1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng bàn Việt Nam - đáng lo lắm!

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi hoanbeo, 30/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. romance_soldier

    romance_soldier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Bực hay ko là quyền của cậu, bài viết của cậu tôi chẳng thấy có nội dung gì ngoài việc cậu chê bôi bài viết của tôi mà hình như cậu không chịu đọc phần trên mà chỉ cắt dán rồi phán xét.
    Thực tế như cậu thì đã đóng góp được gì cho môn bb của VN để tự hào với bên ngoài hay cũng chỉ suốt ngày thở ngắn than dài mà thôi
  2. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Bóng bàn nữ Việt Nam cần được đầu tư chiều sâu .
    Thực tế cho thấy qua 3 kỳ SEA Games gần đây, làng bóng bàn (BB) nữ VN đã tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực (không tính Singapore toàn là VĐV gốc Trung Quốc) như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Trong lúc đó họ cũng được tập huấn và thi đấu quốc tế như đội tuyển nam. Tại sao?
    Nhớ lại trước đây ở SEA Games 16 tại Philippines, đội nữ VN với 2 danh thủ Nhan Vi Quân (TPHCM) và Trần Thu Hà (Hải Phòng) đã thi đấu xuất sắc và đem về cho nước nhà chiếc HC vàng đồng đội. Ngoài ra, tuyển thủ Ngô Thu Thủy (Hà Nội) cùng với Vũ Mạnh Cường (Hải Dương) cũng giành được chức quán quân ở nội dung đôi nam nữ phối hợp tại SEA Games 18. Rồi Vi Quân còn đoạt thêm chiếc HC bạc đơn nữ SEA Games 1991 và Thu Thủy giật thêm chức á quân đơn nữ SEA Games 1993. Còn tại SEA Games 21, đội tuyển nữ BB VN đã một lần làm bàng hoàng làng bóng nhựa nhỏ cả nước, họ đã không đoạt được một suất nào ở vòng bán kết cả 4 nội dung tham dự gồm: đồng đội, cá nhân, đôi nữ và đôi nam nữ. Đặc biệt ở giải đồng đội nữ, có 5 nước trong khu vực tham gia tranh tài vòng tròn một lượt, cả 3 tay vợt kỳ cựu Thu Thủy, Mai Thy, Phương Linh đều thua cả 4 trận trước Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và an phận với vị trí "đèn đỏ" hạng năm! Đây là thành tích thấp nhất của đội tuyển nữ BB VN sau 7 lần tham dự SEA Games từ 15 đến 21. Thất bại nặng nề đó không được ban huấn luyện cũng như VĐV đội tuyển nữ rút kinh nghiệm "nghiêm chỉnh", mà chỉ tổng kết sơ sài qua loa lấy lệ.
    Tiếp đó tại SEA Games 22 ngay trên sân nhà, đội nữ BB VN lại tiếp tục trắng tay với thành phần đội hình chính gồm: 2 VĐV đàn chị kỳ cựu Thu Thủy, Mai Thy, 2 VĐV trẻ Mai Xuân Hằng, Lương Thị Tám. Thất bại trên đã làm cho VĐV trụ cột Ngô Thu Thủy quyết tâm chuyển sang công tác huấn luyện. Có lẽ Liên đoàn BBVN cũng như bộ môn BB (Uỷ ban TDTT) cần có định hướng với những phương án rõ ràng để đầu tư có chiều sâu hơn nữa như: Gửi một đội hình khoảng 5 VĐV thiếu niên triển vọng từ 15 tuổi trở xuống đi tập huấn dài hạn ở Trung Quốc và hàng năm chỉ về một lần tham gia giải Cây Vợt Vàng quốc tế. Vì giải này có chất lượng chuyên môn hơn tầm khu vực Đông Nam AÁ và qua đó sẽ có điều kiện thẩm tra thực tế trình độ của VĐV sau 1 năm khổ luyện tại nước ngoài. Nếu VĐV đảm bảo được lối đánh hiện đại và chỉ tiêu chuyên môn của năm đó thì sẽ được đầu tư tiếp tục. Còn không sẽ bị loại và thay thế VĐV triển vọng trong nước khác.
