1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đá Miền Tây

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi khongtenso0, 09/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá Miền Tây

    Thành tích nổi bật của bóng đá ĐBCSL tính đến thời điểm hiện nay

    4 lần Vô địch: GĐT.Long An ( 2005, 2006), Đồng Tháp (1989, 1996).

    1 lần Á quân: GĐT.Long An năm 2003.

    3 lần hạng Ba: Long An mùa bóng 1993/199; An Giang các năm 1987, 1990.

    Vua phá lưới: Bùi Sỹ Thành (Long An, mùa bóng 1993/1994).

    Một số tuyển thủ quốc gia người ĐBCSL: Trương Tấn Bửu, Phạm Văn Rạng, Nguyễn Thành Đô, Võ Ngọc Quý, Châu Hồng, Nhan Thiện Nhân, Thúc Vũ, Trần Công Minh, Huỳnh Quốc Cường, Trần Trường Giang, Nguyễn Quang Trãi, Nguyễn Minh Phương, Phan Văn Tài Em, Nguyễn Hoàng Thương, Phan Thanh Bình, Nguyễn Quý Sửu, Lương Văn Được Em?

    "Bóng đá miền Tây và cái vòng luẩn quẩn"

    VTC - "Vì thiếu tiền, cơ chế nặng tính bao cấp nên bóng đá đi xuống. Càng đi xuống thì càng khó kêu gọi đầu tư, mà đầu tư ít thì khó phát triển. Phải có một bước ngoặt lớn từ sự phát triển của kinh tế - xã hội thì bóng đá ĐBSCL mới tránh khỏi vòng luẩn quẩn".

    Câu chuyện với cựu tuyển thủ quốc gia, HLV Trần Công Minh về bóng đá ĐBSCL bắt đầu và kết thúc với rất nhiều trăn trở. Là một người con của miền Tây, đã gắn bó mười mấy năm với Đồng Tháp: từng Vô địch, đã xuống hạng và cũng từng phải dứt áo ra đi, Công Minh tin rằng để các đội bóng vùng ĐBSCL tiến lên chuyên nghiệp và đuổi kịp các địa phương khác thì sẽ phải mất một thời gian dài nữa.

    "Con người hay chất lượng cầu thủ không phải là vấn đề lớn nhất. Tôi nghĩ ĐBSCL là vùng đất có tiềm năng bóng đá rất lớn. Hàng năm, mỗi khi có lớp tuyển sinh bóng đá thì có tới vài trăm trẻ em được phụ huynh đưa đến đăng ký. Ở đây, người dân đặc biệt khoái bóng đá. Nếu như các thành phố lớn, có nhiều hình thức giải trí thì ở miền Tây, bóng đá bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu. Nói đến thể thao, hầu như người dân nơi đây chỉ biết đến bóng đá mà thôi".

    "Có 2 vấn đề mấu chốt khiến bóng đá ĐBSCL rơi vào tình trạng đi xuống, lẹt đẹt kém phát triển hơn một thập niên gần đây. Đó là tiền bạc và cơ chế. Thực tế nó chứng minh, bóng đá chuyên nghiệp là tiền. Không có tiền thì không thể làm bóng đá được. Mà đối với các địa phương ở miền Tây, tiền luôn là một vấn đề đau đầu nhất. Mùa giải này chưa kết thúc, đã lo kiếm tiền để chuẩn bị mùa sau, hầu hết các đội bóng ở đây đều nằm trong tình trạng ăn đong từng bữa".

    [​IMG]
    Trần Công Minh và thời gian ngắn ngủi nắm đội
    Đồng Tháp mùa bóng 2005. Ảnh: Tuấn Tú​

    "Nguồn thu chủ yếu của các đội bóng là ngân sách nhà nước. Mỗi năm tỉnh dành riêng cho bóng đá vài tỷ, đội nào giàu nhất tối đa cũng chỉ 4 tỷ. Bóng đá bao giờ cũng "ngốn" nhiều ngân sách của Sở TDTT nhất và cũng chỉ có giới hạn, tỉnh nào cũng thế. Vấn đề là trong khi tại các thành phố lớn, việc kiếm tiền cho bóng đá có nhiều nguồn thì ở khu vực ĐBSCL lại rất khó. Do ở vùng sâu vùng xa rất khó kêu gọi tài trợ trong khi những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh có thể góp sức cùng bóng đá ở địa phương lại không nhiều.

    Như Đồng Tháp chẳng hạn, mùa 2005 gắn tên cùng Delta nhưng được một năm thì nhà tài trợ này cũng chia tay. Tôn Hoa Sen cũng tài trợ cho Cần Thơ đúng một năm rồi thôi, mà tiền cũng đâu có nhiều. Hầu hết các đội bóng ở miền Tây đều muốn liên kết lâu dài với một doanh nghiệp, nhưng không thể kiếm nổi.

    "Vị trí địa lý không thuận lợi, đường giao thông khó khăn, chỉ riêng việc tìm đối thủ đấu giao hữu cũng vất vả. Thậm chí nhiều cầu thủ không thích thi đấu ở miền Tây. Có cầu thủ ngoại, thử việc và thương lượng xong rồi nhưng cuối cùng lại chọn nơi khác vì nguyên nhân xa quá đô thị lớn".

    Câu chuyện với cựu tuyển thủ quốc gia, HLV Trần Công Minh về bóng đá ĐBSCL bắt đầu và kết thúc với rất nhiều trăn trở. Là một người con của miền Tây, đã gắn bó mười mấy năm với Đồng Tháp: từng Vô địch, đã xuống hạng và cũng từng phải dứt áo ra đi, Công Minh tin rằng để các đội bóng vùng ĐBSCL tiến lên chuyên nghiệp và đuổi kịp các địa phương khác thì sẽ phải mất một thời gian dài nữa.

    "Con người hay chất lượng cầu thủ không phải là vấn đề lớn nhất. Tôi nghĩ ĐBSCL là vùng đất có tiềm năng bóng đá rất lớn. Hàng năm, mỗi khi có lớp tuyển sinh bóng đá thì có tới vài trăm trẻ em được phụ huynh đưa đến đăng ký. Ở đây, người dân đặc biệt khoái bóng đá. Nếu như các thành phố lớn, có nhiều hình thức giải trí thì ở miền Tây, bóng đá bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu. Nói đến thể thao, hầu như người dân nơi đây chỉ biết đến bóng đá mà thôi".

    "Có 2 vấn đề mấu chốt khiến bóng đá ĐBSCL rơi vào tình trạng đi xuống, lẹt đẹt kém phát triển hơn một thập niên gần đây. Đó là tiền bạc và cơ chế. Thực tế nó chứng minh, bóng đá chuyên nghiệp là tiền. Không có tiền thì không thể làm bóng đá được. Mà đối với các địa phương ở miền Tây, tiền luôn là một vấn đề đau đầu nhất. Mùa giải này chưa kết thúc, đã lo kiếm tiền để chuẩn bị mùa sau, hầu hết các đội bóng ở đây đều nằm trong tình trạng ăn đong từng bữa".

    "Tiền ít, chủ yếu từ ngân sách của tỉnh nên kéo theo nhiều bất cập khác, từ chuyện luyện tập, sinh hoạt đến chế độ đãi ngộ, lương thưởng cũng thấp. Bóng đá chuyên nghiệp, cầu thủ họ biết so sánh những gì nhận được khi sang các đồng nghiệp. Đời cầu thủ ngắn và ai chẳng thích kiếm tiền lo cho mình. Vì thế, cũng nảy sinh nhiều vấn đề và thực tế, nhiều cầu thủ ĐBSCL khi trưởng thành thường tìm cách thoát ly".

    "Tiền là vấn đề khó giải quyết nhất và khi không có tiền thì đụng đâu cũng thấy khó. Nhiều khi nghĩ được nhưng bắt tay vào làm lại không được. Cứ thế, cái khó bó cái khôn", Công Minh đúc kết.

    Không chỉ là tiền bạc, một nguyên nhân khác góp phần không nhỏ trong việc kìm hãm sự phát triển của bóng đá mảnh đất này, đó là những luồng tư duy cũ. "Các đội bóng ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Cà Mau... đều thuộc Sở TDTT quản lý. Nói cách khác, bóng đá ít nhiều vẫn là "bao cấp", đội bóng nào cũng gặp những vấn đề về cơ chế hoạt động. Bóng đá chuyên nghiệp nó đòi hỏi cách làm mới, thông thoáng và nhiều quyết sách táo bạo để thích nghi với thời cuộc trong khi nhiều đội miền Tây đều bị bó buộc bởi những suy nghĩ, cách làm cũ".

    "Để thay đổi cả một cách nghĩ, cách làm thì không đơn giản, nhất là khi không có một cú hích lớn, kiểu như có một doanh nghiệp mạnh về tài chính và có ý định làm bóng đá lâu dài. GĐT.LA là một minh chứng điểm hình cho sự thay đổi và vươn lên của bóng đá ĐBSCL nhờ quá trình xã hội hoá bóng đá.

    [​IMG]
    Thành công của GĐT.LA là một ngoại lệ của bóng đá ĐBCSL. Ảnh: H.H​

    Hầu hết các đội bóng đều cử người đến học tập mô hình phát triển của Gạch. Nhưng để áp dụng cách làm của đội bóng này thì quá khó và không thể, dù đội nào cũng ước ao được như thế. Quá khó để kiếm được một doanh nghiệp máu mê và hết mình với bóng đá như Gạch Đồng Tâm".

    "Thực ra, hầu hết các đội bóng ĐBSCL hiện nay đều nhìn thấy vấn đề của mình, nhưng vẫn loay hoay với câu hỏi làm thế nào để vươn lên. Đây là một bài toán khó và không dễ để kiếm câu trả lời, đặc biệt trong bối cảnh điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn như bây giờ".

    Cựu cầu thủ, cựu HLV của Đồng Tháp trầm ngâm: "Đúng là rất khó và chưa có ai có thể vạch ra một hướng đi thích hợp cho bóng đá miền Tây. Có lẽ, phải đến khi xuất hiện một bước nhảy vọt về kinh tế ở khu vực này, bóng đá mới có cơ hội đổi đời chứ không chìm nổi với nỗi lo cơm áo gạo tiền như những năm gần đây".

