1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bốn nguyên lý của Aikido trường phái Tohei.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 28/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bốn nguyên lý của Aikido trường phái Tohei.

    Các bác Aikido lặng lẽ quá.
    Mời các bác tham gia phát biểu về bốn nguyên lý này.

    Bốn nguyên lý căn bản:

    -Tập trung vào một điểm duy nhất
    -Thư giãn hoàn toàn
    -Để trọng lượng bên dưới vật thể.
    -Phát Ki
  2. chao_dong_chi

    chao_dong_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    .. -Để trọng lượng bên dưới vật thể. ... cái này là cái gì? không hiểu, trạm trang à ...
    ..Phát Ki ... phát cái gì có xì xì không?
  3. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Em tưởng mục 3 là đưa điểm tiếp xúc về gần trọng tâm của mình chứ. Bác Cuong có biết công thức tính trọng tâm của người không
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Nguyên lý 3: Giữ trọng lượng ở bên dưới vật thể.
    Trọng lượng của các vật thể thường vẫn rơi vào bên dưới. Thời gian duy nhất mà cơ thể con người không như vậy là khi nó căng thẳng. Khi bạn bình thản, sức nặng của cơ thể bạn nằm ở bên dưới. Người ta thường hay quên sự việc đơn giản đó và họ không thể bình thản được. Sự bình thản vốn là tình trạng tự nhiên của con người.
    Vì tinh thần điều khiển thể xác nên những công việc của nó cũng được thể xác phản ánh lại. Nếu bạn nghĩ là trong lượng của cánh tay bạn nằm ở phía dưới thì sự thể sẽ diễn ra như vậy và cánh tay bạn sẽ không ai nhất lên nổi.
    Nếu bạn nghĩ là sức nặng của cơ thể bạn ở phía trên, cơ thể bạn sẽ vâng lời. Nếu bạn muốn tự trấn an, giữ được bình thản trong một hoàn cảnh căng thẳng, bạn đừng nhắm mắt chờ sung rụng, bạn hãy tự nhủ: "Trọng lực của mọi vật thể đều ở bên dưới, ta cũng vậy. Nếu ta không làm gì cả và thư giãn thì ta sẽ an nhiên tự tại một cách tự nhiên. Ta sẽ bình thản".
    Bằng cách đó, với sự tự tin bạn sẽ dễ dàng giữa được thản nhiên. Nếu bạn thường xuyên thực hành điều này tiềm thức bạn sẽ dần dà thay đổi và sự thư giãn sẽ đến với bạn mà không phải cố gắng nhiều. Nguyên lý thứ hai và thứ ba chỉ là một.
    Nguồn:
    http://www.aikidovjccshudokan.net/forum/viewtopic.php?t=127&sid=80d385db265e781ad94bb3154afe6ee6
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 09:25 ngày 28/04/2007
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Nguyên lý 4: Phát KI.
    Một người yếu đuối với Ki suy nhược thì thiếu tự tin. Kẻ đó sẽ e ngại khi đi vào một công việc mới và sẽ hoạt động một cách yếu đuối. Nếu bạn muốn có một cuộc sống phương cường tích cực, điều đầu tiên là bạn phải tăng cường Ki. Chỉ có một loại Ki mà thôi. Cái mà chúng ta gọi là Ki mạnh mẽ, không gì khác hơn là một nuồn ki được phát ra một cách dũng mãnh. Một nguồn Ki suy nhược là dòng Ki được phát ra một cách yếu đuối.
    Đây là một ý niệm thường chấp nhận: một cánh tay gồng cứng là một cánh tay mạnh.
    Trắc nghiệm: A dang tay ra và cố gắng để nó không bị gập lại. B dùng cả hai tay để bẻ gập cánh tay A. Nếu hai người đồng sức thì B sẽ không gặp khó khăn nào.
    A dang tay ra như trước và thư giãn hoàn toàn. Anh tập trung vào ý nghĩ là năng lực của tinh thần tràn đầy cánh tay và thoát ra từ đầu ngón tay vào khoảng không vô tận. B cố gắng bẻ gập cánh tay A nhưng thất bại.
    (đây là một bài tập nổi tiếng mà không một môn sinh aikido nào không biết và chưa tập qua)
    Đối với những trắc nghiệm giống như trắc nghiệm trên đây thì tính chất gây ấn tượng của một lực sĩ đẹp quốc tế với cánh tay cong lại nổi cuồn cuộn bắp thịt là không đáng kể.
    Đó là một ví dụ về phát triển Ki. Để phát triển Ki, bạn phải tin là bạn đang thực hiện điều đó. Nói cách khác, bạn phải sử dụng ý bạn một cách tích cực. Âm thanh được phát đi, ánh sáng được phát đi. Không lý do gì khả năng tinh thần bạn không thể phát đi.
    Cũng như nước phun ra từ một vòi cứu hỏa, Ki cũng phóng ra nếu bạn tin như vậy. Ý nghĩ có vẻ kì lạ nhưng đó chỉ là vì Ki là một vật vô hình

    (nguồn đã dẫn)
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 09:32 ngày 28/04/2007
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Em xin phát biểu quan điểm cá nhân: Em chưa thấy những bài "test" trên. Tuy nhiên rất có khả năng và cũng hợp lý. Nhưng không phải theo cách giải thích của Aikido. Quan điểm của em rằng đơn giản chỉ là cách vận dụng tinh thần hợp lý. Hì hì!!! Cách phát ki nói trên cũng giống bài tập "chưởng" của bác nhỉ bác chao_dong_chi!!!
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 09:39 ngày 28/04/2007
  7. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Về aikido cũng chỉ biết ở múc độ đã bị một bác tập môn này quật thử vài đòn, nhưng về cái món cánh tay không bẻ nổi nếu ngoài cách giải thích là dùng ki thì liệu còn cách giải thích nào không: về tư thế để tay dẫn đến giảm bớt khả năng lựa chọn cách bẻ, về sự buông lỏng về tinh thần để vô thức tự sinh phản ứng chống trả sự uốn bẻ?
    Riêng đoạn muốn trọng tâm lên trên thì nó ở trên, muốn trọng tâm ở dưới thì nó ở dưới liệu có khả năng dịch sai không, Ki có thể mạnh thật nhưng liệu có khả năng thay đổi các nguyên lý vật lý không
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
  9. thieuhoacon

    thieuhoacon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    Ki theo đông y cần phải suy cho kỹ theo quan điểm khí công thui, chứ nói chung chung thì tui ko tham gia.
    theo quan điểm đông y :
    đầu tiên là đan điền công (luyện nhâm đốc)
    rùi ngũ khí Tâm Can Tỳ Phế Thận.
    rùi vinh khí, vệ khí.
    12 kinhchính, Lạc mạch ... ... ...
    kinh cân nữa ... ... ...
    đủ thứ tùm lum rắc rối.
    4 cái vấn đề Aikido đó chỉ là sau này thui,
    còn bài tập thở lúc đầu nữa chứ, do Aikido có liên quan đến Zen nên cần đưa Zen vô, thừơng thừơng người ta tưởng tượng có 1 quả cầu vàng ở đan điền lan tỏa ra toàn thân. ai biết gì về luyện khí trường phái Zen pót coi cái.
  10. thieuhoacon

    thieuhoacon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    Bác Cuong có luyện Ki theo Aikido ko ậy ? tui sau mỗi buổi tập tui thấy 2 lòng bàn chân nó cứ sát sát nặng nặng vào sàn vậy !

Chia sẻ trang này