    Giới chuyên môn cũng như khán giả hâm mộ môn bóng nhựa nhỏ hy vọng ban lãnh đạo, ban huấn luyện và các tuyển thủ nữ nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục, thì vài năm tới mới có cơ may hoà nhập thành tích với các nước trong khu vực. Ngược lại, các VĐV nữ Đông Nam AÁ đã có bước tiến khá nhanh trong thời gian gần đây, nhất là tại Olympic Athens cả 2 VĐV Li Jia Wei, Yuang Xue Ling (cùng Singapore) đã vào tới vòng tứ kết giải đơn nữ và chung cuộc Li Jia Wei đã xuất sắc thắng tay vợt hạng nhì thế giới Wang Nan (Trung Quốc), và chỉ chịu dừng bước ở vòng bán kết. Ngoài ra, còn hàng loạt các VĐV khác như Nanthana, Anissara (Thái Lan), 2 chị em Beh Lee Fong, Beh Lee Wei (Malaysia)... đã nâng cao chuyên môn lên rất rõ trong 2 năm trở lại đây. Trong thời điểm hiện nay, các VĐV nữ VN không phải là đối thủ của họ.
    Theo Báo Lao động

  3. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Đội dự tuyển bóng bàn sẽ được tập huấn vào đầu tháng 3
    Nhằm chuẩn bị cho ASIAD 15 và các giải quốc tế khác trong năm, Ủy ban TDTT đã ra quyết định tập trung tập huấn đội tuyển bóng bàn quốc gia tại Trung tâm HLTTQG từ ngày 1-3 đến 31 12-2006.

    Thành phần gồm 10 tay vợt xuất sắc nhất thời điểm hiện nay là: Nguyễn Nam Hải, Trần Tuấn Quỳnh, Phan Huy Hoàng (Hà Nội), Đinh Quang Linh Quân đội), Đoàn Kiến Quốc (Khánh Hòa), Lương Thị Tám, Vũ Thị Hà (Quân đội), Mai Hoàng Mỹ Trang, Mai Xuân Hằng (TPHCM), Nguyễn Trà My (Hải Dương). Đội tập luyện dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Minh Đạt Khánh Hòa) và Lê Xuân Phong (Quân đội). Dự kiến, trong thời gian tới, đội sẽ chuyên gia Trung Quốc.



    Được nguoidepvaquaithu sửa chữa / chuyển vào 14:19 ngày 19/03/2006
  4. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Liên đoàn Bóng bàn Đ.N.Á vừa thông báo đến LĐBBVN là giải 2006 sẽ diễn ra từ 24 đến 28.5 tại Singapore (thay vì đầu tháng 10). Hiện, Tuyển Bóng bàn VN chưa tập trung tập huấn sẽ gặp nhiều bất lợi vì thời gian không còn nhiều.
  5. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Tập trung đội tuyển quốc gia bóng bàn: Hiệu quả: Mục tiêu số 1!

    10 cái tên trong danh sách triệu tập lần này (nam: Kiến Quốc, Tuấn Quỳnh, Nam Hải, Huy Hoàng, Quang Linh; nữ: Xuân Hằng, Mỹ Trang, Trà My, Vũ Thị Hà, Lương Thị Tám) có phần không làm thoả mãn yêu cầu số 1: trẻ hoá của giới hâm mộ trước những thách thức từ thực tế. Ai cũng biết, nguyên nhân chính dẫn đến việc các nhà chuyên môn buộc phải gọi trở lại một vài cựu binh là do lịch thi đấu của giải vô địch Đông Nam Á bị đẩy lên gần 6 tháng so với dự kiến.