    (theo VTC-thể thao)

    [nick] [nick]

    Được khongtenso0 sửa chữa / chuyển vào 05:02 ngày 09/01/2007
  2. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Tiền Giang - Khổ vì chuyện cơ chế

    VTC - Đầu tháng 11-2006, HLV Phạm Văn Rạng đã quyết định nộp đơn ?onghỉ hưu non? ở tuổi 46 vì cảm thấy bức xúc trước các ?ovấn đề? đặt ra của đội bóng quê hương. Một cái tin chẳng vui vẻ gì đối với Tiền Giang, đội bóng vừa rớt hạng và lý giải nguyên nhân thất bại là do thiếu tiền.
    Hồi còn thi đấu ở giải A1, A2 toàn quốc vào thập niên 80 ?" 90 của thế kỷ trước, Phạm Văn Rạng là một trong những cái tên ưu tú nhất của bóng đá Tiền Giang. Sau khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ, anh một lòng ở lại với công cuộc phát triển của bóng đá quê hương.
    Bao đời HLV đến rồi đi như Nguyễn Kim Hằng, Đoàn Minh Xương, Trần Văn Hùng, Vũ Trường Giang?, Phạm Văn Rạng nguyện chỉ làm phó tướng. Gần đây nhất, khi HLV Kim Hằng phải nhập viện do cơn đau tim hồi cuối giai đọan 2 mùa rồi, nhiệm vụ được trao cho Phạm Văn Rạng và anh đã xuất sắc vực dậy một Thép Pomina Tiền Giang rệu rã đi đến trận quyết định cuối cùng hòa M.H.Hải Phòng.
    [​IMG]
    HLV Phạm Văn Rạng và các học trò sau trận đấu với Hải Phòng và chính thức rớt hạng. Ảnh: Quang Minh

    May mắn không mỉm cười với Phạm Văn Rạng, nhưng trong mắt rất nhiều các HLV từng làm việc chung với anh, người đàn ông ngoại tứ tuần này có một uy tín rất đáng kể. Giới cầu thủ cũng không ai không tôn trọng Phạm Văn Rạng. Bởi tại Tiền Giang, Phạm Văn Rạng là một trong những HLV tận tụy nhất với ?oanh em?.
    Gia đình sống ở thành phố Mỹ Tho, nhưng gần như Phạm Văn Rạng rất ít về nhà với vợ con. Anh dành phần lớn thời gian sau buổi tập để ở lại khu nhà khách Ủy ban, nơi đội đóng quân, để quản lý các cầu thủ. Điểm danh, hối thúc ?olính? ra sân tập, rồi quản lý sinh hoạt?, là những công việc chẳng mấy liên quan đến chuyên môn, nhưng Phạm Văn Rạng đã làm điều đó một cách âm thầm suốt hơn mười năm nay.
    Vậy tại sao anh lại nộp đơn xin nghỉ?
    Sau khi U21 Thép Pomina Tiền Giang đoạt chức Vô địch giải Vô địch U-21 toàn quốc ?"Báo Thanh Niên 2006, người Tiền Giang như đang sống trên mây. Gần chục cái tên trong đội hình đăng quang đó được đôn lên đội 1 để chơi ở giải hạng Nhất mùa tới. Một sự bổ sung hợp lý, nhưng?
    Lãnh đạo Tiền Giang nghĩ rằng, chỉ với đám cầu thủ trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao đó là đủ. Tiền Giang chủ động ?otrảm? hàng loạt những công thần. Đội trưởng Anh Thoại, Minh Tuấn, Văn Tâm? đi Thành Nghĩa Quảng Ngãi; lão tướng Văn Châu được cho giải nghệ; Phan Trường Chinh, Anh Tuấn, Quang Trãi, Minh Ninh? giải phóng hợp đồng.
    [​IMG]
    Cả Minh Tuấn và Quang Trãi (áo đỏ) sẽ không còn thi đấu cho Tiền Giang vào
    mùa bóng sau. Ảnh: Quang Minh

    Trước đó, Huyết Sơn cũng xin nghỉ ở tuổi 30! Ngay cả ?olinh hồn? Văn Hiệp cũng bị cắt giảm lương xuống còn gần một nửa, dù hợp đồng của anh vẫn còn thời hạn 2 năm nữa. Lý do là đội phải xuống chơi ở giải hạng Nhất nên kinh phí eo hẹp!
    Ai cũng biết, hợp đồng tài trợ của Thép Pomina với Tiền Giang mới chỉ kết thúc 1 năm (trong tổng số 3 mùa giải) với giá trị 5 tỷ đồng/năm. Nên lý do mà lãnh đạo đội bóng này cắt giảm chế độ của cầu thủ rất khó thuyết phục.
    Về chủ trương, Thép Pomina.Tiền Giang không đặt tham vọng thăng hạng ngay trong mùa giải 2007 vì sợ sẽ phải "chết yểu" giống như mùa rồi. Chính vì thế, họ muốn làm một cuộc cách mạng triệt để về nhân sự, giúp đội bóng trẻ trung hơn và giàu sức chiến đấu hơn?! Nhưng thật lạ là ngay sau đó, một vài cái tên lạ đến TP.TG lại đang ở sườn bên kia của sự nghiệp như Bùi Đoàn Quang Huy. Thậm chí, TP.TG còn nhận một cầu thủ đã 34 tuổi?!
    Vô hình trung, những người từng được xem là công thần và vẫn còn rất nhiều ?ogiá trị sử dụng? bị tổn thương vì sự ngược đãi. Và những người ở lại, cũng phải? nghĩ ngợi nhiều.
    Đó là một trong những lý do cơ bản nhất dẫn đến quyết định từ nhiệm của Phạm Văn Rạng. Cũng theo anh, ?omột vài chiếc ghế? trong giới chức lãnh đạo đã được đặt không đúng người dẫn đến những trì trệ trong vận hành của đội bóng. Sự thiếu sát sao của Sở TDTT Tiền Giang với đội bóng đã biểu hiện từ nhiều năm nay. Có rất nhiều người chỉ ?ongồi chơi xơi nước?, chẳng cống hiến gì cho đội bóng nhưng vẫn hưởng lương cao và nắm giữ quyền hành trong tay?!
    [​IMG]
    U-21 Tiền Giang vô địch toàn quốc giải trẻ chưa đồng nghĩa với việc bóng đá sông Tiền phát triển. Ảnh: Quang Minh
    Tạm thời, Phạm Văn Rạng sẽ xin nghỉ 4 tháng, trước khi mùa bóng mới bắt đầu. Theo một kênh thông tin không chính thức, một HLV của đội U-13 tỉnh sẽ được đôn lên để thế vai anh. Và theo phân công, Phạm Văn Rạng sẽ quay lại làm bóng đá trẻ.
    Tính khi nóng nảy, bộc trực của Phạm Văn Rạng có thể không được lòng nhiều người nhưng bù lại, anh là người làm được việc nhất. Việc HLV tâm huyết này thấy nản cho thấy vấn đề thực sự của TP.TG hiện nay cũng như tương lai của đội bóng.
    Lãnh đạo đội bóng vẫn nói về vấn đề tiền bạc, con người khi lý giải thất bại của TP.TG ở V-League 2006 nhưng vấn đề lớn nhất của bóng đá Tiền Giang lại nằm ở... bộ máy lãnh đạo. Chuyện của TP.TG là chuyện của việc ?oxác? chuyên nghiệp nhưng ?ohồn? bao cấp

    (theo VTC-thể thao)
  3. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Đồng Tháp - Quyết không đi lại lối mòn
    VTC - Cứ một năm ?othăng?, lại một năm ?ongụp?, chu kỳ đó lặp đi lặp lại với Đồng Tháp kể từ khi bóng đá Việt Nam lên chuyên. Sớm giành vé lên chơi V ?" League trước vài vòng đấu, Đồng Tháp là đội bóng có lực. Nhưng liệu họ sẽ bước qua ?olời nguyền? với ám ảnh quen cũ về con đường quay lại giải hạng nhất?
    1. Thực tế, lộ trình mà đội bóng của người thế vai bất đắc dĩ Lại Hồng Vân đi hồi mùa rồi, không vướng phải nhiều chông gai. Có quá ít ứng viên đặt tham vọng lên chuyên nghiệp nên Đồng Tháp đã tiến băng băng như chỗ không người.
    Song nói như thế, không có nghĩa rằng chúng ta phủ nhận những nỗ lực của lứa cầu thủ trẻ tài năng và đang vào độ chín như tại Đồng Tháp. Những Thanh Bình, Quý Sửu, Phong Hoà, Việt Cường, Phước Thạnh, Văn Pho, Được Em, Văn Nghĩa? chỉ mới 21 ?" 22 tuổi nhưng đã có thâm niêm vài năm chơi bóng đỉnh cao. Người ?ogià? nhất là thủ thành Văn Tưởng cũng mới 27 tuổi. Theo cựu HLV Đồng Tháp và giờ là Trợ lý HLV tuyển quốc gia Trần Công Minh thì đó là một đội quân thừa sức chiến đấu, dư khát vọng chiến thắng?
    [​IMG]
    Đội bóng trẻ trung và giàu khát vọng Đồng Tháp. Ảnh: Q.M​
    Cách đây một năm, người ta có thể nghi ngờ lứa cầu thủ này về kinh nghiệm chiến đấu nhưng giờ mọi chuyện đã khác. Bao lứa cầu thủ tài năng của bóng đá Đồng Tháp trưởng thành rồi ra đi như: Quang Trãi, Trung Vĩnh, Duy Quang, Vĩnh Nghi, Thanh Tuấn? nhưng Đồng Tháp đã không hề suy yếu. Và giờ là thời của Thanh Bình và đồng đội.
    Trước và sau trận chung kết giải đại hội TDTT toàn quốc, trận đấu mà Đồng Tháp chỉ chịu thua Đà Nẵng trên chấm phạt đền, toàn đội gần như không có thời gian nghỉ. Tập luyện liên tục, tận dụng các giải đấu tập huấn (như giải ở Thành Long tới đây) giúp cầu thủ Đồng Tháp duy trì thể lực và nâng tầm về kinh nghiệm cọ xát. Sự háo thắng của người trẻ tuổi như cựu HLV Trần Công Minh từng nghi ngại trước đây dường như không còn tồn tại.
    Cũng theo BHL của đội bóng này, nhiều khả năng Đồng Tháp sẽ chỉ giữ lại tiền vệ phòng ngự Maxwell, trong số năm ngoại binh từng chơi rất hay mùa rồi là trung vệ Dickson, tiền vệ Fernando, chuyên gia chạy cánh Prince Active và cầu thủ Ukraine tăng cường ở giai đọan 2 Sydorenko.
    Trong những ngày này, GĐKT Phạm Anh Tuấn đang rong ruổi khắp các trung tâm ở miền Nam để tìm kiếm ngoại binh giỏi. Một số cái tên đến từ lục địa đen được nhắc đến, song cũng không loại trừ khả năng Đồng Tháp sẽ liên hệ với các mối cầu thủ Ukraine và Đông Âu như mùa giải 2005.
    Ngoài ra, những tồn tại về mặt cơ chế cũng đã được giải quyết ổn thỏa. Sau rất nhiều những ?okêu ca? của báo giới, lãnh đạo Sở TDTT Đồng Tháp đã biết chỉnh thước ngắm, để đồng lòng vực dậy một địa phương mà bóng đá từng là niềm tự hào bất tận.
    2. Những người am tường bóng đá vùng trũng Đồng Tháp Mười kể lại rằng, bóng đá nơi đây từng có một sức hút cực lớn. Thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước, ngay cả thời điểm mà nước lũ ngập trắng đồng, bà con từ Lai Vung, Sa Đéc hay Thăng Bình thường bơi xuồng, cưỡi ghe đổ về Cao Lãnh mỗi khi đội bóng con cưng trở lại sân nhà thi đấu.
    Ngày đó, ?ocứ địa? Cao Lãnh thực sự là ?ođi dễ khó về? với bất cứ đối thủ nào đến đây làm khách. Các trận đấu của Đồng Tháp, các khán đài gần như không còn chỗ trống. Người Đồng Tháp lam lũ, chân chất nhưng họ biết yêu cái đẹp, cái hay. Tất nhiên, họ có quyền đòi hỏi, có quyền trách cứ khi CLB đi lệch hướng.

