1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đá Anh dưới mọi góc độ khác nhau !

Chủ đề trong 'Holland (HLFC)' bởi aja_bar, 30/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá Anh dưới mọi góc độ khác nhau !

    Hôm qua ngồi xem Arsenal đá với Liverpool aja_bar thấy chẳng hiếu sao bóng đá Anh lại thiếu các cầu thủ Nam mỹ những nghệ sĩ sân cỏ tài hoa đến từ Braxin và Argentina !!
    Hiện nay giải Primership được xếp vào loại những giải bóng đá lâu đời và hay nhất của Châu Âu & Thế giới. Primership đã được đánh giá là ngang tầm so với các giải khác như Primera Liga của Tây Ban Nha, Seria A của Italia. Xem những trận cầu ở xứ sỏ xương mù vào những buổi tối cuối tuần luôn là một hoạt động không thể thiếu của ngưòi dân Anh và hàng triệu fans hâm mộ trên tòan thế giới !! Chứng tỏ nó cũng có một sức hấp dấn người xem đấy chứ !!
    Xem các trận đấu ở giải Primership chúng ta luôn thấy một không khí hừng hực quyết liệt ,tinh thần thi đấu rất cao của các cầu thủ trên sân. Tốc độ trận đấu luôn được đấy lên rất cao !! Các pha xử lý bóng của các cầu thủ bóng đá Anh như được tính bằng ms hay s thì phải!! Họ đá một chạm nhanh đến chóng cả mặt nếu để ý thì thấy các pha phối hợp tam giác ở đoạn ngắn nhanh khủng khiếp !! Chúng ta có cảm giác là nghe thấy những tiếng chạm bóng bộp bộp trước khi nhìn thấy quả bóng đang ở trong chân cầu thủ náo ý !!
    Hôm nọ xem lại các pha phạm lỗi của các cầu thủ ở giải ngoại hạng như Gerrald của Liverpool, Keown của Arsenal và thô bạo nhất có lẽ là Roy Kean phạm lỗi với cầu thủ Haaland .
    Những pha phạm lỗi nhìn mà choáng để đời thô bạo quyết liệt và ác hiểm đến nhẫn tâm. Ở Scotland còn có quả phạm lỗi vào chân của Lasson, cầu thủ của Celtic mới dã man hơn nhìn cái chân bị lủng lẳng làm 2 khúc đến khiếp !!
    Không hiểu là có phải do một phần tốc độ của trận đấu hay sự ác ý đến thô bạo hay sự vắng bóng của những ngôi sao tinh tế những nghệ sĩ sân cỏ tài hoa gốc Nam Mỹ.
    Nếu tính số cầu thủ Nam Mỹ thi đấu trong một đội tại giải ngoại hạng thì có lẽ trên đấu bàn tay phải !! Arsenal có Gilberto Silva(Braxin) , MU có Forland (Urugoay) ở Boro thì có Juninho(Braxin)
    ở Aston thì có Juan Pablo Angle(Colombia), Mu có Juan Veron(Argentina), Slivinho,Nelson Vivas (trước của Arsenal)
    aja_bar chỉ nhớ những gương mặt tiêu biểu nhất thôi nhưng nói chung các cầu thủ trong một đội ở giải ngoại hạng là thiểu số !! Một con số quá ít nếu nhìn sang các giải lớn khác như Seria và Primera Liga . Có khi còn ít hơn nhiếu so với các gìải Divsion 1 của Pháp, giải Bundesliga của Đức hay có giải 'Eredivisie' của Hà Lan.

    aja_bar xin đưa ra vài lý do như sau:
    Thứ nhất: FA là môt liên đoàn bóng đá lâu đời nhất thế giới, họ có những việc làm rất kỳ quặc, phải nói là bảo thủ duy ý trí. Việc một cầu thủ chưa phải là cầu thủ EU sang đá ở Anh rất khó khăn việc mua trực tiếp các tân binh từ các giải Clausura (Argentina) hay Braxin là một vấn đề nan giải của các CLB Anh trong khi các đối thủ cạnh tranh như Braca, Real hay Inter , Juventus họ có thể làm mọi thủ tục giấy tờ rất nhanh chóng kể cả việc những giấy tờ đấy có thật hay không !!