    Đúng như dự kiến, ĐTQG bóng bàn tiếp tục được tập trung trở lại vào đầu tháng 3 tới nhằm chuẩn bị cho các nhiệm vụ quốc tế trong năm.
    Vỡ? kế hoạch?
    Sự thay đổi này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ kế hoạch dự kiến mà Bộ môn, LĐBBVN đã xây dựng ngay từ sau SEA Games 23. Tiếp đến, nếu so thành tích 3 HCV tại giải lần trước thì rõ ràng, những gì các cây vợt vừa giành được tại SEA Games 23 khó có thể chấp nhận được. Nói một cách khác, BBVN không thể tiếp tục nhận thêm một thất bại khác. Thế nên, ở thời điểm này, trong bối cảnh các gương mặt trẻ chưa thực sự sẵn sàng, việc trông cậy vào những cây vợt gạo cội là sự lựa chọn duy nhất cho dù kế hoạch cải tổ lực lượng BBVN của các nhà chuyên môn đã phần nào bị phá vỡ. Như vậy, với phương án này, nhanh nhất phải 3 tháng nữa (tháng 6) khi đấu trường quan trọng số 1 của BBVN trong năm khép lại, chúng ta mới có thể quay trở lại điểm xuất phát của những dự định ban đầu. Tuy nhiên, vẫn còn một điều may mắn là đội tuyển trẻ vẫn được tập trung ngay từ đầu năm, nếu không, khó khăn không chỉ dừng lại ở đây.
    Hiệu quả và bài học từ SEA Games 23
    Trở lại với thực tế trước mắt, những gì đã xảy ra tại SEA Games 23 chẳng có lý do gì mà không tái diễn một lần nữa khi BBVN tiếp tục phải sử dụng những gương mặt quen thuộc để "chinh chiến" ở một đấu trường quen thuộc. Khó khăn hơn, thời gian chỉ còn vài tháng để chuẩn bị trước khi trận đánh quyết định mở màn. Lúc này, chẳng có ai dám khẳng định chắc chắn điều gì bởi Singapore đang như "rồng thêm cánh" với sự bổ sung của 2 cây vợt trong tốp 100 thế giới (Yang Zi, Gao Ning), còn Indonesia thì tiến bộ rõ rệt từng ngày. Sự bứt phá này khiến thế thượng phong (tại giải lần trước) của các cây vợt nam Việt Nam đang ngày bị hạ thấp mà điển hình là sự thất thế tại SEA Games 23 chỉ sau thời gian rất ngắn. Nếu trước đây, BBVN rất rộng "cửa" ở các nội dung của nam thì giờ đây, cơ hội chỉ còn lại rất ít và con đường dẫn tới tấm HCV không đơn giản chút nào. Vì vậy, việc lựa chọn một thứ "vũ khí" sắc bén, tập trung mài giũa để tung đòn quyết định cũng là việc cần cân nhắc. Chính Indonesia đã thành công với bài học này khi dồn toàn bộ sự đầu tư cho một mình Jacobs Davids, để rồi cuối cùng cây vợt này đăng quang ở nội dung đơn nam SEA Games 23 trong sự ngỡ ngàng của những nhà chuyên môn. Nhìn lại BBVN, hẳn chúng ta chưa có được sự bất ngờ đó cho dù ĐTQG tập trung chuẩn bị cho SEA Games kéo dài trong suốt cả năm ngoái với số lượng tuyển thủ không phải là thấp. Nên chăng, trong khoảng thời gian còn lại quá ngắn và lực lượng không có đột biến, phương án này cũng cần được tham khảo?
    Yến Vân

  6. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Bao giờ trở lại ngày xưa?
    TT - Bóng bàn là một môn thể thao mà ai cũng bảo nó rất phù hợp với tố chất người VN. Nó không cần phải cao lớn cũng như sức mạnh mà chỉ cần sự nhanh nhẹn, dẻo dai, thông minh.
