kinh hãi. Chết, từ trước đến nay luôn là một chuyện thê lương.
    Tôi không hiểu liệu nhà trường có nói cho cha mẹ Lưu Sa Sa biết sự thật hay không.
    Rốt cuộc thì thông báo xử lí kỉ luật của trường có được dán lên hay không.
    Tôi đã từng cầu thần khấn Phật một cách thành khẩn để mong trường học không nói sự thật cho cha mẹ Lưu Sa Sa biết, xin đừng.
    "Chết đi có gì là ghê gớm, cũng chỉ là gửi thân xác vào núi sông".
    Từ đó trong các trường đại học của thành phố Vũ Hán có thêm một câu chuyện. Câu chuyện nói rằng ở khu chung cư nữ sinh của trường tôi thường nghe thấy tiếng khóc của con gái lúc nửa đêm. Câu chuyện còn nói rằng ở khoa Vật lí vào lúc nửa đêm thường có một cô gái quẩn quanh đi hết vòng này đến vòng khác phía dưới khu nhà.
    Những câu chuyện như vậy tôi đã được nghe rất nhiều. Khi mới vào đại học, tôi đã nghe nói có trường có cô gái từng chết trong nhà tắm, cô gái tóc dài lượn lờ quanh nơi ẩm ướt đó đã bao năm rồi vẫn chưa siêu thoát. Tôi còn nghe nói có trường liên tiếp có nữ sinh bị sát hại bên hồ, và họ đều mặc áo màu hồng. Những câu chuyện như thế cứ lưu truyền trong giới nữ sinh ở các trường đại học và cao đẳng. Thật hay giả đều vô nghĩa, chỉ có điều là phía sau mỗi một câu chuyện đều có một linh hồn đang khóc, mãi mãi không muốn ra đi.
    Khi viết xong đoạn này, tôi lại nghe nói trường chúng tôi có người tự sát. Lại là một nữ sinh và ở một toà nhà khác. Tự sát bằng cách cắt mạch máu.
    Cô ấy ngồi đờ đẫn trong phòng vệ sinh hơn một tiếng đồng hồ, bạn cùng phòng đến gõ cửa mấy lần, lần cuối cùng cô ấy nói: "Cậu đợi thêm mười phút nữa, mình sắp xong rồi". Mười phút sau bạn cùng phòng lại đến gõ cửa thì cô ấy nói: "Cậu vào đi!".
    Máu đang chầm chậm chảy ra từ cổ tay cô ấy, phòng vệ sinh toàn là máu một màu đỏ tươi.
    Cô ấy được đưa đi cấp cứu và đã không chết đúng như ý cô.
    Tại sao lại nói là đúng như ý cô ấy. Bởi vì tôi cho rằng cô nữ sinh ấy thật sự không muốn tự sát. Nếu muốn thì cô ấy đã không chọn nơi kết liễu cuộc đời là phòng kí túc, hơn nữa lại vào lúc có người trong phòng. Nếu muốn tự sát, thì vào thời khắc cuối cùng, cô ấy đã không cho người khác vào khi máu còn chưa chảy hết. Đó chưa phải là sự tuyệt vọng hoàn toàn, mà chỉ là con tim buồn khổ của cô ấy cần có một lối thoát, một chút quan tâm, cô ấy đang chống chọi với thế giới này, với những người xung quanh cô, chống chọi với cuộc sống buồn khổ, với con tim cô đơn lạnh lẽo. Nghe nói đó là một nữ sinh sống rất khép kín.
    Nhà trường đã bưng bít chuyện này rất ghê, nếu tôi không có bạn cùng phòng với cô nữ sinh đó thì tôi cũng không thể biết được.Cho nên, bạn nghĩ mà xem, trong mỗi một trường đại học có bao nhiêu người đã từng tuyệt vọng như thế, cả về tinh thần và thể xác.

    Chúng ta làm sao thế này? Thế hệ sinh viên đại học chúng ta sao vậy? Ai, ai có thể cho chúng ta một câu trả lời. Cái gì đã dồn chúng ta hết lần này đến lần khác đi vào cõi chết? Tự sát hay bị giết? Ai, ai có thể cứu chúng ta, giống như sinh viên đại học rất nhiều năm trước, ai có thể cho chúng ta niềm tin, cho chúng ta một lí do để nỗ lực phấn đấu, cho chúng ta một bầu nhiệt huyết sục sôi của tuổi trẻ?