    Thứ 2: Bóng đá Anh luôn có những nguồn cầu thủ ở trong Euro chủ yếu là các lính lê dương đến từ Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, một số các cầu thủ thất sủng ở Ý sang chơi những năm cuối của sự nghiệp cầu thủ cộng thêm vào đó là các cuộc mua bán các cầu thủ gốc Phi từ những CLB ở giải Pháp,Tây Ban Nha, và các cầu thủ gốc Anh cùng đảo quốc sương mù.
    Còn bản thân bóng đá Anh họ cũng cho ra lò đều đều những lứa cầu thủ đá để mà đá phù hợp với giải Primership chứ chẳng xuất khẩu được đi đâu.


    Lại nói đến chuyện xuất khẩu cầu thủ có lẽ trường hợp không xuất khẩu cầu thủ nào cũng rơi vào tình trạng của Tây Ban Nha.
    Chính do Tây Ban Nha là điểm đến lý tưởng nhất cho các cầu thủ Nam Mỹ trước hết là phù hợp lối chơi nên hàng năm Tây Ban Nha đón nhận vài trăm cầu thủ Nam Mỹ. Nó làm bóp nghẹt các tài năng trẻ của bóng đá Tây Ban Nha.
    Mặc dù họ là những lứa cầu thủ có chất lượng tốt.
    Các giải U21 hay U20 thế giới Tây Ban Nha luôn là đối thủ đáng gờm nhưng ở các kỳ WC thì đội tuyển Tây Ban Nha chưa bao giờ được đánh giá cao cả ??.
    Thị trường chuyển nhượng của Tây Ban Nha thật nực cười sử dụng các cầu thủ bản xứ thì ít mà cũng chẳng xuất khấu được làm bao.

    Thứ 3: Lối chơi của giải Primership đòi hỏi rất nhiều thể lực sức mạnh , chứ không mấy đòi hỏi sự khéo léo nhiều khi lắt nhắt của các cầu thủ Nam Mỹ nên sau khi thành danh ở Tây Ban Nha hay một số nước khác thì điểm đến của họ cũng không phải là đảo quốc sương mù. Thiên đường của họ vẫn là Seria A .
    Thiery Henry tiền đạo số một của Pháp thời gian đầu cũng thừa nnhận anh không thể bắt kịp với nhịp độ trận đấu của Anh, không thể cầm được bóng vì anh ta luôn bị các hậu vệ đối phương vào bóng một cách ác ý !! Nhưng dần dần anh cũng biết cách tránh được những cú chuồi bóng ác ý từ phía sau.
    Phải chăng các cầu thủ Braxin hay Argentina họ bị dị ứng với kiểu đá thô ráp này ??

    Phải chăng do thiếu những cầu thủ Nam Mỹ mà các cầu thủ bóng đá Anh không có ai để học hỏi về mặt kỹ thuật , cách cầm bóng và xử lý bóng một cách uyển chuyển và nhẹ nhàng. Nhiều lúc nhìn các cầu thủ Anh đỡ quả bóng hết sức chật vật và nặng nề.

    Nhưng nếu đem so sánh với bóng đá Hà Lan, quy mô của giải Hà Lan thì quá nhỏ bé không sử dụng hết những tài năng mà mình đào tạo khiến họ phải ra đi đó chính là sự chảy máu chất xám. Các cầu thủ Hà Lan chinh chiến trên rất nhiều mặt trận của Anh, Ý, Tây Ban Nha. Bóng đá Braxin, Argentina , Pháp câc ngôi sao sáng cũng lần lữa không chóng thì trầy cũng ra đi.
    Nhưng trên đấu trường quốc tế họ luôn là những đội bóng được đánh giá cao hơn hẳn các nền bóng đá Anh và Tây Ban Nha. Chứng tỏ chất lượng của các cầu thủ thi đấu ở nước ngoài luôn của các nước trên cao hơn hẳn những cầu thủ chỉ biết chơi ở trong nưóc như của Anh và Tây Ban Nha. Trường hợp của bóng đá Italia và Đức có lẽ do sự dung hoà tốt nội lực và ngoại lực !!

