1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bốn năm phấn hồng - Dịch Phấn Hàn

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi CuZin, 21/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    67. Họ thi nghiên cứu sinh
     
    Học kì hai của năm thứ ba đã đến, dường như tất cả mọi người đều có vẻ bận rộn hẳn lên. Các cán bộ lớp có thay đổi lớn. Lí do là vì một bộ phận cán bộ trước đây phải thi nghiên cứu sinh.
    Thi nghiên cứu sinh. Tôi nghĩ bốn chữ này vốn luôn là mục tiêu, ước mơ của hết thảy những sinh viên khi vừa mới nhập học. Chỉ có điều, cùng với sự thay đổi của thời gian, đối với một số người mà nói thời gian ở lại trường càng lâu thì bốn chữ đó càng trở nên xa vời và mờ ảo.
    Tôi cũng là một trong số những người đang hoang mang. Tôi không phải là một sinh viên giỏi. Rất ít khi tôi đến lớp, có đến thì cũng luôn luôn đến muộn. Mấy năm học đại học thì chỉ có năm thứ nhất là tôi lên phòng tự học được ba lần. Bởi vì trong tiểu thuyết việc tự học được viết rất hay, và biết đâu lại có những cuộc gặp gỡ tình cờ lãng mạn. Sau ba lần đó tôi nhận ra rằng, đâu có chuyện tiểu thuyết bắt nguồn từ cuộc sống mà lại có giá trị cao hơn cả cuộc sống. Chính thái độ sáng tác vô trách nhiệm trong những tiểu thuyết học đường ấy đã dẫn dắt sai lầm một số lượng lớn các cô cậu sinh viên ngây ngô mới chân ướt chân ráo bước vào đại học. Những người đã trải qua việc tự học đều biết về cơ bản, tính khả thi của việc gặp gỡ ai đó trong phòng tự học không thể bằng trong nhà ăn được. Theo tôi phân tích thì lí do là như sau, thông thường việc tự học trong thời gian dài cơ bản là có hai loại. Một loại cảm thấy thực sự vô vị đến sốt ruột, điều kiện của bản thân quá thấp muốn lấy việc tự học để loại bỏ sự cô đơn; một loại khác có hoài bão, chí lớn, thấu hiểu một cách sâu sắc việc đọc sách không chỉ trau dồi thêm kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn giúp rèn luyện ý chí của bản thân. Những người có tầm nhìn rộng, những người luôn có vẻ ngoài xuất chúng, nhưng trong trường học thì những người này lại luôn bị coi là những kẻ dị thường khó lường nhất.
    Khi vừa mới bước vào đại học, vì không hài lòng với kết quả thi của mình, nên cho dù nguyên nhân bắt nguồn từ đâu thì trường đại học mà tôi sẽ vào còn kém xa mục tiêu của tôi. Thế nên thi nghiên cứu sinh là mục tiêu cuối cùng trong suốt bốn năm đại học của tôi. Thật không may là tôi lại rơi vào trường đại học này. Vô số các sinh viên giống như tôi và bạn, cũng có một ngày phát hiện ra rằng mình bắt đầu trốn học, có một ngày phát hiện ra rằng dường như mình không thể học bất cứ điều gì trên giảng đường đại học. Vậy mà đến kì thi cũng chẳng hề có áp lực nào vì bài thi trên thực tế rất đơn giản. Thế là quen ngủ đến chín, mười giờ, quen với việc mỗi ngày chỉ lên lớp hai tiết, quen với việc chưa thi thì chưa đọc sách. Tiếng Anh thì mỗi năm học lại kém đi, điểm số bốn năm học thì cứ năm này kém hơn năm trước, trải qua bốn năm đại học nhưng càng ngày càng cảm thấy vô vọng. Cũng có đôi lúc chúng tôi nhận thức được điều này, nhận thức thấy sự sa đoạ, chán chường uể oải của bản thân nhưng chính chúng tôi cũng không nhớ ra là mình lạc đường từ bao giờ và từ ngã rẽ nào. Có lẽ bắt đầu từ mấy lần đi chơi thâu đêm, mà cũng có thể là do mấy cô nàng xinh xắn hay mấy anh chàng đẹp trai dụ dỗ. Chúng tôi đang đứng tại điểm chuyển tiếp giữa trường học và xã hội, nhìn bốn phía đều cảm thấy mù mờ. Sau sự ngỡ ngàng đó thì đã có một bộ phận sinh viên nhanh chóng tỉnh ngộ và hối cải, không chút do dự quyết định thi nghiên cứu sinh. Còn một số khác thì vẫn cố giư ccái sai chứ không chịu tỉnh ngộ, đã sai thì cho sai luôn.
    Cho nên năm thứ ba đại học đã trở thành một ranh giới mong manh. Chìm đắm mãi mãi hoặc nhanh chóng tỉnh ngộ.
    Một buổi tối của học kì hai năm thứ ba, trước lúc đi ngủ, mọi người lại bàn về chuyện thi nghiên cứu sinh.
    Tô Tiêu nói: "Không thi nghiên cứu sinh thì làm được gì?"
    Trần Thuỷ thì nói: "Tớ nhất định phải thi nghiên cứu sinh, thi không đỗ thì chết".
    Trịnh Thuấn Ngôn bảo rằng: "Mình chưa bao giờ từ bỏ ý định thi nghiên cứu sinh".
    Ba người bọn họ thảo luận rất tỉ mỉ, cụ thể về chuyện thi nghiên cứu sinh, họ bàn luận vô cùng sôi nổi khiến cho tôi có cảm giác rằng chỉ có họ mới háo hức như thế, còn tôi thì dường như chẳng mảy may để ý.
    Bọn họ thảo luận rất lâu rồi mới nhận ra rằng từ đầu tới giờ tôi chưa nói một lời nào.
    Trịnh Thuấn Ngôn hỏi: "Phấn Hàn, cậu thì thế nào?"
    "Tớ ư?" Tôi như vừa tỉnh dậy sau một giấc mơ và nói rất bình thản: "Không thi." Tiếng nói yếu ớt nhưng kiên định.
    Bọn họ đều yên lặng. Hình như mọi người đều hết sức kinh ngạc trước câu trả lời của tôi. Có vẻ như tôi bỏ mặc cho nước chảy bèo trôi, cứ thờ ơ nói mặc kệ.
    Trần Thuỷ hỏi: "Không thi nghiên cứu sinh thì cậu đinh làm gì chứ?"
    Tôi đáp: "Làm giáo viên. Chúng ta đều theo ngành sư phạm đấy thôi." Tôi không dám nói rằng mình muốn trở thành phóng viên hay biên tập viên vì tôi sợ họ sẽ cười là tôi không biết tự lượng sức mình.
    Không ngờ tôi vừa dứt lời thì Trần Thuỷ lập tức nói luôn: "Làm giáo viên? Tớ nói cho mà biết giáo viên bây giờ cũng phải là nghiên cứu sinh, một sinh viên chính quy như cậu thì dạy được gì chứ? Chẳng phải là trước đây cậu đã từng nói muốn làm biên tập viên đó sao. Nói cho cậu biết, nghiên cứu sinh ra trường đều có thể làm chủ biên cả".
    Cô ấy vẫn cố phát biểu những ý kiến quá khích của mình. Giọng điệu cứ như cô ấy đã là nghiên cứu sinh của một trường đại học có tiếng rồi ấy, còn tôi chỉ là một sinh viên chính quy tồi, cô ta như là lãnh đạo của tôi, còn tôi chỉ có tấm bằng ử nhân nên chỉ là một giáo viên nhỏ bé, một viên chức tồi mà thôi. Dường như tiền đồ tươi sáng của cô ấy với tương lai ảm đạm của tôi đang tạo nên một sự đối lập rõ ràng.
    Tôi thực chẳn có lời nào để nói. Nói chuyện mà không hợp nhau thì nửa câu cũng đã là quá nhiều rồi.
    Bọn họ lại háo hức bàn luận về chuyện thi nghiên cứu sinh. Thi trường nào, thi chuyên ngành nào, tinh thần có vẻ hăm hở lắm.
    Tôi luôn cho rằng mình rất bình tĩnh, nhưng buổi tối hôm đó đến tận hai giờ sáng vẫn không tài nào chợp mắt được. Cảm giác rất khó chịu. Thực sự là tôi cảm thấy rất buồn. Lời nói của Trần Thuỷ làm tôi thấy mình bị tổn thương.
    Lẽ nào tôi không muốn thi nghiên cứu sinh? Lẽ nào tôi lại không muốn trau dồi thêm kiến thức, tìm hiểu thêm về nhiều nền văn hoá? Và có lẽ nào tôi thật sự chỉ là kẻ không có chí tiến thủ?
  2. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phải là người như thế, rõ ràng là không phải.
    Tôi nghĩ đến cha mẹ tôi, nghĩ đến sự vất vả khó nhọc của họ để tôi được học đại học, nghĩ đến khuôn mặt già nua của cha mẹ, nghĩ đến những đắng cay mà họ phải chịu, nghĩ tới chuyện cha mẹ luôn chỉ hi vọng tôi sẽ sớm đi làm, sớm kiếm được tiền cho cha mẹ có thể hưởng những ngày an nhàn hạnh phúc. Nhưng nếu học nghiên cứu sinh, làm sao tôi có thể trả nổi học phí hơn vạn đồng mỗi năm cơ chứ. Tôi không thể nói "con muốn học tiếp nghiên cứu sinh" mà chẳng hề lo lắng gì. Từ xưa đến nay không phải muốn gì là có nấy.
    Tôi chẳng thể thi nghiên cứu sinh mà không mảy may quan tâm đến điều kiện gia đình.
    Có thể sẽ có người nói đó chẳng qua chỉ là cái cớ mà bạn tự tìm cho mình mà thôi, là do bạn không có niềm tin vào bản thân, không có niềm tin vào tương lai. Vậy thì tôi sẽ chỉ cho bạn thấy một hiện tượng tâm lí. Chính vì còn có chút niềm tin mù quáng vào bản thân nên tôi mới không muốn lấy chuyện thi nghiên cứu sinh ra để lẩn tránh bất cứ điều gì. Lẩn tránh áp lực tìm việc.
    Bạn có thừa nhận rằng, thi nghiên cứu sinh sẽ là cơ hội tốt với một số người để nâng cao trình độ bản thân, nhưng đối với một số người thì đó chỉ là cái cớ để tránh áp lực tìm việc. Với những người coi đây là một cơ hội tốt thì tôi luôn luôn ngưỡng mộ họ, còn với những người chỉ muốn lẩn tránh áp lực tìm việc thì tôi muốn nói rằng: "Cậu không đủ tư cách để xem thường tôi".
    Lí do thi nghiên cứu sinh ở trường đại học chẳng qua cũng chỉ có hai loại này mà thôi.
    Lí do không thi cũng chỉ là do không có niềm tin vào bản thân hoặc quá tin vào bản thân nhưng phải chịu áp lực về kinh tế gia đình.
    Chẳng ai có tư cách để coi thường ai. Bởi vì ngày mai của chúng ta vẫn luôn là một ẩn số. Chặng đường giải mã nó còn quá dài. Thi nghiên cứu sinh cùng lắm cũng chỉ được coi là một trong những bước của quá trình giải mã đó mà thôi. Tuyệt đối không phải là đáp án cuối cùng.
    Các phương tiện thông tin đại chúng suốt ngày nói đến áp lực tìm việc của sinh viên ngày nay lớn đến thế nào, kiểu tìm việc chán ngán mệt mỏi ra sao.
    Ngàoi thi nghiên cứu sinh ra, dường như chúng tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác.
    Sau khi bọn họ quyết định thi nghiên cứu sinh thì khoảng cách giữa tôi và họ dường như càng thêm xa. Thường thì chỉ có mình tôi ở trong phòng, ngủ hoặc lên mạng, còn ba người bọn họ đều lên phòng tự học hết. Vẻ bên ngoài của bọn họ cũng dần thay đổi. Mỗi người đều mua một cái ba lô rất to. Sáng nào không có tiết học thì họ vẫn cứ dậy rất sớm, lên lớp nghiên cứu sinh sư phạm mà họ phải thi hoặc là đi lên phòng tự học, buổi tối cũng phải hơn mười giờ mới về. Trong tâm trạng hồi hộp, tôi dường như lại nhìn thấy hình ảnh của mình khi thi vào phổ thông trung học, suốt ngày suốt đêm hăng hái chiến đấu vì mục tiêu đó. Người ta nói rằng tỉ lệ tuyển nghiên cứu sinh thấp hơn nhiều so với tỉ lệ tuyển sinh đại học, không biết là sau một năm nữa thì ai khóc ai cười đây.

