1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng bàn Việt Nam - đáng lo lắm!

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi hoanbeo, 30/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caigichaduoc

    caigichaduoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.095
    Đã được thích:
    0
    Cái gì của Việt Nam chả xây nhà từ nóc hở bác. Chế độ XHCN nó thế. Trên sao dưới vậy. Chạy ngon lành thì tốt, nhưng giờ đang mắc cái bệnh trên bảo dưới ko nghe. Chắc phải nhập Viagra về mới chữa được ạ.
  2. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    ôi buồn thay mấy cái sự đời
    Trên mà bảo dưới không nghe đỡ đau quần
  3. cuong_pingpong

    cuong_pingpong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    VĐV bóng bàn Ngô Thu Thủy: "Tôi đã ngự trị trên đỉnh cao quá lâu"
    (thanhnien.com)
    Thu Thủy có cá tính mạnh ẩn dưới một vẻ ngoài khá kín đáo. Cô nói: "Mỗi khi gặp vấp váp trong cuộc sống, Thủy rất ít tâm sự cùng ai và thường tự mình gặm nhấm nỗi buồn". 32 tuổi đời, 25 năm cầm vợt, Thủy đã hơn một lần muốn chia tay quả bóng nhựa vì áp lực. Nhưng rồi tình yêu nghề, theo cách nói của Thủy là ?ođắm đuối?, đã mạnh hơn tất cả. Điều níu kéo Thủy còn là những ký ức về bố - người "bắt" Thủy chơi bóng bàn từ năm mới 7 tuổi. Bố ra đi mãi mãi năm Thủy 14 tuổi, cái tuổi đủ lớn để biết đớn đau vì mất mát...
    Dưới đây là tự bạch của tay vợt nữ bóng bàn số 1 VN hiện nay.
    Tôi sợ một cuộc đời bình lặng!
    Tôi có một tố chất bẩm sinh mà theo các thầy là do di truyền: thể lực tốt và nhanh nhẹn. Điều này giúp tôi "nuốt" khá dễ dàng các giáo án tập luyện với khối lượng lớn. Thế nhưng tôi lại không thừa hưởng ở bố sự khéo léo về kỹ thuật! Sau khi bố mất, tôi chuyển từ Trung tâm Thể thao Đường sắt về Sở TDTT Hà Nội, và chính thức làm VĐV chuyên nghiệp từ ấy.
    Một VĐV chuyên nghiệp là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có nỗ lực hết mình của bản thân, công sức của HLV và tình yêu thương của gia đình. Không còn bố, tôi đã có mẹ. Mẹ không bao giờ góp ý với tôi về chuyên môn vì với bóng bàn, mẹ là người ngoại đạo. Nhưng, cũng như bao bà mẹ khác trên đời này, mẹ luôn hy sinh vì con cái, làm tất cả những gì tốt cho sự nghiệp của tôi. Khi tôi đoạt huy chương vàng giải trẻ năm 1990, tấm huy chương vàng đầu tiên trong đời, mẹ không biểu lộ niềm vui một cách ồn ào. Cho đến tận bây giờ, mẹ vẫn rất lặng lẽ với từng tấm huy chương của tôi, và chỉ có tôi mới cảm nhận được niềm tự hào trong đôi mắt mẹ.
    Đã chấp nhận theo đuổi thể thao đỉnh cao, VĐV phải hy sinh nhiều thứ. Trong đó, đôi khi tôi phải chịu đựng những đàm tiếu đầy ác ý. Chẳng hạn như câu chuyện hoàn toàn bịa đặt về quan hệ giữa tôi và anh Cường (tay vợt nam Vũ Mạnh Cường - TN) được đăng tải trên một tờ báo thể thao ngay trước SEA Games 21. Tôi đã rất ngạc nhiên, bực bội, uất ức và sau cùng là nỗi buồn đọng lại. Tôi đã gặp thẳng lãnh đạo Liên đoàn Bóng bàn VN, xin rút không tham dự nội dung đôi nam nữ nữa. Nhưng mọi người đã thuyết phục, khuyên tôi đừng vì những lời đồn thổi mà nóng giận, hãy nghĩ tới cái chung. Gạt bỏ nỗi buồn, tôi lao vào tập luyện và SEA Games năm đó, VN đoạt huy chương đồng đôi nam nữ. Sau khi tĩnh tâm lại, tôi chợt thấy sợ một cuộc đời bình lặng và tẻ nhạt bởi dường như cú sốc này giúp tôi trưởng thành hơn, chín chắn hơn.
