1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đá Thế giới trong con mắt các bạn

Chủ đề trong 'Holland (HLFC)' bởi aja_bar, 28/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. PINOCCHIO.

    PINOCCHIO. Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    hoacuctay học khoá 97-2K, lớp C. Còn chú em học lớp nào đấy ?

    QUE SERA, SERA...


  2. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0

    Thành tích của Ajax Amsterdam những con số chính xác nhất

    [​IMG]
    [​IMG]
    Được aja_bar sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 21/05/2003
  3. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0

    Cán Cân vô địch nghiêng về bên nào Châu Âu hay Nam Mỹ ​
    Trong suốt lịch sử 14 lần tổ chức vòng chung kết khu vực có nền bóng đá phát triển cao là Châu Âu và Nam Mỹ thay nhau nắm giữ các chức vô địch. Không một khu vực nào chen chân được vào bảng danh sách vô địch này.
    Châu Âu cùng Nam Mỹ cũng thật khéo chia nhau: cứ vòng chung kết tổ chức trên đất của ai thì đội của khu vực đó đoạt chức vô địch. Duy nhất có một lần sự "phân chia" này bị vi phạm là vào năm 1958, khi đội tuyển Braxin lần đầu tiên trong lịch sử giành chức vô địch thế giới với chàng trai 17 tuổi mà sau này tên tuổi in đậm nhất trong sử sách bóng đá với cái tên : Pele'. Sau vòng chung kết Espana 82 thế cân bằng về số lần vô địch thế giới giữa Châu Âu và Nam Mỹ được lập lại nhưng tại Mẽico-86 nó lại bị Argentina phá vỡi bằng chiến thắng 3-2 trước đội tuyển Đức ở vòng chung kết. Sang Italia 90 nước Đức lấy lại được danh dự cho Châu Âu khi trả được món nợ 1-0 với chính Argentina. Kể từ sau 2 vòng chung kết 1958 và 1962 nơi đội Braxin liên tiếp 2 lần giành chức vô địch cứ cách quãng một kỳ là đến lượt Châu Âu hay Nam Mỹ vô địch
    Cán cân vô địch hiên này (tính tới trước WC 94) nhé là 7-7. Với Châu Âu thì các đội đoạt chức vô địch là Italia 3, Đức 3 Anh 1
    Nam Mỹ là Braxin 3, Argentina 2 và Urugoay 2

