1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng bàn Việt Nam/ Thế giới qua hình ảnh.

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi tamock, 11/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Để chuẩn bị cho Olympic Athen, Khoa Nguyễn của Mỹ đã lên đường đi tham dự Singapore Open vừa rồi. Việt Nam hầu như chưa bao giờ có ai đến tham gia một Pro Tour nào. Olympic đã tạo một bất ngờ ở giải Sing năm nay: rất đông các tay vợt hàng đầu thế giới. Trung Quốc cử một đoàn cực mạnh đầy đủ các hảo thủ sang dự, dẫn đầu bởi huấn luyện viên Cai Zenhua, Lưu Quốc Lượng.
    Khoa Nguyễn đứng cuối bảng bị xếp gặp ngay Ma Lin tay vợt số 1 nên đã bị loại luôn ở vòng đầu tiên. Wang Liqin hạ Ma Lin ở trận chung kết, đoạt chức vô địch Pro Tour thứ 2 liên tiếp trong vòng 7 ngày. Chắc chắn tháng 6 Wang sẽ là tay vợt đứng đầu thế giới. Ba tay vợt đứng đầu đều là TQ: Ma Lin, Wang Liqin, Wang Hao. Đến Olympic nếu như không có vòng sơ loại thì khả năng cao Đoàn Kiến Quốc hoặc Khoa Nguyễn sẽ bị xếp gặp ngay 1 trong 3 tay vợt đó. Còn nếu có vòng sơ loại thì có thể gà nhà sẽ loại nhau trước.
    KHOA Nguyễn:
    [​IMG]
    WANG Liqin:
    [​IMG]
    ĐOÀN Kiến Quốc:
    Được tamock sửa chữa / chuyển vào 15:21 ngày 01/06/2004
  2. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Em đây chưa coi bóng bàn châu Phi bao giờ nên ko biết cái bóng bàn nơi đó vớI Bắc Mỹ thì thế nào. Ngay cả bóng bàn Mỹ em cũng chỉ mớI coi có 1 trận mà cũng chả nhớ là hồI nào, chỉ có coi bóng bàn nam mỹ thì nhiều (coi của Brazil là chủ yếu). Ai cũng kêu Mỹ đánh bóng bàn dở ẹc, thấy trong cái đống vận động viên quốc tế của nó toàn là gốc châu Á không. (vđv nữ của Mỹ được đi Olympic là Gao Jun, gốc Trung Quốc hay Hồng Kông gì đó, còn vđv nam là Nguyễn Đình Khoa, gốc Việt Nam). Kể cũng lạ, Mỹ nó tham gia thiếu gì giảI, hình như ngay cả ở Mỹ còn có nguyên 1 giảI Pro Tour (US Open thì phảI) trong hệ thống của ITTF nữa mà, thế mà tính điểm đồng độI ra chỉ bằng Việt Nam thì lạ thiệt. Thế mà lọa nhất vẫn là Việt Nam thôi. Chả bao giờ thấy mặt ở mấy cái giảI Pro Tour ngay cả khi nó ở sát sàn sạt nước mình như là Malaysia Open hay là Singapore Open. Mấy ông trên thì nói là hổng có kinh phí, híc, đến ngay cả cái giảI vô địch thế giớI còn hổng đi rồI đổ cho visa mí lạI đạI sứ quán. Cứ như thế thì biết đến bao giờ mình mớI cọ xát đựơc để mà nâng trình độ lên? Nếu cứ đặt mục tiêu Đông Nam Á mãi thì thật thiếu quyết tâm. Bây giờ thì trong 4 tay vợt nam của mình được xếp hạng thì chỉ có Tuấn Quỳnh là trẻ nhất, mà năm nay cũng đã 21 tuổI rồI, năm cuốI của bảng xếp hạng U-21. Còn bảng U-18 thì dẹp ngay cái tên Việt Nam đi, đừng có tơ tưởng, thế mớI nghĩ cho lớp vận động viên trẻ của mình thiệt thòi. Có mấy đứa chỉ bằng em hay hơn 1, 2 tuổI gì đó đã có tên trên bảng xếp hạng quốc tế. Nhiều khi còn khiến mấy anh lớn xây xẩm mặt mày ấy chứ, chẳng hạn như Wu Chih-Chi (Đài Loan) hay Kishikawa Seiya(Nhật) ?Cái chính chẳng phảI là dân mình thua gì tụI nó, mà chẳng qua là do cứ ru rú ở nhà. Nói thật nhá, Việt Nam mình chả tham gia gì mấy giảI Pro Tour hay cọ xát quốc tế gì nhiều vậy mà đã giữ cái huy chương vàng Đông Nam Á này mấy năm rồI, chịu khó đi tham gia nhiều giảI chắc chắn thằng Trung Quốc cũng phảI sợ. Nhắc mớI nhớ, hình như tháng vừa rồI Wang Hao bị đá xuống thứ 4 rồI thì phảI, nhường chỗ cho Ryu Seung Min ^_^