    Tất nhiên, sóng gió của đời người còn đến từ những thất bại. Giải vô địch quốc gia năm 1995, chị Trần Thu Hà thắng tôi trong trận chung kết. Thất bại này chỉ để lại một chút xíu dư vị đăng đắng bởi lúc ấy thực lực của tôi thua kém chị Hà rất nhiều. Sau này, 2 lần thua trong trận chung kết năm 1999 và năm 2001 làm tôi đau hơn nhiều. Không phải vì hồi đó cái tên Ngô Thu Thủy đã khá nổi tiếng mà lẽ ra tôi đã có thể thắng cuộc nếu phát huy đúng khả năng.
    Trận đấu đáng nhớ nhất
    Kỷ niệm đáng nhớ nhất không phải là tấm huy chương vàng đôi nam nữ SEA Games 19 năm 1997 của tôi và anh Cường. Tôi cũng vui lắm chứ nhưng cứ cảm giác thành tích cao nhất đó không phải máu thịt của mình nên niềm hạnh phúc đó chỉ như cơn gió thoảng qua. Tôi ao ước giá một lần mình được đăng quang nội dung đơn nữ tại SEA Games. Cơ hội ấy đã từng đến với tôi thật gần, gần lắm nhưng tiếc thay, tôi lại để bay mất. SEA Games 1993, lần đầu tiên tham dự một giải quốc tế lớn, tôi mang trên vai một áp lực nặng khủng khiếp. Khi chưa đủ bản lĩnh để giải tỏa áp lực ấy, tôi đã để thua ngay từ vòng loại nội dung đồng đội nữ, nội dung mà 2 năm trước, chị Hà và Nhan Vị Quân đã đem về cho Tổ quốc tấm huy chương vàng. Bước vào giải đơn, sự hồi hộp không còn nữa, tôi thắng như chẻ tre trước các VĐV Philippines, Indonesia, Thái Lan và lọt vào trận chung kết. Đối thủ của tôi - Rossy đang nổi như cồn khắp Đông Nam Á. Tôi và Rossy rượt đuổi nhau từng séc một. Đến ván thứ 5 quyết định, tôi đã dẫn trước 14 - 12 nhưng Rossy đã thi đấu tuyệt vời hơn tôi tưởng. Lật ngược thế cờ, đối thủ từng mấy lần vô địch SEA Games đã giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 21 - 17. Dù tôi có đoạt thêm huy chương bạc đôi nam nữ cũng tại SEA Games 17 nhưng thất bại này mới thực sự là kỷ niệm đáng nhớ nhất suốt đời tôi.
    Măng cứ mãi còi cọc
    18 năm chơi thể thao chuyên nghiệp, 8 lần vô địch quốc gia. Nhưng chưa lần nào để lại trong tôi cảm xúc buồn vui lẫn lộn như giải năm 2004. Ở nội dung đồng đội nữ, tôi đã thua Lương Thị Tám, VĐV trẻ mới ngoài 20 tuổi vì Tám tấn công rất tốt còn tôi yếu trong phòng thủ và đỡ giao bóng. Nhưng sang trận chung kết đơn nữ, Tám đã thua tôi với tỷ số đậm 0 - 4. Tám hơn tôi về sức trẻ nhưng bản lĩnh thi đấu còn non quá. Chỉ cần đối thủ chỉnh sửa một chút khuyết điểm trong khâu phòng thủ, Tám đã không thể địch nổi một "bà già" như tôi.