    Chẳng thế mà khi bóng bàn thế giới còn ở buổi sơ khai, các tay vợt VN như Lê Văn Tiết, Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được đã làm mưa làm gió trên các sàn đấu từ Âu đến Á.
    Nhưng, bóng bàn VN đã bị tụt lại phía sau rất xa không chỉ vì thiếu sự can thiệp mạnh mẽ của khoa học huấn luyện mà còn từ sự chăm sóc quá đỗi hờ hững của những người có trách nhiệm.
    Chúng tôi không tin vào tai mình khi nghe chuyện thầy trò đội Khánh Hòa chỉ dám ở trong một phòng nghỉ chật chội của nhà khách Bộ GD-ĐT khi vào TP.HCM dự giải vô địch quốc gia bởi họ chỉ được tiêu chuẩn ở khách sạn 50.000 đồng/ngày/người.
    Hay chuyện mấy thầy trò đội Quân Đội phải chịu tiền xăng khi xin xe chở đội đi tập luyện, thi đấu trong những ngày dự giải (do chỗ ở cách sân quá xa), cả thầy lẫn trò mếu máo, ăn còn không đủ lấy đâu ra tiền đổ xăng!
    Nổi máu liều, dù biết không đủ tiền trả nhưng cả đoàn vẫn kéo nhau về ở khách sạn Victory của quân đội quản lý sát bên sân Phan Đình Phùng. May mà có thành tích tốt nên cuối cùng cũng được xí xóa!
    Vẫn biết bóng bàn không thể mong thu nhập cao như bóng đá, nhưng chăm sóc VĐV ở thấp hơn mức sống trung bình của xã hội quá xa như thế thì làm sao mơ có được những chiến tích huy hoàng như 40 năm trước?
    HUY THỌ (Tuoitre.com)
  7. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đoàn Kiến Quốc: ?o Theo thể thao là phải hy sinh nhiều thứ?

    Sinh ra và lớn lên tại Nha Trang (Khánh Hoà), chàng trai vùng biển này đã sớm gắn bó với môn bóng bàn và luôn nung nấu ước mơ trở thành một tay vợt bóng bàn chuyên nghiệp. Từ lúc mới 5 tuổi, Quốc đã cầm vợt và chập chững làm quen với bàn bóng, 7 tuổi thường theo anh trai đi đến trường năng khiếu tỉnh Khánh Hoà để xem các anh chị tập bóng bàn.

    Là con thứ 3 trong một gia đình có 4 anh em trai, người em út là Đoàn Trọng Nghĩa cũng là một trong những tay vợt bóng bàn của đội tuyển quốc gia Việt Nam. Nhiều năm qua, hai anh em Quốc đã trở thành ?ocạ cứng? và giành được rất nhiều huy chương ở nội dung đôi nam tại các giải đấu.
    Bóng bàn đến với Quốc thật ngẫu nhiên, anh thừa hưởng niềm đam mê này từ bố và người anh trai của mình. Từ lâu lắm rồi trong ngôi nhà của anh đã có bàn bóng để mỗi khi rảnh rỗi bố con vẫn thường ?ogiao lưu? với nhau bằng những séc đấu. Trước đây bố anh cũng rất thích môn thể thao này, sau đó ông đã dạy cho cậu con trai đầu, anh trai của Quốc đã từng học ở trường năng khiếu tỉnh về môn bóng bàn nhưng lại không tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thể thao mà chuyển sang làm nghề khác.
    Từ những lần được xem bố và anh trai đánh bóng, Quốc đã mải mê ngắm những đường bóng qua lại và tiếp bước anh trai mình vào học ở trường năng khiếu của tỉnh. Năm 1988 anh bắt đầu bước vào con đường chuyên nghiệp rồi gắn bó với bóng bàn cho đến tận bây giờ.