  9. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    53. Quay lại phòng kí túc
     
    Sau khi xảy ra chuyện Lưu Sa Sa nhảy lầu, nhà trường ngay lập tức phong toả tin tức, có nhà báo gọi điện cho tôi để lấy thông tin, tôi đã nhất quyết từ chối. Sự coi thường ấp ủ bao lâu đối với loại báo lá cải kiểu này cuối cùng cũng nổ ra. Người chết không phải là người thân của anh, cho nên anh sẽ xào xáo câu chuyện mà không có một chút tình cảm nào trong đó, chỉ toàn là mùi vị của những xì căng đan mà thôi.
    Sau chuyện của Lưu Sa Sa, nhà trường bắt đầu thắt chặt quản lí, bưng bít đối với bên ngoài, trấn áp đối với bên trong. Nhà trường nhanh chóng triển khai hàng loạt phong trào chỉnh đốn tác phong, thậm chí là hạn chế sinh viên ra ngoài sau bảy giờ tối! Tất nhiên là phải lấy danh nghĩa là phòng bệnh SARS để không cho phép nữ sinh ra ngoài buổi tối! Thật là một chuyện lạ đời, chẳng nhẽ hễ nữ sinh ra ngoài là dễ dàng mắc SARS sao? Hơn nữa còn bắt đầu ngày nào cũng đến kiểm tra phòng và điểm danh, có vẻ như muốn cảnh tỉnh mọi người.
    Tình hình nghiêm trọng như vậy, nên bất đắc dĩ Tô Tiêu phải chuyển về căn phòng kí túc trước đây.
    Ngày cô chuyển về, túi lớn túi nhỏ xếp đống trong phòng. Mở ra thì không có gì khác ngoài quần áo, mĩ phẩm và các loại đồ ăn vặt. Bỗng nhiên tôi thấy thương xót Lưu Sa Sa vô cùng. Đó chính là sự khác biệt giữa bản thân mình cho một người đàn ông và bán mình cho "n" người đàn ông. Một đằng phải mang cái tên bị nguyền rủa, bản thân phải chịu đựng biết bao ánh mắt khinh rẻ; một đằng lại sống rất đàng hoàng, khiến biết bao nữ sinh cùng trang lứa ngưỡng mộ hoặc từ đố kị chuyển thành ngưỡng mộ.
    Những cô gái ******** nhân còn tham lam hơn cả gái bao. Cái mà gái bao muốn chẳng qua là tiền bạc, còn tình nhân thì không chỉ muốn có tiền mà muốn cả tình, cả sự chiều chuộng. Có tiền có tình, có lẽ đã trở thành tham vọng và mơ ước về cuộc sống của rất nhiều các cô gái.
    Chỗ dựa để có tiền cũng khác nhau. Tô Tiêu chẳng qua là dựa vào khuôn mặt đẹp, lại không còn bị La Nghệ Lâm ức hiếp nên có một phần ngạo nghễ; có đại gia ở bên thì ngay lập tức vọt lên chín phần ngạo nghễ, rồi trở thành một cô gái kiêu ngạo cả mười phần.
    Chuyển về mới có hai ngày chúng tôi đã phát hiện ra rằng con nhỏ này không còn như trước nữa. Tìm được anh người yêu có chút tiền để dựa dẫm là lại càng cao ngạo, âm lượng khi nói chuyện cũng cao hơn. Cô ngồi trong phòng kí túc và kể lể đã đi đâu ăn cơm, đi đâu mua quần áo, mua được quần áo hiệu gì hiệu gì, cả hành lang đều nghe thấy tiếng cô ta.
    Tôi và cô ta vốn không có duyên ở cùng nhau, chỉ là xích lại gần một cách mù quáng, bây giờ thấy cô ấy như thế lại càng thấy ghét và dứt khoát quay về trạng thái không thèm để ý như ban đầu. Trịnh Thuấn Ngôn sẵn có sự xa lánh đối với cô ấy nên cũng không ngó ngàng gì đến. Chỉ có Trần Thuỷ, mỗi khi Tô Tiêu ba hoa khoác lác là cô lại tỏ ra quan tâm và ủng hộ hết mức, cô ấy chăm chú lắng nghe không chớp mắt với vẻ tập trung hết mức và với điệu bộ như sắp chảy nước miếng. Tôi đã hiểu được tâm tư thương cảm mà bất hạnh, giận dữ mà không đấu tranh của Lỗ Tấn.
    Thế cục "vạc bốn chân" tạm thời được duy trì.
