1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng bàn VN

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi qhqt, 14/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. qhqt

    qhqt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Bóng bàn VN

    Bóng bàn VN mấy ngày hôm nay thế nào ròi nhỉ, tình tình chuẩn bị cho SEAGAMES đến đâu rồi có ai biết không? Chán quá, tìm thông tin bbvn ở box của chúng ta chả thẩy đâu cả. Ai có thông tin xin vui lòng cập nhật cho 3f con xem nhờ tí.

    Xem mãi bóng bàn thế giới, toàn thấy Tàu chiến với Tây, oánh nhau ghê quá, xem thấy ớn, sợ không dám tập bb nữa.

    Nếu mà có videoclip của cao thủ VN xuất chưởng thì hay biết mấy!
  2. lmk

    lmk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
  3. saosongtu

    saosongtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0


    Các bạn có biết bao giờ bán vé xem Seagame bóng bàn bên Hải Dương không nhỉ?
    Hiện Hà Nội có giải phong trào ngành đường sắt ở 65 Quán Sứ.
  4. qhqt

    qhqt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Vé thì phải xuống Hải Dương mua nhưng hiếm lắm, lại rất đắt (vì toàn vé mời, sức chứa nhà thi đấu nhỏ). Vé lại bán cho cả giải, ở HN thì không đi xem hết được. Thôi đành xem truyền hình trực tiếp vậy.
  5. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Cần có mô hình phát triển phù hợp
    Một hướng đi lâu dài mang tính chiến lược để phát triển bộ môn bóng bàn (BB) tại Việt Nam đã được hoạch định. Đó là một hướng đi theo mô hình: Một là lập các trung tâm để tìm kiếm và phát triển tài năng; hai là có các câu lạc bộ chuyên nghiệp để nuôi dưỡng tài năng đó. Tuy nhiên, hướng đi đã được xác định, nhưng cỗ máy lại chưa được khởi động để đi về cái đích đúng đắn ấy.
    Đã gần 5 năm nay, một bản đề án xây dựng kế hoạch đào tạo các tay vợt trẻ và hoạch định hướng lâu dài phát triển BB VN đã được lập và trình duyệt. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà đề án này vẫn nằm trong ngăn tủ của các nhà quản lý. Chính vì thế mà BB VN chưa thể có được một chiến lược hoạt động và phát triển tài năng mang tính bền vững, lâu dài theo hình thức: Mở rộng phong trào, tìm kiếm, phát triển tài năng. Đặc biệt, BB VN cũng chưa có được mô hình phù hợp để có thể thu hút, nuôi dưỡng tài năng, nâng cao thành tích thi đấu và tiến dần đến hội nhập đẳng cấp khu vực.
    Lật lại hồ sơ sự hình thành và đi lên của BB VN thì phải thừa nhận rằng: Trong khoảng thời gian gần 10 năm trở lại đây, BB VN đã đi vào sự ổn định, phát triển cả về phong trào, chất lượng VĐV cũng như thành tích thi đấu. Theo ông Phạm Đức Thành, Trưởng Bộ môn kiêm Tổng Thư
    ký LĐBB VN thì cho đến nay, BB VN đã thật sự có bước khởi sắc đáng kể. Sự phát triển này gồm cả về số lượng các tay vợt có tầm cũng như đẳng cấp của BB VN trong khu vực Đông Nam á. Tuy nhiên, sự phát triển của BB Việt Nam lại chưa được đặt trên một nền tảng thật vững chắc. Nhìn lại chặng đường mà bộ môn này đã đi thì có thể thấy, BB VN không có kế hoạch đào tạo nguồn mang tính chất lâu dài. Thực trạng của BB VN hiện nay là tồn tại ở dạng "hớt váng mỡ". Tức là khi tham gia các giải đấu, đội tuyển sẽ phải "ăn đong" vận động viên, thông qua cách thức gọi các tay vợt đã thành danh từ các địa phương, câu lạc bộ, phong trào vào đội tuyển, rồi tập huấn để thi đấu. Từ thực trạng đó mà liên đoàn cũng như bộ môn, đội tuyển rất bị động trong kế hoạch đào tạo và nuôi dưỡng tài năng. Song song với tồn tại đó là phong trào chơi và tập luyện BB cũng ít được quan tâm, đầu tư. Ông Thành cho biết: "Thực tế hiện nay ở nhiều khu vực, địa phương không được đầu tư nên hoàn toàn không có phong trào chơi và tập luyện BB". Chính sự thiếu một sân chơi rộng lớn, BB VN sẽ dần mất đi cơ hội để phát hiện tài năng, từ đó nuôi dưỡng và phát triển.
    Cũng theo ông Thành thì đã đến lúc BB VN cần được nhận thức và có sự đầu tư đúng đắn, hợp lý. Trong đề án trình duyệt, ông Thành kiến nghị thành lập 2 trung tâm đào tạo cấp quốc gia đặt tại miền Bắc và miền Nam. Đồng thời, xây dựng hệ thống các trung tâm vệ tinh theo hình thức: Cứ 5 tỉnh thành thì nên lập một trung tâm huấn luyện phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Ông Thành cho rằng với sự "cộng hưởng" trong đầu tư sẽ giúp cho trung tâm có điều kiện kinh phí để thuê chuyên gia, huấn luyện viên giỏi. Bên cạnh đó, mô hình này cũng cho phép các VĐV có nhiều cơ hội cọ sát, học hỏi và nâng cao trình độ, trung tâm chủ động tổ chức giải và tham gia thi đấu. Đặc biệt, từ mô hình này cho phép BB VN phát hiện và nuôi dưỡng tài năng một cách rộng khắp, có hệ thống. Đối với các câu lạc bộ, đã đến lúc phải có mô hình mang tính chuyên nghiệp như bóng đá, xe đạp... Các CLB chủ động về tài chính thông qua đầu tư nhà nước, cơ quan chủ quản và vận động tài trợ, quảng cáo. Đây sẽ là yếu tố để nâng cao tính cạnh tranh, thu hút nhân tài.
    Báo Lao Động

Chia sẻ trang này