1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đá Quốc tế và những liên hệ với Bóng đá Việt Nam (phần 9)

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi lam_mai_anh, 23/02/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Agalloch

    Agalloch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    2
    Chả ai bảo đặt Arsenal ngang hàng MU, hay Barca cả. Hay chỉ vì trận thua 1-2 trước Arsenal rồi 1 fan nào đó hạ bệ Barca mà fan Barca cay cú như vậy? luôn lôi Arsenal và 6 năm trắng tay ra mỉa mai?
  2. Mascherano

    Mascherano Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0
    Anh Đẻ Cố được cái đá nhiệt, nhiều tiểu xảo. Em thì chưa bao giờ thích anh này, đồng ý với bác hưng là Đẻ Cố chuyền không phải là dạng xuất sắc gì lắm. Sau Đẻ Cố thì Iniesta chuyền, chọc gọi là tương đối sáng và chính xác ở những quả ngắn thôi, chuyền tầm trung thì thừa lực. Bây giờ Messi chọc còn ác hơn Iniesta đấy, nhưng hơi lộ.

    Nhắc đến chuyện cầu thủ cầm trịch lại nhớ đến một siêu sao nổi tiếng với khả năng này là anh Riquelme. Theo bác hưng vì sao anh này không thành công ở Barca? So sánh giữa Xavi và Riquelme thì em thấy một anh cần cù, phục vụ đồng đội còn một anh thì lười, bắt đồng đội phục vụ mình.

    Còn chú Cesc thì nghĩ rất nhanh, chuyền bóng dạt dào ý tưởng. Tuy nhiên tiếng là thay thế Xavi nhưng chú này không có khả năng cầm trịch.
  3. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    nói chung mỗi người 1 quan điểm, 1 cách xem bóng đá. Ko thể nhồi cách nhìn của người này vào đầu người khác mà chỉ = 2-3 câu. Arsenal 2006 nếu so với thời 2003-2004 thì ko biết nói thế nào luôn, Henry+ Cambel +lemanm + lũ nhóc. Arsenal đi đến chung kết 2006 C1 với hàng công chỉ có 1 mình Henry gánh, tiền vệ đáng chú ý thì lại là chú nhóc Fab 19 tuổi, thế mà vào CK C1 vừa bựa vừa hài vãi. Barca năm 2006 mềnh chỉ ấn tượng là đội bóng chơi với những niềm cảm hứng của Ronaldinho, còn Deco đang tiền vệ công ở Porto thì lại đá trụ tại Barca. Lúc đó tầm ảnh hưởng, danh tiếng của Ronaldinho so với những Xavi và Messi (chắc cũng 19 tuổi) là bao trùm ko phải bàn cãi. Còn Larsson thì đá bóng rất thông minh và quái, đá bóng = cái đầu, chú này cũng cỡ beck kamp của Hà lan, khả năng hình học không gian phải nói là siêu việt - gừng già nhưng mà càng cay.
  4. hungbarca

    hungbarca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    1
    Cái này phải phân tích chiến thuật thập niên 90s một tí. Ngày xưa không có vị trí như Xavi và Iniesta bây giờ, nghĩa là tấn công, chuyền bóng nhiều, rồi mất bóng thì tham gia phòng thủ tích cực. Đoán xem tiền thân của Xavi và Iniesta ngày xưa là gì? Đó là tiền vệ trụ. Barca đào tạo họ theo cách đã đào tạo Guardiola, chính vì vậy họ thừa hưởng cái nhãn quan rất rộng. Ngày xưa, Lampard, Gerrard, Seedorf cũng là trụ nốt, chứ chưa có khái niệm vừa thủ vừa công như bây giờ. Những cầu thủ này, sau này được đưa lên cao, hiểu rất rõ dòng chảy của đồng đội xung quanh họ.

    Riquelme lại là 1 tiền vệ công chính hiệu theo trào lưu cũ. Ngày xưa, Argentina hay đá với 2 tiền đạo, 2 DMC, 2 AMC, trong đó 1 chú công đá vẽ vời, sẵn sàng cầm bóng xông vào vòng cấm, chú kia thì xử lý nhanh, gọn, sắc bén. Riquelme chính là trường hợp sau. Nhiệm vụ phòng thủ, cướp bóng được giao hẳn cho 2 tiền vệ trụ và 4 hậu vệ. Tất nhiên tiền vệ AM vẫn phải lùi về, nhưng không phải theo cách tích cực như bây giờ. Cái chính là, trong những tình huống sau khi cướp được bóng, và tổ chức tấn công, thì ít nhất 2 người phía trên phải vừa chạy vừa quan sát Riquelme, vừa phải giữ cự li với nhau hợp lý để bật tường.