    Thắng nhưng tôi cảm thấy lo lắng vô cùng. Trong khi anh Cường, người cùng thời với tôi đã bị lùi lại bởi những Đoàn Kiến Quốc, Trần Tuấn Quỳnh, Nguyễn Nam Hải... thì sau lưng tôi, thế hệ kế cận bóng bàn nữ vẫn chưa đuổi kịp.
    Ai đó đã rất đúng khi nhận định rằng bóng bàn nữ VN đang khủng hoảng VĐV khá trầm trọng. Lý do chính là khâu đào tạo quá kém! Lực lượng đã mỏng, tìm hạt nhân đã khó, giữ lại còn khó hơn. Khi không có kế hoạch huấn luyện lâu dài và bài bản, không ít nhân tài đã vội vã ra đi. Có VĐV vừa trẻ vừa giỏi giang đã xin nghỉ sớm vì thấy nghiệp thể thao sao mà chông chênh quá! Sự thiếu hụt cứ kéo dài từ năm này qua năm khác. Trước đây chỉ nghe nói nhưng qua những chuyến tập huấn tại Trung Quốc, được mục sở thị cách sinh hoạt, luyện tập rất khoa học và chuyên nghiệp của VĐV, tôi càng hiểu vì sao bóng bàn Trung Quốc phát triển đến thế.
    Sau SEA Games 22, Mai Thi, Phương Linh cùng xin rút khỏi đội tuyển quốc gia, và cả tôi nữa. Số nữ chỉ còn lại Mai Xuân Hằng, Lương Thị Tám, Vũ Thị Hà, Đặng Minh Hải chưa thực sự chắc chắn. Tôi có sung sướng gì khi ngự trị trên đỉnh cao quá lâu. Tôi muốn nhìn thấy măng lớn như thổi nhưng măng cứ còi cọc, cứ chậm lớn vì thiếu "dinh dưỡng". Đáng lý tôi chỉ tham gia giải năm 2004 với tư cách là HLV đội Hà Nội nhưng vì không có người, một lúc tôi đành phải đóng hai vai, vừa huấn luyện vừa thi đấu. Sau giải, tôi đã chính thức giải nghệ và sẽ chuyên tâm hơn vào công tác đào tạo. Cuộc đời tôi lại sắp bước sang một thử thách mới, và tôi tin vào bản thân mình...
    Lan Phương

  4. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Bác Cuồng Bóng bàn này kiếm đâu ra Thông tin đời tư của NGô Thu Thuỷ kĩ thế nhẩy..lại nói về vận động viên bóng bàn nữ của nước ta mà nhìn thấy chị Thuỷ Mà sợ ..Thứ nhất Chị đã nhiều tuổi rồi Kinh nghiệm nhiều, trình cao không vượt được..Thứ hai là Sao chị Mãi chưa chống lầy..Nếu các em mà Cố tập thì cũng phải mất Xịch năm nữa khéo còn chưa vượt qua được chị..Các em quyết định Vượt qua chị ở khoản Chồng con..Theo tôi Thì VDV Nữ đỉnh cao thì đỉnh cao nên chấm dứt ngay nếu 3xịch rồi mà chưa chống lầy...Nhưng vì hoàn cảnh đất nước Măng Nhà mình Hơi Còi ..Nên chị đã hy sinh cả tuổi trẻ cho bóng bàn quốc gia..Một tấm gương hy sinh mà Thế hệ trẻ liệu có dám soi vào không?
  5. bogia_mafia

    bogia_mafia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    ?oTôi học được rất nhiều từ thể thao"

    [​IMG]
    Phương Linh (trái) cùng Mỹ Trang nhận HCB đôi nữ tại Giải VĐQG 2005
    TTCN - Bóng bàn TP.HCM vừa chia tay với ?ocô gái vàng? cuối cùng Trần Lê Phương Linh. 28 tuổi, cô quyết định gác vợt để lên đường sang Mỹ theo học cao học hai năm ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Houston (với học bổng toàn phần) hôm 11-8 vừa qua.