    Trogn sự lớn mạnh chung của bóng đá tại nhiều khu vực khắc như Châu Phai hay Châu Á vấn đề đặt ra là liệu có đội nào ngoài Châu Au hay Nam Mỹ giành chức vô địch thế giới ở ở vòng Chung kết 15 sắp tới ( Brasil vô địch năm 94 rồi ) ?
    Nhưng có lẽ chúng ta cũng nên xem qua về một lục địa đen trỗi dậy
    Một câu hởi dễ tìm ra được lời giải đáp:"Không" vì cho dù các đội bóng Châu Phi mà trường hơp điển hình là đội Cameroon có giành được một số trận thắng vang dội tại vòng chung kết Italia 90 thì đó mới chỉ là những "ấn tượng" không hơn không kém. Dù cho thể lực và trình độ kỹ thuật không thua kém gì các cầu thủ Nam Mỹ và Châu Âu ( câu này hơi bị dở hơi ) các cầu thủ Châu Phi vẫn còn có những hạn chế nhất định về kinh nghiệm thi đấu quốc tế cũng như số lượng đông đảo cầu thủ Châu Phi thi đấu ở giải hạng nhất các nước Italia, Anh hay Pháp mà chủ yếu tập trung ở những đội hạng thấp hơn mặc dù trình đội họ không yếu hơn.
    Rồi còn một yếu tố quant trọng của thắng lợi là HLV, Châu Phi cũng hầu như không có và điều này này giải thích vì sao các đội bóng Cameroon, Marốc và Nigeria lại đang ráo riết tìm kiếm các HLV hay trợ lỹ huấn luyện viên là người Châu Âu để chuẩn bị cho vòng chung kết World Cup sắp tới.
    Đối với các đội tuyển Châu Phi thì việc lọt vào đến tứ kết tại vòng chung kết kỳ tới (USA 94) như thành tích 4 năm trươcss( Italia 90) đã là thành công lắm rồi. Còn vươn tới vòng bán kết hay đi sâu hơn thì Châu Phi thực sự không có "cửa"
    Châu Á không cần phải nói đến vì các đội của Châu lục đông dân nhất này khó tránh khởi vị trí đội sổ ! Vậy thì chức vô địch thế giới này chắc chắn là sẽ về tay một đội bóng của Châu ÂU hay Nam Mỹ mà thôi !
    Nhưng qua bài viết này mới thấy những gì mà Senegal và Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ (nước 2/3 là nằm ở Châu Á ) làm được ở VCK 2002 quả là những điều thần kỳ khó mà tưởng tượng nổi ! Tưởng rằng cũng như WC 94 yếu tố sân nhà bị loại bỏ ai ngờ đến VCK 2002 Hàn Quốc loại Italia còn Senegal thì gián tiếp loại một đội bóng Châu Âu khác là Pháp !
    Nếu tính thế này thì có lẽ WC 2006 chức vô địch sẽ về tay các đội bóng Châu Âu vì Pháp vô địch năm 1998, Brasil vô địch 2002, WC 2006 tại Đức sẽ là ai ! Hà Lan chăng ! Hi vọng nhưng Hà Lan chúng ta luôn được xếp vào hàng ngũ những đội "dự bị" có khả năng, tiềm năng vì chúng ta có nhiều cầu thủ giỏi và trên đấu trường thế giới thì cũng không phải là thiẻu bản lĩnh quá !
    Được aja_bar sửa chữa / chuyển vào 23:19 ngày 27/05/2003
  4. hanoi2you

    hanoi2you Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    883
    Đã được thích:
    0
    Thật ra phải khâm phục Brazil về điểm này, thực sự bóng đá Brazil chinh phục cả châu Âu khi số Cup của họ lớn hơn bất kì nước nào có nền bóng đá phát triển nhất châu Âu dù giải VDQG của họ chẳng thể gọi là hấp dẫn. Tôi ghét nhất thằng Ronaldo tham tiền nhưng phải ngả mũ trước cái cách tụi Brazil chơi bóng và những bàn thắng của Ronaldo. Bóng đá thế giới nói gì thì nói vẫn do Brazil thống trị.

