1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng bàn Việt Nam - đáng lo lắm!

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi hoanbeo, 30/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoanbeo

    hoanbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    8.824
    Đã được thích:
    1
    Bóng bàn Việt Nam - đáng lo lắm!

    Nếu SEA Games 23 cho thấy tương quan của bóng bàn Việt Nam với các nước trong khu vực thì giải Cây vợt xuất sắc toàn quốc giúp chúng ta đánh giá đúng hơn về chính bản thân mình...

    SEA Games 23 là giải đấu mà bóng bàn Việt Nam đã thể hiện một bộ mặt kém thuyết phục nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Chấp nhận một thực tế các nước trong khu vực, đặc biệt là Singapore đã "Trung Quốc hoá" đội tuyển của họ một cách ồ ạt, gây tâm lý hoang mang cho các đối thủ, nhưng cũng phải thừa nhận rằng chúng ta đã thụt lùi rất nhiều so với chính mình. Không có HCV là một kết quả quá nghèo nàn so với tham vọng trước lúc lên đường.

    Không nói về những sai lầm trong chỉ đạo chiến thuật của BHL, không nói về sự sa sút của các cây vợt Việt Nam, cũng bỏ qua luôn những vướng mắc chưa được làm sáng tỏ về chuyện tiền nong... ở SEA Games 23, bài viết này chỉ nhắc đến những vấn đề của bóng bàn Việt Nam qua giải đấu cuối cùng trong năm - màn solo của những cây vợt hàng đầu.

    Nam: Ánh sáng mờ dần


    Bảng nam giải Cây vợt xuất sắc những năm qua đều hấp dẫn đến phút chót, nhờ sự cạnh tranh quyết liệt giữa ít nhất là 3 cây vợt chủ lực. Gần đây nhất, giải năm 2004 phải chờ đến trận "chung kết" đầy kịch tính (Kiến Quốc lội dòng thắng Tuấn Quỳnh 3-2) mới phân định được ngôi thứ. Nhưng năm nay, chức vô địch đã an bài chỉ sau 2 ngày thi đấu đầu tiên.

    Chủ nhân của chức vô địch đó, Nguyễn Nam Hải, lên ngôi bằng những chiến thắng cách biệt và hầu như không gặp phải trở ngại nào đáng kể. Cách đây không lâu, nhà báo Nguyễn Lưu - một chuyên gia hàng đầu về bóng bàn của nước ta - đã nhận định rằng Nam Hải sẽ chỉ tiến xa nếu từ bỏ được lối đánh "công chức". Quả thật, anh đã dần rũ bỏ cách chơi thiếu lửa, thiếu cá tính để đứng vững trong những thời điểm khó khăn.

    Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là Nam Hải đăng quang trong bối cảnh các đối thủ của anh đều... đánh mất điểm rơi. Giải nam trở thành cuộc đua một ngựa tẻ nhạt, mà ngựa về đầu không cần, hoặc cũng không đủ khả năng để tung hết sức. Bản thân Nam Hải vẫn còn nhiều điểm yếu rất rõ ràng. Quả trái của anh hay nhất Việt Nam, có thể ngang tầm khu vực, nhưng quả phải thì rất thường và đánh ôm bàn thì vẫn yếu. Nam Hải chỉ thua duy nhất 1 trận, nhưng lại là thua đậm 0-3 trước Tuấn Quỳnh, vì bị người đồng hương của anh "bắt thóp".

    Thế nhưng Tuấn Quỳnh - cựu vô địch Đông Nam Á lại tiếp tục thất bại ở các giải trong nước. Anh vẫn không tài nào hạ bệ được Kiến Quốc, dù đây là tay vợt sa sút "mãnh liệt" nhất trong năm. Anh cũng không tìm ra "thuốc" để "trị" chú ngựa non Đinh Quang Linh - đành gác vợt 1-3 và sớm chia tay giấc mơ vô địch. Ra ngoài khu vực, Quỳnh luôn chơi tốt, nhưng hễ cứ "về nhà" là ngược lại.

    Có rất nhiều điều để nói về Kiến Quốc. Anh có thể thắng Tuấn Quỳnh dễ dàng, nhưng lại cũng thoải mái cho phép mình thất bại trước Quang Linh. Nhìn cách đánh của Quốc, người khó tính sẽ không thể hài lòng bởi thái độ qua quýt rất thiếu chuyên nghiệp ở một VĐV hàng đầu.