    [​IMG]
    Không nhiều tiền và hùng mạnh bằng Thể Công (áo đỏ) nhưng Đồng Tháp (áo vàng) hơn ở khát vọng. Ảnh: Q.M​
    Cuối mùa giải 2005, khi đội bóng phải xuống chơi ở giải hạng nhất, khán giả Đồng Tháp vẫn không quay lưng với sân bóng. Và niềm tin của họ đã được đền đáp với cú nước rút tuyệt vời giữa giai đoạn 2 mùa bóng vừa rồi và thăng hạng trước đến vài vòng đấu.
    Song thực tế rằng, Đồng Tháp được xếp vào vùng sâu, vùng xa của tổ quốc về mặt địa lý. Có rất ít các danh nghiệp đầu tư vào đây. Tất nhiên, bóng đá chịu chung ?othảm cảnh? đó. Năm 2005, Delta từng tính chuyện hợp đồng dài hạn với Đồng Tháp, để tận dụng những nguồn nguyên liệu tại chỗ trong việc sản xuất nước trái cây và thức uống nhưng mối se duyên giữa họ kết thúc rất nhanh sau khi doanh nghiệp này kiếm được vài hec-ta đất và sau khi Đồng Tháp rớt hạng.
    Sự lỏng lẻo trong việc ký kết các bản giao ước của lãnh đạo đã phải trả giá đắt. Đồng Tháp đã phải làm lại từ đầu bằng chính ngân sách tỉnh. Song điều này sẽ không kéo dài được lâu, càng khi Đồng Tháp trở lại làng bóng đá đỉnh cao nhất Việt Nam V ?" League.
    Bóng đá chuyên nghiệp luôn đặt ra những khuôn mẫu, những đòi hỏi khắt khe mà sự chi phối của đồng tiền là rất lớn. Ngoài một chính sách hợp lý, phần lớn các CLB phải có một nguồn lực tài chính dồi dào, trước khi tính chuyện tham vọng hoặc thậm chí chỉ muốn trụ lại. Đây là một bài toán nan giải với những người làm bóng đá xứ Đồng Tháp Mười nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.
    ?oBầu sữa mẹ? từ ngân sách nhà nước một mặt đã eo hẹp, mặt khác nó cũng không phải là bất tận. Từ nhiều năm nay, Đồng Tháp luôn gặp trở ngại này, khiến cho đội bóng khó thể duy trì sự ổn định. Đồng Tháp là một trong không nhiều địa phương nhận sự phụng sự đặc thù của các cầu thủ người bản địa. Song không thể bắt họ nhận mức lương thấp hơn nhiều các đồng nghiệp khác khi chơi ở V ?" League. Giải quyết được tồn tại này, coi như Đồng Tháp đã tháo bỏ được mọi mâu thuẫn.
    [​IMG]
    Cặp bài trùng Lại Hồng Vân - Phạm Anh Tuấn.
    Ảnh: Hồng Long​

    Bàn thắng quyết định của Phạm Anh Tuấn ?" người đang nắm giữ cương vị GĐKT, mùa bóng 1989 từng giúp Đồng Tháp đoạt chức vô địch quốc gia. Đó vẫn là khoảnh khắc ngọt ngào nhất của người hâm mộ vùng lũ. Giờ đây, sau rất nhiều những trải nghiệm phải trả bằng máu và nước mắt, Đồng Tháp đã và đang trở nên mạnh mẽ hơn.
    Song dù sao ở hoàn cảnh hiện nay, mục tiêu trụ hạng vẫn được đặt lên hàng đầu, trước khi đội bóng này có thể tính chuyện dài hơi với bài toán kinh tế. Dựa trên nền tảng một đội quân trẻ trung mà Đồng Tháp đang sở hữu, cộng với vài ngoại binh chất lượng cao, ?oê-kíp? Phạm Anh Tuấn ?" Lại Hồng Vân có đủ cơ sở để tin vào điều đó.
    Lê Hạnh (VTC-thể thao)

  4. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    An Giang - Khát vọng thăng hạng sau 10 năm
    VTC - Đã 10 năm nay, An Giang vẫn chưa thể bước lên đấu trường đỉnh cao nhất của bóng đá Việt Nam. Một lần ?osa cơ? là 10 lần thất thế. Người An Giang muốn thay đổi lời nguyền ở năm thứ 11 trong cái ao làng hạng nhất?
    Năm 1997, nếu An Giang giành chiến thắng trong cả 3 trận cuối cùng trên sân nhà thì họ đã không phải nếm trái đắng nhưng trận mất điểm trước Hải Quan, rồi bại trận khi đối đầu với Hải Phòng đã dìm họ ?ochết đuối?.
    [​IMG]
    Niềm vui của An Giang sau khi ghi bàn vào lưới
    Thể Công tại giải hạng Nhất 2006. Ảnh: Quang Minh​

    Chuyện An Giang ?" một trong những đại biểu ưu tú nhất của bóng đá ĐBSCL vào thời điểm đó, bị đánh rớt hạng là một nỗi đau. Nhưng quả thật, không ai nghĩ đội bóng này phải chịu thảm cảnh lâu đến thế. Tính nhẩm đã đến 10 năm có lẻ, quê hương của vựa lúa miền Tây vẫn chưa ?ongóc đầu? dậy được. Tại sao?
    Vào thời buổi mà bóng đá Việt Nam còn ?omê muội?, phương tiện di chuyển chủ yếu của các đội bóng là ?oxe đò?, nếu lấy TP.HCM làm điểm trung tâm thì việc về tới sân Long Xuyên cũng phải mất 5 ?" 7 giờ đồng hồ xe chạy, cũng như qua phà. Cùng với Cần Thơ (một trung tâm kinh tế lớn khác của khu vực ĐBSCL), An Giang bị liệt vào ?ovùng sâu vùng xa? của bản đồ bóng đá Việt Nam.
    Vào thời điểm đó, lợi thế sân nhà là rất đáng kể đối với họ, vì đối phương đến đây thi đấu sẽ phải trải qua hành trình mệt mỏi. Tuy nhiên, An Giang đã không tận dụng hết những lợi điểm đặc thù về địa lý. Cho đến khi bóng đá của Việt Nam lên chuyên, bài toán lực lượng trở nên nan giải hơn.

    Mùa giải trước, mặc dù chỉ đặt mục tiêu lọt vào tốp 5, song trong ?othước ngắm? của lãnh đạo đội, An Giang thực sự muốn muốn một suất V ?" League 2007. Bởi đứa trẻ con cũng biết, mùa bóng 2006, đấu trường hạng nhất có quá ít ứng viên nhưng chỉ cần qua nửa chặng đường, người ta đã thẩm thấu được sự thất bại.
    HLV Nguyễn Kim Hằng bị tẩy chay và Nhan Thiện Nhân trở thành người thế vai bất đắc dĩ. Cùng với người đồng nghiệp, đồng đội quen cũ Châu Hồng, An Giang muốn bay cao bằng chính con người của mình.
    Ngoài những cái tên bản địa, rất ít ngôi sao bóng đá nội tìm đến An Giang. Không phải vì đội bóng này không có tiền trả cho họ, mà đơn thuần bởi An Giang? xa quá! Biết thế khó, An Giang đã tự lực cánh sinh bằng chính đôi chân của mình. Tưởng như giấc mộng của họ đã trở thành hiện thực trong 2 mùa hạng nhất gần đây, nhưng cuối cùng ?omèo lại hoàn mèo?.
    Sau VCK U-21 toàn quốc 2003 mà An Giang là đơn vị đăng cai, đội bóng trẻ vùng đất này đã thi đấu khá hay và lọt vào tới bán kết. Những Công Danh, Văn Hậu, Thanh Hóa, Chí Thiện, Hòang Hà, Đức Hóa, Phước Tùng? thực sự là lứa cầu thủ tài năng nhất mà cái nôi An Giang sản sinh ra trong khoảng gần 1 thập kỷ đổ lại, đã tung hoành ở sân chơi trẻ uy tín nhất nước. Một số người sau đó thậm chí được cân nhắc lên tuyển Olympic.
    Tiếc rằng, sự bất ổn nội bộ; những cuộc thay tướng diễn ra liên tục, người đến, kẻ đi; những phi vụ ?othanh trừng? trong giới chức lãnh đạo xảy ra liên miên đã khiến An Giang đánh mất dần bản sắc.
    [​IMG]
    Những "lính đánh thuê" (áo đỏ) không có trong kế hoạch ở mùa bóng 2007. Ảnh: Hồng Long​