    Vẫn mong em quay về, người yêu dấu ơi!
      Vẫn mong đôi ta trọn tình như lúc xưa.
  5. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0
    Thành công chưa đồng nghĩa với Geogre Washington !!
    Giải Primera Liga giờ đấy có lẽ là một giải đấu có tính cạnh tranh cao nhất trong các giải đấu Châu Âu. Từ khoảng 3-4 năm trở lại đây, chúng ta không còn thấy việc các ông lớn như Barca hay Real một mình một bóng tiến thẳng đến chức vô địch như trước nữa.
    Những gương mặt nổi lên như Deportivo LaCoruna và Valencia đã dám đương đầu thẳng thắn với hai đại gia lớn hơn họ cả về thành tích lẫn các khoản đầu tư kếch xù mỗi năm.
    Năm nay Real Sociedad một đội bóng chẳng có nhiều ngôi sao ngoại trừ Kovacevic thất sủng từ Seria A về đầu quân, thủ môn Sander Westerveld Hà Lan giữ sạch lưới nhà rất nhiều trận, họ đang dẫn đầu giải Primera Liga khi chỉ còn vẻn vẹn 2 vòng đấu nữa mới kết thúc. Real đang ngấp nghé việc" trắng tay" với đội hình toàn sao sáng !! Deportivo vẫn còn cơ hội khi họ chỉ cách Real có 3 điểm và kém Real Sociedad 4 điểm.
    Chứng tỏ áp lực từ các đội bóng nhỏ nhưng lại quá hiểu lối đá của Real và Barca ngày một tăng. Barca có chuỗi thành tích thắng liền tù tì 12 trận ở đấu trường C1 nhưng lại có những trận thua như được báo trước trước các cầu thủ Celta Vigo hay Malaga, Espanol !! Thời thế thật lắm lúc khó lường.
    Valencia và Deportivo đã có những cuộc thay máu khi dám đầu tư tốt mua các cầu thủ trị giá nhiều triệu đôla khi họ cũng từng bước có được chữ ký của Pablo Aimar, Claudio Lopez. Dù những khoản đầu tư đó chẳng thấm tháp vào đâu so với những bàn hợp đồng mà cái giá của nó có thể làm nên những ông triệu phú trẻ của Real với Barca nhưng thành công chưa phải lúc nào cũng đứng về phía sức mạnh của đồng tiền.
    Có lẽ những CLB nhỏ đã nghĩ lợi ích việc trong đội hình của mình cũng nên có một đến hai cầu thủ tầm cỡ, aja rất bất ngờ khi Martin Palermo lại chuyển đến chơi cho một đội bóng rất nhỏ. Những cầu thủ như Westerveld, Roy Makaay, Valeron, Joaquin, Aimar .. cũng gắn thành công của mình với những đội bóng bậc trung này để có có tên trong danh sách mỗi lần triệu tập đội tuyển quốc gia. Nên nhiều khi ở tuyển Hà Lan chúng ta không còn được thấy trong danh sách không còn đến 2/3 cầu thủ của Ajax hay PSV như Euro 1996. Những nhân tố mới và cách bố trí đội hình hợp lý, tính kết dính cao đã làm nên những thành công ngoài sức tưởng tượng của các đội bóng nhỏ. Giờ đây yếu tố kỹ thuật kết hợp với chiến thuật rõ ràng của Valencia, Deportivo làm nên một nét mới trong lối chơi vốn chúng ta chỉ nghĩ bóng đá Tây Ban Nha không nhiều tính khốc liệt và cứng rắn !!
    Có lẽ những thời kỳ mà những chú " Kền kền trắng" trong đội hình có Michael Laudrup, Zamorano, Luis Enrique và Davor Suker phía bên kia Barca có Romario, Stoichkov , Salinas tung hoành họ có thể thua liểng xiểng nhưng nếu cố gắng ở cuối mùa giải thì họ vẫn có thể ẵm được chức vô địch ngon lành. Giờ thì Real và Barca nhiều lúc phải cay đắng sau những trận thua với một câu quen thuộc " Họ quá hiểu chúng tôi"
    Giải Anh khi chỉ có cuộc đua song mã của Arsenal và Manchester United nhiều năm mà những năm trước nữa thì chỉ có cuộc độc diễn của Mờ U !! Bóng dáng của Liverpool đã mất hút những thế lực mới nổi lên như Leeds United và Chelsea chưa có được tiếng nói đủ lớn.
    Giải Seria A thì vài năm nay chung ta không còn được thấy nhiều đội bóng tiềm ẩn như trước. Hồi trước nói đến Seria A chúng ta luôn có từ 4-5 đội đua tranh chức vô địch như Parma, Fiorentina, Juventus, Lazio, AC Milan, Inter nhưng giờ đây còn số này đã giảm nhiều !! Nếu không tính việc 3 đội bóng của Seria A vào tứ kết thì những mùa giải trước Liga luôn chiếm áp đảo và họ thi đấu kiên cường và thắng thuyết phục ngay từ vòng đầu , cảm tưởng như giờ chúng ta được chứng kiến chất lượng của giải Liga không thua kém mấy so với Seria A mà trong khoảng 6-7 năm trước thì quả là kém khá xa.