    Còn tôi bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết này. Tôi cũng đang lựa chọn cho mình một cách khác để nỗ lực. Bởi vì tôi hiểu rằng với một thiên đường nghệ thuật như thế, với một xã hội như thế, nếu không cố gắng thì chỉ có ngồi chờ chết mà thôi.
    Trần Thuỷ bắt đầu ngậm miệng, sáng nào cũng vậy, cho dù là có tiết hay không có tiết, cô luôn thức dậy lúc bảy giờ, những tiếng lạch cạch của cô ta luôn làm tôi tỉnh giấc, làm tôi phát cáu lên, mấy lần định dạy cho cô ta một bài học, nhưng nghĩ lại, thấy mình không phải, mọi người thi nghiên cứu sinh thì có gì sai chứ. Cũng may là cô ấy ngày nào cũng đi sớm về khuya nên tai tôi cũng được thư giãn hơn trước rất nhiều.
    Cuộc sống của Trịnh Thuấn Ngôn dường như chỉ còn có hai việc, đó là thi nghiên cứu sinh và yêu đương. Hẹn hò xong rồi lên phòng tự học, tự học xong lại hẹn hò. Cho dù cô ấy có nói rằng cô ấy và bạn trai mình sẽ chẳng có tương lai gì nhưng cô ấy vẫn không đành lòng từ bỏ. Cô ấy thật lòng yêu anh ta.
    Ngay cả đến Tô Tiêu cũng thường xuyên lên phòng tự học, lúc làm dáng cũng phải làm ra vẻ đọc sách.
    Mọi người đều bận rộn hẳn lên khiến tôi cảm thấy hoang mang, xấu hổ cho sự nhàn nhã của mình.
    Khoảng cách với bọn họ ngày càng xa, sự khác biệt cũng càng thêm sâu sắc.
     
     
  3. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    68. Diệp Ly bị đuổi học
     
    Vào một ngày khi học kì hai của năm thứ ba sắp kết thúc, buổi trưa khi tan học, dòng người từ trong các khu học xá đổ ra rồi dần dần tản ra như thác lũ tách thành từng dòng nhỏ. Nhưng những dòng nước nhỏ này lại tụ thành vòng tròn trước cổng khu chung cư.