    Trong kế họach phác thảo mùa giải 2007, đội bóng này đã không còn 5 cái tên ngoại binh ở mùa rồi: Vicent Dumisa Ngobe, Yuthajak Konjan, Ngonidzashe Mahosi, Othon Bienvenus và Nza Bontamba Yves Appolinaire. Một số các cựu binh như thủ thành Châu Trí Cường và trung vệ Thanh Tùng cũng đã hết hạn hợp đồng.
    An Giang chỉ giữ lại 15 người trong đội hình mùa trước và đôn lên 10 gương mặt trẻ khác. ?oCái cần cho họ vào lúc này là kinh nghiệm thi đấu. Từ nay đến khi giải hạng nhất 2007 khởi tranh, chúng tôi sẽ tận dụng triệt để các giải đấu tập huấn (như giải ở Thành Long tới đây) và các trận giao hữu, để bù đắp thiếu hụt này. Có sẵn khát vọng, chúng tôi cần có sự tổ chức hợp lý nữa để biến giấc mơ thành hiện thực? ?" HLV Nhan Thiện Nhân cho biết.
    Hiện tại, An Giang gần như chắc chắn đã có được tiền vệ ngôi sao Issawa ?" cựu cầu thủ P.Bình Định và Đồng Nai mùa trước. Do giải hạng nhất 2007 chỉ cho phép đăng ký 3 ngoại binh (sử dụng 2), nên An Giang đang tìm kiếm một tiền đạo giỏi và một trung về làm phương án dự phòng, tùy thuộc vào diến biến các trận đấu.
    Dù vẫn là một đội bóng 100% kinh phí từ hầu bao của Tỉnh, nhưng An Giang lại không mấy lo lắng về tài chính. Là một địa phương giàu tiềm lực kinh tế thuộc loại số 1 khu vực ĐBSCL, An Giang có một sức hút đầu tư rất lớn. Năm ngoái, kinh phí rót cho đội bóng khoảng trên 7 tỷ đồng (1/4 trong số đó dành cho đào tạo trẻ) và nhiều khả năng số tiền này sẽ tăng lên đáng kể, để An Giang có thể bắt kịp các đại gia khác trong làng bóng đá hạng Nhất ở Việt Nam.
    Sau rất nhiều lần vỡ mộng, lãnh đạo Tỉnh và Sở TDTT An Giang đã thực tế hơn. Thể thao An Giang đã lọt vào tốp 15 toàn quốc, sau ĐH TDTT vừa rồi, nhưng như thế là chưa đủ. Rồi đây, người dân Việt Nam sẽ không chỉ biết đến An Giang với xe đạp, Judo hay đua thuyền mà còn cả bóng đá nữa. Khát vọng lên chơi chuyên nghiệp đã lên đến đỉnh điểm. Vấn đề còn lại là thực thi những hoạch định, dù chậm nhưng chắc.
    [​IMG]
    Liệu niềm vui như thế này có tiếp diễn? Ảnh: H.L​

    Năm nay, ngoài ?oông kẹ? Thể Công, An Giang sẽ vấp phải một đối thủ ?oxương? khác là Hải Phòng như cách đây 10 năm. Sẽ là một cuộc chiến thực sự của 3 ứng viên này, bởi thực tế, người láng giềng Thép Pomina Tiền Giang đã không còn mặn mà với sân chơi chuyên nghiệp nữa, sau cái chết yểu ở mùa rồi.
    Hướng đi của An Giang (dựa trên nền tảng lứa cầu thủ trẻ tài năng người bản địa) gần giống với những gì Đồng Tháp đã làm trong những năm qua. Đồng Tháp làm được, tại sao An Giang lại không?! 10 năm là một giấc ngủ dài mê muội, giờ là lúc An Giang lấy lại vị thế của mình, trước khi ánh dương lịm tắt.
    Chờ xem!
    Lê Hạnh (VTC-thể thao)