  6. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0
    Kỷ nguyên bóng đá Hà Lan ở Catalan đã lụi tàn​
    Trong HLFC mình có rất nhiều người là fans của Barca như aja_bar, ff1810, huyhk, posidon, anh Pino, và anh htkt nên thật đau đớn khi nhìn Barca có những thành tích đáng thất vọng ở giải Liga.Trong xu hướng định cư và thi đấu ở nước ngoài đầu tiên từ những năm 1930, Ajax đã để có rất nhiều cầu thủ sang thi đấu cho Barca do đó tạo nên một tiền lệ mà bóng dáng và lối đá của Barca phảng phất hệ thống tấn công của Ajax Amsterdam.
    Sau làm nên một kỷ nguyên cho chính mình ở Ajax, Louis Van Gaal với rất nhiều cầu thủ mà ông chính tay nhào nặn đã sang đầu quân cho Barca tưởng rằng chúng ta sẽ được chứng kiến một Ajax thứ 2 nhưng ngược lại những năm tháng đó Barca thi đấu rất tồi ở đấu trường C1 nhưng lại có những thành công trong nước. Rồi những cuộc xa thải Van Gaal rồi lại thấy ông sát cánh cùng với phó tướng Ronald Koeman ngồi trên cái "chảo lửa" của dư luận ở Catalan !!
    Những nỗi thất vọng của Litmanen, Cocu, anh em nhà De Boer, Patrick Kluivert, Reziger, Zenden,.. khi luôn bị áp lực và chỉ trích từ chính ngưòi dân Catalonia nóng như lửa, aja thấy họ thật tội nghiệp họ chẳng dành được những thành tích nào đáng kể ở Barca như Koeman,Johan Cruijff, và những người đi trước nữa đã dành được ở Barca. Sơ đồ chiến thuật của Barca cũng dần thay đổi trong đội hình của Barca , những vị trí của Frank Der Boer, Cocu bị mất vị trí .Tất cả có lẽ đã đổ sụp xuống duới chân các chàng trai Hà Lan. Trong mùa bóng tới, chắc chúng ta sẽ chẳng còn thấy được bóng dáng một cầu thủ Hà Lan nào ở Barca thân yêu. Họ sẽ có thể trở về Hà Lan như Cocu có lẽ sẽ về với PSV, Frank và Reziger sẽ về với Ajax. Thế hệ cầu thủ Hà lan ở Barcelona nay còn đâu ??
  7. beefsteak

    beefsteak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Mùa bóng mới - Những thế lức mới - Cuộc đua mới ​
    Một mùa giải Châu Âu tiếp tục khởi tranh trên khắp các giải bóng đá ở Châu Âu từ giải sớm nhất là Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha và Italia. Bóng đá Châu Âu lại sắp rộn ràng với một mùa C1 đến hẹn lại lên.
    Vòng đấu sơ loại cúp C1 Châu Âu năm nay trôi qua một cách âm thầm. Việc "ông già" Benfica bị một "cậu bé" Lazio trẻ về tuổi đời trên đấu trường C1 quật ngã sớm từ loạt trận đầu tiên. Những ánh hoà quang năm xưa nay vẫn chưa được thắp sáng nơi các cầu thủ Benfica.

    Mùa chuyển nhượng năm nay bình yên và yên ả ở quãng đầu của mùa giải nhưng lại nhộn nhịp trong cảnh chợ phiên vào đoạn cuối.
    Thế giới bóng đá xôn xao và không biết nên tin vào ai khi những chiến dịch "thâu tóm" rầm rộ của MU với rất nhiều tên tuổi lớn như Ronaldinho, Duff, Cole, Raul,.. Real & Barca cũng không chịu kém "miếng khó chịu" nhảy "xâu xé" !! Miếng mồi được tung qua tung lại bất kể trước đó nó cứ như thuộc về MU.
    Bóng đá là vậy Beckham bất ngờ trở thành món hàng theo đúng nghĩa khi bị cả Barca & Real lên tiếng trả giá, gạm hỏi và MU thì như bán đổ bán tháo "hình tượng" của mình.