    Hmm, nói 1 chút về bóng bàn nữ chứ nhẩy, tạI sao cứ toàn thấy bóng bàn nam thế, bất công. Đành rằng đã nói về bóng bàn nữ thì chỉ có thể? khen nước khác chứ chẳng thể nói được nước mình. Trung Quốc thì khỏI nói rồI, mãi là cường quốc bóng bàn nữ, thống trị thiên hạ. Ngày xưa thì thua xa Nhật Bản, bây giờ thì Nhật Bản thua xa. TQ còn có Guo Yue, 16 tuổI (=Fukuhara Ai) là tay vợt trẻ tuổI nhất đoạt chức vô địch thế giớI (đồng độI ở Qatar), hiện đứng thứ 4 thế giới. Đông Nam Á chúng ta bóng bàn nam thì có thứ hạng tệ (>=180) còn bóng bàn nữ thì lạI khá cao và ngày càng lên (tất nhiên trừ VN). Điển hình là sau Singapore Open vừa rồI Li Jia Wei đã nhảy 1 lèo 7 bậc lên đứng thứ 10, Zhang Xue Ling, Xu Yan cũng đều tăng hạng. Hic, buồn cho bóng bàn nữ VN quá. HLV+VĐV Ngô Thu Thủy đã xế rồI mà vẫn chả ai lật đổ nổI, buồn thật.
    LI JIA WEI: Tay vợt mạnh nhất Đông Nam Á hiện nay
    GUO Yue : tài không chờ tuổi
    KISHIKAWA SEIYA và FUKUHARA AI: 2 người được cho là "những tài năng sớm "của bóng bàn Nhật
  3. be_te

    be_te Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    1
    Tui thấy có 1 cái link có vài video clips => gửi mọi người coi chơi:
    http://home.covad.net/~chunglau/ttindex.htm
    Trong đó có 1 cái về 1 cú giao banh của Ai Fukuhara:
    http://home.covad.net/~chunglau/052703.htm
    -thân
  4. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Tui thấy bác Tamock bi quan wá ! Nếu bác xem kỹ lại thống kê http://www.ittf.com/ittf_stats/Search_By_Results1.asp?FormName=Search&FormAction=search&s_EVENTS=TTFA&s_Evnt=S&s_Gender=Male&From=1926&To=
    Bác sẽ thấy thành tích của VN (Cộng Hòa) vào những năm 1953, 1954, 1957, 1958 và ngay cả vào những năm 1966, VN vẫn còn vào được Semi Final của Asia Games.
    Tay vợt Mai van Hòa, vào năm 1958 đã làm vô địch thế giới lúc bấy giờ là Nhật quăng vợt, chửi thề và khóc ngay trong trận đấu . Mai van Hoa về sau có lúc làm coach cho team Nhat 1 thời gian . Ông chết về tai nạn xe cộ ở SaiGon 196? . Japanese Table Tennis có làm 1 cây vợt gỗ để tưởng niệm và vinh danh ông .
    Vào 1958, lực sĩ Nguyễn Công Án cũng đoạt huy chương vàng Mr Universe (lực sĩ thể hình đẹp). Khi tui nói về chuyện này nhiều bạn trẻ miền Bắc cho là tui nói phét cho vui !
    VN cũng đọat vô địch bóng tròn Á châu trong khỏang thời gian này !
    Vào những năm này (trước 1960), South Korea hãy còn thua VN (Cộng Hòa) về kinh tế . Ngay cho đến năm 1974, trước khi được miền Bắc giãi phóng, ngay trong áp lực chiến tranh tàn khốc và Mỹ cắt tòan bộ viện trợ, vẫn còn có vài phái đòan kỹ nghệ gia Thai lan và Philippines đến thăm VN để học hỏi kinh nghiệm ở 1 số khu kỹ nghệ nhà máy giấy, plastic, cement...