    Để có được một đoạn kết hạnh phúc như vậy, Phương Linh đã nỗ lực hết sức mình để không chỉ đạt thành tích cao trong thi đấu mà còn cả trong học tập (đạt TOEFL 550 điểm và 450 điểm của GMAT).
    Chơi bóng bàn vì... nữ tính
    Vì lý do... sức khỏe yếu, Phương Linh đã quyết định cùng chị Mỹ Linh và cô em Khánh Linh chơi thể thao để có sức khỏe. Và môn thể thao mà ba chị em chọn là bóng bàn vì theo họ đây là môn thể thao ít nhiều vẫn giữ được nét... nữ tính.
    Phương Linh nhớ lại: hồi đó, vì cả ba chị em đều tập bóng bàn nên hằng ngày, người cha sau khi chở hai cô chị đến tập lại phải tiếp tục chở cô út đi học văn hóa. Đón cô út học văn hóa xong lại chở đến nơi tập bóng bàn, rồi lại chở hai cô chị lúc này đã tập xong đi học văn hóa.
    Dù chỉ tập phong trào, nhưng càng chơi cả ba càng tỏ rõ năng khiếu, trong đó Phương Linh là có nét hơn cả. Cô gái nhỏ 6 tuổi lúc đó thường tỏ ra khá bực tức mỗi khi thua trận và càng quyết tâm tập luyện hơn nữa để rồi bắt đầu bước vào con đường chuyên nghiệp lúc nào không hay.
    Kể từ năm lên 10 tuổi, Phương Linh đã bắt đầu nằm trong đội tuyển TP.HCM các lứa tuổi và gặt hái được rất nhiều thành tích trong suốt gần 20 năm cầm vợt của mình. Tuy nhiên, chiến tích ấn tượng của Phương Linh là chức vô địch đơn nữ VN 2001, nhiều năm liền vô địch đồng đội nữ toàn quốc và chiếc HCB đồng đội nữ tại SEA Games 1997.
    Bước ngoặt làm thay đổi cuộc sống
    Tài năng bộc lộ sớm, Phương Linh được Trường Năng khiếu nghiệp vụ TP.HCM gọi vào tập trung khi cô đang học lớp 8 tại Trường THCS Ngô Quyền. Tuy nhiên, nếu vào trường thì Linh buộc phải học bổ túc văn hóa nên thật khó khăn Linh và gia đình mới thuyết phục được trường chấp thuận cho tiếp tục học ở ngoài với cam kết đảm bảo việc tập luyện.
    Quyết định đó đến giờ là đúng đắn. Sau khi hoàn tất cấp II, Linh đậu vào trường THPT nổi tiếng Nguyễn Thượng Hiền và sau đó là Đại học Mở Hà Nội (khóa 1995-1999), song song đó vẫn đem về thành tích cho TP.HCM.
    Tuy nhiên, khoảng thời gian theo học đại học với Linh thật khó khăn khi phải tập trung dài hạn ở Trung tâm HLQG 1 cùng những chuyến tập huấn, thi đấu ở nước ngoài khiến việc học tập luôn bị gián đoạn.
    Vậy là cô đã phải nhờ bạn học photo các bài học rồi gửi phát chuyển nhanh đến nơi Linh đang tập luyện để ôn tập. Rồi mỗi lần thi hết môn hay thi tốt nghiệp đại học, gia đình Linh phải bay ra tận Hà Nội để xin cho cô về thi. Trong suốt bốn năm đại học, Linh chưa từng phải thi lại môn nào và còn tốt nghiệp với tấm bằng loại khá.