  5. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ- Bảy chìm ba nổi
    VTC - Chỉ một năm về trước, bóng đá ở Cần Thơ như chết lặng. Những ngày sau án kỷ luật được thực thi, sự lãnh cảm nơi người hâm mộ thành phố nhộn nhịp nhất miền Tây Nam Bộ và một bộ phận các cầu thủ tưởng im ắng đến rùng mình?
    Cần một chút để nhớ lại quá khứ, mặc cho cái quá khứ đó chẳng mấy hay ho gì. Nếu Cần Thơ vượt qua Đông Á thành phố trên sân Thống Nhất trong trận đấu cuối cùng mùa 2005 sẽ đồng nghĩa với một suất lên chơi V ?" League năm sau đó.
    Họ đã không làm được điều này, song suất thăng hạng vẫn còn bỏ ngỏ sau bản án tiêu cực dành cho đại diện thành phố mang tên Bác. Rất nhanh sau đó, án kỷ luật của LĐBĐVN gõ cửa Cần Thơ. Giấc mơ thăng hạng không những bị phá sản mà Cần Thơ còn bị giáng xuống giải hạng nhì sau hệ lụy của những scandal dính líu đến tiêu cực của CLB này ở mùa giải 2004.
    [​IMG]
    Không vượt qua được Đông Á Pomina, Tôn Hoa Sen Cần Thơ không những không lên được V-League mà còn bị giáng xuống hạng Nhì khi bị"hồi tố". Ảnh: V.V
    Cần Thơ tưởng chừng như bị giải tán sau đó. Kể từ khi có quyết định kỷ luật, bên cạnh việc nộp đơn kháng án, Cần Thơ đã chủ động giải quyết chế độ cho các ngoại binh ra đi. Một vài cầu thủ nội khác cũng đã rục rịch muốn rời đội bóng.
    Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người từng là trụ cột của Tôn Hoa Sen Cần Thơ ở mùa 2004 nguyện ở lại để làm lại từ đầu. Tất nhiên, ai cũng có thể đoán ra được bầu không khí đang nặng chĩu trên sân tập lúc ấy, giống hệt như cái hồi Đông Á thành phố phải tập chay ở Đạt Đức để đợi phán quyết của LĐBĐVN?
    Từ một đội được xem như thế lực ở giải hạng nhất (Cần Thơ từng xếp thứ 4 ở giải hạng nhất mùa giải 2004), rồi phải chấp nhận phán quyết quay trở lại vạch xuất phát ?" làm lại từ đầu ở giải hạng Nhì, một phần đáng kể trong lòng đội bóng này trở nên hụt hẫng. Đối với người dân Tây đô nó còn xót xa hơn nhiều?
    Xót xa ở chỗ, lỗi lầm đó không phải của tập thể đội bóng, càng không phải sự run rủi của số phận, mà là sự ?omanh động? của một số cá nhân trong giới chức lãnh đạo.
    ?oTôi đau đớn, chua xót và có thể một ngày gần nữa đây thôi tôi sợ rằng mình sẽ bị lãnh cảm với bóng đá nơi đây. Giá như ngày ấy người ta đừng sai lầm, giá như?? ?" cựu tuyển thủ Việt Nam và Thể Công nhưng lại gần như cả cuộc đời gắn bó với bóng đá Cần Thơ ?" ông Út Đô, từng tâm sự.
    Những điều tồi tệ rồi cũng qua đi, uy tín của đội bóng có thể bị thuyên giảm, nhưng dòng chảy của cuộc sống vẫn không đợi người. Cần Thơ đã làm lại và làm rất hay chỉ một năm sau đó.
    Trận đấu quyết định trên sân Cà Mau ở giải hạng nhì mùa giải rồi sẽ là một kỷ niệm khó quên với những người trung thành với bóng đá Tây đô. Cần Thơ đã chính thức trở về với mái nhà hạng nhất quen cũ, đấu trường mà họ đã ở đó suốt 11 năm nay. Với sự cổ súy của tinh thần đang lên cao, ai dám chắc rằng họ sẽ dừng lại?
    Để chuẩn bị cho mùa giải 2007, CLB bóng đá Cần Thơ đã được ra mắt mới đây một cách rất chuyên nghiệp. Cương vị GĐĐH được giao cho cựu HLV phó Võ Văn Hùng, trong khi đội trưởng Cần Thơ vô địch A1 1994 Nguyễn Thanh Nhã sẽ vẫn là trợ thủ đắc lực của vị tướng già Nguyễn Thành Kiểm.
    Ngoài việc thanh lý hợp đồng với Bình Nam (cựu cầu thủ Tiền Giang), Cần Thơ gần như giữ lại nguyên hình bộ khung từng thi đấu ở giải hạng nhì mùa trước, đồng thời đôn lên gần nửa tá các cầu thủ trưởng thành từ các lứa U19 và U21.
    [​IMG]
    Drigba (17) vẫn sẽ ở lại với đội bóng. Ảnh: V.V
    Quan sát buổi tập sáng 9/11/2006, chúng tôi thấy có 3 cái tên ngoại đến xin thử việc. Trong những năm gần đây, Cần Thơ luôn là một trong những điểm đến lý tưởng nhất của các đội bóng trong khu vực với khoản lương hậu hĩnh, nhưng dường như chưa lúc nào Cần Thơ thỏa mãn với chất lượng các ?olính lê dương? này. Chắc chắn Cần Thơ sẽ phải có những rút kinh nghiệm trước khi đặt bút ký hợp đồng với họ, bởi năm nay giải hạng nhất sẽ chỉ còn được đăng ký 3 cái tên không phải quốc tịch Việt Nam và sử dụng 2.
    Theo một kênh thông tin không chính thức, Cần Thơ gần như đã đạt được thỏa thuận ghi nhớ với Nguyễn Kim (Trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim ?" PV), cho việc in logo trên áo thi đấu và tài trợ chính thức cho đội bóng. Thực tế, nếu không vướng phải scandal hồi cuối năm rồi, Cần Thơ đã có thể đạt được thỏa thuận với đơn vị kinh tế này từ khi đó, chứ không phải muộn như vậy. Dù sao đi nữa, việc Nguyễn Kim quay lại với Cần Thơ sau ?ocơn bão? là rất khả quan.
    Tuy vẫn đang trong giai đọan chuẩn bị và hoạch định lộ trình, nhưng dường như không khí đã nóng dần lên trong giới mộ bên bến Ninh Kiều. Có khoảng 100 khán giả đã đến sân tập chính của đội trong buổi sang giữa tuần. Điều đó chứng tỏ rằng, người Cần Thơ không hề quay lưng với bóng đá. Họ yêu và muốn thứ bóng đá sạch được trả lại đúng với vị trí của nó như cách đây một thập kỷ. Ở năm đầu trở lại giải hạng nhất, vẫn cần thời gian cho cầu thủ trẻ Cần Thơ tích lũy kinh nghiệm trước khi họ lại chắp cánh những ước mơ.
    Là nhà vô địch giải A1 toàn quốc 1994, nhưng từ hơn 10 năm nay, giải vô địch quốc gia (V ?" League hiện nay), đã không còn ghi tên Cần Thơ. Bao thế hệ tài năng của bóng đá địa phương này trưởng thành và rất nhiều thời điểm tưởng như Cần Thơ đã trở lại, song cơ duyên vẫn chưa mỉm cười với họ. Miền Tây có con nước ròng, có mùa nước lên và rất nhiều người đã dùng hình ảnh đó để ví von với bóng đá Tây Đô.
    Việc lãnh đạo đội bóng này chỉ đặt mục tiêu trụ hạng ở mùa tới sẽ là một động lực tâm lý rất tốt cho BHL. Và biết đâu chính xuất phát điểm thấp đó sẽ là cú hích giúp Cần Thơ tạo nên đột biến, cho một ngày bóng đá Cần Thơ lấy lại vị thế ?oanh cả? của khu vực miền Tây như đặc thù kinh tế - chính trị của Tây đô?!
    Lê Hạnh (VTC-thể thao)
  6. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    ?oNgười anh cả? GĐT.LA
    VTC - Khi ?ođệ tam? V ?" League 2004 GĐT.LA vận hành như không thể tệ hơn ở mùa bóng kế tiếp để rồi bất ngờ tăng tốc trong giai đoạn nước rút và giành chức Vô địch lần đầu tiên sau 3 năm thăng hạng chuyên nghiệp, giới thạo tin có chung nhận định: ?oGạch? chính là ?ongười anh cả? đầy uy lực của bóng đá ĐBSCL nói riêng và là ?oquyền lực? thực sự trong làng bóng đá VN nói chung.
    Và như một thứ ?oluật bất thành văn?, Gạch đã lại là người cán đích đầu tiên V ?" League 2006, mặc cho họ đã xuất phát rất chậm. Ngay cả những nhà am tường bóng đá nhất cũng không thể hiểu tường tận cách làm bóng ở CLB 100% doanh nghiệp này. ?oGạch? vừa tung, vừa hứng và cảm giác như trái bóng là của riêng họ vậy.
    Cũng nằm trong ĐBSCL vốn nghèo nàn về thành tích bóng đá trong 1 thập kỷ gần đây nhưng GĐT.LA lại nổi lên như 1 điểm sáng của cả khu vực, nếu không nói là của cả nước. Có phải Long An gần hơn và có nhiều mối giao thương hơn với Sài Gòn hoa lệ hay không mà GĐT.LA luôn khôn ngoan và thành công hơn phần còn lại của cả ĐBSCL ? Đâu là nguyên nhân thành công của họ ?
    1. Khôn ngoan trong quản lý cầu thủ và quan hệ với truyền thông
    Sự thật rõ như ban ngày rằng, người của ?oGạch? có thể ?ogiật dây? các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là phía Nam, rất tài tình. Còn nhớ, cuối mùa giải 2006, ông GĐĐH của đội bóng này đã tung hoả mù: ?oNếu không có sự phân công trọng tài một cách công bằng trong các trận đấu cuối của Gạch, chúng tôi sẵn sàng bỏ giải, sẵn sàng chịu án kỷ luật và rút lui khỏi bóng đá...?.
    [​IMG]
    GĐĐH Phạm Phú Hòa luôn có những hành động khôn ngoan. Ảnh: Q.M​
    Hàng loạt các tờ báo ?oruột? đăng tải những dòng sặc mùi khích tướng hôm đó. Ai cũng biết, ?osức nặng? của các phương tiện thông tin đại chúng lớn như thế nào. Kết quả là BTC V-League 2006 phải nhượng bộ khi thông báo: Gạch sẽ có những trọng tài tốt nhất VN. Trong rất nhiều các thời điểm khác nhau, GĐT.LA không bao giờ dại mà ngoảnh mặt với báo giới như cái cách mà HLV trưởng ĐTQG Alfred Riedl hay một số nhà cầm quân cấp CLB từng làm trong thời gian qua.
    Bóng đá Việt Nam đã lên chuyên được hơn nửa thập kỷ nay, song có lẽ với rất nhiều người, phương châm ?odùng bóng đá nuôi bóng đá? vẫn còn khá mới mẻ. Phần lớn các đội còn phụ thuộc vào ?obầu sữa mẹ?, tức ngân sách tỉnh, hoặc từ các doanh nghiệp, phần lớn họ vẫn chưa biết cách tự kiếm ra tiền. Mới đây, Gạch đã đi một bước táo bạo khi bán đội bóng hạng nhất SĐT.LA cho một doanh nghiệp xi-măng ở phía Bắc và lời vài tỷ đồng.
    Bởi mới một năm trước đó, họ gần như được biếu không một suất chơi ở giải đấu này, sau cụ chuyển nhượng thành công Đông Á thành phố với giá khá bèo (chỉ trên dưới 1 tỷ đồng ?" PV).
    Tại Long An, chỉ tính riêng phương án kinh doanh cách ngoại binh, đã đem lại cho Gạch nhiều tỷ đồng mỗi năm. Trong ?okho? của GĐT.LA luôn dự trữ đến hơn một đội hình 11 người các ngoại binh chất lượng khá. Những người này sau khi kết thúc mùa giải ở nước ngoài và thất nghiệp, được Gạch gom lại (tất nhiên họ phải trải qua các test kiểm tra), ký hợp đồng hẳn hoi và trả lương sòng phẳng (khoảng vài trăm USD/tháng).
    Khi đã có nguồn dự trữ đảm bảo, GĐT.LA có thể xoay vòng người của mình bất cứ lúc nào nếu họ xuống phong độ, ngoài ra, bất cứ ai cần người, họ sẵn sàng chuyển nhượng với giá cao. Tiền Giang, Quảng Nam, Hải Phòng hay Huda Huế trước đây đã từng liên hệ với Gạch và ngay lập tức có được người. GĐT.LA vừa có lời, thậm chí lời to, lại vừa được tiếng tốt. Đó không phải là nhất cử lưỡng tiện sao?
    Thực ra, để có thể làm được mô hình kinh doanh cầu thủ như Gạch là cực khó. Ngoài kênh quan hệ với các đối tác phải tốt, họ còn có cơ sở vật chất đảm bảo và phải có thật nhiều tiền. Các cầu thủ khi chưa có đội bóng khác tiếp nhận vẫn ăn tập tại đại bản doanh của GĐT.LA. Về điều này, các công ty môi giới tư nhân chắc chắn khó thể đáp ứng được.
    Ví như trường hợp của cựu tuyển thủ Congo Franklin Sukami, sau khi thử việc không thành công tại HA.GL, anh này ngay lập tức trở về Long An bởi đã có hợp đồng 4 năm với Gạch?! Một sự đảm bảo cần thiết để duy trì niềm tin nơi các ngoại binh đến với GĐT.LA.
    Từ nhiều năm nay, sức mạnh của Gạch chủ yếu tập trung ở đám các cầu thủ ngoại, bởi thực tế trong số các nội binh của họ, chỉ có vài người? biết đá bóng! Hàng hậu vệ có ?olão tướng? Văn Giàu, giữa sân là bộ đôi Minh Phương ?" Tài Em, các cá nhân như Tuấn Phong hay Việt Thắng cũng chưa đóng góp được nhiều cho đội bóng. GĐKT Henrique Calisto có khả năng ?onhào nặn? rất tài tình, điều đó giúp các vị trí khuyết còn lại trên sân có thể chơi ở mức chấp nhận được.
    [​IMG]
    Minh Phương, điểm sáng hiếm hoi trong số
    các cầu thủ nội của Gạch. Ảnh: Quang Minh​
    Cách trả lương theo kiểu doanh nghiệp: phần cứng trung bình trong khi thưởng cũng như ?ophần mềm? dựa trên số trận ra sân? cũng góp phần đắc lực vào việc phát huy mức độ ?omáu me? cống hiến trên sân của các cầu thủ.
    2. Henrique Calisto: Một nửa sức mạnh của GĐT.LA
    Có lẽ không nên mất quá nhiều thời gian để tả về ?ocáo già? người Bồ Đào Nha, về khả năng đọc và điều chỉnh trận đấu, về con mắt nhìn người, về ?okênh quan hệ? với đối tác, về tác phong làm bóng chuyên nghiệp của Henrique Calisto. Với mặt bằng bóng đá Việt Nam, GĐKT Calisto gần như là người duy nhất đáp ứng đến mức hoàn hảo. Ông là mắt xích chính cho 2 danh hiệu VĐQG liên tiếp, một Cúp quốc gia, một lần Á quân V ?" League? trong khoảng 4 năm đổ lại đây của Gạch.