    Những cây vợt khác như Phan Huy Hoàng, Đoàn Trọng Nghĩa hay Quan Đức Thắng chưa phải là già nhưng đều chững lại, và khó hy vọng tiến xa hơn. Giới chuyên môn đành nhìn về tuyến sau để tìm nhân tố mới đóng vai phụ cho những Hải - Quỳnh - Quốc, nhưng có lẽ chẳng còn ai, ngoài Đinh Quang Linh lúc trồi lúc sụt.

    Trình độ thì thế, nhưng điều đáng lo ngại hơn cả lại là sinh hoạt. Những sự cố trèo tường, vượt rào đi chơi đêm của VĐV Việt Nam trong thời gian tập huấn đã lan truyền khắp Trung Quốc. Sáng hôm sau thi đấu, mà đêm trước, các "sao" còn tụ họp ở một quán ăn khuya của thành phố Hải Dương để chén chú chén anh. Có những chai bia ngất ngù, những điếu thuốc khói bay sặc sụa...

    Nữ: chỉ toàn... bóng đêm

    Bảng nữ lại thể hiện một bộ mặt khác, tối tăm theo một cách khác. Ở đó, Mai Hoàng Mỹ Trang vẫn là thống soái, mặc dù không cho thấy sự tiến bộ nào so với 1 năm về trước. Chuỗi trận toàn thắng áp đảo của cô bé này chỉ chứng tỏ một điều: cô đang là... nữ hoàng ở xứ mù!

    Đồng đội của Mỹ Trang ở Bưu điện TPHCM - Mai Xuân Hằng đã nhiều năm nay không phát triển về chuyên môn, nhưng vẫn ung dung trụ lại Top 3. Trong khi đó, Lương Thị Tám, đi chủ lực ở SEA Games 23 lại "già trước tuổi" bằng lối đánh cằn cỗi, không có sức sống và đương nhiên là chẳng mong gì yếu tố sáng tạo.

    Một thực tế không biết đáng buồn hay nên vui, đó là sự trở lại của nữ tướng Mai Thy. Đã 31 tuổi, lại bỏ vợt nhiều năm nay nhưng Mai Thy vẫn đàng hoàng chiếm lĩnh ngôi á quân mà không cần phải chờ đến kết quả ngày thi đấu cuối. Mừng cho Mai Thy, để mà xót xa cho phong trào chung.

    Đã lâu lắm rồi, người ta "khóc than" cho sự hẩm hiu của bóng bàn nữ, khi các tay vợt của Việt Nam gần như mất dạng trên bản đồ thành tích Đông Nam Á. Thế nhưng người ta lại không biết nuôi dưỡng, gìn giữ những mầm hy vọng. Phạm Thị Thiên Kim - tài năng trẻ phát lộ qua giải 2004 - đã không còn xuất hiện năm nay, vì những lý do rất đáng trách ngoài chuyên môn.

    Nhìn vào những cái tên còn lại ở bảng nữ: Trà My, Hồng Hạnh, Thanh Tuyền, Ngân Giang hay Hải Yến... rõ ràng không phải là nơi có thể đặt niềm tin trong tương lai. Chẳng biết đến bao giờ, chúng ta mới lại có những "nữ tướng" tầm cỡ Ngô Thu Thuỷ, hay thậm chí chỉ như Trần Lê Phương Linh thôi, cũng đã là mơ ước lắm rồi...

    Lo cho xu thế mới

    Những người tâm huyết với bóng bàn Việt Nam còn có một nỗi lo xa xôi hơn nữa, đó là làm thế nào để theo kịp xu thế mới của thế giới. Người Trung Quốc luôn đi đầu trong những cách tân, và họ không ngừng hiện đại hoá môn thể thao hội tụ đầy đủ các yếu tố nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ này.

    Trung Quốc hiện nay đang nổi lên một lớp VĐV trẻ hết sức chú trọng kỹ năng giật bóng ngay trên mặt bàn. Đó là một kỹ thuật cực khó, nhưng hiệu quả, bởi nguyên lý của nó là phát huy tốc độ nhờ thu hẹp biên độ và phát lực đưa bóng đi nhanh hơn phản xạ của con người. Theo dự báo, không lâu nữa lối đánh này sẽ thống trị bóng bàn thế giới.