    Chưa dừng tại đó, Linh tiếp tục thi đậu ngành quản trị kinh doanh của Đại học Quốc gia liên kết với Đại học Houston (Mỹ) vào năm 2003. Đây cũng là thời gian mà Linh đã ?odũng cảm? xin thôi khoác áo đội tuyển quốc gia tại SEA Games 2003 và sau đó cũng từ chối chuyến tập huấn ở Trung Quốc chuẩn bị cho giải vô địch toàn quốc 2004 của đội tuyển bóng bàn TP.HCM. Điều kỳ lạ ở cô gái này là dù học nhiều như vậy, Linh vẫn đoạt danh hiệu vô địch bóng bàn đồng đội nữ và HCB đôi nữ tại giải VĐQG hồi tháng 5 - 2005 vừa qua.
    Tâm sự trước khi lên đường, Phương Linh cho biết: ?oQua Mỹ thì học hành vẫn là điều quan trọng nhất với Linh. Nhưng nếu có dịp chơi bóng bàn ở bên đó Linh sẽ tiếp tục, bởi nó sẽ giúp mình thỏa mãn niềm đam mê và quan trọng là có sức khỏe để học tốt.
    Thể thao, mà đặc biệt là bóng bàn, đã cho Linh ý chí và nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Sau khi học về Linh sẽ đi làm kinh doanh, nhưng nếu có điều kiện Linh sẽ tiếp tục giúp đỡ bóng bàn TP.HCM vì đó vẫn là nơi đã giúp đỡ Linh rất nhiều trong thời gian qua? .
    NGUYÊN KHÔI
  6. bogia_mafia

    bogia_mafia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Nhớ lại Giải Vô địch Bóng bàn toàn quốc lần đầu năm 1978
    Đối với khán giả hâm mộ môn bóng bàn thì giải vô địch toàn quốc 1978 từ ngày 22 đến 26.3 tại thành phố biển Quy Nhơn là mùa giải gây nhiều ấn tượng nhất, vì đây là giải vô địch quốc gia lần đầu tiên sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất và là cuộc hội ngộ đầu tiên của những cây vợt hàng đầu của 2 miền Nam - Bắc.
    Giải diễn ra đầy sôi nổi, cao trào là cuộc đối đầu căng thẳng và đầy kịch tính giữa 2 lối đánh đại diện cho 2 trường phái trong trận chung kết.
    Bên đây là tuyển thủ Nguyễn Ngọc Phan (Trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn) dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Nguyễn Danh Thái (nay là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao), từng 7 lần vô địch quốc gia và hơn 30 lần đem chuông đi đánh xứ người.
    Bên kia là tuyển thủ Vương Chính Học (TP.Hồ Chí Minh) - đương kim vô địch miền Nam, huy chương Bạc đơn nam SEA Games 1973 tại Singapore.
    Anh Phan cầm vợt ngang (có sử dụng 1 mặt vợt phản xoáy) với lối đánh công thủ toàn diện, sở trường là quả đánh phải tay tuy lực không mạnh nhưng điểm rơi cực kỳ biến hoá.
    Còn anh Học với phong cách đánh hiện đại, ôm bàn tấn công cả 2 mặt phải trái tay nhưng thể lực có phần hạn chế.
    Kết quả phần thắng nghiêng về tuyển thủ miền Bắc Nguyễn Ngọc Phan, trong đó có công rất lớn của huấn luyện viên Nguyễn Danh Thái nhờ chỉ đạo rất sát và thay đổi chiến thuật hợp lý trong từng thời điểm.
    Về nữ vào đến trận then chốt cuối cùng cũng là đại diện của 2 miền: Một là danh thủ Nguyễn Thị Mai - từng vô địch 11 lần miền Bắc và hạng ba giải quốc tế Á Phi, với lối đánh cắt bóng biến hoá, công thủ khá toàn diện. Với bước chân di chuyển nhịp nhàng và khuôn mặt rất tươi trong thi đấu Nguyễn Thị Mai đã chiếm được cảm tình của khán giả có mặt trên khán đài.
    Còn đối diện là cựu vô địch Đông Nam Á vận hội Trần Hoa Việt, có thân hình "hộ pháp" (chị cũng là tuyển thủ bóng rổ) cầm vợt thìa với sở trường giao bóng công né bạt phải dứt điểm đầy uy lực.