    Tháng đó là tháng tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức được tổ chức mỗi năm một lần tại trường chúng tôi. Trước cổng khu chung cư có đặt một tấm bảng tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức. Vòng tròn đó chính là nhóm người tụ tập xung quanh tấm bảng tuyên truyền.
    Lúc đi qua, tôi thấy rất nhiều người vây quanh chỗ đó, thấp thoáng nghe thấy từ gì đó như "đuổi học".
    Tôi tự nhiên thấy căng thẳng, trong lòng hoảng sợ vô cùng. Một cảm giác lo sợ không tên không biết từ đâu ùa vào trong lòng tôi.
    Hoàn toàn là trực giác. Một người vốn chẳng bao giờ tụ tập để xem những cảnh tượng náo nhiệt như tôi lại đang ra sức chen vào đám đông. Giống như bị một thế lực thần bí nào lôi kéo khiến tôi không ngừng đẩy hết mọi người đứng cản phía trước, tiến sát đến tấm bảng tuyên truyền.
    Đó là 1 tấm bảng rộng hai mét vuông. Một hàng giấy mười sáu tờ được dán ngay ngắn phía trên. Giấy trắng mực đen.
    Hình như chỉ liếc qua tôi đã thấy một tờ giấy trong số đó có viết như sau: Diệp Ly, nữ, người tỉnh... vùng..., sinh viên khoa... của trường niên khoá 2000.
    Tháng 4 năm 2003, bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi ăn cắp ba lô tại thư viện trường.
    Sinh viên này sau khi khai báo cho biết đã rất nhiều lần thực hiện hành vi ăn cắp tại thư viện. Theo Điều 21 quy định của trường, quyết định kỉ luật không công nhận tư cách sinh viên của Diệp Ly.
    Hiệu trưởng...
    Người tôi bắt đầu run lên, tại sao vậy, tại sao mỗi khi như vậy tôi lại cảm thấy lạnh, cái lạnh từ dưới chân cứ trào dâng lên khiến tôi không ngừng run lên bần bật. Diệp Ly bị đuổi học. Cô ấy bị đuổi học thật rồi. Trong số những người bị đuổi học có Diệp Ly. Diệp Ly bị nhà trường đuổi học vì tội ăn cắp. Cô ấy dần dần biến mất trong sân trường. Đầu tôi đau khủng khiếp, lú lẫn, mơ hồ, thờ ơ và lạnh lẽo. Cảm thấy chút gì đó thất vọng, vết thương như nhìn thấy được, thậm chí là có thể nhìn thấu cả bên trong.
    Cách thể hiện sự sợ  hãi như một con thú hoang bị thương của Diệp Ly cứ như đang hiện trước mắt tôi. Toàn thân sũng máu, ánh mắt kinh hoàng của cô ấy, ánh mắt vội vàng lướt qua khuôn mặt tôi. Bước chân của cô ấy chạy như bay, những bước chân đã giẫm đạp lên con tim tôi. Tất cả như đang rối tung lên, lần luợt hiển hiện trước mắt tôi.
    Bảng tuyên truyền ngày hôm đó có dán tổng cộng mười sáu tờ kỷ luật như vậy. Lời mở đầu mỗi trang giấy đều là những lời sỉ nhục tên tuổi và quê hương của họ. Phần ở giữa viết một cách "trịnh trọng" những từ như là trộm cắp, đánh nhau gây sự, mại dâm. Phần cuối cùng là những lời lẽ không công nhận tư cách sinh viên, nghe chua chát đến não lòng. Trên bảng tuyên truyền có dán tên mười sáu sinh viên, còn phía dưới thì có vô số sinh viên xúm lại để ngó nghiêng, bình luận và chế giễu hoặc có người trên khuôn mặt hiện rõ sự bình thản rồi cứ thế bước ra, để lại kẽ hở cho những sinh viên khác xúm lại tiếp tục xem và bình luận, vậy cũng coi như là đã đạt được mục tiêu giáo dục, tuyên truyền đạo đức của nhà trường.
    Mười sáu người, đối với ngôi trường có hơn một vạn sinh viên này thì con số đó vẫn chẳng là gì, tỉ lệ không quá một phần một nghìn. Từng tờ kỉ luật này cũng chẳng là gì, ngoài một vài cái tên mà tôi thấy quen, những cái tên khác chỉ đọc rồi lại quên ngay. Vậy mà, tên của mười sáu bạn đó sẽ suốt đời bị gắn liền với sự sỉ nhục, cuộc sống đại học sẽ mãi mãi là những kí ức không thể quay lại từ đầu, tờ kỉ luật này sẽ thay đổi con đường cuộc đời họ và vĩnh viễn không thể nào quên được.
    Một bước sa ngã mà phải hối hận cả đời.
    Tôi phải cố chen ra từ trong đám đông sinh viên vây quanh đang xô đẩy nhau. Ánh mặt trời hôm đó đẹp vô cùng. Đó là khi tan học, sinh viên trong trường cứ tụ lại như dòng nước lũ từ phòng học đổ dồn về phía nhà ăn và kí túc xá. Ánh nắng chiếu trên khuôn mặt họ, những khuôn mặt trẻ trung và căng tràn nhựa sống. Gió xuân cùng ánh nắng ập thẳng vào mặt khiến mắt tôi cay sè.
    Tôi luôn lo lắng e sợ sẽ có một ngày như vậy, và ngày đó đã đến. Diệp Ly bị đuổi học thật rồi.
    Thực ra khi chúng tôi biết được tin này thì Diệp Ly đã rời khỏi trường. Cô ấy sống ở khu kí túc xá. Lớp tôi chỉ có năm nữ sinh sống ở đó. Nă người sống ở khu kí túc cũ đã như một nhóm người bị lãng quên, một xó xỉnh bị lãng quên. Toàn bộ những cuộc đấu đá tranh giành đố kị của con gái hoặc hay ho hơn hoặc khốc liệt hơn đều tập trung ở khu kí túc xá mới.
    Vì vậy mà Diệp Ly ra đi lúc nào, lúc đi có khóc hay không, khi đi có mang theo những món đồ yêu thích của mình hay không, khi đi có tạm biệt ai không, ví dụ như anh chàng đã tặng 99 bông hồng cho cô ấy hồi năm thứ ba chẳng hạn...
    Tôi chẳng biết điều gì trong số ấy cả. Cô ấy ra đi không nói một lời. Giống như một lần tự sát bí mật, cô ấy tự giết chính mình, cô ấy sẽ không bao giờ xuất hiện trước mặt chúng tôi nữa.
    Tôi không biết là hằng năm ở các trường đại học có bao nhiêu sinh viên bị huỷ hoại như thế. Trong những năm tháng sau này của cuộc đời, họ sẽ phải trải qua những đau khổ và hối hận như thế nào nữa. Suốt quãng đời còn lại, vì tờ kỷ luật này họ sẽ đi như thế nào trên con đường gập ghềnh và đầy gian khổ tiếp theo.
    Tôi vẫn không quên được cô ấy. Không có cách gì để quên được, giống như không thể quên cái ngày hôm đó, cái ngày mà khi bước ra từ cánh cổng lớn của thư viện, ngôi trường thân thuộc này đã khiến tôi có cảm giác mình bị mất phương hướng.
    Muốn nói thật nhiều nhưng bây giờ đã chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Trường năm nào cũng thực hiện tháng tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức. Mà tuyên truyền giáo dục tư tưởng và đạo đức tuyệt đóố không phải là làm một cái bảng tuyên truyền rồi coi như đã đạt được mục tiêu. Chúng tôi đều là những đứa trẻ đang lớn, ai có thể quan tâm nhiều hơn tới chúng tôi và dẫn dắt chúng tôi? Không thể cứ để sinh viên lần lượt lầm đường lạc lối, rồi cuối cùng lại khai trừ họ. Khai trừ một sinh viên đối với trường học mà nói đó chẳng qua chỉ là một tờ giấy, một cái tên, một con dấu, còn đối với sinh viên, điều đó có nghĩa là huỷ hoại hoàn toàn. Có ai muốn như vậy? Có ai tình nguyện như vậy?
    Chúng tôi đều không muốn bi kịch đó xảy ra, chúng tôi thực sự chỉ muốn sống thật tốt, học tập thật tốt mà thôi.
    Cuộc sống đại học sau này, xin hãy...
    Hãy sống và trân trọng nó.
  4. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Năm thứ tư: Sống thử
     