    Còn ý kiến của các bác thế nào về chuyện ít có cầu thủ Nam Mỹ đầu quân cho giải ngoại hạng Anh ??




    [​IMG]

    Được aja_bar sửa chữa / chuyển vào 21:24 ngày 01/06/2003
  2. boydatcang

    boydatcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    1.238
    Đã được thích:
    0
    Những cầu thủ nam mĩ ko thể phù hợp dc với giải ngoại hạng anh cũng dễ hiểu thôi.Vì họ là những cầu thủ có thừa khả năng kĩ thuật sử lí bóng cá nhân lên khi đá trên sân họ rất hay lạm dụng kĩ thuật của mình và khi đó nhịp độ tấn công của toàn đội sẽ giảm đi.Bên cạnh đó những cầu thủ nam mĩ ko phù hợp với lối chơi nhanh ít chạm của giải Anh và em cảm thấy những cầu thủ này chơi ko hết sức thì phải(chắc sợ gãy cẳng roài).
    Ví dụ điển hình ở đây là Juan Veron,khi mới chuyển tới MU vào năm ngoái,anh ta chơi rất thất thường và ko bao giờ chịu bung hết sức mỗi khi dc HLV đưa vào sân thi đấu.Nhưng gần đây khi đã quen với ko khí các sân cỏ ở giải ngoại hạng Anh thì anh ta đã chơi rất hay và ko còn thi đấu kiểu vừa đá vừa hóng gió nữa roài.
    Nhưng chất lượng giải ngoại hạng Anh ko vì ko có các cầu thủ nam mĩ đến chơi mà kém đi hấp dẫn,mà ngược lại.Với sự góp mặt của các cầu thủ có kĩ thuật và tốc độ rất tốt đến từ các nước pháp,hà lan,châu phigiải ngoại hạng Anh vẫn dc coi là 1 giải hấp dẫn bậc nhất thế giới hiện nay.
  3. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0
    Nhưng quả thật một số nền bóng đá có lối đá không thiên về kỹ thuật như bóng đá Đức nặng về phòng ngự bóng đá Ý nặng về chiến thuật nhưng quả thật chẳng biết xếp bóng đá Anh vào kiều gì hình như bóng đá Anh nó không có bản sắc thì phải !! Những nền bóng đá kia như Ý chẳng hạn họ luôn có những cầu thủ Nam Mỹ mà họ hoà nhập khá tốt đó chứ !! Những CLB của Ý như Lazio, AS Roma hay Parma luôn có những cầu thủ Nam mỹ . Chính những cầu thủ Nam Mỹ làm cho lối đá nó mềm mại hơn chứ !!!
    Thực ra bóng đá Nam Mỹ luôn sản sinh ra những tiền vệ tổ chức rất hay có lẽ không biết so sánh thế nào giữa hàng tiền vệ của 2 nước Argentina và Pháp trong lịch sử nữa !! Hai nước có hàng tiền vệ mạnh nhất thế giới mất.
    Chính câụ bé vàng của bóng đá Argentina ghi bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử World Cup chính là bàn thắng lừa qua tất các cầu thủ Anh mà trong đó có Gary Lineker đó !!
    Bóng đá Anh nhiều khi thi đấu cứ đều đều tốc độ thì cao thật nhưng nó lại thiếu những nét tinh tế của các cầu thủ thật sự có đẳng cấp kiều như Bergkamp , Rivaldo , Ortega,...