    Bây giờ khi nói chuyện Tô Tiêu không bao giờ để cho chúng tôi nói xen vào. Trước đây cô ấy nói không nhiều, bây giờ thì có thể dùng cụm từ "thao thao bất tuyệt" để hình dung, khiến tôi cứ thấy cô ấy mở miệng là hoảng hốt chạy thẳng. Như thể một "chuyên gia" ăn mặc và làm đẹp, cô ấy luôn luôn dẫn dắt đề tài từ những thứ trên người Putin cho đến cái móng tay thuỷ tinh của chính mình, dưới tác dụng của đồng tiền thì khả năng liên tưởng và thông hiểu cũng tăng đột ngột.
    Điều bực nhất là bây giờ đến cả tôi cô ấy cũng thường xuyên gây sự cãi vã. Rất nhiều người đã thấy rõ quá trình tôi và cô ấy từ lạnh nhạt đến thân thiết rồi lại từ thân thiết đến lạnh nhạt. Ví dụ, cô ấy nói buổi tối trước khi đi ngủ tốt nhất là không nên bôi cái gì lên mặt, tôi đưa ra ý kiến phản đối và nói với mọi người rằng không nên để cô ấy hướng dẫn sai lầm, sau đó tôi nói với thái độ rất khoa học, mười một giờ đêm là lúc làn da hoạt động mạnh nhất, là thời gian tốt nhất để hấp thụ chất dinh dưỡng, cho nên... Chưa kịp dứt lời hai mắt cô ấy đã trợn lên, hai tay khoanh trước ngực: "Cậu thì biết cái gì! Lancome và CD của tôi chỉ dùng ban ngày thôi, các cậu xem da tôi không đẹp à?".
    Mọi người có ghét cũng chẳng nói năng gì. Ai bảo con nhỏ này trời sinh đã đẹp rồi, bây giờ lại có tiền nâng đỡ nữa?
    Tôi cũng không nói năng gì, không phải vì bị cô ấy phản bác đến á khẩu không nói được lời nào mà là vì bị cái khẩu khí ngạo mạn bức ép người khác của cô ấy chặn lại.
    Có tiền thật là tốt. Ngay cả một cô gái yếu mềm cũng được nó nâng đỡ thành kẻ có tính khí của quý, còn tự cho mình là mẫu nghi thiên hạ.
    Ác cảm của tôi đối với Tô Tiêu đã nhanh chóng bộc lộ. Chỉ có Trần Thuỷ vẫn có thể xun xoe nịnh nọt như trước, càng ngày càng giống con tiểu nha đầu.
    Tôi và Tô Tiêu quả thực không hề có mâu thuẫn gì nhưng thực sự không có duyên sống chung với nhau.
  10. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    54. Mang thai
     
    Buổi sáng ngày mùng một vốn dĩ phải đi học, nhưng cả tôi và Tô Tiêu đều không lên lớp. Như trên đã nói, vào buổi sáng rất khó có thể nhìn thấy dấu vết một cô gái đẹp ở trong trường. Hai người đều uể oải ngủ đến chín giờ, dậy, rửa mặt, trang điểm, cũng không chú ý xem người kia đang làm gì. Bỗng nhiên nghe thấy một tiếng động rất lớn trong nhà vệ sinh, có người đang nôn oẹ. Tôi chạy đến trước cửa nhà vệ sinh, cửa không đóng, Tô Tiêu đang ngồi dưới sàn và nôn mửa. Tóc tai loà xoà, các cơ mặt vẫn còn đang giật giật, mặt cô đỏ lên rất khó coi. Tôi vội vàng đỡ cô dậy, đưa cho cô chiếc khăn ấm. "Sao thế? Bị cảm à? Có cần đến bệnh viện không, tớ đưa cậu đi?". Cô ấy ngồi một lát, cúi gằm mặt xuống không nói năng gì. Trầm ngâm khá lâu, rồi ngẩng dầu lên, dường như cô ấy đang lấy hết can đảm để nói: "Đã hơn hai tháng nay tớ không thấy kinh rồi".
    Đôi mắt xinh đẹp của cô ấy nhìn tôi một cách ai oán mà bất lực, mỗi một sợi mi dài đều lộ ra vẻ tuyệt vọng. Khuôn mặt cô ấy cách tôi thật gần, tôi có thể ngửi thấy hương thơm thoang thoảng trên người cô. Tôi ngạc nhiên ngắm nhìn khuôn mặt cô ấy rất lâu, cô ấy thật xinh đẹp, nếu tôi là đàn ông thì ngay từ cái nhìn đầu tiên tôi đã không thể không động lòng. Nhưng bây giờ, một khuôn mặt xinh đẹp nhường ấy lại lộ ra vẻ tuyệt vọng và sợ hãi ghê gớm đến thế. Thật đáng thương.
    Tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra. Trong giây phút ấy, lòng tôi trĩu nặng, tim tôi đang bị ức chế bởi nỗi sợ  hãi quá đột ngột đến nỗi luống cuống không biết nên làm thế nào. Tôi không hề có cảm giác vui sướng khi người khác gặp tai hoạ, không một chút nào. Chẳng có lí do nào cả. Có lẽ là do nỗi thương xót vốn có giữa con gái với con gái. Tôi ngồi xuống, nắm tay cô ấy mà không nói được câu nào. Tay cô ấy lạnh ngắt, lòng bàn tay đầy mồ hôi, bàn tay lạnh giá ấy không ngừng run rẩy trong tay tôi. Tôi lại nắm chặt hơn.
    "Anh ta có biết không?"
    "Chúng tớ đã chia tay. Anh ta về Quảng Châu rồi. Ở Vũ Hán chỉ là công ty con. Tổng công ty của họ ở Quảng Châu. Sau này anh ta sẽ không quay lại nữa. Vì sợ họ cười nhạo nên tớ đã vờ như vẫn ở cùng anh ta."
    "Vậy khi làm chuyện ấy các cậu không áp dụng biện pháp an toàn sao?"
    "Không hẳn. Có lúc dựa vào chu kì an toàn".
    Tôi hỏi tỉ mỉ giống như bác sĩ hoặc chị gái vậy, còn cô ấy thì trả lời một cách đáng thương giống như một đứa trẻ bất lực. Ánh mắt cô ấy không lúc nào rời khỏi khuôn mặt tôi, giống như người tuyệt vọng mưu toan nắm lấy ngọn cỏ cứu mạng cuối cùng, không dám bỏ lỡ bất kỳ một tia hi vọng sống nào, căng thẳng và không dám thả lỏng.
    Sau khi nghe xong những lời đó thì ý nghĩ đầu tiên trong tôi là muốn cho thằng cha đó hai cái bạt tai! Khi làm chuyện ấy đã dùng phương pháp vô trách nhiệm, xảy ra chuyện rồi thì cao chạy xa bay, loại đàn ông thối tha gì vậy!
    Cô ấy gật gật đầu, cắn môi, cúi gằm mặt xuống rồi từ từ buông tay tôi ra.
    Tôi thấy mà đau lòng. Nỗi tuyệt vọng của cô ấy khiến tôi cảm thấy bất lực và đau đớn.
    Đột nhiên cô ấy ngẩng đầu lên và nói: "Cậu có thể đưa mình đi không?" Đôi mắt cô ấy chứa  đầy sự van nài, sự van nài đến khổ sở, tất cả sự kiêu ngạo và rêu rao không ai bằng, thậm chí cả thành kiến và sự xa cách đối với tôi cũng mất tăm mất tích. Lúc đó tôi rõ ràng thấy hơi sợ. Thật đau xót. Chúng tôi đều là con gái, con tim cao hơn trời, sinh mạng mỏng hơn giấy. Xưa nay, hồng nhan vốn bạc mệnh.
    Thực ra tôi không biết chút gì về phá thai. Nhưng hôm đó tôi đã lên mạng tìm rất nhiều tài liệu, bao gồm cả cách phá thai nào tốt đối với tình trạng cô ấy hiện tại. Thậm chí tôi còn tìm thấy một bài viết miêu tả tường tận quá trình phá thai, khi đọc bài viết đó, toàn thân tôi phát run lên. Cảm giác như là những dụng cụ sắc nhọn và lạnh lẽo đang cắt rạch một cách vô tình bên trong cơ thể tôi, từng đường từng đường một, mãi mãi là một vết thương không thể liền miệng. Đó là bài việc đáng sợ nhất mà tôi từng đọc. Sau khi tìm được ngần ấy, tôi đưa cô ấy đến bệnh viện. Sợ hai cô gái đi không tiện nên tôi đã cố tình gọi người anh em thân thiết không cùng trường đến và dặn đi dặn lại rằng, nếu anh dám nói chuyện này cho bất cứ ai tôi sẽ tuyệt giao với anh và bạn gái anh ngày mai sẽ có thai. Cậu bé tốt bụng ấy gật đầu lia lịa. Sau cùng, cậu ta bỗng nói một câu: "Bạn gái anh ngày mai có mang thai hay không hình như không phải em nói là được đâu!".