    Trong một buổi thi đấu cực kỳ sung sức nên cô gái thủ đô Hà Nội Nguyễn Thị Mai đã giành chiến thắng đầy sức thuyết phục với tỉ số rất đậm 3-0 và đoạt chức quán quân một cách xứng đáng. Rồi đến giải vô địch quốc gia năm 1982 tại sân Bình Thạnh (TP.Hồ Chí Minh), chị đã lập kỷ lục đoạt chức quán quân cả 4 nội dung mà mình tham dự gồm: đồng đội, đơn, đôi và đôi nam nữ phối hợp.
    Hiện nay cả 2 danh thủ đoạt chức vô địch giải toàn quốc 1978 đều đang sống tại Việt Nam. Chị Nguyễn Thị Mai vừa mới rời chức Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bóng bàn Hà Nội (vì đến tuổi về hưu) và anh Nguyễn Ngọc Phan vẫn thỉnh thoảng cầm vợt tập luyện tại Câu lạc bộ Bóng bàn hưu trí quận 10 (TP.Hồ Chí Minh).
    Ngược lại, chị Trần Hoa Việt đang sống tại Mỹ, còn anh Vương Chính Học đang ngụ tại Đức và đã nhiều lần về Việt Nam với dự định sẽ thành lập công ty.
    Vinh Hiển (Báo Lao động)
    (Tác giả bài báo này cũng từng là 1 VĐV bóng bàn có hạng của quốc gia, đã hạ đo ván bác Cơn gió tàu tại giải Hội Nhà báo năm 2005, nhưng sau đó bị Thần tình yêu - Loving nhà ta đả bại)
  7. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tiểu Linh (trái) và Minh Thư trong gian hàng của Tương Phản tại Hội chợ sách 2006.
    Sau ?othời oanh liệt?, khi hết tuổi thi đấu, trở về với đời sống thường nhật, các vận động viên (VĐV) sẽ làm gì, sống ra sao là câu hỏi mà chắc chắn không chỉ giới thể thao quan tâm...
    Làm lại từ đầu

    Mỗi người mỗi cách, mỗi hoàn cảnh nhưng nhìn chung có hai con đường để một VĐV có thể hòa nhập với đời sống: Thứ nhất là trở thành huấn luyện viên, cách này phổ biến nhưng không phải ai cũng đạt tiêu chuẩn vì nhiều lẽ; cách thứ hai là tự lăn lưng ra bươn chải với đủ nghề.
    ?oTrong khi bạn bè xung quanh ai cũng thành đạt, ổn định đời sống gia đình? thì riêng mình, sau thời gian dài cống hiến sức lực cho thể thao, cho đam mê, nay phải làm lại từ đầu, mọi thứ, với hai bàn tay trắng? - Tiểu Linh và Minh Thư - 2 nữ VĐV bóng bàn từng khoác áo đội tuyển quốc gia hơn chục năm trước, nay cùng là sếp của Công ty Tương Phản (Contrast), 186 Võ Thị Sáu, Q3, TPHCM, chuyên thiết kế quảng cáo, sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm, lịch độc quyền, đặc biệt là các sản phẩm đồ chơi trẻ em và quà tặng làm bằng tay? - tâm sự.
    Bỡ ngỡ cộng với chút mặc cảm khi từ giã đấu trường, họ phải cố gắng thật nhiều để tự vượt lên, vừa đi học trở lại, vừa tranh thủ làm thêm.
    Tiểu Linh - tay vợt ?olì đòn? của tuyển Công an Nhân dân ngày nào, Huy chương bạc bóng bàn cấp thành phố, từng sát cánh cùng đồng đội đi thi đấu khắp khu vực dưới màu cờ sắc áo của tuyển quốc gia - tính tình trầm lặng nhưng khéo tay nên chọn học thiết kế.