    [​IMG]
  4. Baixinho

    Baixinho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/11/2002
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá Anh cũng có bản sắc riêng của họ đấy chứ. Lối đá tạt cánh đánh đầu là phong cách kiểu Anh đấy. Lối chơi của họ là những đường chuyền dài, nhanh. Họ luôn tìm cách đưa bóng càng nhanh càng tốt về phía khung thành đối phương. Lối đá này nhìn thích mắt vì nó nhanh và thoáng. Tuy nhiên, tôi lại không ưa gì lối chơi này. Nó quá đơn điệu, nhàm chán, thiếu sự bộc lộ cá tính của các cầu thủ. Chính vì lối chơi này mà bóng đá Anh có rất ít những tài năng trẻ và những cầu thủ có kĩ thuật cá nhân tốt. Mới đây nghe đâu có 2 thằng nhóc 16, 17 tuổi gì đó ghi bàn ở giải ngoại hạng mà đã ầm ĩ hết cả lên rồi. Nếu sang mấy giải của Brazil, Argentina, hay Hà Lan thì mấy chuyện này là bình thường. Ngày xưa Anh có thằng Paul Gascoigne kỹ thuật ghê gớm vậy. Qua Brazil chắc đếm cả ngày không hết.
    Về việc các cầu thủ Nam Mỹ không sang Anh thi đấu thì lý do đầu tiên là vì thủ tục quá nhiều. Mà khi đã sang thì số lượng cầu thủ Nam Mỹ cũng bị hạn chế ở mỗi đội. Ngoài ra lối chơi của giải vô địch Anh cũng không phù hợp với bóng đá Nam Mỹ. Bóng đá Anh quá đơn điệu, không phải là nơi để phát triển kỹ thuật điêu luyện của họ. Còn một lý do nữa là giải Anh thật sự vẫn chưa có uy tín bằng các giải khác như giải Ý hoặc giải Tây Ban Nha. Thành công ở đây nhiều lúc tưởng như quá dễ dàng. Nhiều cầu thủ chỉ đá xoàng xoàng ở mấy giải Ý hoặc TBN, nhưng khi sang Anh thì lại nổi như cồn.
  5. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0
    Nhưng công nhận là bóng đá Anh nó có nét đặc thù kiểu củ chuối thì đúng hơn. Chúng ta làm sao chấp nhận kiểu bóng đá mỗi thời một kiểu mỗi HLv một khác được nó không có bản sắc thì đúng hơn. Như hồi WC vừa rồi đó Anh chơi một cách cứng nhắc phòng thủ cực đoan để thắng Argentina một cách chẳng vinh quang gì .
    Chúng ta được xem bóng đá Anh ở giải ngoại hang thường xuyên tấn công lên xuống như điện giật thế mà ở WC chẳng thấy có một màn chồng cánh nào ra hồn cả, chẳng thấy quả tạt của Beckham nó chính xác gì cả. Bóng đá Anh cảm tưởng như là đội bóng nào thành công ở giải ngoại hạng thì trong họ luôn có những tiền vệ tấn công người nước ngoài đó !! Các bác thử nghĩ lại coi. Cả hàng tiền vệ đều chỉ có một là của Anh còn đâu là quân lê dương hết.!!

    [​IMG]
  6. Baixinho

    Baixinho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/11/2002
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Thật ra thì không phải đội Anh thay đổi lối chơi mà họ bị dồn vào tình thế đó mà thôi. Đội Argentina quá mạnh nên hàng tiền vệ đội Anh không thể làm gì được. Trận thua đó lỗi là tại đội Argentina quá cứng nhắc trong chiến thuật. Nếu xem trận Brazil-Anh thì thấy ngay: đội Anh chả có gì nguy hiểm cả, đẳng cấp còn yếu, vì thế trước các đội mạnh thì dĩ nhiên là không thể nào áp dụng lối đá quen thuộc được.
    Một lần nữa, không phải đội Anh đã từ bỏ lối đá truyền thống mà chẳng qua là do phong độ sa sút của chú Becham mà thôi. Chú này bây giờ chỉ biết đú đởn chứ đá bóng thì chẳng ra gì nữa rồi.
    Đúng thế thật !
  7. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0
    Nhưng bác Baxinho ơi trên báo nó viết thế này này:
    Chẳng hiểu chúng ta có quá khắt khe khi nhận định về bóng đá Anh quá hay không??
    Nhưng đúng là trong bài này thì không đả động đến tý gì bóng dáng của Châu Mỹ mà cụ thể là Nam mỹ gì cả. Bóng đá hồi trước chắc "mông muội lám nhỉ " bây giờ mới "thông minh" hơn trước một ít.
    Thế mà báo dám viết là các ngôi sao của bóng đá thế giới công nhận là có một số cầu thủ không chịu được "nhiệt" hay thất cỡ lỡ vận ở Ý mới chuyển sang thi đấu như Viera, Dennis Bergkamp ở Inter, Pires thì chìm đắm ở Marseille quá lâu rồi bây giờ sang Anh mới đá hay !!
    Còn bảo có các HLV "tài danh thế giới" chứ có được ông Wenger của Arsenal còn chẳng hiểu họ khen ông nào mà từ nước khác chuyển tới nhỉ ??
    Đúng là nhà báo, lâu lắm mới xem báo thể thao thế mà kết luận 10 năm của cái tờ Thể thao Văn Hoá chuối quá !!
    Khác xa với chủ đề của box HLFC mình