    69. Thực tập tại toà soạn, chạm trán kẻ thù cũ
     
    Năm đó, khi tôi rút khỏi trung tâm tin tức của trường, tôi nhận ra rằng muốn trở thành biên tập viên thời sự chân chính trong sự hỗn loạn của ngôi trường này là điều không thể. Tôi quyết định đặt chân tới trung tâm tin tức đại chúng khác bên ngoài trường. Năm thứ tư đại học, mục tiêu mà tôi lựa chọn cho mình là một toà báo ở Vũ Hán. Lần này là nhờ một bài viết vụng về đã từng được đăng nên tôi đã được tới toà soạn này và bắt đầu công việc thực tập của mình.
    Thực tập là một công việc vô cùng vất vả. Tôi lại là một đứa rất lười, không phù hợp với việc làm tin tức, tôi cứ tưởng viết bản tin chỉ cần ngồi nhà biên tập một chút như trước đây là được. Tôi sợ phải phơi nắng, sợ nắng sẽ khiến tôi đen đi, già đi, xấu đi, tôi sợ gặp mưa gặp gió, dính nước mưa tôi sẽ ốm mất, tôi sẽ ướt như chuột lột (ha ha, viết xong mới thấy câu này không thể nói như vậy được). Từ khi có người yêu, tôi trở thành một cô gái vô cùng, vô cùng yếu ớt. Trước đây chẳng có ai cưng chiều cả, từ bé đã biết tự lo liệu mọi thứ, tất cả đều dựa vào bản thân, vậy nên tôi đã trở thành một người rất kiên cường, kiên cường đến ngoan cường. Bây giờ đã hoàn toàn thay đổi. Hoá ra ta cũng có thể được nuông chiều ngay cả khi đã không còn nhỏ nữa.
    Thực tập như vậy tự nhiên thấy vô cùng mệt mỏi, thầy giáo nhìn thấy tôi như vậy cũng không muốn kèm cặp tôi nữa. Cho đến khi tôi gặp Lâm Lập Thuần trong văn phòng toà soạn.
    Trong giây lát khi vừa mới gặp nhau, tôi quả thật không dám tin vào mắt mình. Thế nào mà lại gặp cô ta cơ chứ? Nhưng rõ ràng là cô ta. Đại học năm thứ tư rồi, vậy mà cô ta không hề thay đổi, làn da vẫn trắng hồng như trước, đôi mắt vẫn to tròn như của nhân vật trong phim hoạt hình Nhật Bản, dáng người không lấy gì làm cao, ăn mặc vẫn bốc lửa như xưa. Cái giây phút nhìn thấy tôi, cô ta cũng sững người, ánh mắt cô cũng đầy vẻ kinh ngạc, giống như tôi, kinh ngạc chứ không phải vừa sợ vừa mừng. Các cụ đúng là thánh thật, sao có thể sáng tạo ra nhiều từ ngữ tuyệt vời như thế nhỉ, "oan gia ngõ hẹp".
    Chúng tôi nhìn nhau mất hai giây, tôi lấy hết can đảm nói với cô ta một cách dè dặt: "Là cậu sao? Thật khéo quá". Cô ta vênh mặt nhìn tôi một cái chứ chẳng thèm đáp lại lời tôi. Tôi ngượng ngùng bỏ đi, mẹ kiếp, vẫn kênh kiệu vậy à!
    Lâm Lập Thuần là bạn học phổ thông với tôi. Hồi còn học phổ thông, hai người chúng tôi đều thuộc loại nổi trội của trường. Cô chủ nhiệm luôn coi hai chúng tôi là hai vật báu. Đến nỗi tên của hai chúng tôi chẳng ai là không biết, chẳng ai là không rõ. Tôi luôn thích những cô gái giỏi giang. Cho dù cô ta ngạo mạn cuồng vọng hơn tôi rất nhiều. Thế là tôi với cô ta đã từng có thời gian là bạn tốt của nhau, cùng đi học, cùng đi ăn cơm, lúc nào cũng xuất hiện cùng với nhau.
    Chuyện xảy ra sau này nói ra thật tầm thường. Lâm Lập Thuần thích một nam sinh, nhưng cậu ta lại thích tôi. Không thể nào trách tôi được, tôi là một nữ sinh trầm tính và sống nội tâm, tuyệt đối không bao giờ tranh giành tình yêu với người khác. Trách thì chỉ có trách cô ta quá tự cao, ngạo mạn, dứa con trai nào mà chịu được chứ! Thật thà mà nói, cô ta đã kiêu ngạo đến độ không ai sánh bằng. Xưa nay cô ta đi đường chỉ nhìn lên trời chứ không nhìn người, chẳng bao giờ cười với ai, những lúc tỏ ra không thèm để tâm thì chỉ hấm hứ một cái.
    Sau khi tôi và anh bạn kia trở thành bạn tốt, chúng tôi cũng từng nói chuyện về Lâm Lập Thuần. Tôi nói một cách vô cùng bực tức, tôi tựhc sự không hiểu sao một cô gái lại có thể ngạo mạn đến độ không ai sánh kịp như thế. Phải, cô ta xinh đẹp, cô ta thông minh, cô ta có tài, cô ta có cá tính! Những cái đó tôi cũng có, nhưng tôi đâu có giống cô ta? Tôi trầm tính và sống nội tâm, gặp ai cũng cười, gặp những người mà mình không hề thích thì chỉ không nói chuyện với người ta mà thôi, chứ không vênh mặt lên, hấm hứ vào mặt họ như vậy.
    Lại nói chuyện cũ, chuyện tôi và cô ta tại sao lại trở thành kẻ thù. Năm đó khi thấy quan hệ giữa tôi và anh bạn kia ngày càng thân thiết hơn, cô ta dường như đã buồn rất nhiều ngày. Một buổi tối tự học, tôi và anh bạn kia đang cắm cúi thảo luận một vấn đề (chúng tôi đều là những học sinh ngoan, cách mà chúng tôi thể hiện sự thích thú rất đơn giản). Học sinh ở trong lớp không đông lắm, có lẽ Lâm Lập Thuần nghe thấy những lời thì thầm của chúng tôi, sự nhẫn nại cũng đã lên đến đỉnh điểm, cô ta liền đứng bật dậy, rút một quyển sách ném về phía hai chúng tôi! Tôi cảm thấy "không ai sánh kịp" là những từ chưa đủ để hình dung về cô ta, quả thực là điên khùng! Đúng là đồ thần kinh. Hai chúng tôi đều nhìn Lâm Lập Thuần. Cô ta không thèm ngó đến chúng tôi nữa mà xách ba lô xông thẳng ra khỏi lớp học.
    Không chỉ có vậy, từ đó trở đi, cứ lâu lâu cô ta lại viết thư cho tôi! Trong thư toàn là những lời lẽ khiêu khích tôi, nói cô ta sẽ không thua tôi, rằng cô ta khinh thường tôi. Sau mỗi lần viết thư cho tôi, thì cô ta lại ngay lập tức viết cho cậu bạn kia một bức thư.
    Cứ mỗi lần nhìn thấy lá thư kẹp trong quyển sách là đầu tôi lại như muốn bung ra.
    Tôi thấy thần kinh cô ta thật sự có vấn đề, là chứng phiền muộn u uất hoặc là bệnh nóng tính, hay nghĩ ngợi viển vông. Lâm Lập Thuần là nữ sinh thần kinh không bình thường nhất mà tôi từng gặp, từ góc độ của một người bình thường mà nói, tôi cũng chẳng có cách nào để giải thích hành vi của cô ta.
    Tôi không có bất cứ sự phản kháng nào. Trong lòng thầm cảm thấy đau xót. Trong lớp có bao nhiêu người nhìn tôi và cậu bạn kia, nhưng tôi vẫn cảm thấy sự xót xa còn lớn hơn cả sự khó xử. Hai nữ sinh ưu tú có thể làm bạn, nhưng hai nữ sinh ưu tú đều có cá tính khá cực đoan mà làm bạn với nhau thì lại giống như đang lắp ráp một quả bom hẹn giờ, nếu không cẩn thận, sẽ khiến tình cảm giữa hai người tan thành mây khói.
    Tôi không thể tha thứ cho cô ấy. Thực sự thì cô ta cũng chẳng hề hối lỗi. Tính cách cô ta vẫn như vậy cho đến tận bây giờ.
  5. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Cô chủ nhiệm không hề biết gì đến chuyện giữa chúng tôi, sau này, trong một lần biểu diễn, cô chủ nhiệm lại yêu cầu chúng tôi diễn chung một tiết mục. Khi đó đang ở trong văn phòng, tôi và Lâm Lập Thuần đứng trước mặt cô chủ nhiệm. Cô chủ nhiệm vừa dứt lời, Lâm Lập Thuần ngẩng cao đầu nói: "Em nhất quyết không làm chung bất cứ việc gì với Dịch Phấn Hàn đâu. Cô muốn tìm ai thì tìm". Cô ta lại hứ một tiếng rồi quay người đi thẳng, không hề ngoảnh lại. Tuyệt nhiên không hề để tâm đến vẻ mặt kinh ngạc của các giáo viên trong văn phòng. Nếu như đối tượng mà cô ta đối đầu không phải là tôi thì có lẽ trong khoảnh khắc đó, tôi đã xếp cô ta vào danh sách thần tượng của mình rồi.
    Tôi vốn không phải là đứa hay cạnh tranh với người khác. Bởi lẽ, tôi hiểu rằng cảnh giới cao nhất của sự cạnh tranh đó là cạnh tranh với chính mình, không ngừng vượt qua chính mình, chiến thắng chính mình, bạn sẽ chiến thắng được nhiều thứ. Huống hồ là những kì phùng địch thủ khó nhằn.
    Nhưng Lâm Lập Thuần luôn coi tôi là đối thủ. Cô ta đã nhiều lần "xuất chiêu", tôi tránh né không kịp nên đã trúng đòn. Có những lúc cô ta đằng đằng sát khí đến nỗi hoa nở cũng phải lụi tàn. Khi cao thủ đọ chiêu, cái để so sánh là thực lực chứ không cần phải lo lắng đối thủ của mình chơi xấu. Tiểu thuyết của Kim Dung đều viết như vậy cả. Đây cũng là điều khác biệt giữa cuộc chiến với Lâm Lập Thuần và cuộc chiến với Chu Dữ. Thế nên có thua thì cũng phải thua một cách tâm phục khẩu phục.
    Cô ta cần mẫn  hơn tôi. Cùng được một thầy giáo dẫn đi khắp nơi, nhưng cô ta luôn hăng hái hỏi thầy, tranh thủ viết từng giây từng phút, chỉ sợ tôi viết bản tin nhanh hơn cô ta, dàn ý mới hơn cô ta, thu thập tài liệu nhiều hơn cô ta. Đợt đó, hai đứa chúng tôi tất tả chạy theo thầy để đi lấy tin, thầy hướng dẫn ba sinh viên thực tập, chuyện này lại khiến tôi nhớ đến những tài liệu học tập mà chúng tôi thường dùng khi còn học trung học, gọi là "học làm bá chủ".
    Có lẽ ông thầy đó rất ít khi gặp được những sinh viên thực tập chăm chỉ như vậy, nên liên tục thốt lên, quả là hậu sinh khả uý, hơn nữa lại sinh ra đến hai cô học trò xuất sắc. Đáng thương thay một sinh viên thực tập khác đã bị tôi và Lâm Lập Thuần doạ cho chạy mất dép.
    Thực ra có một số nữ sinh vì tranh lấy bản tin mà đã dùng mọi thủ đoạn, liếc mắt đưa tình, đố kị rồi tranh giành đấu đá lẫn nhau còn Lâm Lập Thuần lại tuyệt đối quang minh chính đại, hoàn toàn chỉ dựa vào sự nỗ lực của bản thân.
    Tôi dần dần bại trận. Trước đây tôi đã từng nói rằng mình thật sự là một đứa con gái yếu ớt, hơn nữa bản chất lại không thích tranh giành với người khác. Tôi thích ngủ, tôi sợ phải phơi nắng, tôi lười nói chuyện, tôi không hề thích hợp với việc làm tin tức, nếu không phải là Lâm Lập Thuần ép tôi thì tôi đã thôi làm từ lâu rồi. Có ép cũng vô ích, cuối cùng thì tôi cũng không làm. Chuyện gì mà bị ép làm thì sẽ chẳng bao giờ duy trì lâu được, cứ coi là bị ép phải xây dựng sự nghiệp đi chăng nữa, nhưng nếu bản thân không có hứng thú thì cũng không thể kiên trì lâu được.
    Số lần tôi đến toà soạn thưa dần, bản tin của một phóng viên tin tức thì không nhiều, vậy mà tên của Lâm Lập Thuần vẫn thường xuất hiện trên mục khoa học giáo dục của các tờ báo như: tờ X của tỉnh Sở Thiên, hoặc báo Y của tỉnh Vũ Hán. Thế nên tôi nhận ra rằng mình đã làm. Có lẽ cô ta thực sự không muốn  cạnh tranh với tôi, cô ta chỉ muốn xây dựng sự nghiệp làm một kĩ nữ nổi danh mà thôi, ôi xin lỗi, viết nhầm rồi, phải là làm một kí giả nổi danh mới đúng.
    Lần cuối cùng lấy danh nghĩa toà soạn chúng tôi đi phỏng vấn, do thầy có việc đột xuất nên để cho tôi và Lâm Lập Thuần đi. Đó là một công ty ở bên Hàn Khẩu. Tôi và Lâm Lập Thuần phải lên chuyến xe 607. Cô ta lên trước, tôi nhìn thấy rõ ràng cô ta đưa 1,2tệ, tôi vội vàng lên xe, rồi cũng đưa 1,2tệ. Thực ra mà nói, đi xe buýt với người quen thì chuyện mỗi người phải tự bỏ ra 1,2 tệ đối với tôi thật sự không quen lắm, nhưng Lâm Lập Thuần lại cứ dửng dưng làm như vậy.
    Trên xe rất đông. Hai người chúng tôi bị ép đứng sát nhau, nhưng trên cả đoạn đường chẳng hề nói với nhau câu nào. Tôi không thích nói chuyện với người khác, cô ta cũng chẳng thèm nói chuyện với ai. Khi tới toà nhà Thủ Thuỷ, người bên cạnh xuống xe, để lại một ghế trống, tôi muốn nói theo thói quen là "cậu ngồi đi", nhưng bỗng nhận ra rằng bên cạnh mình là kẻ khác người Lâm Lập Thuần nên liền ngậm miệng luôn. Cô ta cũng không ngồi. Trong khi hai chúng tôi còn đang đùn đẩy nhau thì một người phụ nữ trung niên dáng người phốp pháp với lớp phấn nền rởm và nét lông mày thô xấu trên mặt đã lao như tên bắn lên chỗ ghế trống, đặt mông xuống ngồi như trút bỏ được gánh nặng.
    Cuộc phỏng vấn khá thuận lợi. Tôi nhận ra rằng xinh đẹp mà làm tin tức rất có lợi thế. Rất nhiều người đàn ông trung niên khi trả lời phỏng vấn đều có ấn tượng tốt với chúng tôi. Lúc đó tôi đã chẳng muốn làm gì nữa, chỉ nhìn Lâm Lập Thuần một mình gánh vác hết cả công việc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, người đàn ông kia đề nghị đưa chúng tôi về.
    Ông ta mở cửa chiếc Daben, làm động tác mời vào xe. Tôi tự nhiên không muốn ngồi cạnh ông ta, cả người ông ta toát lên một mùi thô bỉ, béo không thể nào chịu được. Tôi vốn dĩ cứ ngồi ô tô con là thể nào cũng say, ngồi cạnh ông ta mà không nôn mở thì thật là khó chịu. Lâm Lập Thuần do dự đứng trước cửa xe một lúc, cuối cùng cũng luồn lên ghế trên ngồi Tôi rất khó chịu, cô ta còn ghét tôi hơn là ghét cái gã đàn ông tai to mặt lớn kia Cô ta thà ngồi với ông ấy chứ không muốn ngồi cạnh tôi. Để tự an ủi mình, tôi lại nghĩ ra một giả thiết, có thể là cô ta đang muốn tìm cơ hội để moi tiền. Còn về việc tại sao phải làm điệu bộ do dự đứng trước cửa xe thì lại phải dùng đến điển cố "Kỹ nữ và tấm biển trinh tiết". Quả nhiên giống như những gì tôi nghĩ, tôi cảm thấy dễ chịu hơn hẳn, giống như ngày hè được ăn kem vậy.
    Tôi ngồi ở ghế sau, nhìn thấy người đàn ông kia nói chuyện với Lâm Lập Thuần, cười đến rung từng thớ thịt trên mặt, còn Lâm Lập Thuần vẫn cứ giữ cái vẻ kênh kiệu cố hữu của mình, chẳng hề nghiêng đàu sang nhìn gã béo kia. Trong lòng tôi không thấy thoải mái. Cái điệu bộ giả tạo mà cứ như thật vậy, không khác gì chuyện AQ giả làm con gái nhà lành. Tôi ngẩn người ra, nghĩ một lúc, nếu mình xuống xe trước, chắc bọn họ còn vui đến độ cười vỡ bụng mất thôi, làm thế cho ai coi chứ? Tôi tự an ủi mình một chút rồi ngủ một cách ngon lành.
    Khi xe đến phố Vĩnh Thanh thì đột nhiên gã béo kia phanh gấp một cái. Tôi gậit mình tỉnh dậy trong sự mơ hồ, lúc đó tôi nghe thấy tiếng chửi chua ngoa của Lâm Lập Thuần: "Đồ đĩ đẻ, đồ ********". Tiếng mở cửa xe rầm một cái, bỗng nhiên một tờ giấy màu sắc rực rỡvờn bay trong không trung. Tôi vội vàng chạy ra khỏi xe. Ôi mẹ ơi, bao nhiêu là tiền! Tôi cứ thấy thương tiếc cho gã béo kia. Quay đầu lại nhìn Lâm Lập Thuần, dáng người cao ráo của cô ta dần dàn biến mất trong một chiếc taxi Fukang màu hồng. Tôi sợ gã béo kia lại quay ra làm phiền mình nên vội vàng gọi một xe khác chạy biến luôn.
    Toà soạn lúc này giống như một cái sọt rác lớn, tôi cân nhắc rồi quyết định sẽ không đến đó nữa. Tôi sẽ tìm một toà soạn khác để thực tập. Mặc dù đây không phải do lỗi của tôi, cũng chẳng phải là sai lầm của chúng tôi mà chỉ vì quá mức cẩn thận đến mức nhát gan.
    Có điều là từ đó về sau, trước mặt người khác tôi chẳng bao giờ nói đến chuyện Lâm Lập Thuần hơn người như thế nào. Một nữ sinh như thế thì tôi ủng hộ cái sự không ai sánh bằng của cô ta.
  6. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    70. Sống thử
     