    Vậy điểm khác biệt giữa Xavi và Riquelme có 2 điểm sau:
    (1) Xavi có khả năng tham gia phòng ngự tích cực, anh ta đoán được bóng sẽ trôi về hướng nào trong cách tấn công của đối phương, vì ngày xưa anh ta vốn là 1 tiền vệ trụ. Riquelme khi mất bóng thì thường đứng nhìn, hoặc bắt người cho đủ quân số. Điểm này làm Xavi hơn Riquelme thấy rõ.
    (2) Hướng tấn công của đội nhà được tập luyện từ trước, và nó như 1 dòng chảy. Anh cầm bóng tổ chức tấn công, anh phải xuôi theo dòng chảy đó, nếu anh đi ngược hướng là làm khó đồng đội. Xuất thân là 1 DMC, Xavi hiểu điều này rõ hơn Riquelme. Riquelme là mẫu cầu thủ nhìn tiền đạo chạy có khoảng trống thì mới chuyền, ở đây tôi muốn nói những kiểu chuyền của Riquelme hơi "tự phát". Còn với Xavi, tấn công theo một dòng chảy được xác định, anh chỉ việc chuyền theo hướng đó, và đồng đội cũng hiểu anh sẽ chuyền theo hướng đó, và có trách nhiệm di chuyển theo đúng cách đã tập.

    Tóm lại, trong bóng đá hiện đại, Xavi đã adapt được, anh dễ dàng làm partner với 1 tiền vệ khác, trong khi Riquelme vẫn theo trào lưu cũ, khá classic, anh ta không thể đứng chung với ai, anh ta là trái tim duy nhất. Điều này dẫn đến sự đơn điệu, và dễ dẫn đến tình trạng chuyền về cho tiền vệ trụ khi bế tắc. Trong khi Xavi cặp với 1 partner, và họ chuyền ngang khá nhiều. Những đường chuyền ngang này hút đối phương tốt hơn hẳn kiểu chuyền về để kéo giãn, nhưng lại có nhược điểm là khi bị cắt thì sẽ bị vặn lưng khá nhiều đồng đội, và dẫn tới phản công nguy hiểm.

    Tuy nhiên, trong bóng đá cổ điển của thập niên 90s, Xavi thất bại nặng nề vì anh không có thể hình để đá tiền vệ trụ.

    Ở thập niên 90s, cũng có vài trường hợp đá 2 tiền vệ con thoi trung tâm cùng nhau công, cùng nhau thủ. Ở thời này, không có tiền vệ trụ sau lưng 2 người này, nên họ phải xử lý rất chắc, và không dám sáng tạo nhiều vì sợ bị phản công. Có 2 trường hợp mà tôi nhớ rất rõ. Trường hợp 1 là Hà Lan của Hiddink và Rijkaard, đều với cặp Cocu-Davids hoặc David-Seedorf, nhưng khá thất bại vì khả năng xử lý nhanh của những người này không tốt, làm cho tiền đạo phải lùi về quá sâu. Trường hợp 2 là của AC Parma thời còn kiêu hùng, với cặp Dino Baggio-Veron. Cặp tiền vệ này đá quá hay, góp phần làm Parma hùng mạnh trong mùa 98-99, nhưng tiếc là Parma bán Veron ngay năm sau đó vì thiếu tiềm lực.