    Rất nhiều thời điểm, GĐT.LA thậm chí rơi xuống bét bảng trong giai đoạn 1, nhưng lạ lùng là ông thầy người Bồ Đào Nha vẫn tự tin tuyên bố: ?o... Chúng tôi vẫn đủ khả năng nhắm tới chức vô địch?. Trước đó, Henrique Calisto cũng từng nhiều lần nói như vậy, rằng đội bóng của tôi sẽ cán đích ở 3 vị trí đầu. Ông Calisto lấy đâu ra cơ sở để mạnh miệng như thế?!
    Bóng đá Việt Nam những năm đầu lên chuyên vốn không mấy ổn định, vì thực tế phần lớn các đội bóng (kể cả HA.GL) vẫn thiếu những chiến lược dài hơi. Ví như Sông Đà Nam Định mùa 2004 hay Bình Dương năm 2005 thường bị hụt hơi hoặc buộc phải hụt hơi (bởi những lý do khách quan lẫn chủ quan) ở giải đoạn cuối mùa giải.
    Về điều này, ?oGạch? có hơi khác một chút khi thầy trò Calisto luôn giữ được sự tập trung cao ở những thời điểm quyết định. ?oPhù thủy? Calisto quá hiểu bóng đá Việt Nam và ông luôn có những hoạch định đúng đắn, hợp lý trong mọi thời điểm.
    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi mùa giải trước, HLV Calisto từng nói: ?o... Tôi hay tranh cãi gay gắt với các trọng tài trong các trận đấu vì cảm giác như họ luôn chống lại chúng tôi bằng những quyết định hà khắc. Nhưng đó là một phần của bóng đá, một phần công việc của tôi?.
    Trong lĩnh vực gây sức ép lên người điều hành trận đấu và thậm chí người điều hành giải (ông Calisto từng chạy lên tận bàn của giám sát để tranh cãi gay gắt về chuyện thay người, khiến trận đấu tại Long An phải hoãn lại đến gần 10 phút), Henrique Calisto là một ?obậc thầy?.
    [​IMG]
    "Phù thủy" Calisto, một quái kiệt của bóng đá VN.
    Ảnh: Quang Minh​
    Ngoài ra, chuyện tuyển mộ và sử dụng các ngoại binh, không ai có thể xen vào Henrique Calisto. Con mắt tinh tường của ông thầy đến từ bán đảo Iberia giúp GĐT.LA luôn có những ngoại binh chất lượng. Nói chung, tại Long An, Henrique Calisto được lãnh đạo bật đèn xanh gần như toàn quyền quyết định mọi chuyện. Và họ đã thành công!
    Gạch vừa mới trở về sau thất bại tại Queen''s Cup trên đất Thái, nhưng đó vẫn là một trong những bước chuẩn bị quan trọng cần thiết cho chiến lược bảo vệ danh hiệu vô địch V ?" League lần thứ 3. Năm ngoái, đội bóng này cũng đã đi đến tận Trung Đông để ?oluyện công?.
    Sẽ không có nhiều những bổ sung về lực lượng cho mùa 2007, nhưng người ta tính rằng trong vài năm tới, việc ?ophế truất? ngôi vị của ?ongười anh cả? mới này vẫn cực kỳ khó khăn, nhất là khi Gạch? gia hạn hợp đồng thêm với Henrique Calisto?
    Lê Hạnh (VTC-thể thao)
  7. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    (một bài viết khá lâu, post lại để tham khảo)
    Gạch nổi, Delta chìm và nghịch lý bóng đá miền Tây
    (VietNamNet) - Xét về bề dày truyền thống thì bóng đá Đồng Tháp hơn Long An rất rất nhiều. Khi Đồng Tháp lên hạng A1 năm 88 rồi vô địch quốc gia năm 89 thì bóng đá Long An vẫn còn lẹt đẹt ở dưới. Bây giờ thì tất cả đã thay đổi. Bóng đá Long An sau khi xóa bao cấp khoác lên chiếc áo Gạch đã không chỉ đi trên đôi chân của mình mà là đi hia bảy dặm. Trong khi đó, Đồng Tháp vừa thoát ra khỏi cơ chế bao cấp đã vật vã trong bể bơi chuyên nghiệp để rồi tuyệt vọng khi bước vào mùa giải thứ tư...
    [​IMG]
    Dù có bề dày truyền thống hơn hẳn nhưng D.ĐT (vàng) đang bị tụt hậu so với GĐT.LA ​
    Qúa khứ...
    Nói đến nền bóng đá của hai địa phương này giới bóng đá không thể quên được hai cái tên gắn chặt với sự hình thành và phát triển của hai đội bóng: Bảy Nô của Long An và Sáu Thành của Đồng Tháp - hai nhân vật nổi tiếng được xem là anh Hai Nam bộ đúng nghĩa.
    Giới bóng đá đặc biệt là bóng đá phía Bắc khi ấy khá sợ hai anh Hai này bởi cái chất Nam bộ và những cuộc chơi ?otrác táng?, chơi ?otới bến? nhắm vào mục tiêu phải đạt được của đội bóng mình.
    Hồi đấy, cùng với các tên tuổi khác của bóng đá miền Tây, bộ đôi này bị mang tiếng không ít trong việc làm hư bóng đá Việt Nam bởi những cuộc đi đêm, móc ngoặc và ... chích trọng tài, giám sát. Quanh họ, quanh các ông trùm này, lúc nào cũng là cả một đội ngũ giám sát, trọng tài luôn có những nụ cười thiện cảm với người ... biết chơi và biết chi.
    Nếu ông Bảy Nô bề ngoài khề khà như một tay nát rượu nhưng bên trong đầy sôi nổi và những toan tính thì ông Sáu Thành lại nổi tiếng với những cú "đi buôn" ở giải vô địch trong cái thời cầu thủ đi đá bóng mà tỉnh này sang tỉnh kia có khi vẫn còn thực hiện cảnh ?ongăn sông cấm chợ?.
    Hồi đấy bóng đá miền Tây không ít nhân tài nhưng ở Long An và Đồng Tháp thì ít ai thành danh so với An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang... Vậy mà dưới trướng của anh Sáu và anh Bảy, hai đội Đồng Tháp và Long An lúc nào cũng gai góc và xương xẩu.
    Giới bóng đá còn nhớ mùa giải năm 1989 Đồng Tháp là tân binh nhưng vào giải đã đi một lèo vào đến chung kết. Họ di chuyển từ miền Tây ra Hà Nội đá trận chung kết với một lực lượng hậu cần hùng hậu như một đoàn tiếp tế bao gồm cả hàng quý, hiếm và... hiện kim. Trận chung kết ấy bóng chưa lăn nhưng nhiều người đã nghe cái tin tân binh Đồng Tháp vô địch. Một lớp cầu thủ vô danh ở miền Tây ra đã đánh bại đội hình thứ thiệt từng thống trị ngôi vua của bóng đá phía Bắc và nhiều lần được cử làm đại diện đi đá giải quốc tế.
    Đồng Tháp vô địch nhờ một bàn thắng ?orùa? của Phạm Anh Tuấn nhưng ai cũng bảo trước đó ?olão tướng? Sáu Thành đã ghi bàn và ghi vào tất cả những chỗ quan trọng hết cả rồi. Tuy đội khách Đồng Tháp đăng quang nhưng lúc ấy nhiều cầu thủ Thể Công thua mà vẫn cứ vui vì cái họ được lúc ấy lớn lắm lắm...
    Chiến công của bóng đá Đồng Tháp luôn gắn liền với anh Sáu Thành - người dõng dạc tuyên bố ?oBóng đá Việt Nam không cần tiền đạo giỏi mà chỉ cần tiền mặt nhiều!?.
    Ông Bảy Nô không siêu cỡ Sáu Thành nhưng ?odân chơi? trong giới bóng đá luôn gọi ông là tiền bối. Trong quá trình gắn với bóng đá Long An chỉ duy nhất một lần ông cùng với ê-kíp Ninh Văn Bảo đưa đội này đoạt huy chương đồng năm 94, nhưng 1 năm sau cũng thành phần ấy bóng đá Long An lại xuống hạng chỉ vì chữ tín trong một lời hứa của 5 anh đồng ký đơn tẩy chạy giải và... 4 anh bị lừa.
    Thời anh Sáu và anh Bảy, bóng đá Long An và Đồng Tháp khá kỵ nhau bởi cậy nhau tiếng gáy và thành tích của người này luôn bị người kia lấy ra để so đo. Gặp nhau trận nào họ cũng đá nảy lửa kiểu quân anh đá chết quân tôi nhưng đến lúc cùng hoạn nạn thì họ vẫn tỉnh lại, vẫn lấy cái tình nghĩa đồng bằng sông Cửu Long ra để cứu nhau.
    Năm 95 khi đội bóng của anh Bảy rớt thì anh Sáu trong lúc trà dư tửu hậu vẫn khề khà ?oTao nói đừng chơi kiểu đó nhưng tụi nó không nghe! Cuộc đời này và sân bóng này không tin thằng nào cả. Cứ tiền trao cháo múc chứ hứa hẹn là chết!?. Ông Sáu hồi ấy nói thế từ cái kinh nghiệm của chính ông mà nổi đình nổi đám là học trò ông bị bạt tai ở miền Trung chỉ vì Đồng Tháp dám lật kèo.
    ... và hiện tại
    Bây giờ thì cả anh Sáu lẫn anh Bảy đều không còn ngồi ở vị trí trưởng đoàn nữa. Thời gian không gian và sự chuyển mình của bóng đá Việt Nam không cho phép họ tồn tại ở vị trí ấy mà thay vai trò của ?otiền đạo? mãi được. Nếu anh Bảy ở Long An đến tuổi về hưu vẫn còn nhờ mối quan hệ mà được tận dụng đi ?ođánh thuê? cho các địa phương quanh khu vực miền Tây muốn tính đến chuyện lên hạng, thì anh Sáu rời Đồng Tháp rời cái ghế Giám đốc Sở TDTT với 4 lá đơn từ chức và lạnh lùng khăn gói lên Long Thành, Đồng Nai sống ẩn dật.
    Bóng đá Long An và Đồng Tháp sang trang nhưng mỗi lớp kế thừa làm theo một kiểu. Đám đàn em anh Sáu Thành rành đường đi nước bước tiếp tục duy trì cái cách không cần ?otiền đạo? của anh Sáu nhưng mặt khác thì đổ tiền lo cho tương lai, cho cái nôi đào tạo trẻ.
    Họ khác anh Sáu ở chỗ ?oăn-chơi? bài bản hơn và cũng lo đầu ra thay vì mỗi mùa mỗi đổ tiền cho từng vụ gặt. Chức vô địch quốc gia năm 1996 là một minh chứng. Khi nội bộ đội CATP.HCM xỉ vả nhau và to tiếng với nhau rồi vấy đổ lên trọng tài thì khu vực kỹ thuật có những tay anh chị ngồi cười mỉm cho cái chiến tích ?ohào hùng? này. Dẫu sao thì cái chức vô địch ấy nó hơn cái lần vô địch năm 89 rất nhiều. Nhưng đấy là lần cuối cùng Đồng Tháp đăng quang.
    Sau đó họ trượt dài khi các đội bước vào chuyên nghiệp với túi tiền của những người làm bóng đá và của các doanh nghiệp thì ngân sách của bóng đá Đồng Tháp lại bị hụt đáng kể sau vụ Mai Văn Huy. Họ bơi trong chiếc áo chuyên nghiệp bởi thế mạnh từng làm nên Đồng Tháp như ngày nào bây giờ ai cũng có.
    Trong sự chuyển đổi ấy, Long An bắt nhịp nhanh hơn nhờ thời thế và nhờ bầu Thắng muốn dùng bóng đá làm bàn đạp để đi lên ở cùng lúc nhiều mặt trận. Họ may mắn khi ông Thắng quyết làm một thứ bóng đá sạch để xóa đi cái tai tiếng bóng đá Long An ngày nào. Từ ý tưởng, ông Thắng may mắn có một giám đốc kỹ thuật người Bồ Đào Nha. Và ông đã tận dụng tối đa cái chất xám của người làm thuê yêu nghề và yêu chính cái đội bóng của mình.
    Gạch của Long An đã bắt nhịp nhanh hơn khi đội bóng hoàn toàn thuộc về Gạch nhưng nó được trân trọng như sản phẩm của Long An. Khác hẳn với Đồng Tháp chỉ là hình thức ghép tên và cái tên Delta lẫn giá trị tiền đi theo cứ bị trồi sụt (thậm chí là bị xem là nợ) tùy theo thành tích.
    Trong khi người Đồng Tháp giảm dần nhiệt huyết vì thành tích của đội nhà và cầu thủ Đồng Tháp thay nhau ra đi tìm miền đất hứa thì Gạch của Long An lại là cái nôi hứng những tài năng. Để có một tài năng ngoại tỉnh về làm rể Đồng Tháp như Duy Quang hay những nhân vật giàu cá tính như ông Đoàn Minh Xương gắn với Đồng Tháp theo phận rể thì quá ít. Cái cách giữ người của Đồng Tháp không tỷ lệ với quyền lợi cho những con người gắn bó với Đồng Tháp. Sự kiện cha con ông Nguyễn Trung Hậu bỏ Đồng Tháp đi rồi sau đó là Công Minh lên TP.HCM (sau này quay về làm HLV trưởng) khiến Đồng Tháp mất rất nhiều. Mất cả về uy tín lẫn lẫn mất những giá trị truyền thống...
    Nói bóng đá Đồng Tháp đang kiệt quệ và chết vì tiền không hẳn đã đúng. Họ có tiền nhưng không cụ thể được cái cách tiêu tiền và hợp thức hóa việc dùng tiền. Khác hẳn với Gạch dùng đội bóng làm thương hiệu và làm nổi nhãn gạch. Nó là bài toán kinh tế mà bóng đá được xem như một phân xưởng làm ra tiền không nhiều nhưng giá trị quảng bá thì rất lớn.
    [​IMG]
    Cuộc "kết hôn" với Gạch Đồng Tâm đã mang đến người làm bóng đá đích thực như Calisto và đưa bóng đá Long An lên một tầm cao mới. Ảnh: G.Lao. ​
    Gạch của Long An đã qua mặt đàn anh Đồng Tháp rất xa. Sự qua mặt nhờ vào cuộc chuyển hướng kịp thời và may mắn có một ông bầu thật máu lẫn một ông Giám đốc kỹ thuật biết nâng cấp cầu thủ mình từ cái mặt bằng thật thấp.
    Nghịch lý của bóng đá miền Tây nằm ở chỗ thời thế tạo anh hùng?
    Không, nó là một cuộc thích nghi cần và đủ để khoác vào mình chiếc áo chuyên nghiệp thay vì cứ sống với hào quang cũ và với những giá trị truyền thống ảo.
    Bóng đá miền Tây đang đứng giữa hai thái cực của hào quang và bi kịch. Đến lúc này nếu ai đó lấy những giá trị truyền thống ra so sánh thì thật là khập khiễng. Người Long An may mắn khi có bước chuyển mạnh và nhanh trong khi người Đồng Tháp muốn làm bóng đá một cách tử tế mà thời cuộc cứ trói buộc họ giữa cơ chế nửa bao cấp nửa chuyên nghiệp để rồi lúng túng với cái mình đã có và đang có.
    Có thể Đồng Tháp sẽ chấp nhận xuống đến số 0 để làm lại và chấp nhận quên hết cả quá khứ. Đó là nỗi đau nhưng không thể làm khác được nếu muốn đổi máu. Họ không thể làm như Long An vì cả nước chỉ có một Gạch Đồng Tâm, nhưng tại sao lại không thể bắt đầu công cuộc tìm kiếm ?otiền đạo? ngay từ bây giờ bằng chính cái chất của bóng đá Đồng Tháp: Tinh thần và sự quyết tâm ?
    Nguyễn Nguyên (VietnamNet)