    Sau khi từ toà báo về tôi đã chuyển nhà đến đơn vị thực tập ở Hàn Khẩu.
    Trong thời gian thực tập của năm thứ tư, tôi và bạn trai bắt đầu sống chung. Đối với tôi việc này còn quan trọng hơn việc thực tập rất nhiều. Nguyên nhân của việc sống chung là đơn vị thực tập của tôi ở Hàn Khẩu mà trường học của tôi lại ở Vũ Xương. Để thuận tiện hơn chúng tôi đã sống chung.
    Tôi và bạn trai tôi quen nhau thế nào không phải là điều quan trọng. Quan trọng là tôi và anh ấy yêu nhau, và đã về sống với nhau. Không biết sau này tôi có còn yêu anh ấy không nhưng giờ đây tất cả tình yêu của tôi đều dành cho anh ấy, cho cuộc sống chung này, vì thế chúng tôi không phải giấu giếm nhau gì nữa. Lời hứa về "chuyện ấy" là một cam kết rất quan trọng, cách nhìn của tôi từ trước đến giờ vẫn vậy. Trong trường học người ta cho phép được yêu nhau, nhưng sống với nhau thì cấm tuyệt đối.
    Cho đến tận ngày sống chung, tôi vẫn không ý thức được rõ ràng mình đang làm gì.
    Anh ấy nói: "Em yêu, chúng ta sống cùng nhau nhé, để mỗi ngày không phải đi đi về về hai lần nữa, mệt lắm".
    Tôi đồng ý mà gần như không suy nghĩ gì cả.
    Cách nghĩ của tôi rất đơn giản. Sống với nhau không có nghĩa là buộc phải có chuyện đó. Tôi suy nghĩ ngây thơ như vậy đấy. Điều này cũng đã cho thấy, rõ ràng quan niệm về tình yêu của tôi còn quá non nớt. Tôi khát khao được trở thành người trưởng thành nhưng cũng sợ trách nhiệm mà một người trưởng thành phải gánh vác.
    Ban đầu chúng tôi tìm được một căn nhà, ở đó phải thuê chung với người khác. Có hai phòng, phòng còn lại cũng là một đôi. Buổi sáng hôm chúng tôi đi xem phòng, ra mở cửa cho chúng tôi là một cô gái vẫn còn mặc nguyên áo ngủ, đầu tóc bù xù. Khi cô ấy đưa tay lên buộc tóc tôi đã kịp nhìn thấy "cỏ" dưới cánh tay cô ấy đen sì như cả tháng nay chưa được dọn dẹp. Còn người bạn trai để nguyên bộ dạng mình trần đi ra.
    Trong phút chốc, tôi bỗng thấy sợ. Ý thức được rằng cuộc sống chung sẽ xoá bỏ mọi rào cản giữa tôi và người tôi yêu, nếu cuộc sống ấy biến một người con gái thành một bà già lôi thôi, luộm thuộm, ăn mòn tất cả sự kín đáo dịu dàng của người con gái, tôi sẽ tình nguyện sống độc thân.
    Trong tôi một nỗi sợ hãi chưa bao giờ có về hai từ "sống thử" đã hình thành. Thực ra chẳng qua là chưa hiểu rõ về tình yêu. Thực ra, chẳng qua là đã ước mong quá cao vời về tình yêu và cuộc sống. Nữ sinh. Một nữ sinh còn chưa rời khỏi ghế nhà trường. Một nữ sinh với những khát vọng cao xa về tình yêu, cuộc sống. Sống thử sẽ biến tình yêu thành gần giống với những thói thường ngày, hiện thực đã làm tan vỡ giấc mộng tình yêu chưa kịp dứt.
    Tôi không thể chấp nhận một ngày nào đó sau khi sống chung, tôi cũng xuất hiện trước mặt người lạ với bộ dạng đầu tóc rối bù, mặt mày nhem nhuốc, vẫn còn mặc nguyên áo ngủ. Tôi cũng không thể chấp nhận một ngày nào đó sống chung tôi mặc áo sát nách, để lộ nguyên vùng "cỏ" dưới cánh tay chưa dọn sạch cho cả thiên hạ nhìn thấy...
    Trong trường học, có bao nhiêu nữ sinh ôm ấp niềm mong mỏi về một cuộc sống yêu thương tươi đẹp, nên đã lựa chọn sống chung vói người mình yêu, rồi lại từ tổ ấm đã từng chung sống đó ra đi mang theo tình yêu vỡ vụn. Tôi tin rằng những nữ sinh này sẽ thay đổi không chỉ quan niệm về tình yêu, mà cả những điều nhỏ nhặt nhất khi làm con gái.
  7. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    71. Khi mới sống chung, "tương kính như tân"
     