    Điều đó có nghĩa là những Nam Hải, Tuấn Quỳnh, Kiến Quốc và cả những VĐV trẻ nhất của chúng ta - những người chỉ quen giật moi hoặc đôi công xa bàn cũng sẽ trở nên lạc hậu. Đã đến lúc bóng bàn Việt Nam cần học hỏi những kỹ thuật mới nhất, và xây dựng tận gốc lực lượng hậu bị cho khoảng 10 năm nữa.

    Anh Đức
    http://www.thethao.vietnamnet.vn/binhluan/2005/12/527149/
  2. tuleo

    tuleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Hinh nhu do la tinh trang chung cua nen the thao vn. The thao la nhung mon choi, giai tri lanh manh giup cho co the con nguoi khoe manh, va cung di doi voi nen kinh te cua mot quoc gia: quoc gia phon thinh, nguoi dan moi nghi den the thao, va su dai ngo cho nguoi xuat sac cung se rat hop ly.
    Qua nhung tin tuc the thao tren bao chi, toi co nhan dinh la vn chung ta qua chu y den thanh tich nen dau tu rat la nhieu o phan tren (top) ma quen di ha tang co so--nhu truong hop muon hlv ngoai cho BONG DA (mot lang phi vo ich).
    Tro lai mon bong ban thi theo toi hien nay vn co rat la nhieu hlv gioi nhu The Ngoc, Phien, Tuan anh v.v (nhung nguoi ma toi biet) va nhung the he sau nay nua (xin loi) thi lam gi ma ho khong nhan dinh duoc nhung gi can thiet de ma ton tai duoc trong khu vuc; van de chanh la ha tung co so cua chung ta nhu the nao? Truong hoc van hoa cua chung ta co nhung co so the duc the thao hay khong? mon bong ban co mat o cac truong hoc hay khong? noi chung la Phong Trao Bong Ban cua VN nhu the nao?
    Noi chung tat ca la CHANH SACH CUA QUOC GIA va trach nhiem cua nguoi cam dau tung bo mon.

    XIN LOI TAT CA ANH EM TRONG BOX, KHONG BIET HOM NAY TOI BI ANH HUONG BOI NGON GIO GI ? CHO TOI VE CAM DAU BO MON CHAC TOI CUNG SE DAY CHET MA THOI.

    Cung xin anh em trong Box thong cam ve kha nang viet len giay nhung suy nghi cua toi, mong anh em trong box thay duoc la toi co tam long yeu bong ban va que huong.
  3. caigichaduoc

    caigichaduoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.095
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, bệnh thành tích.
    Nếu nói khoảng 10 năm trước đây thì phong trào bóng bàn của chúng ta rất rầm rộ. Hồi đó câu lạc bộ cực nhiều, riêng trong một phường của Hà Nội đã có khoảng 5, 6 câu lạc bộ rồi. Tiếc là em hơi nhỏ tuổi nên ko biết và để ý khoảng thời gian trước đó thế nào.
    Còn bây giờ, câu lạc bộ bb ở Hà Nội thì nhiều nhưng rải rác và ko phải ai cũng quan tâm. Hở được tí đất nào là người ta tranh giành nhau xây nhà. Sân chơi còn hiếm chứ chưa nói đến câu lạc bộ thể thao. Phong trào bb nói riêng xuống đến thảm hại về chất lượng và số lượng. Trong khi ta lại tốn hàng đống tiền đầu tư vào mấy cái việc tập huấn thế này rồi mời huấn luyện viên thế nọ. Giống như chăm chút cành cây to đẹp rồi treo đủ thứ vào đó trong khi cái gốc thì bé tẹo, có ngày cái cây lăn đùng ra rồi chả ai dựng lên.
    Đến kỳ Seagames ông này ông nọ cứ kêu mình phải đuổi thằng này hay xếp trên thằng nọ mà ko để ý làm thế chỉ tổ xấu hổ vì chả khác gì vạch lưng cho người ta thấy trình độ thể thao Việt Nam hoàn toàn ko phản ánh tương quan kinh tế. Người ngoài nhìn vào thấy mình chỉ là lũ ngốc khi bỏ hàng đống tiền vào để lấy cái lợi, cái sướng trước mắt. Ngay như bóng đá thôi chẳng hạn. Tiền đổ vào bao nhiêu mà cuối cùng vẫn chỉ có thế. Lúc thì ca ngợi thế hệ vàng thế này thế nọ nhưng ko chịu nhận thức rằng thế hệ vàng nổi lên chỉ vì mình bất lực ko tạo ra được những tên tuổi như vậy đều đặn và ổn định.
    Xem Singapore, Hàn Quốc và Nhật họ phổ biến thể thao vào học đường hiệu quả đến mức nào. Những vận động viên chuyên nghiệp của họ đều từ đó mà ra. Như môn bóng chày được yêu thích nhất ở Nhật, các cầu thủ đều xuất thân từ những trường cấp III rồi từng bước đến với sân Kòshien chuyên nghiệp. Ko chỉ vài môn phổ biến, trong mỗi trường học sinh được lựa chọn môn thể thao mình thích nhất và theo tập.
    Còn mình thì sao. Mỗi tuần được 2, 3 tiết thể dục. Trong tiết ngồi giảng giải này nọ, nhảy nhót linh tinh. Đến lúc gần kiểm tra cho tập thử một buổi, tập thật một buổi. Kiểm tra xong thì hàng tháng học trò ko cần nghĩ đến thể dục là cái của khỉ gì nữa. Môn thể chất kiểu này chỉ là môn làm hại sức khoẻ.
    Nói chung cái kiểu phát triển đối phó và nặng thành tích này sẽ làm thể thao Việt Nam nói chung và bóng bàn nói riêng mãi giậm chân tại chỗ thôi. Nhiều người nhớ về thời xưa bb Việt Nam rạng danh mà buồn, em nghe kể thì chỉ thấy bực.
  4. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nghĩ thì bóng bàn việt nam không phải không có tài năng Thiên bẩm để trở thành Những tay vợt tầm cỡ của thế giới Những Sơn Trúc, Tuấn Quỳnh, Nam Hải, Kiến Quốc...Có thể trở thành Những tay vợt Hàng đầu của Thế giới lắm Chứ...Nói tại ý thức kỉ luật của VDV cũng đúng nhưng Cái sâu xa hơn là Nền đào tạo Các VDV Của việt Nam Nói chung là rất kém và không chuyên nghiệp ...Mà cái đó nó thể hiện không riêng gì Thể thao mà các ngành đào tạo khác cũng thế.Chúng ta không thiếu nhân tài Nhưng chúng ta thiếu bài bản Làm sao để Họ Những người tài năng được phát huy...Chúng ta đau xót khi những VDV Thuộc tầm cỡ quốc gia mà Phải mài lưng chuyện làm thêm Để lo cơm áo hàng ngày..Họ không thể sống nổi với nghề..Một buổi dạy bóng bàn được 50.000 Nhưng họ mất gì? Đã đành là dạy nâng cao cho những VDV nghiệp dư Thì không sao ..nhưng làm sao mà từ chối được Một hợp đồng để dạy cho ngưòi chưa từng bao giờ cầm vợt..Tất cả chỉ vì miếng cơm manh áo..Nhưng VDV bóng bàn và Các VDV khác không thể sống được vì NGhề của mình..NHìn ra nước ngoài ta thấy Những VDV của họ mỗi khi có thành tích có khi được hàng triệu đô la...không thiếu một xu..Còn ở việt nam chuyện tiền thưởng và Phí sinh hoạt của VDV vẫn còn bị báo chí soi mói vào..Chỉ khổ cho các VDV của Ta thôi....Nếu như Nước ta Có chế độ ưu đãi Như Các nước Khác Thì HƯ TRÚC cũng tự nguyện trở thành một vận động chuyên nghiệp Của đất nước ..Chứ không phải làm cái nghề Tài chính đau khổ này...
  5. tuleo

    tuleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Cam on cgcd. Toi co viet mot bai " mot chut cho bb.vn" dang trong mot nien ky, de toi tim lai va post len box cho anh em xem; bai do noi ve bb mien nam, tinh trang chung cua bong ban, giai bb vo dich toan quoc dau tien v.v.
    Noi la tim lai va post cho anh em xem nhung co le toi phai danh lai tung chu va kha nang danh may cua toi la 2 hoac 3 ngon tay ma thoi.
  6. chip_hoibb