    Nhiều người cho là tui nói phét cho vui !
    Hàn quốc hết chiến tranh vào năm 1955. Hai mươi năm sau (1975), khi VNCH được giãi phóng, thì Nam Hàn đã có hãng thép lớn nhất nhì thế giới, có hãng đóng tàu lớn hàng top 5 thế giới và bắt đầu kỹ nghệ auto .
    Chúng ta nên lạc quan và chúng ta CÓ QUYỀN lạc quan !
    Tui thấy tinh thần học hỏi của các bạn rất cao, nhưng kiến thức và sự tự do suy nghĩ hình như có hạn chế .
  5. carpetbagger

    carpetbagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Hi ban MSGvovit
    Tôi tình cờ đọc bài này của bạn. Bài bạn viết đã khá lâu và tôi quan tâm đến chi tiết Lực sĩ Nguyễn Công Án đoat Mr Universe (?) năm 1958. Tôi là một thanh niên miền Bắc và cũng đã biết thông tin này từ lâu. Câu chuyện bắt đầu từ khoảng năm 1960, cha tôi nhận được thư của 1 người bạn cũ đã di cư vào Nam, trong đó có kèm 1 bức ảnh của lực sĩ Nguyễn Công Án - là phụ chương của một ấn phẩm Xuân. Mặt sau của bức ảnh, bạn cha tôi viết: Lực sĩ Nguyễn Công Án - 2 lần vô địch thể hình thế giới, 1955, 1957.
    Bức ảnh đó rất ấn tượng với tôi lúc nhỏ, và thật sự là hình ảnh ngưỡng mộ nhất đối với tôi trong môn thể thao khắc khổ này. Thậm chí, còn trước thời đại của Arnold Schwarzenegger rất lâu. Tôi tin là rất nhiều người Việt Nam thuộc thế hệ cha tôi và một bộ phận khác thuộc thế hệ trẻ hơn còn ghi nhớ hình ảnh đáng tự hào này. (tôi nhớ nhà báo Chánh Chinh hình như có nhắc đến lực sĩ Án trong 1 bài báo Xuân(?)).
    Tuy nhiên, mãi gần đây, khi Internet đã phổ biến, tôi mới có điều kiện tìm kiếm để kiểm chứng thông tin về lực sĩ Nguyễn Công Án, chẳng hạn qua website của liên đoàn thể hình thế giới IFB.
    Đáng buồn là tôi không tài nào tìm kiếm được 1 manh mối nào về ông Án.
    Vấn đề là ở chỗ, lực sĩ Nguyễn Công Án là có thực, nhưng liệu giải thưởng cao quý nói trên có hiện hữu không. Hay đó chỉ là kết quả của một "tìn đồn" bởi 1 tờ báo thiếu tin cậy.
    Vì thế, tôi viết những lời này để chia sẻ với bạn về 1 niềm tự hào của thể thao Việt Nam trong dĩ vãng, và hy vọng bạn có thể cung cấp cho tôi 1 manh mối cụ thể, ngõ hầu có thể minh xác 1 tư liệu quý giá. Nếu nó hiện hữu.
    Chúc các bạn mọi sự an lành.
    Tui thấy bác Tamock bi quan wá ! Nếu bác xem kỹ lại thống kê http://www.ittf.com/ittf_stats/Search_By_Results1.asp?FormName=Search&FormAction=search&s_EVENTS=TTFA&s_Evnt=S&s_Gender=Male&From=1926&To=
    Bác sẽ thấy thành tích của VN (Cộng Hòa) vào những năm 1953, 1954, 1957, 1958 và ngay cả vào những năm 1966, VN vẫn còn vào được Semi Final của Asia Games.
    Tay vợt Mai van Hòa, vào năm 1958 đã làm vô địch thế giới lúc bấy giờ là Nhật quăng vợt, chửi thề và khóc ngay trong trận đấu . Mai van Hoa về sau có lúc làm coach cho team Nhat 1 thời gian . Ông chết về tai nạn xe cộ ở SaiGon 196? . Japanese Table Tennis có làm 1 cây vợt gỗ để tưởng niệm và vinh danh ông .
    Vào 1958, lực sĩ Nguyễn Công Án cũng đoạt huy chương vàng Mr Universe (lực sĩ thể hình đẹp). Khi tui nói về chuyện này nhiều bạn trẻ miền Bắc cho là tui nói phét cho vui !