    Ngày đầu tiên sống chung, tôi và bạn trai đã đề ra ba quy ước. Thứ nhất, không được tự tiện đụng vào những vật dụng cá nhân riêng tư của tôi. Thứ hai, dùng nhà vệ sinh phải chú ý đóng cửa. Thứ ba, hãy nhắc nhở tôi nếu tôi vô ý để mình lôi thôi, đầu tóc rối bù. Tôi không muốn trong gia đình tạm thời này, tôi trông giống với dáng vẻ của một bà vợ đã kết hôn nhiều năm.
    Đêm đầu tiên khi ngủ, tôi mặc một bộ quần áo ngủ "khuôn phép" nhất, với áo dài quần dài. Anh ấy thì võ trang đầy đủ, mặc nguyên quần jeans đi ngủ.
    Thực ra, trước khi sống chung chúng tôi đã từng có những cử chỉ ôm ấp yêu thương. Nhưng đêm đầu tiên sống với nhau, hai người ăn mặc chỉnh tề nằm cùng một giường, cứng nhắc như hai người máy vậy. Không ai đụng chạm đến ai, chỉ có tay trong tay mà thôi. Bây giờ nghĩ lại, hai người ở với nhau như thế thật quá ngốc, đã ngủ cùng nhau rồi, còn giả vờ trong trắng gì nữa. Tôi thành thực nói với bạn, không phải là giả vờ trong trắng, mà là căng thẳng, thực ra tôi chưa chuẩn bị gì hết, cả về tâm lí lẫn sinh lí.
    Từ việc này tôi rút ra một kết luận, trước khi một nữ sinh yêu và quyết định sống cùng bạn trai, hãy suy nghĩ thật chín chắn, nếu có quan hệ, bạn có đồng ý không? Bạn có hối hận không? Suy nghĩ thật thận trọng trước khi làm những việc này. Đừng hồ đồ lưỡng lự để xảy ra chuyện, xảy ra rồi lại hối hận không kịp.
    Còn tôi, trước việc này tôi chẳng suy nghĩ gì nhiều. Khi đó trong mắt tôi, sống chung chỉ là về ở cùng nhau thôi, mà ở cùng nhau thì chẳng có iên hệ trực tiếp nào với chuyện ấy. Nếu có mối liên hệ gì tôi cũng chẳng biết nên làm thế nào.
    Đêm đầu tiên, tay trong tay tôi ngủ rất ngon lành. Không gian chật hẹp của căn phòng mờ ảo sắc màu lãng mạn, ấm áp.
    Cuộc sống chung của tôi bắt đầu mơ hồ như thế.
    Giai đoạn đầu tiên của cuộc sống chung có đặc điểm chủ yếu là "tương kính như tân".
    Khi ở nhà tôi ăn mặc rất chỉnh tề, mặt mày tươi tỉnh, tuyệt đối không mặc quần áo ngủ đi ra ngoài. Dùng nhà vệ sinh không bao giờ quên đóng cửa, cũng giống như phòng trộm vậy.
    Còn anh ấy, tôi cũng không cho phép mặc quần đùi đi đi lại lại trước mặt tôi, hoặc những việc như: chưa tắm mà đã đi ngủ, đánh răng rồi mà còn ăn thêm...
    Sống chung đến mức này rồi, tôi biết, nếu không phải quá yêu bản thân mình, thì tôi cũng không thể nắm giữ được tình yêu của mình.
  8. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    72. Đêm đầu tiên, mơ hồ
     