    Xét cho cùng thì với Real họ cũng như các đội bóng Anh mua các cầu thủ Trung Quốc hay Hà Lan mua Hàn Quốc và Nhật Bản. Trước hết, họ nhắm tới cái đích là "nhãn hiệu"("Bechkham"). MU đã bỏ công sưc rất nhiều xây dựng cho mình một thương hiệu đó chính là Beckham, MU có một thị phần lớn ở Châu Á mà tên tuổi của Becks ở đây thì cũng là quá biết hàng nhau rồi. Việc bất kỷ một đội bóng lớn muốn thay đổi bầu không khí "nóng bức" ở Châu Âu để tìm đến những "miền đất hứa" đầy tiềm năng như Châu Á thì việc mua lại thương hiệu của MU cũng là điều dễ hiểu. Real lập tức đi "gom tiền" ngay sau khi "cuỗm " được Becks từ cái" lời mời nửa đùa nửa thật "của Laporta bằng chuyến du đấu với một loạt series các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á,...Các cầu thủ Real thì thoả trí vẫy vùng hưởng bấu không khí mát lạnh của biển Thái Bình Dương, còn tập huấn và phô diễn chỉ là việc " dễ như ăn cháo". Sản phẩm của họ lại bán chạy như tôm tươi mà trước khi có Becks thì "ế ẩm". Âu cũng là mua Becks cũng là khoản đầu tư thu được lời nhanh nhất trên thị trường chuyển nhượng năm nay. Còn về mặt có bố trí anh trong đội hình hay không ? Đó là một câu hỏi quá khó cho HLV vì một khi đến sân hay đi thi đấu ở đâu cũng vậy Real phải "chưng hàng độc" ra cho khán giả xem chứ, các bà các chị đến sân cũng chỉ có mỗi cái nhu cầu "ngắm" họ không được ngắm thì có khi cả mùa Real không thu được tiền lời. Bản quyền truyền hình cũng "nhăm nhe " trực cắt nếu " họ không được chiếu cái vẻ đẹp giai của Becks" trên truyền hình.
    Ban lãnh đạo của Real chắc chắn sẽ có tiếng nói ảnh hưởng đến quyết định của HLV mới của Real mặc dù anh thuộc cái típ cầu thủ khá " chéo ngoe" ở Real mà kỹ thuật và tinh tế là bản sắc riêng của họ.
    Barca cũng tiếc vụ không "dựt" được Becks lắm, họ quay về với Frank Rijkaard một huyền thoại của bóng đá Hà Lan, cố gắng xây dựng lối đá, phong thái từ ông thầy trẻ kinh qua từ Ajax Hà Lan đến Milan AC. Những hợp đồng mới của Frank nhắm tới việc xây dựng cái nền móng không "từ nóc" như Van Gaal là từ hàng tiền đạo mà bổ xung lực lượng từ từ ngay từ hàng hậu vệ.
    Bằng mọi giá giữ lại Puyol làm thủ lĩnh, Frank cũng không "hăng máu " như Van Gaal khi " không cho tậu" hàng loạt các cầu thủ mang quốc tịch Hà Lan. Trong cảnh nợ đầm đìa và làm nên từ những gì đang có Frank Rijkaard cũng như Barca đang "năng nhặt chặt bị" khi cố "gạn đục khơi trong" mua thì cũng in ít thôi !!