    Chàng trai 26 tuổi này bộc bạch: ?oVì quá ham mê môn bóng bàn mà tôi đã bỏ dở sự nghiệp học hành của mình. Sau khi đoạt giải vô địch cá nhân và đồng đội thiếu niên toàn quốc tôi được gọi tập trung vào đội tuyển trẻ quốc gia, sau đó là đội tuyển quốc gia. Khi mới vào đội tuyển, tôi đang học lớp 9 của trường PTCS Vĩnh Nguyên (Nha Trang), nhưng đành phải bỏ dở việc học, mấy năm sau đó, tôi mới được tạo điều kiện đi học chương trình bổ túc văn hoá và đã tốt nghiệp được một năm. Vừa qua được Sở TDTT Khánh Hoà lại cử đi học lớp Đại học tại chức nhưng mới chỉ học được 10 ngày thì phải đi thi đấu rồi tập huấn...theo thể thao nghĩa là phải hy sinh rất nhiều thứ. Một năm có 12 tháng thì mất 8-9 tháng tập huấn ở Hà Nội rồi, nhiều khi nhớ nhà nhưng ít có thời gian về thăm gia đình, chuyện riêng tư cũng đành gác lại...?.
    Trưởng thành từ phong trào bóng bàn của địa phương, Kiến Quốc sớm đạt được những thành tích toàn quốc từ các giải thiếu niên, nhi đồng và trường năng khiếu. Năm 1995, Kiến Quốc được chọn vào đội dự tuyển trẻ các tỉnh phía Nam. Khi có mặt trong đội dự tuyển trẻ, hàng ngày anh được tập luyện cọ xát với các tay vợt đàn anh trong đội tuyển, cộng với nền tảng thể lực khá vững chắc, Kiến Quốc đã có những bước tiến khá nhanh và cũng là đối thủ nặng ký của tay vợt kỳ cựu số 1 của Việt Nam Vũ Mạnh Cường trong khoảng từ năm 1999 đến 2001. Cũng trong thời gian đó, Kiến Quốc và đàn anh Mạnh Cường là 2 tay vợt chủ lực của đội hình nam trong những trận thi đấu quốc tế trong nước lẫn nước ngoài.
    Nói về thành tích của Kiến Quốc phải kể đến những thành tích sau: ở các giải trong nước như vô địch toàn quốc và các đội mạnh, anh từng vài lần vô địch ở nội dung đồng đội, đôi nam và đơn nam. Bên cạnh đó, bảng thành tích ở các giải quốc tế cũng khá nổi bật: HCV đơn nam giải trẻ Đông Nam á 1996, á quân đồng đội và HCĐ đơn nam SEA Games 2001, vô địch giải đồng đội ĐNA 2002.
    Anh còn được giới hâm mộ bóng bàn biết đến là người đặt viên gạch đầu tiên cho làng bóng bàn Việt Nam tại đấu trường Olympic khi giành ngôi quán quân giải đơn nam vòng đấu loại Olympic khu vực ĐNA diễn ra tại Kuala ?" Lumpur (Malaysia).
    Đây là tấm vé duy nhất của các VĐV nam khu vực ĐNA dự Đại hội thể thao thế giới và cũng là tấm vé tham dự Olympic đầu tiên trong lịch sử bóng bàn Việt Nam.
    Nói về lần tham dự vòng loại Olympic này, anh tâm sự: ?o Năm 2000, tôi cùng với Vũ Mạnh Cường từng tham dự vòng loại Olympic Sydney, nhưng cuối cùng cũng đành gác vợt trước các đối thủ Singapore, Thái Lan, Indonesia . Ở vòng loại năm 2004, cơ hội đến với Việt Nam nhiều hơn, trước khi lên đường, cả 3 chúng tôi đều hy vọng là làm sao giành được một suất dự Olympic. Dù không ai nói với ai, nhưng tất cả chúng tôi đều tự hứa với bản thân là phải cố gắng và cuối cùng may mắn đã đến với tôi. Là người Việt Nam đầu tiên được tham dự môn bóng bàn ở Đại hội thể thao thế giới, nhưng đây cũng là một đấu trường hết sức cam go, nơi hội tụ các tay vợt xuất sắc nhất, cơ hội giành chiến thắng cũng rất khó khăn nên tôi nghĩ, được đến với đấu trường này là một vinh dự lớn lao, tôi sẽ chú ý để học hỏi thật nhiều và nỗ lực thật cao trong tập luyện để rút kinh nghiệm trong mọi cuộc thi đấu?.