    Đã viết về sống thử, thì sẽ có những chuyện không thể tránh khỏi. Nếu tôi nói, tôi đã sống cùng bạn trai suốt ba tháng hè, nhưng chẳng ai đụng chạm đến ai cả, tôi dám chắc rằng, rất nhiều độc giả sẽ lớn tiếng mắng rằng: "Làm kĩ nữ còn đòi lập biển trinh tiết". Kỳ thực, theo tôi thấy, sống chung không có quan hệ mới là ngu ngốc nhất, mọi người đều hiểu giữa "kĩ nữ lập biển trinh tiết" và trinh nữ bị chửi là kĩ nữ thì ai dại hơn ai.
    Tôi không phải là người ngu ngốc nhất. Cho nên tôi không thể tránh được những thói tục thường tình. Vì thế trong cuộc sống chung, có những trải nghiệm không thể tránh khỏi, hơn nữa, để thoả mãn tính hiếu kỳ của độc giả, tôi đành nhẫn nhịn chịu đựng sự xấu hổ và xót xa để viết ra từng chi tiết một.
    Sự khác nhau giữa một cô gái 20 tuổi đã có một trăm lần kinh nghiệm MAKE LOVE và một người phụ nữ 30 tuổi cũng với một trăm lần kinh nghiệm MAKE LOVE chẳng qua chỉ là sự thẹn thùng e ấp mà Chúa trời đã bạn tặng cho cô gái 20 tuổi vẫn còn lưu giữ được. Thậm chí đã trải qua một trăm lần khoả thân, dâng hiến về thể xác, thì cô gái 20 tuổi đầy ắp sức sống này vẫn có thể pha trò và vô tư nói về cảm nhận của mình, thậm chí nói về tâm trạng lúc đó như chưa có gì xảy ra.
    Là một cô gái 20 tuổi, tôi không có tư cách gì để hoa chân múa tay nói chuyện giới tính. Tôi nghĩ viết ra những điều này đã đủ muối mặt lắm rồi. Có lẽ khi đối diện với hoàn cảnh này, những quan điểm này của tôi quá bảo thủ, quá lạc hậu. Nhưng, tôi vẫn nghĩ rằng nên miêu tả chi tiết những gì diễn ra lúc đó để có chỗ dựa cho những gì tôi viết, thật sự rất khó để bắt đầu.
    Do đó, liên quan tới tất cả những điều này, tôi không viết về quan hệ ********, chỉ viết về tâm tư tình cảm mà thôi. MAKE LOVE là sự cảm nhận về thể xác. Mà sự cảm nhận thể xác suy cho cùng vẫn là sự cảm nhận của trái tim chứ không phải là cảm nhận đơn thuần của các giác quan.
    Tôi rất mơ hồ, mơ hồ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
    Giống như hai người chung sức chung lòng làm một công việc gian khổ mà vĩ đại. Vượt qua tầng tầng cách trở, cách trở của tâm hồn và cách trở của thể xác, từ lạ lẫm đến thành thục chỉ để hoàn thành một nghi thức nào đó. Những kết quả này phải chăng có ý nghĩa gì đó, phải chăng đã đem lại cảm giác hân hoan về thể xác, tôi không biết, tôi hoàn toàn mơ hồ.
    Tâm hồn tôi, thể xác tôi bối rối lặng lẽ nằm xuống đó, ở đó chờ đợi,chờ đợi một thử thách, thay đổi một chút, kết thúc nhẹ nhàng. Dường như đó là thủ thuật của thể xác và tâm hồn, lúng túng bối rối, nơm nớp lo sợ. Không muốn tháo chạy nhưng cũng không muốn đón nhận.
    Có lẽ là vì trưởng thành, vì một khát vọng trưởng thành vội vã, vội vàng mong muốn để lại một điều gì đó minh chứng cho dấu vết trưởng thành, từ lúc còn là bé con cho tới khi trở thành một cô gái, mặc dù trong thâm tâm đã hiểu rõ, trưởng thành là một việc chẳng bao giờ xảy ra trong tích tắc.
    Vào lúc đó không có ********. Lần đầu tiên của người con gái thường không liên quan gì đến ******** cả.
    Bởi vì khi đó, cơ thể của chúng ta vẫn chưa hiểu thế nào là dục vọng. Dục vọng trong chúng ta vẫn chưa bắt đầu. Mặc dù nếu có dục vọng thì mới chỉ ở trạng thái manh nha thôi. Lần đầu tiên là một cửa ngõ, sự bắt đầu của dục vọng thường chính thức bắt đầu từ lần đầu tiên để tiến lên mức cao hơn. Trước lần đầu tiên, dục vọng chỉ là một dòng chảy ngầm, mơ màng khó hiểu, đến mức tôi và bạn rất có thể đã lơ là không chú ý, ít nhất là đối với các bé gái. Một khi cánh cửa đã được mở ra, những con sóng sẽ ào ạt trào dâng không có gì ngăn cản nổi.
    Có những thứ do không có thời gian, bạn không cảm thấy nó quan trọng, chỉ khi nếm thử mới phát hiện ra mình không thể bỏ nó được. Dục vọng của nam giới lại không phải như thế.
    Nó giống như một mật thất, có một cửa. Được an ủi vỗ về, được nâng niu, được mang dấu vết của một người khác, cứ như từng chút từng chút một tan ra, cho đến khi da thịt hoàn toàn mất hết cảm giác.
    Cho nên, vẫn chỉ là mơ hồ.
    Ngoài sự mơ hồ, không còn sự trợ giúp nào cả. Không có sự trợ giúp về tâm hồn, về thể xác. Cả tâm hồn và thể xác đều như bị quăng vào một nơi hoang dại. Hoang dại về thời gian, khôn cùng về không gian, hiu quạnh dường nào. Mênh mông hư ảo mà cô độc, chỉ có sự gần gũi giữa da thịt, chỉ có sự dựa dẫm về thê xác, mới có thể sưởi ấm lòng người, mới có thể cảm nhận được sự tồn tại của những vật quanh mình, mới thấy mình không cô đơn đến vậy, mới biết cảm giác suýt rơi xuống vực thẳm là như thế nào.
    Hai bên bối rối cảm nhận sự tồn tại của người còn lại, bối rối để lại dấu vết của mình trên cơ thể người mình yêu, rồi tan vào nhau một cách khó khăn.
    Như vậy mới có thể vượt qua giới hạn về thể xác. Vượt qua một giới hạn lúc nào cũng là một việc làm khó khăn. MAKE LOVE cũng vậy.
    Giống như một con dao sắc nhọn vạch thành một vết thương trên mặt đất. Trong chớp mắt, cả thế giới như đang quằn quại, đau đớn, nỗi đau cứ lặng lẽ lan ra.
    Vì vậy cơ thể bất giác run lên không kìm nén được. Dường như rất lạnh. Dường như đang để mình trần trong một đêm đông buốt giá. Cảm giác bất lực lại một lần nữa nổi dậy. Chỉ có sự ấm áp đó mới có thể gieo từng chút từng chút một vào da thịt.
    Không biết tôi đang làm gì. Tôi thực sự không biết lúc đó mình đang làm gì.
    Nước mắt long lanh, trái tim mềm nhũn.
    Tôi cuộn tấm thảm lại. Ngước lên nhìn trần nhà. Ánh mắt tôi cũng trống rỗng, vô hồn như trần nhà kia vậy. Nhìn chăm chăm ra ngoài cửa sổ, ngoài trời là một màn đêm vô định, đen như tròng đen trong mắt tôi.
    Trong lòng tôi chưa bao giờ trải qua cảm giác trống rỗng và mơ hồ như thế. Thậm chí chẳng biết mình phải nghĩ gì, chẳng biết phải biện hộ gì cho bản thân.
    Bởi vì, tôi thực sự không biết vì sao, như thế nào, làm sao tôi lại như thế, tôi đã làm một việc mà từ trước tôi nghĩ là một việc nghiêm túc, thiêng liêng và rất quan trọng.
    Tôi đã nghĩ rằng, tôi nên dành nó cho đêm tân hôn. Hoặc giống như trong tiểu thuyết, tôi sẽ hiến dâng nó cho người tôi yêu thương nhất nhưng tôi lại không thể yêu được người ta. Nhưng chẳng còn gì cả, không còn tình yêu cháy bỏng không thể kìm nén, không còn những ham muốn cuồn cuộn dâng trào không gì ngăn cản được, không còn những hứa hẹn nghiêm túc và suy nghĩ thận trọng trước kia, thậm chí không còn một sự lựa chọn cho một ngày đặc biệt nào đó để hoàn thành nghi thức này. Tất cả đều rất mơ hồ, mông lung. Chỉ có cảm giác mình đang phát triển không cưỡng lại được. Giống như cây mọc nơi đồng nội, phải ra hoa, giống như người con gái phải trở thành thiếu phụ. Chẳng qua cũng chỉ là khát khao trưởng thành.
    Ngoài mơ hồ ra, vẫn lại là mơ hồ, mơ hồ, mơ hồ.
    Chúng ta khát khao trưởng thành vội vã như thế này, chúng ta đã lựa chọn một cách thức như thế này, không còn lo trước lo sau, không còn suy tính kỹ càng, chúng ta đã trao cho nhau hơi ấm cơ thể mình, đã minh chứng cho sự trưởng thành bằng thể xác.
    Bởi vì đã lớn, cho nên cần phải yêu. Nguyên nhân của lần đầu tiên đơn giản như vậy. Nói về lần đầu tiên quá phức tạp là sự dẫn dắt thiếu chính xác của các phương tiện truyền thông.
    Thực ra đã có biết bao nhiêu người suy tính kỹ càng cho lần đầu tiên của họ, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng và hiểu rõ mình đang làm gì. Đặc biệt là thế hệ chúng ta, lần đầu tiên đã không còn là cam kết nghiêm túc của tình yêu, không phải là sự buông thả tự nhiên về ********, không phải là vì tiếng tăm, vì kỷ niệm, hay vì để minh chứng, mà chỉ là: khát khao làm người lớn.
    Lần đầu tiên đã trở thành một dấu hiệu không ẩn chứa ý nghĩa, cứ đứng mãi ở đầu con đường dẫn tới sự trưởng thành.
    Khi yêu lần đầu chúng ta không hiểu về tình yêu. Trong đêm đầu tiên, chúng ta cũng không hiểu nổi mình đang làm gì.
    Đêm đầu tiên, ngoài mơ hồ  không hiểu ra vẫn chỉ là mơ hồ, mơ hồ và mơ hồ. Thương cảm vô hạn.
     
  9. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    73. Hạnh phúc trói buộc
     