    VN cũng đọat vô địch bóng tròn Á châu trong khỏang thời gian này !
    Vào những năm này (trước 1960), South Korea hãy còn thua VN (Cộng Hòa) về kinh tế . Ngay cho đến năm 1974, trước khi được miền Bắc giãi phóng, ngay trong áp lực chiến tranh tàn khốc và Mỹ cắt tòan bộ viện trợ, vẫn còn có vài phái đòan kỹ nghệ gia Thai lan và Philippines đến thăm VN để học hỏi kinh nghiệm ở 1 số khu kỹ nghệ nhà máy giấy, plastic, cement...
    Nhiều người cho là tui nói phét cho vui !
    Hàn quốc hết chiến tranh vào năm 1955. Hai mươi năm sau (1975), khi VNCH được giãi phóng, thì Nam Hàn đã có hãng thép lớn nhất nhì thế giới, có hãng đóng tàu lớn hàng top 5 thế giới và bắt đầu kỹ nghệ auto .
    Chúng ta nên lạc quan và chúng ta CÓ QUYỀN lạc quan !
    Tui thấy tinh thần học hỏi của các bạn rất cao, nhưng kiến thức và sự tự do suy nghĩ hình như có hạn chế .
    [/quote]
  6. carpetbagger

    carpetbagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Hi ban MSGvovit
    Tôi tình cờ đọc bài này của bạn. Bài bạn viết đã khá lâu và tôi quan tâm đến chi tiết Lực sĩ Nguyễn Công Án đoat Mr Universe (?) năm 1958. Tôi là một thanh niên miền Bắc và cũng đã biết thông tin này từ lâu. Câu chuyện bắt đầu từ khoảng năm 1960, cha tôi nhận được thư của 1 người bạn cũ đã di cư vào Nam, trong đó có kèm 1 bức ảnh của lực sĩ Nguyễn Công Án - là phụ chương của một ấn phẩm Xuân. Mặt sau của bức ảnh, bạn cha tôi viết: Lực sĩ Nguyễn Công Án - 2 lần vô địch thể hình thế giới, 1955, 1957.
    Bức ảnh đó rất ấn tượng với tôi lúc nhỏ, và thật sự là hình ảnh ngưỡng mộ nhất đối với tôi trong môn thể thao khắc khổ này. Thậm chí, còn trước thời đại của Arnold Schwarzenegger rất lâu. Tôi tin là rất nhiều người Việt Nam thuộc thế hệ cha tôi và một bộ phận khác thuộc thế hệ trẻ hơn còn ghi nhớ hình ảnh đáng tự hào này. (tôi nhớ nhà báo Chánh Chinh hình như có nhắc đến lực sĩ Án trong 1 bài báo Xuân(?)).
    Tuy nhiên, mãi gần đây, khi Internet đã phổ biến, tôi mới có điều kiện tìm kiếm để kiểm chứng thông tin về lực sĩ Nguyễn Công Án, chẳng hạn qua website của liên đoàn thể hình thế giới IFB.
    Đáng buồn là tôi không tài nào tìm kiếm được 1 manh mối nào về ông Án.
    Vấn đề là ở chỗ, lực sĩ Nguyễn Công Án là có thực, nhưng liệu giải thưởng cao quý nói trên có hiện hữu không. Hay đó chỉ là kết quả của một "tìn đồn" bởi 1 tờ báo thiếu tin cậy.
    Vì thế, tôi viết những lời này để chia sẻ với bạn về 1 niềm tự hào của thể thao Việt Nam trong dĩ vãng, và hy vọng bạn có thể cung cấp cho tôi 1 manh mối cụ thể, ngõ hầu có thể minh xác 1 tư liệu quý giá. Nếu nó hiện hữu.
    Chúc các bạn mọi sự an lành.
  7. caozhen

    caozhen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hehe, dù ai nói ngả nói nghiêng
    Cao Zhen là nhất, sau này sẽ tin
    Nên nhớ Cao Zhen từng hạ Guo Yue ngừơi vừa đọat chức vô địch Final Grand Protour 2004, nhưng chỉ vì ít thi đấu nên không đựơc đấu giải đó thôi, ngòai ra còn hạ Zhang Zining trong giải Trung Quốc mở rộng để vào chung kết Pấnonic Prize 2004 đó

Chia sẻ trang này