    Sự khổ luyện cũng như cố gắng đã giúp Đoàn Kiến Quốc thi đấu xuất sắc, toàn thắng tất cả các tay vợt của khu vực để đoạt ngôi á quân và giành suất duy nhất các tay vợt nam khu vực ĐNA tham dự Olympic Athens. Với 50 phút thi đấu ở trận chung kết, cây vợt đồng hương cũng là đương kim vô địch SEA Games 22 Trần Tuấn Quỳnh đã thúc thủ trước kinh nghiệm thi đấu dày dặn của tay vợt đàn anh Đoàn Kiến Quốc.
    Nhớ lại những giây phút thăng hoa ở vòng loại, Kiến Quốc cho hay: ?oGiây phút đáng nhớ nhất là lúc tôi kết thúc trận đấu với Tuấn Quỳnh, chính tôi cũng bất ngờ về kết quả thi đấu của mình. Trong thể thao, thắng thua là chuyện thường tình, niềm vui của mình cũng có thể là nỗi buồn của người khác, tôi cũng đã có lúc thua, lúc ấy cũng buồn lắm, nhưng không để nỗi buồn ấy dai dẳng mãi, tôi tự động viên mình cố gắng, rồi tìm hiểu xem tại sao mình lại thua, tự rút kinh nghiệm để lần sau gặp lại đối thủ ấy mình sẽ đánh tốt hơn. Tôi không nghĩ mình là người giành được tấm vé tham dự Olympic. Đây quả là niềm vui bất ngờ đối với tôi".
    Trong Lần đầu tiên trong lịch sử tham gia vòng loại Thế vận hội, bóng bàn Việt Nam đã thành công khi giành được một suất dự Đại hội thể thao lớn nhất hành tinh này và hơn ai hết Kiến Quốc đã biến ước mơ trở thành hiện thực, để con đường đến với đấu trường châu lục ngày càng gần hơn.
    Các nhà chuyên môn nói về tay vợt Đoàn Kiến Quốc
    HLV Nguyễn Đình Phiên:
    Nếu nói Trần Tuấn Quỳnh, có lối chơi biến hoá , mạnh về tấn công, ra bóng tốt, có cú giật thuận tay mạnh và sự nhanh nhẹn trong di chuyển thì Đoàn Kiến Quốc được giới chuyên môn đánh giá là VĐV có quả giao bóng hay nhất trong số các VĐV nam Việt Nam hiện nay. Đoàn Kiến Quốc cầm vợt ngang tay trái, anh có lối đánh tích cực và mạnh dạn tấn công giật cả 2 bên, đặc biệt là kỹ thuật giao bóng móc của anh có độ biến hoá điểm rơi và độ xoáy tương đối kín cũng chính vì lối đánh này đã gây nhiều áp lực cho đối thủ.
    Ông Phạm Đức Thành, Tổng thư ký Liên đoàn bóng bàn Việt Nam:
    Trong những năm gần đây, bóng bàn Việt Nam thiên về các VĐV tay trái như Vũ Mạnh Cường, Đoàn Kiến Quốc, Trần Tuấn Quỳnh. Riêng về Quốc, anh có lối đánh ôm bàn tấn công rất tốt và có quả giao bóng biến hoá, đồng thời dùng uy lực tấn công quả phải để áp đảo đối phương. Đặc biệt, Quốc dám đánh ngay những quả giao bóng đầu của đối phương để giành thế chủ động

    Đức Linh
  8. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Đội tuyển bóng bàn QG sẽ tập huấn tại Quảng Tây, Trung Quốc
    Theo kế hoạch, ĐTBBQG sẽ có chuyến tập huấn tại Quảng Tây Trung quốc trong thời gian 45 ngày để chuẩn bị cho giải VĐ Đông Nam Á diễn ra vào tháng 5 tới tại Singapore. trong thưòi gian tập luyện tại đây, sẽ có 2 chuyên gia TQ dẫn dắt các tay vợt.