    Ban ngày, hai chúng tôi ai nấy mải mê với công việc của mình. Hết đợt thực tập này lại đến đợt thực tập khác, hết đi làm rồi lại đi làm. Buổi tối, sau khi trở về, anh ấy nấu cơm cho tôi, mua những thứ tôi thích ăn, rồi tỉ mẩn rửa, thái, và cho vào nồi nấu, tôi nhìn anh ấy bận rộn trong cái nóng 40 độ của nhà bếp, những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, lăn dài trên khuôn mặt, tôi nghĩ, anh ấy rất yêu tôi. Mặc dù chúng tôi sống cùng nhau mà không có quan hệ giới tính. Sau khi ăn xong, tôi nhận rửa bát. Mặc dù lúc ở nhà tôi ghét việc rửa bát nhất trên đời.
    Sau đó chúng tôi cùng nhau xem tivi, hoặc cùn gnhau lên mạng, cùng xem những tấm thiệp, cùng chat. Vào những buổi tối trời quang đãng, chúng tôi đi dạo bên bờ sông, cùng ngắm đom đóm nh sao giăng ở bờ sông bên kia. Cuối tuần chúng tôi cùng nhau đi dạo, đi shopping, giống như những cặp vợ cô hồng vừa mới kết hôn khác đang bắt đầu cho một cuộc sống chung. Nhiều lúc quên mất mình vẫn đang còn là sinh viên.
    Sau khi cảm giác mới lạ, lung linh của những ngày đầu sống chung đi qua, tôi bắt đầu bình tĩnh suy nghĩ, và rút ra một kết luận, tôi và anh ấy sống chung có lẽ là một sự khởi đầu sai lầm.
    Thỉnh thoảng vì vài chuyện vặt vãnh chúng tôi đã cãi nhau. Chẳng hạn như tôi không bao giờ ăn gừng, nhưng nhiều khi nấu nướng anh ấy hay vô ý thái gừng vào thức ăn, không may tôi ăn phải, thế là cãi nhau, mỗi lần như thế tôi chạy thẳng vào nhà vệ ính, vừa nôn vừa móc máy mắng anh ta muốn đầu độc tôi chết hay sao. Anh ấy một tay vỗ lưng cho tôi, một tay bê nước cho tôi súc miệng, rồi nói: "Anh vừa chăm sóc em cẩn thận, lại còn nấu cơm cho em ăn, sao lại còn mắng anh". Tôi nôn hết ra, cơn giận rồi cũng nguôi, và mọi chuyện lại kết thúc.
    Một ví dụ nữa là khi tôi lên mạng mải mê quá mà quên hết mọi việc, anh ấy nấu cơm xong xuôi rồi, tôi vẫn một mình dán mắt vào màn hình, mải mê cười nói ngô nghê, anh ấy tức khí lôi tôi xềnh xệch khỏi bàn vi tính. Lúc đó tôi thật lòng nghĩ, sống một mình vẫn thích, tôi thích lên mạng lúc nào và đến khi nào cũng được.
    Điều may mắn là anh ấy còn biết giữ vệ sinh. Tôi không thể tưởng tượng nổi, một người con trai và một người con gái sống chung, mà người con trai đó có lẽ một tuần rồi không tắm, không rửa chân trước khi đi ngủ, quần cởi ra vứt luôn vào tủ, để cho chuột, gián, ruồi muỗi xông tới, vậy thì làm sao mà sống nổi!
    Hai người sống chung với nhau không đơn giản như chúng ta tưởng tượng. Ví dụ về chuyện tiền nong thôi chẳng hạn. Tiền thuê phòng sẽ trả như thế nào, tiền tiêu hằng ngày sẽ tính toán ra sao, tiền tiêu riêng hay là tiêu chung. Cuộc sống chung cần tiêu rất nhiều tiền, nếu tiêu hết tiền rồi ai sẽ chịu về nhà bịa ra lý do để tiếp tục có tiền. Vì tôi là sinh viên, còn anh ấy đã đi làm rồi, nên về cơ bản chúng tôi không gặp khó khăn về vấn đề tài chính, do đó cũng không nảy sinh mâu thuẫn về phương diện này.
    Còn một điều quan trọng nữa, nếu có thai thì phải làm thế nào. Trong trường học, phần lớn các nữ sinh mang bầu đều do sống chung với bạn trai. Tỷ lệ sống chung càng cao thì mức độ lầm lỡ càng nhiều. Nếu không sống chung, thì sẽ lại tìm cơ hội để được gần gũi nhau, có bao nhiêu sinh viên đủ tiền để một tuần có bảy ngày thì bốn ngày đi thuê phòng để sống với nhau.
    Họ đa phần là những thiếu niên hồ đồ, để đỡ phiền phức, để tìm khoái cảm, do thiếu hiểu biết, thậm chí là để tiết kiệm tiền, đều có thể làm cho hai người lỡ một bước ân hận cả đời. Không, mà nên nói là một người lỡ bước ân hận cả đời. Gặp phải chuyện này, thực sự người bị tổn thương, bị ảnh hưởng chỉ là người con gái. Người con gái phải nhận thức tốt hơn một chút về bản thân mình. Nếu sống chung với bạn trai mà còn không biết sẽ ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới cả cuộc đời bạn, thiệt hại cả về tâm hồn lẫn thể xác. Đừng vì ham muốn của nam giới và sự mơ hồ mông lung của bản thân mà phải trả giá bằng cả cuộc đời mình.
    Tôi cũng lo sẽ xảy ra chuyện. Điều này làm tôi không an tâm và có lúc tôi cự tuyệt sự gần gũi về thể xác.
    Điều làm tôi cảm thấy sợ hãi nhất khi sống chung là...
    Trong cuộc sống chung này tôi nhìn thấy tương lai của mình. Tuy chúng rất ngọt ngào, ấm áp, nhưng một cô gái như tôi trong lòng vẫn không cam chịu. Tôi sợ cứ nhanh như thế này thì cuộc sống của tôi sẽ sớm bị trói buộc, tôi sợ sẽ đánh mất khoảng không gian rộng lớn, sợ tầm nhìn của mình sẽ bị bó hẹp trong cái gia đình tạm thời này.
    Đối với một cô gái trẻ, sự ấm áp bao vây xung quanh cuộc sống chung cũng rất đáng sợ.
    Tôi là một cô gái không an phận. Có tư tưởng bất kham, khó trị.
    Tôi ngày càng buồn bực không yên, bởi vì tôi phát hiện ra cuộc sống của mình thật mất tự do. Tôi đã hi vọng tình yêu cũng sẽ có tự do, nhưng dường như đó là điều không thể. Tôi không thể thích ngủ lúc nào thì ngủ nữa, hoặc muốn ăn cơm lúc nào thì ăn. Tôi cũng không thể tự do lượn net, không thể tự do gửi thiệp, bởi vì tôi không muốn để anh ấy nhìn thấy con người mình.
    Tôi cũng không thể gọi điện thoại tán gẫu với một người bạn chat khác giới trong đêm hôm khuya khoắt. Bởi vì tôi phải giữ đạo làm người phụ nữ, mà theo quan niệm đạo đức thì ít nhất tôi phải quan tâm đến cảm nhận của người khác, không được nói những suy nghĩ của mình về một người con trai khác trước mặt người yêu mình, mặc dù chỉ là nói lên suy nghĩ của mình thôi.
    Cuộc sống chung như thế này làm tôi cảm thấy ngạt thở.
    Tất cả những sinh viên đã từng trải qua cuộc sống chung đều sẽ dần dần phát hiện ra cái vòng bó buộc bản thân ngày càng hẹp lại, giao lưu với bạn be ngày càng ít, cuộc sống của bản thân và đối phương ngày càng dựa vào nhau, và ngày càng cách xa đến mức hình thành một giới hạn rõ ràng với cuộc sống trước đây. Tan học phải về nhà, sau khi về nhà phải nấu cơm, hoặc đợi anh ấy cùng đi ăn cơm, sau đó hai người sẽ cùng nhau lên mạng hoặc xem tivi. Mặc dù bạn không chủ động cách xa cuộc sống trước đây, cách xa trường học, cách xa những người bạn, thì họ cũng sẽ tự nhiên rời xa bạn. Trường học dần dần sẽ trở nên lạ lẫm với bạn. Thậm chí, trường học vừa xây mới bao nhiêu toà nhà đẹp bạn cũng chẳng biết rõ.
    Bạn bắt đầu thấy nhớ những ngày ngồi trong phòng tự học, vừa đọc cuốn tiểu thuyết vừa cắn hạt dưa, để cho bao nhiêu con mắt không quen liếc nhìn.
    Sống chung đối với sinh viên, không lãng mạn, không lung linh như trong tưởng tượng, không còn chút thi vị nào nữa.
  10. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    74. Trở  về trường
     
    Chương trình học của năm thứ tư rất ít, chỉ có thực tập với thực tập, tìm việc và tìm việc, thi tốt nghiệp rồi lại thi nghiên cứu sinh, vẫn chưa tốt nghiệp mà cả trường học vắng tanh vắng ngắt. Tôi rất ít khi đến trường, mặc dù lúc đó cả ngày tôi ở Hàn Khẩu chỉ có ngủ mà thôi, nhưng vẫn không muốn đi học.
    Cho đến hôm nay, tôi cảm thấy phát ngán lên rồi. Chán chường cảnh sống chung, chán việc ở nhà ngủ nướng, cho nên tôi quyết định đi học. Vì trước 8h phải có mặt ở trường học nên tôi dậy từ 6h30. Tìm mấy quyển giáo trình từ lâu đã bị bụi phủ, tôi xót xa phủi hết lớp bụi đó đi rồi lên đường.
    Trên đường tới trường, những gánh hàng rong bán đồ ăn sáng vẫn rao đều đều như cũ. Những quán bánh bao trong ngõ nhỏ vẫn xếp hàng dài như vậy. Những xe ba bánh bán đồ ăn sáng ở cổng trường vây xung quanh không theo trật tự nào, rõ ràng quán ăn trong trường không còn đủ sức cạnh tranh với họ.
    Nhưng tôi vẫn quyết định đến nhà ăn ăn sáng, món mì khô ở lầu một là món tủ của nhà ăn trường tôi. Đến nhà ăn đã là 7h40, đây là giờ nhà ăn đông khách nhất. Ở mỗi cửa bán đều chật ních các sinh viên trên tay vừa cầm thẻ ăn vừa cầm sách, cái cách mắng sinh viên bằng tiếng địa phương khi họ không ngừng gây ồn vì sốt ruột, gõ thìa leng keng để đợi được bán bánh bao và mì khô vẫn y nguyên như cũ. Trước cửa nhà ăn, sinh viên mua bánh bao và sữa đậu nành đi lại như mắc cửi.
    Tôi bất chợt cảm thấy xót xa. Đã bao lâu rồi tôi không ăn cơm ở trường? Tại sao bây giờ những điều này lại trở nên lạ lẫm đến vậy, lạ lẫm đến mức trong lòng cảm thấy hụt hẫng và tiếc nuối?
    Ăn xong, tôi vội vã đến phòng học ở tầng 7. Thang máy vẫn cứ chật ních sinh viên, có người chen nhau chạy lên trước, có người lại thong thả đi đằng sau. Có một nữ sinh lưng đeo ba lô, đi một mình, đầu cứ cúi gằm xuống nhìn lớp bụi bám vào chân cũng đi vào thang máy, cô bé làm tôi bất giác nhớ lại mình. Một hình ảnh cũng như thế này - cô độc và vô kỉ luật. Cô bé có lẽ rất ương bướng.
    Điều làm tôi ngạc nhiên là trong phòng học dường như chẳng có ai. Gần như chỉ có khoảng một phần sáu học sinh trong lớp có mặt.
    Khi tôi xuất hiện trước cửa lớp, rõ ràng đã làm mọi người kinh ngạc. Tôi nhìn thấy Tô Tiêu, còn nhìn thấy cả La Nghệ Lâm nữa. Nhìn thấy tôi Tô Tiêu chào rất niềm nở, vẫn dùng cái cách chào như ngày xưa "chào vị khách ít lui tới".
    Bắt đầu từ năm thứ hai, mỗi lần tôi xuất hiện ở giảng đường đã có người dùng những từ như thế này để chào tôi. Tôi nghe mãi đã thành quen. Không lấy làm ngại ngùng. Nhưng lần này, nó lại làm tôi cảm thấy xấu hổ.
    Bốn năm học đại học, thời gian tôi ngủ còn nhiều hơn cả thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Ở nơi dây có ánh mặt trời rực rỡ, có không khí trong lành, có những gương mặt tràn đầy sức sống.
    Tôi nhận thấy rằng thời gian ở trường của tôi ngày càng ít, mỗi ngày qua đi lại mất thêm một ngày, buồn bã thất vọng. Cảm giác xót xa. Bất lực.
    Hôm đó tôi ở lại trường cả ngày, khi trở về nhà tôi nói với anh ấy, tôi phải quay trở lại chỗ cũ. Tôi biết anh ấy rất yêu tôi, nhưng anh ấy tôn trọng và hiểu cho sự lựa chọn của tôi.
     

Chia sẻ trang này