    [nick][nick]
    Được khongtenso0 sửa chữa / chuyển vào 05:40 ngày 09/01/2007
  8. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    CLB Đồng Tháp: Cơn gió mát ở giải V - League 2007
    Bóng đá Đồng Tháp từng có thời là niềm tự hào của người dân đồng bằng sông Cửu Long, nhưng bây giờ, Đồng Tháp phải nhường ngôi vị số 1 của mình trước đây cho Gạch Đồng Tâm Long An. Trải qua bao sóng gió, Đồng Tháp luôn là trung tâm đào tạo cầu thủ trẻ tốt nhất nước nhưng do cơ chế và những khó khăn về tài chính đã kìm cặp đôi chân cầu thủ, khiến cho đội bóng đồng bằng sông Cửu Long này luôn phải nếm mật nằm gai trong thời gian qua.
    [​IMG]
    Mùa giải tới, Đồng Tháp sẽ chơi ở giải V-League 2007 với tư cách là đội vô địch giải hạng Nhất 2006 nhưng ngay từ bây giờ, không ít người đã liệt Đồng Tháp vào danh sách xuống hạng. Nói vậy không phải coi thường đội bóng đồng bằng sông Cửu Long này. Đơn giản vì Sở TDTT Đồng Tháp thiếu tiền đầu tư mọi mặt cho đội. Nếu như Halida Thanh Hóa hay Huda Huế yên tâm lên chơi ở giải V-League 2007 vì sau lưng hai đội này có những Mạnh Thường Quân sẵn sàng chi bạc tỉ cho đội thì đến giờ, Sở TDTT và ban lãnh đạo CLB Đồng Tháp vẫn đau đầu trong việc kiếm tiền cho mùa giải mới. Halida Thanh Hóa đã đánh tiếng sẵn sàng ký hợp đồng với cầu thủ ngoại chất lượng cao, trả mức lương 3.000 đô-la tháng lẫn giá chuyển nhượng hợp lý trong khi lãnh đạo CLB Đồng Tháp vẫn án binh bất động. Một trong những nguyên nhân khiến Đồng Tháp rớt hạng ở mùa giải 2005 là đội không có ?ongoại binh? mạnh. Giới chuyên môn đều thống nhất ở nhận định, nếu giải V-League không cho thuê ?ongoại binh? thì Đồng Tháp sẽ luôn ở tốp đầu bởi lẽ chất lượng cầu thủ của đội bóng đồng bằng sông Cửu Long này miễn chê.
    Tuy khó khăn là vậy nhưng ở Đồng Tháp, có những thứ các đội bóng khác phải thèm muốn: cầu thủ trẻ chất lượng cao, CĐV luôn trung thành với đội bất kể Đồng Tháp có phải xuống hạng đi chăng nữa và điều đáng quý nhất, hết thẩy đều mong muốn đá ?osạch? và đá cống hiến, đá hết mình vì quê hương. Giám đốc kỹ thuật Ca-li-xtô của Gạch Đồng Tâm Long An từng có lần lên tiếng khâm phục, ngưỡng mộ sự trung thực và tinh thần chiến đấu vì màu cờ sắc áo của các cầu thủ Đồng Tháp. Ông Ca-li-xtô không ít lần lấy ?ogương chiến đấu? của Đồng Tháp để giảng giải cho học trò ở Gạch Đồng Tâm Long An về tinh thần quyết chiến và quyết thắng. Thế nhưng trong thời kinh tế thị trường, trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp thì Đồng Tháp lại thua bạn kém bè ở vấn đề kinh phí để tồn tại, phát triển. Ngay cả khi Delta tài trợ cho Đồng Tháp ở mùa giải V-League 2004-2005, mức lương cầu thủ nội cao nhất cũng chỉ được 8 triệu đồng/tháng. Còn cầu thủ mới được đôn từ đội trẻ lên đội một chỉ được 4 triệu đồng/tháng? vẫn còn kém xa những ?oanh nhà nghèo? khác ở V-League.
    Trong khi ?obầu? Thắng đầu tư cho Gạch Đồng Tâm Long An hàng chục tỉ đồng/năm thì lãnh đạo Sở TDTT Đồng Tháp không biết kiếm đâu ra tiền cho đội bóng. Đồng Tháp thiếu thứ mà ?oanh hàng xóm? Gạch Đồng Tâm Long An đang sở hữu một cách hoàn hảo. ?oBầu? Thắng, ban lãnh đạo và cầu thủ ?oGạch? đã kết hợp được sự trung thực trong bóng đá và một sự chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng cho một cuộc chiến dài hơi ở V-League (Gạch Đồng Tâm Long An còn đầu tư cho ba đội bóng chơi ở giải hạng Nhất, Nhì, Ba). ?oĐường dài mới biết ngựa hay? và trong thời điểm hiện tại, rõ ràng mô hình bóng đá của Gạch Đồng Tâm Long An đáng để Đồng Tháp học tập.
    Về chất lượng cầu thủ, người dân Đồng Tháp tự hào khi trong đội bóng tỉnh nhà có một dàn hảo thủ đầy tài năng như Thanh Bình, Quốc Khánh, Văn Pho, Quý Sửu... (nhiều đội bóng ở V-League rất muốn có những cầu thủ trên) đều là những con người chưa bị tiền bạc cám dỗ, chưa bị lung lay về ý tưởng chiến đấu. Tất cả họ đều chân chất và đều mong muốn được cống hiến hết sức mình cho quê hương. Duy chỉ có Thanh Bình hồi sau SEA Games 22-2003 có biểu hiện ?osao? nhưng đã được lãnh đạo đội bóng ?ouốn nắn? ngay lập tức. Điều này có thể thấy kỷ luật ở CLB Đồng Tháp rất tốt. Thậm chí trong trường hợp chậm lương (cầu thủ đội khác sẵn sàng đình công, đòi đi khỏi đội bóng, thi đấu được chăng hay chớ) thì cầu thủ trong đội luôn siết chặt đội hình. Thanh Bình, Văn Pho... hiểu sau lưng họ là sự kỳ vọng của gia đình, của làng xóm, của đông đảo người dân đồng bằng sông Cửu Long luôn ngày đêm kỳ vọng vào đội.
    Đầu năm 2007, giới chuyên môn và người hâm mộ bóng đá nước nhà sẽ lại thấy các cầu thủ Đồng Tháp bước ra sân ở đấu trường V-League. Có thể Đồng Tháp vẫn chưa giải được bài toán về kinh phí nhưng rõ ràng, họ sẽ mang bầu nhiệt huyết và thứ bóng đá ?osạch? cho mùa giải mới. Đó là điều bóng đá nước nhà đang còn thiếu.
    Nguyễn Hùng (báo QĐND)
  9. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Một bài cũng đã cũ, post để up chủ đề này lên
    Giải bóng đá hạng nhất 2008:
    Tiếp sức cho khát vọng bóng đá miền Tây