    Để tập trung cao độ đòi lại món nợ SEA Games 23 vừa qua, Bóng bàn VN đã phải huỷ bỏ một loạt kế hoạch thi đấu quốc tế khác (Cúp châu Á và Giải VĐ đồng đội thế giới)
    [​IMG]
    Được nguoidepvaquaithu sửa chữa / chuyển vào 11:49 ngày 27/03/2006
  9. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Phạm Thị Thiên Kim - Kiện tướng tuổi 15
    Chỉ mới 15 tuổi nhưng Phạm Thị Thiên Kim - VĐV bóng bàn nữ đầu tiên trở thành kiện tướng quốc gia trẻ nhất của Tiền Giang và cũng là của ĐBSCL.
    Sinh ra trong gia đình mà cha, mẹ đều là những cựu VĐV môn bóng chuyền của Tiền Giang. Do đó, Thiên Kim sớm được làm quen với môi trường thể thao khi còn rất nhỏ. Thiên Kim rất ?omê? môn bóng bàn còn thành công thì 15 tuổi em đã trở thành kiện tướng quốc gia. Thấy con có năng khiếu, lại được các HLV trong tỉnh đánh giá cao về triển vọng nên vợ chồng anh Thiện và chị Dung (đều công tác ở Sở TDTT tỉnh Tiền Giang) mạnh dạn đầu tư cho Kim.
    Tết năm 2000 khi mới 11 tuổi Thiên Kim đã chấp nhận xa nhà một mình ra đầu quân tại trường ĐH TDTT I Từ Sơn. Từ đó cứ mỗi năm trở về là Thiên Kim gần như thâu tóm tất cả các HC vàng ở nhưng giải khu vực và toàn quốc mà em tham gia.
    Nhưng tên tuổi của Thiên Kim bắt đầu được biết đến khi em cùng Mai Hoàng Mỹ Trang (TPHCM) đoạt HC vàng đôi nữ U 13-14 tại giải trẻ ĐNÁ năm 2002, hai năm sau cũng tại giải này Thiên Kim cùng Nguyễn Kim Giang (Lào Cai) tiếp tục giành HC vàng đôi nữ U 14-15, sau đó Thiên Kim đã góp phần đưa đội nữ Tiền Giang giành HC vàng đồng đội lứa tuổi 14-15 tại Giải bóng bàn trẻ- Thiếu niên-nhi đồng toàn quốc báo Thiếu niên Tiền Phong, riêng bản thân Kim cũng giành luôn chiếc HC vàng đơn lứa tuổi này.
    Đáng kể hơn tại Giải các cây vợt xuất sắc toàn quốc (2005?), Kim đã bất ngờ thắng 9/11 trận, đạt 18 điểm giành luôn vị trí Á quân mà người về nhất là Mai Hoàng Mỹ Trang đạt 20 điểm. Dù so với Mỹ Trang, Thiên Kim không hề được đi tập huấn Trung Quốc ngày nào, đồng thời em còn nhỏ hơn Trang đúng 1 tuổi.
    THANH TÚ (Báo Cần Thơ)

    [​IMG]
  10. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Căng quá..Tình hình cũng bi đát như môn bóng đá nam thôi loay hoay mãi mà chỉ toàn kiếm những cầu thủ Già để Dự Cúp mùa Xuân..bóng bàn việt nam Cứ chọn mãi những VDV đã có tuổi để thi đấu thế này thì Các VDV trẻ làm sao mà Có cơ hội cọ xát đây..Chắc bóng bàn việt nam cũng lại Xây nhà từ nóc

Chia sẻ trang này