    Xây dựng một đội hình tốt cho Barca có lẽ Laporta một chủ tịch có một tư duy mới + thêm nhiệt huyết trẻ của Frank Rijkaard không thể đòi hỏi Frank có những thành tích sáng choé ngay trong năm nay nhưng ít ra cũng phải có một nền tảng vững chắc ít ra là lối chơi cho Barca trong mùa giải năm sau.
    Có ai cho rằng Chelsea sẽ là một quyền lực mới không ?
    Một câu hỏi mà sau khi Roman về Chelki và mua một lô xích xông trong đó giành được những cái đơn đặt hàng mà MU đã booked trước từ rất lâu chứng tỏ Roman một người Nga nhưng có đầu óc kinh doanh "Tây hơn cả Tây". Khéo léo, khôn khéo và với vẻ ngoài giản dị, hóm hỉnh. Từ một đội bóng Chelsea trong cơn khủng hoảng nghiêm trọng thực sự trong bản đồ bóng đá Châu Âu về lịch sử Chelsea chưa bao giờ là một "điểm đến" goi là có tham vọng trên đấu trường Châu Âu nay lại có được rất nhiều các cầu thủ tầm cỡ quốc tế đến góp mặt mặc dù sự nghiệp phía trước họ còn rất dài !! Họ đánh đổi " tham vọng của mình " lấy "miếng cơm manh áo " trước mắt hay Roman chính là kẻ " tội đồ " truyền tham vọng của mình cho họ nhanh đến vậy. Đây là một cuộc chơi mà thú thực nó vừa mang tính mạo hiểm và có một chút thú vị từ đội bóng được đầu tư bởi ông trùm " vàng đen" ở Nga!
    Ông vẫn giữ lại Ranieri một HLV Italia, với số tiền "tung tẩy" của mình ông dễ dàng sách cổ được một HLV tầm cỡ hơn chứ. Tại sao ông lại đặt cả canh bạc đầu tiên của mình vào Ranieri người nhiều năm vẫn không lôi cổ Chelski lên thành một đội bóng ổn định và có tham vọng ít ra là ở giải Anh.
    Có lẽ Chelsea là một hiện tượng lớn nhất và sôi nổi nhất khi những cái tên Veron, Mutu, Crespo, Jole Cole, Duff,Makelele, ... liên tục lấp đầy các số áo. Phải chăng giờ đây Seria A đã lụi tàn tiền bắt đầu đổ vào giải ngoại hạng Anh. Có vẻ như những gì là phạm trù trước đây khó vượt qua của bóng đá Anh nay đã cải thiện một chút nhưng ngay lập tức ít ra là dấu hiệu tích cực từ Chelsea với môt "tay chơi" đến từ "Liên xô" ! Đó chính là dấu hiệu tốt từ các vụ chuyển nhượng "rầm rầm". Nhưng liệu nó có làm thay đổi được cả một hệ thống của bóng đá Anh khi đã có những nhân tố mới toanh và "hàng chất lượng cao" "kỹ thuật đầy mình " với chỉ một hiện tượng "chấm phá" trên bức tranh ảm đạm của mùa chuyển nhưọng Châu Âu " ảm đạm", "ì xèo", " nhộn nhịp","mặc cả","đóng cửa".
    Câu trả lời sẽ được trả lời bằng kết tquả cũng như xu thế mới sẽ thuộc về quốc gia nào !! Đó là cái hay mà nhờ Roman chúng ta lại có một sự quan tâm thú vị mới. Bóng đá Thế giới đã thay đổi chăng ? Tiền thay đổi bộ mặt nhanh quá nhỉ ?
    -----------------------------The End--------------------------------------------
    Hết phim rồi !!
  8. kekhongtim