    [​IMG]
  8. AntiEngland

    AntiEngland Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Công nhận giải Anh là một trong ba giải hàng đầu châu Âu nhưng so với Serie A hay La Liga thì còn kém xa. Lối chơi của các đội bóng Anh quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có tạt cánh đánh đầu (đương nhiên là những năm gần đây đã có sự đổi mới nhưng còn quá ít), không phải ngẫu nhiên mà các đội bóng Anh thường bị đánh giá là ngây thơ về chiến thuật.
    Các trận đấu ở giải Anh chỉ chú trọng về tốc độ nên khi gặp các CLB có khả năng điều chỉnh nhịp độ tốt thì thường bế tắc. ĐIển hình là Arsenal trong trận gặp Valen ở C1 mùa này.
    Hơn nữa, việc đẩy tốc độ trận đấu lên cao bằng mọi giá khiến cho các cầu thủ có quá ít thời gian để xử lý bóng, thường là phối hợp một chạm, ít chạm hơn là khống chế bóng rồi rê dắt. Cả hệ thống đào tạo cầu thủ của Anh cũng có vẻ không chú ý đến kỹ thuật lắm. Thế nên Gascoigne mới được coi là thần tượng về kỹ thuật của người Anh. Hạng ấy sang Nam Mỹ đúng là nhiều như quân Nguyên. Cả giải Anh bây giờ chỉ thấy Bergkamp là kỹ thuật tốt còn lại thì toàn hạng thường thường.
    Giải Anh chỉ hơn được giải Đức với giải Pháp thôi. Hai giải ấy thì để lúc khác bàn đến sau vậy.
    I hate England[/size=10]
  9. hoacuctay

    hoacuctay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2001
    Bài viết:
    2.683
    Đã được thích:
    0

    Ko đồng ý lắm...
    có thể vì bạn trọng lối đá có kỹ thuật quá nên ...còn tớ thấy giải Anh khá ổn...

    Cúc tây là loài hoa thân thiện nhất thế giới.Nó tượng trưng cho một tình bạn trong sáng cởi mở mà chân thành nồng ấm..
  10. hoacuctay

    hoacuctay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2001
    Bài viết:
    2.683
    Đã được thích:
    0
    Thực ra đo trình độ những giải vô địch này là rất khó. Nó phụ thuộc vào ý thích, cách đánh giá chủ quan của bản thân người xem.
    Riêng tớ xem 2 giải Anh và Ý qua 2 kênh truyền hình thì thấy giải Anh lại có vẻ trội hơn.
    Thứ nhất giải Anh có vẻ trong sáng hơn. ở giải Ý các cầu thủ có vẻ chọi băm nhau rất ác, tính quyết liệt ko chỉ thể hiện trong trận đấu mà còn cả trên khán đài. Và sự thiên vị của trọng tài đối với các đội bóng lớn đặc biệt là Juve rất lộ liễu. Các trọng tài ở Anh có vẻ công tâm hơn. Tiền đầu tư cho các dội bóng, tài chính ở giải Anh có vẻ công khai và trong sạch hơn (đoán mò thế...)
    Thứ hai , Giải Ý ko có được cái sôi động của giải Anh. Có những trận như cơm nguội thiu vậy, lối chơi thì ề à ..kỹ thuật ko ra kỹ thuật, thể lực ko ra thể lực...cũng giống như năm 99 đài truyền hình thử truyền trực tiếp giải vô địch các quốc gia Nam Mỹ ấy,,so với giải vô địch các quốc gia châu Âu thì kém xa.Sau năm ấy ko thấy nhắc tới việc truyền tiếp nữa.

    Cúc tây là loài hoa thân thiện nhất thế giới.Nó tượng trưng cho một tình bạn trong sáng cởi mở mà chân thành nồng ấm..

Chia sẻ trang này