    Đến WC 2002 mới có 1 cuộc cách mạng vĩ đại, khi Phillipe Scolari phát minh ra vị trí trụ sau lưng 2 tiền vệ con thoi. Đó cũng là lần đầu tiên Brazil đá 4-3-3. Sơ đồ này dần dần được sử dụng rộng rãi bởi Rijkaard, Mourinho, Guardiola với nhiều nét mới trên bộ khung của Scolari...
  5. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Bác nào nhận xét Deco kỹ thuật bình thường, chỉ đá cậy sức thì đến chịu đấy. Trước khi Barca có cái C1 năm 2006 thì Deco đã có C1 với Porto rồi, hồi đó đá CM cực toàn diện cả công lẫn thủ, làm gì có cái chuyện thường xuyên...vấp bóng và chuyền thiếu chính xác?
  6. NguyenMongMo

    NguyenMongMo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    0
    Ồ, sao trích có mỗi câu này rồi kêu tôi cay cú nhỉ [:P]

    VỚi tôi, Arsenal chẳng phải là đối thủ xứng tầm với Barca, đó chỉ là 1 dang clb trung gian chuyển tiếp của một sộ cầu thủ, thỉnh thoảng dành 1 số danh hiêu để đánh bóng thương hiệu rồi làm kinh tế, còn chuyện thắng được 1-2 trận với Barca ở C1, đợn giản đó là bóng đá, nó là một trận đánh dài hơi ... và trong trận đánh đó thua là mất tất cả, im lặng mà chịu nhục.. hãnh diện gì mà nêu lên :-"

    Quay ngược lại cái triết lý, nhờ 1 số cầu thủ Arsenal mà Barca có được ngày nay, sao mà nó hài vãi... thôi thì cám ơn Arsenal, nhờ họ trắng tay , mua bán búa xua mà Barca có được ngày hôm nay [:P]
  7. bondeptrai

    bondeptrai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2009
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    21
    năm 2002 brasil đá sơ đố 5-3-2 mà bác hungbarca, Còn em thấy Deco đá rất thông minh và nhiệt tình, cậu ta góp công rất lớn trong 2 năm hoàng kim của Rijkaard ở Barca, chắc chắn từ năm 2003 - 2006 cậu ta là số 1 thế giới ở vị trí tiền vệ công, Zidan lúc đố xuống phong độ nhiều lắm rồ,i 2 mùa sau vì cậu ta xuống phong độ nên barca mới bết bát như vậy
  8. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    theo tôi giai đoạn 2003- 2007 cầu thủ số 1 thế giới ở vai trò tiền vệ chính là Pirlo của Milan. Anh này thu hồi bóng và phát động tấn công thì khỏi phải nói. Năm 2006 đưa Italia lên ngai vàng chính là công lớn nhất ở Pirlo. Milan 3 lần vào chung kết C1 trong đó có 2 chức vô địch cũng do công rất lớn của anh này. Deco cũng đá cùng vị trí như Pirlo nhưng xem ra tầm ảnh hưởng không bằng.
  9. anhdungbk25

    anhdungbk25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2003
    Bài viết:
    1.539
    Đã được thích:
    505
    bạn A ko nói bác cay cú đâu, tôi đoán thế [:P]

    chết ai lại nói là nhờ các cầu thủ của ars mà barca được như ngày nay, nói thế thì sai quá (bác có hiểu nhầm ý ai ko? ). Đến Deco mà còn bị các bác đánh giá thấp hơn Xavi trong chức vô địch năm 2006 thì hơi khó hiểu nhỉ? tôi thấy deco trong năm đó đá quá hay chứ. Tôi còn nhớ là deco hồi đó còn sở hữu những cú sút từ ngoài vùng cấm rất ảo ảnh, nhiều quả thì thấy ko cản được nhưng nhiều quả thì cứ rùa rùa (vì đập chân hv rồi vào- nhưng nó lại diễn ra rất nhiều lần nên tôi nghĩ ko phải ăn may mà tôi cho rằng nó là cái duyên của cầu thủ theo từng thời kỳ).
  10. bondeptrai

    bondeptrai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2009
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    21
    Pirlo đá vị trí như Xavi hiện nay nhưng hiếm khi nhô cao và thường có những pha chuyền dài cho Kaka hay tiền đạo phá bẫy việt vị, còn deco đá trên 2 tiền vệ trung tâm và dưới 3 tiền đạo nên không thể coi là cùng vị trí được, hơn nữa deco là nhân tố chính trong 2 chức vô địch C1 của pocto năm 2004 và barca năm 2006, như vậy đủ để khẳng định vị trí số 1 của anh vào lúc đó, từ năm 2006 đến nay anh ta mất phong độ thì mới nói thua Pirlo được chứ mấy năm trước thì không thể
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này