    kekhongtim Guest

    Chelsea đã có nhưng vụ đầu tư vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới (trừ trường hợp sang năm thằng cha Abramovich tiếp tục có hứng), thế nhưng theo tôi thì thành công sẽ không đến ngay trong mùa giải đầu tiên.
    Đội hình của Chelsea hiện nay vẫn còn những khiếm khiếp, nhất là ở hàng phòng thủ trong khi lối chơi tấn công chưa thể định hình và vận hành trơn tru ngay lập tức với sự xuất hiện của quá nhiều gương mặt mới.
    Abramovich định xây dựng Chelsea thành một Real Madrid mới, thế nhưng ông ta lại giữ Ranieri ở lại trong vai trò vị thống chế. Vị huấn luyện viên người Italia này chưa bao giờ dẫn dắt một câu lạc bộ lớn của châu Âu. Chỉ riêng việc giữ đoàn kết nội bộ cũng đã là một công việc không đơn giản rùi.
    Chelsea có thể sẽ thành một đối trọng thực sự của MU và Arsenal tại Premier League và được liệt vào hàng ông lớn nho nhỏ tại Champions League, nhưng để vươn tới tầm cỡ của Real, Juve, Milan hay Bayern, những đội bóng luôn gây nỗi sợ hãi trên đấu trường châu Âu thì e là .......... còn lâu

    KEKHONGTIM
  9. Chel

    Chel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2002
    Bài viết:
    2.604
    Đã được thích:
    0
    Cỗ máy Chelsea chưa thể vận hành một cách trơn tru một cách chóng vánh, điều đó là hoàn toàn hợp lý mà thôi. Đến chúng ta khi mua một chiếc xe máy mới còn phải cho nó chạy rốt đa nữa là?
    Ranieri chưa bao giờ dẫn dắt một câu lạc bộ lớn của Châu Âu, nhưng nên nhớ ông là HLV duy nhất trên thế giới này từng làm việc ở 3 giải đấu lớn nhất: La Liga (Valencia ?" Atletico Madrid), Serie A (Fiorentina - ) và Premiership. Nếu ai đó như cậu cho rằng cứ phải dẫn dắt một đội bóng lớn nào đó mới có thể giữ đoàn kết nội bộ thì hoàn toàn sai lầm và ấu trĩ hết sức!
    Thời gian đầu đến với Chelsea, ngôn ngữ là rào cản lớn nhất với HLV này. Nhưng càng về sau này, khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của đội quân đa quốc gia ấy, thì Ranieri đã có thể trực tiếp bảo ban học trò của mình mà ko cần phiên dịch và ông dần chứng minh rõ hơn về tài năng của mình. Mùa giải năm ngoái lực lượng của Chelsea có được đánh giá cao đâu mà chúng tôi vẫn tèn tèn lên thứ 4 đấy thôi.
    Năm nay tình hình còn khả quan hơn nữa, đa phần các cầu thủ Chelsea tậu về đều ko gặp khó khăn gì với tiếng Anh, riêng Crespo, Seba và Mutu còn có thể nói tiếng Ý? tiếng mẹ đẻ của Ranieri => rất thuận lợi. Nói chung, năm nay Chelsea đã có thiên thời, địa lợi? chỉ còn đợi nhân hòa nữa mà thôi!
    Còn thành công, tôi hoàn toàn lạc quan vào điều đó với tư cách một fan của Chelsea. Và cũng xin được nói thêm rằng, thành công không nhất thiết phải là vô địch. Mà thành công của Chelsea là làm sao thể hiện được cao nhất đắng cấp của từng cá nhân, để có thể hòa vào sức mạnh tập thế, tạo nên một lối đá tấn công bắt mắt. Điều đó khó, nhưng không phải không làm được.