    Tô Tiêu không có bạn bè. Cái vẻ sôi nổi của cô ấy chỉ là bề ngoài. Cô ấy thực sự rất cô độc. Cô ấy thực sự rất lẻ loi. Tôi là người cô ấy có thể tin cậy, nhưng tôi không phải là bạn cô ấy. Tôi và cô ấy không có sự thân mật và yêu mến giữa những người bạn. Tôi và cô ấy không bao giờ hiểu nhau. Mãi mãi và mãi mãi. Lần nào cũng hết gần rồi lại xa, xa rồi lại gần.
    Trước khi cô ấy vào phòng mổ, tôi đã nắm tay cô ấy nói rằng: "Không sao, một loáng là xong thôi". Vậy mà khi đứng đợi bên ngoài, toàn thân tôi lúc nào cũng run lên, tôi không ngừng tưởng tượng ra việc những dụng cụ sắc nhọn lạnh lẽo cứ đưa qua đưa lại trong cơ thể người con gái mềm yếu nó đáng sợ đến thế nào. Mới nghĩ đến đó, mỗi một tế bào trong cơ thể tôi đã không chịu nổi mà giật lên đau đớn.
    Sau khi trở về trường, tôi khuyên cô ấy không nên đi học trong mấy ngày. Cũng không được đi lại lung tung, những chuyện như mua cơm, xách nước,... tôi đều có thể giúp cô ấy. Cô ấy lắc đầu nói: "Không được, nếu làm như thế các bạn khác sẽ biết tôi có chuyện gì đó". Tôi không nói gì, cô ấy nói cũng đúng. Mặc dù các trường đại học bây giờ đã rất thoáng, tuy nhiên vẫn khó có thể tha thứ cho một nữ sinh mang bầu rồi đi phá thai, huống hồ là mọi người luôn đợi dịp cười nhạo một người đẹp.
    Cô ấy kiên quyết đi học, thậm chí vì sợ người khác tìm ra sơ hở nên cô ấy đi học còn chăm hơn trước.
    Tôi hỏi cô ấy đã nói chuyện này cho anh ta biết hay chưa. Cô ấy nói chưa.
    Tôi thẳng thắn nói: "Tại sao lại không nói, cậu nên tìm anh ta đòi tiền. Đã là lúc nào rồi mà cậu còn giả bộ trong trắng".
    Cô ấy không nói gì nhưng tôi có thể nhìn thấu tim gan cô, trong mắt cô chỉ toàn bóng hình người đàn ông đó.
    Cuối cùng, cô ấy cũng nói với tôi rằng cô yêu người đàn ông đó. Nhưng tình yêu và tiền bạc mà người đàn ông đó mang đến cho cô ấy thì có hạn, còn sự tổn thương là vô hạn.
    Những người để sự cô đơn đánh bại là những người đối xử với bản thân mình tàn nhẫn nhất. Một cô gái như thế muốn có tiền lại muốn cả tình. Trong một cuộc giao dịch nếu bạn không biết rõ cuối cùng bạn sẽ được cái gì thì bạn chỉ có thua.
    Chúng ta đều là những cô gái trẻ. Dù chúng ta có là những cô gái hư vinh, ích kỉ, tham lam, vô sỉ đến thế nào thì cũng không thể đấu lại với bọn đàn ông trưởng thành. Dù cho có thắng được tiền bạc thì mãi mãi vẫn thua về tình yêu.
    Những người để sự cô đơn đánh bại là những người đối xử với bản thân mình tàn nhẫn nhất. Yêu những người như thế nghĩa là yêu nhầm người.
    Tô Tiêu không hề khóc từ khi xảy ra chuyện. Tôi nghĩ, trước đây mình đã xem thường cô ấy. Tâm hồn mỗi người có lúc cứng cỏi, cao ngạo thật đẹp đẽ.
    Các chị em trong trường đại học, hãy biết quý trọng bản thân. Có lẽ tôi không có quyền nói những điều này, nhưng tôi thật lòng hi vọng con gái có những hiểu biết cẩn thận về cách bảo vệ trong vấn đề này. Còn các chàng trai trẻ, hãy tự mình làm cho tốt, chỉ một chút kích động và bất cẩn của các anh cũng có thể huỷ hoại cả một đời con gái.
    Chuyện này chỉ có ba người biết, Tô Tiêu, tôi và người anh em tốt của tôi. Coi như một lời hứa, tôi sẽ không nói với bất cứ ai.
    Nghĩ đến một ngày nào đó có thể tôi cũng sẽ không may như thế, tôi lại phát run lên dù không lạnh.
     

Chia sẻ trang này