    chip_hoibb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    thật đáng buồn!
  7. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    ĐTQG Việt Nam đứng ở vị trí thứ 40/118 thế giới
    Theo bảng xếp hạng ĐTQG (nam) mà LĐBBTG (ITTF) vừa công bố hồi cuối tuần qua, ĐTQG Việt Nam đứng ở vị trí thứ 40/118 đội với 156 điểm. Điểm số này được tích lũy dựa trên cơ sở điểm số của các cá nhân trong đội tuyển và tham dự các giải đấu quốc tế nằm trong hệ thống của ITTF, đặc biệt trong đó có giải VĐ đồng đội thế giới được tổ chức 2 năm 1 lần.
    Với 3 gương mặt xuất sắc nhất từng đại diện cho BBVN tham dự các giải đấu: Kiến Quốc (1.074 điểm), Tuấn Quỳnh (1.058 điểm), Nam Hải (968 điểm) vị trí thứ 40 trên bảng xếp hạng phản ánh khá đúng thực lực của ĐT nam. So với khu vực, chúng ta đứng ở vị trí thứ 2, sau Singapore (hạng 30, 174 điểm; Yang Zi 1.695 điểm, Cai Xiao Li 1.211 điểm, Jason Jia Ren 551 điểm) và xếp trên Indonesia (thứ 47, 142 điểm), Philippines (56, 125 điểm), Thái Lan (82, 78 điểm)? Còn so với các đội trong cùng châu lục, ĐT nam có mặt trong tốp 8 đội mạnh nhất. Với những cây vợt có mặt trong tốp đầu của bảng xếp hạng cá nhân (Wang Liqin, 2558 điểm; Wang Hao, 2407 điểm; Ma Lin, 2389 điểm), ĐT nam Trung Quốc tiếp tục vững vàng ở ngôi đầu (234 điểm) trong suốt thời gian khá dài. Tiếp đến là Hàn Quốc ở vị trí thứ hai 232 điểm. ĐT Áo đứng thứ ba với 228 điểm.
    Cũng theo bảng xếp hạng, dựa trên điểm số và thứ hạng đồng đội, ITTF công bố danh sách 14 đội tuyển được vào thẳng vòng loại của giải VĐTG đồng đội, dự kiến diễn ra tại Bremen, Đức từ 24-4 đến 1-5 tới gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Áo, Đài Loan, Hồng Kông, Thuỵ Điển, Đức, Nga, Pháp, CH Czech, Nhật, Bỉ, Italia và Brazil.
    Với ĐTQG BBVN, do bận chuẩn bị cho giải VĐ Đông Nam Á diễn ra vào đầu tháng 5 tại Singapore nên các nhà chuyên môn đang cân nhắc khả năng tham dự giải VĐ đồng đội thế giới.
    Theo kế hoạch, toàn đội sẽ có chuyến tập huấn tại Quảng Tây, Trung Quốc trong vòng 45 ngày để chuẩn bị cho các nhiệm vụ trong năm.
  8. romance_soldier

    romance_soldier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Theo như tôi thấy ở một khía cạnh nhỏ của 1 clb ma tôi đang tham gia học thì không hẳn như vậy , lớp của bác Hà qd ở Yên phụ đang dạy hiện có khoảng 4 ông bố cùng 6 cậu con trai tôi hay gặp cuối tuần đều dẫn các cậu con trai đến tập, các em cũng rất hăng say và nghiêm túc, tài năng và hy vọng bắt đầu từ những điều như vậy chứ ở đâu.
    Lạc quan lên các bạn rồi thì kinh tế đất nước sẽ vững mạnh lúc đó thì thể thao mới có đất sống chúng ta sẽ được hãnh diện về thể thao nước nhà trên đấu trường tg
  9. littlephoc

    littlephoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Chán cái kiểu khẩu hiệu của bác. Ở đó mà hi với chả vọng. Không suy nghĩ thực tế thì thôi, đừng spam cho bà con bực.
  10. lon_loi

    lon_loi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    0
    sory
    vào nhầm
    Được lon_loi sửa chữa / chuyển vào 11:59 ngày 13/03/2006

Chia sẻ trang này