    TTO - Miền Tây Nam Bộ, vựa lúa khổng lồ của cả nước nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên với mưa thuận gió hòa. Bóng đá - món ăn tinh thần - luôn được người miền Tây đón chào một cách nhiệt tình và không hề thua kém bất kỳ địa phương nào trên cả nước...
    [​IMG]
    Giấc mơ thăng hạng chuyên đặt ra cho An Giang 10 năm rồi, nhưng chưa trở thành hiện thực​
    Bập bềnh con nước
    Nói về bề dày truyền thống bóng đá, nhiều địa phương ở vùng đất này như An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp v.v? từng sản sinh ra không ít tài năng bóng đá nổi tiếng như Tam Lang (Gò Công), Trần Công Minh, Huỳnh Quốc Cường (Đồng Tháp), Nguyễn Văn Thành, Thái Công Hoàng, Nhan Thiện Nhân (An Giang)... Thậm chí cầu thủ đầu tiên ở khu vực phía Nam được phong tặng danh hiệu kiện tướng bóng đá vào thập niên 80 của thế kỷ trước, cũng là một người miền Tây - tiền đạo Nguyễn Hoàng Minh (tức Minh nhí của Hải quan).
    Giàu về sản vật của thiên nhiên ban tặng, tính tình hào hiệp phóng khoáng, có tình yêu bóng đá mãnh liệt nhưng An Giang, Đồng Tháp rồi Tiền Giang cứ luôn ngụp lặn với việc thăng rồi rớt hạng. Nghịch lý ấy xuất phát từ việc bóng đá miền Tây hiếm khi có được những nhà tài trợ dồi dào tiềm lực kinh tế. Không có tiền bạc rũng rĩnh, làm sao tồn tại trong xu thế bóng đá chuyên nghiệp. Bóng đá miền Tây trồi sụt theo con nước lớn ròng, cầu thủ tứ tán khắp cả nước để mưu sinh với những khoản thu nhập ưu đãi mà nếu ở lại với quê nhà, chẳng biết đến khi nào họ mới xây được nhà, sắm xe hay tích lũy để lo cho tương lai.
    Đó là chuyện của quá khứ.
    Giấc mơ thăng hạng được tiếp sức
    Bước vào mùa bóng 2008, bóng đá miền Tây đã kịp ?ose duyên? với các mạnh thường quân: An Giang kết thân cùng tập đoàn An Đô, SHB gắn với Tiền Giang còn Đồng Tháp ?odựa lưng? cùng Tập đoàn Cao su Việt Nam. Không chỉ gắn tên và tài trợ đơn thuần, các mạnh thường quân nói trên đang xây dựng đề án thành lập Công ty cổ phần bóng đá để tiến tới việc quản lý toàn diện và xây dựng theo mô hình chuyên nghiệp như Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai, Bình Dương hay Hòa Phát đang làm.
    [​IMG]
    Đồng Tháp (phải) đặt chỉ tiêu trở lại hạng chuyên nghiệp ngay trong năm 2008. ​
    Trò chuyện cùng Tuổi Trẻ Online trong ngày đầu năm mới, Giám đốc Sở TDTT An Giang - ông Phạm Thế Triều - cho biết: ?Ngày 2-1-2008, UBND tỉnh ký quyết định chuyển giao quyền quản lý cho tập đoàn An Đô, trong hai năm 2008 và 2009, tỉnh sẽ chi hỗ trợ 6 tỷ đồng mỗi năm, phần còn lại khoảng chục tỷ đồng sẽ do doanh nghiệp đãm trách. Đến khi Công ty cổ phần bóng đá ra đời, chi phí hoạt động duy trì sẽ do doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ.
    Nói thật, có được nhà tài trợ nhảy vào ?oôm? đội bóng, An Giang rất mừng vì rồi đây chúng tôi không còn lâm vào cảnh phải cắt kinh phí của sự nghiệp TDTT hàng năm để chi cho đội bóng. Khoản tiền ấy, sẽ được dùng để đầu tư, nâng cao các đội tuyển thể thao khác. Đã đến lúc chuyển giao quyền quản lý và điều hành các đội bóng cho doanh nghiệp vì bóng đá không thể tồn tại bằng kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước??.
    Giám đốc điều hành CLB Đồng Tháp - ông Lê Ngọc Chức - hào hứng nói: ?Sau bao năm gặp cảnh cầu thủ tan đàn xẻ nghé, mùa này, chúng tôi có kinh phí dồi dào để mời gọi các cựu binh quay về đóng góp cho đội bóng quê nhà. Trong khi chờ thành lập Công ty cổ phần bóng đá, hàng năm, tập đoàn Cao su Việt Nam sẽ là nhà tài trợ chính cho CLB với khoản kinh phí lên đến 10 tỷ đồng. Không còn cảnh ?ogiật gấu vá vai?, không còn cảnh cầu thủ tìm đường đầu quân nơi khác, Đồng Tháp mạnh dạn đặt chỉ tiêu sớm quay lại với bóng đá chuyên nghiệp ngay trong năm này?.
    Bỏ ra đến 20 tỷ đồng để đầu tư vào Tiền Giang, SHB không chỉ gắn tên mình vào phía trước danh xưng của đội bóng mà còn ấp ủ giấc mơ đưa bóng đá Tiền Giang trở thành lá cờ đầu của bóng đá miền Tây.
    Cần Thơ cũng không kém các đại biểu trong khu vực khi vừa có được sự tài trợ trị giá bạc tỷ của một doanh nghiệp kim khí điện máy đến từ TP.HCM, một doanh nghiệp về thực phẩm cùng nhiều đơn vị tài trợ phụ khác.
    Tiền bạc không giải quyết tất cả, nhưng tiền bạc cũng là cơ sở để biến giấc mơ trở thành hiện thực. Bóng đá miền Tây chuẩn bị vào mùa giải mới mà không còn cảnh chạy vạy khắp nơi để tìm kinh phí. Chính vì vậy mà cả bốn đại biểu miền Tây dự giải hạng nhất vào cuối tuần này cùng đặt ra các chỉ tiêu cụ thể là thăng hạng hoặc nằm trong nhóm 7 đội mạnh nhất, chứ không còn sự rụt rè là chỉ mong trụ hạng như bao mùa bóng đã qua.
    Giấc mơ ấy phải đến tháng 9-2008 mới biết kết quả. Từ đây đến đỏ sẽ là quãng thời gian thử thách đầy cam go với bóng đá miền Tây Nam Bộ?
    SĨ HUYÊN
    Tính đến thời điểm này, giải hạng nhất 2008 đã đi được 7 vòng đấu, bảng xếp hạng tạm thời như sau :
    1. XM.V.Ninh Bình
    2. TĐ.Cao Su Đồng Tháp
    3 . T&T Hà Nội
    4 . QK4
    5. Hancofood Cần Thơ
    6. QK5
    7. Than Quảng Ninh
    8. Đồng Nai Berjaya
    9. An Đô Group An Giang
    10. Thành Nghĩa.TB.Quảng Ngãi
    11. QK7
    12. Huda Huế
    13. SHS Tiền Giang
    14. Giầy TC.Tây Ninh
    Còn ở V-League thì Gạch Đồng Tâm Long An đang hạng 8/14 đội
  10. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay, lúc 15h, tuyển Đồng Tháp đá trận play-off với Bình Định tại SVĐ Thống Nhất để tranh suốt đá V-League mùa sau. Bác nào rảnh đi ủng hộ Đồng Tháp quê em và miền Tây quê ta với !
    -------------------------------------------
    TTO- Trong khi nhiều đội bóng khác đang rủ nhau đi nghỉ hè muộn thì Đồng Tháp cùng Bình Định lại miệt mài tập luyện, lên phương án tối ưu để tìm chiến thắng trong trận play off diễn ra lúc 15g30 chiều 28-8 trên sân Thống Nhất.
    Nói đó là cuộc chiến định mệnh cũng không ngoa. Nếu không trụ lại với V-League, Bình Định đương nhiên phải xuống chơi giải hạng nhất mùa tới, thế chỗ của họ sẽ là Đồng Tháp.
    Không cần đợi đến khi V-League hạ màn, Bình Định sớm cảm nhận được suất đá trận play off thuộc về họ. HLV Nguyễn Ngọc Thiện bộc bạch cùng Tuổi Trẻ Online trên sân tập vào chiều 27-8 rằng: "Chúng tôi biết lực của mình không đủ để trụ hạng trực tiếp nên đành phải nhận suất play off. Ban huấn luyện quán triệt với cầu thủ về những khó khăn, bất trắc của đội mùa này, do vậy chúng tôi thanh thản bước vào cuộc đấu định mệnh với Đồng Tháp?.
    Điều ông Thiện âu lo nhất trước lúc gặp Đồng Tháp là "việc trung vệ Bruno bị chấn thương gối khá nặng từ ba tháng qua, nhưng BTC giải lại không cho chúng tôi được thay đổi nhân sự của chính mình. Quá phi lý khi BTC giải buộc phải đăng ký danh sách cầu thủ đá play off từ cuối lượt đi. Bóng đá luôn ẩn chứa bao hiểm họa cho cầu thủ, vậy mà khi bị chấn thương thì không được thay đổi. BTC giải và VFF quá cứng nhắc với những quy định do họ đặt ra để làm khó CLB?.
    Tuy nhiên, ông Thiện tin rằng "Bình Định không hơn Đồng Tháp vì có quá nhiều cầu thủ trẻ trưởng thành từ U-21. Cái hơn của chúng tôi, nếu có, chính là sự thoải mái về mặt tinh thần bởi có rớt hạng hay không thì nhà tài trợ vẫn không quay lưng".
    Đem chuyện bức xúc của Bình Định ra chất vấn ông Nguyễn Hữu Bàng - trưởng BTC giải, ông Bàng cho rằng: "Đó là quy định của VFF, không thể thay đổi vào lúc này?.
    Trước câu hỏi "Quy định là do chúng ta đặt ra và rõ ràng không phù hợp với luật chơi của FIFA, vì sao không thể thay đổi?", ông Bàng trả lời: "Đành là vậy, nhưng điều khoản này đuợc đặt ra từ đầu mùa bóng. Muốn thay đổi phải có ý kiến của các thành viên, là trưởng BTC giải, nhưng tôi không có thẩm quyền thay đổi điều lệ. Tôi biết làm như thế là khó cho CLB nhưng buộc phải chấp nhận vào lúc này!".
    Về dự đoán trận play off, HLV Nguyễn Ngọc Thiện trầm ngâm: "Rất khó cho đôi bên, nhưng tôi tin rằng mọi chuyện được giải quyết trong 90 phút chứ không cần đến hai hiệp phụ hoặc sút phạt luân lưu. Thật lòng mà nói thì cơ hội chia đều cho cả hai, ai có được sự may mắn đi cùng thì người đó sẽ chiến thắng. Đồng Tháp bất lợi hơn vì tinh thần sa sút sau khi không lấy được vé thăng hạng trực tiếp. Đó chính là rào cản lớn nhất của họ. Bình Định thắng sẽ không là điều bất ngờ với tôi?.
    Nhận xét của ông Thiện về đối thủ Đồng Tháp chẳng sai. Những Thanh Bình, Quý Sửu, Phong Hòa, Tấn Trường, Văn Pho, Việt Cường, Văn Ngân, Văn Nghĩa... nhiều năm chinh chiến ở V-League, đội tuyển Olympic và tuyển quốc gia nên sự từng trải của họ là điều mà dàn cầu thủ trẻ Bình Định không có. Trong bối cảnh căng thẳng của trận play off, sự từng trải ấy là vốn liếng hết sức quý giá. Cái chính là sự trải nghiệm ấy có kịp thăng hoa trên sân Thống Nhất vào chiều 28-8?
    Ra sức phủ nhận mọi toan tính chuyển đổi màu áo của các cầu thủ (đã hết hợp đồng), Đồng Tháp vẫn không ém nhẹm được mọi thông tin trước trận cầu quyết định này. Do dồn sức lẫn trí lực đối đầu cùng Bình Định nên lãnh đạo lẫn ban huấn luyện Đồng Tháp không thể làm việc riêng với từng cầu thủ (đã hết hợp đồng) nhằm thuyết phục họ ở lại với sân Cao Lãnh. Ngay cả khi ngồi lại cùng nhau, đôi bên vẫn không thể nhìn về một hướng. Đơn giản chỉ vì cầu thủ không thể cưỡng lại sức mạnh của những khoản lót tay hậu hĩnh, mức lương - thưởng cao ngút trời mà các CLB khác đang ra sức chèo kéo.
    Không một cầu thủ nào chấp nhận việc ra mắt màu áo mới với tình cảnh của một thương binh. Vậy họ có dốc cạn sức lực ra ở trận cầu then chốt này? Có, rất nhiều cầu thủ sắp ra đi của Đồng Tháp cùng cho rằng họ sẽ chơi một trận đầy cống hiến để chứng minh năng lực của họ tương xứng với mức thù lao mà họ sẽ hưởng trong màu áo mới vài tháng tới.
    Hứa và làm, hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đành phải chờ xem diễn biến cụ thể trên sân vậy?
    SĨ HUYÊN
    [nick][nick]
    Được khongtenso0 sửa chữa / chuyển vào 09:00 ngày 28/08/2008

Chia sẻ trang này