    Minh Thư - bạn thân trong đội tuyển cùng Linh - nhạy bén, lanh lợi cộng với máu mê kinh doanh thì quyết chí vào Đại học Ngoại thương. Ra trường, họ đi làm thuê một thời gian để học hỏi kinh nghiệm. Khi đã được lưng vốn, Thư về? mượn giấy tờ nhà của mẹ mang đi thế chấp lấy tiền thành lập công ty, còn Tiểu Linh thì bán chiếc xe đang đi để có tiền làm vốn.
    Sát cánh trên ?ođấu trường? mới
    ?oCông ty mở ra, trăm thứ khôn lường ập đến. Thời gian đầu khó khăn, khổ sở vì chưa có khách hàng, vì sản phẩm chưa thực sự thuyết phục? Lắm khi nản muốn dẹp quách đi làm thuê cho khỏe, hết giờ làm việc là về nhà, không phải lo toan, trách nhiệm gì? - Minh Thư kể.
    Tiểu Linh thì sức khỏe kém bởi di chứng của căn bệnh phổi ngày nào do tập luyện quá sức, nay phải thường xuyên thức đêm để thiết kế gấp các mẫu mã cho khách hàng. ?oCũng không ít lần chúng tôi cãi nhau nhưng thường là để hiểu nhau hơn và công việc vì thế tiến triển tốt hơn? - Tiểu Linh cho biết. ?oThư và Linh tính tình khác nhau như lửa với nước, trắng với đen, chẳng ai chịu ai nên lấy tên Công ty Tương Phản là hợp lý? - Thư giải thích đơn giản.
    ?oChúng tôi chia việc, chia nhau trách nhiệm rất rõ ràng từ đầu: Tiểu Linh lo thiết kế sao cho ấn tượng, Minh Thư lo đầu ra của sản phẩm, không ai giẫm chân ai, vì thế chúng tôi vừa hợp tác tốt, vừa giữ được tình bạn, tình đồng đội như trong thể thao? - Minh Thư thêm.
    Và ý chí cùng tinh thần thi đấu, tinh thần đồng đội đã nhiều lần vực 2 cô gái dậy từ những vấp váp, thất bại. ?oCái mà chúng tôi học được từ thể thao là ý chí, tinh thần vững vàng, chịu được áp lực cao. Càng căng thẳng chúng tôi làm việc càng hiệu quả, như trước mỗi trận đấu lúc xưa? - họ chia sẻ. Cho đến nay, sau gần 7 năm dốc sức, công ty đã trụ được và khá ổn định.
    Ngoài trụ sở chính và showroom (nơi trưng bày sản phẩm), công ty còn có một xưởng in ấn, sản xuất với 25 nhân viên, trong đó nữ chiếm đa số. ?oNhiều người cũng thắc mắc vì sao công ty chúng tôi ít nam. Chúng tôi cũng đã nhiều lần tuyển nhưng hình như đàn ông con trai không thích dưới quyền nữ! - Minh Thư cười vui - ?oVới lại phải thật tỉ mỉ và yêu trẻ con mới có thể làm ra được những sản phẩm dành cho chúng?.
    Hội chợ sách vừa qua, công ty được mời tham gia một gian hàng với nhiều sản phẩm độc chiêu bán chạy như tôm tươi, khách mua lẫn đặt hàng khá nhiều làm các cô rất phấn chấn.
    Sản phẩm thiệp và quà tặng của Tương Phản quả rất ấn tượng bởi mẫu mã đẹp, đa dạng, giá thành lại rẻ hơn nhiều so với các loại thiệp tương tự của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc vốn chiếm lĩnh thị trường thiệp VN lâu nay.
    Lâu lâu thấy nhớ nghề, họ lại xách vợt rủ nhau ra sân bóng làm vài séc. Ngoài ra, Tiểu Linh vẫn nhận huấn luyện cho CLB Bóng bàn Trường Marie Curie để được cầm vợt. Bây giờ coi như chuyện làm ăn đã thành đạt, vậy còn chuyện gia đình? ?oGiá như còn thời gian để nghĩ đến chuyện đó? - hai cô gái lại cười?
    SONG PHẠM

Chia sẻ trang này