    Chel belong to the sea
  10. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0
    Trong thời gian rảnh rỗi aja có đọc quyển bóng đá của Chel thì thấy được những nét đặc trưng xin nhắc lại là đặc trưng nhất của các đội tuyển bóng đá quốc gia những năm trước 1978.
    Hà Lan thân yêu ​
    Các cầu thủ bóng đá Hà Lan có kỹ thuật rất điêu luyện, lối chơi kỹ thuật, đẹp mắt luôn sử dụng tấn công tích cực.Đến với giải thế giới 1974 tại Munich, Hà Lan đã thể hiện phong cách và lối chơi hiện đại làm cho nhiều chuyên gia và HLV nổi tiếng sửng sốt. Đó là một lối chơi hiệp đồng đầy nghệ thuật và đẹp mắt, tấn công vũ bão liên tục có tính chất tổng lực do hàng loạt các ngôi sao như Cruijff, Krol, Neeskens,..
    Các cầu thủ Hà Lan trong trận CK với CHLB Đức đã thể hiện lối chơi tổng lực và toàn năng bằng đấu pháp: tất cả tấn công, tất cả phòng ngự với những pha phối hợp tuyệt đẹp cũn như kỹ thuật tranh bóng, dẫn bóng hết sức điêu luyện.Trong giải thế giới 1974, các chuyên gia đều nhận xét rằng đội tuyển Hà Lan là đội bóng hay nhất mặc dù họ không đoạt được chức vô địch,
    Các cầu thủ trong đội tuyển của chúng ta được coi là nhưng nghệ sĩ bóng đá, những cầu thủ toàn năng, toàn diện và mỗi một cầu thủ Hà Lan đều chơi tốt ở bất cứ vị trí nào của đội hình.
    Các cầu thủ Hà Lan thường nổi bật về thể lực, sức bền, tốc độ và lối chơi thoải mái thanh thoát sinh động và đẹp mắt.
    Song đó không phải là lối chơi tuỳ tiện mà đều nằm trong kế hoạch chiến thuật áp đảo, dồn ép đối phương một cách rõ ràng.
    Các nhà bình luận đã khẳng định rằng ngày nay ở đâu có các cầu thủ Hà Lan xuất trận thì ở đấy trên sân vận động sẽ chật cứng chỗ ngồi.
    Xin nhắc lại một lần nữa tất cả những gì aja viết ở trên đều là những nhận xét từ một cuốn sách xuất bản năm 1978 nhưng so với những gì aja đã nói về đội tuyển Hà Lan từ trước thì nó cũng không khác nhau là mấy chỉ khẳng định cho nó có hệ thông hơn
    Bóng đá Italia​
    Đặc điểm rõ nét suốt trong vài chục năm qua của bóng đá Italia là vẫn đề mùa cầu thủ nước ngoài. Trong số các cầu thủ mua ở nước ngoài về, quý nhất là các cầu thủ gốc Italian, vì họ có thể gia nhập đội tuyển quốc gia. Việc mua cầu thủ chủ yếu tập trung là từ Argentina, Uruagoay. Những cầu thủ đó đã từng đứng trong đội hình đội tuyển quốc gia Italia 2 lần đoạt chức vô địch thế giới (1938 & 1934).
    Sau chiến tranh thế giới thứ 2 hàng ngũ những người làm công tác bóng đá của Italia bị tan tác một cách nghiêm trọng. Vấn đề nhập khẩu những cầu thủ từ Nam Mỹ được tăng lên nhiều, ngoài ra Italia còn mua thêm cầu thủ của các cầu thủ ở các nước Châu Âu chủ yếu là các nước Bắc Âu và ở khối liên hiệp Anh.Những cầu thủ nhập ở nước ngoài vào chiếm những vị trí trụ cột trong các CLB lớn nhất của Italia. Chính điều này đã làm cho đội tuyển quốc gia Italia bị suy thoái: họ không có những cầu thủ tiền đạo hùng mạnh chính thống người Italia. Trong những năm 40-50 những cầu thủ nước ngoài đã giữ độc quyền các vị trí ở hàng tiền đạo. Năm 1962 FIFA đã ra quyết định là chỉ có những cầu thủ sinh ra trên lãnh thổ của một nước hoặc những cầu thủ có cha mẹ đẻ là những công dân của nưóc đó mới được quyền đứng trong hàng ngũ đội tuyển quốc gia. Điều này đã buộc liên đoàn bóng đá Italia xem xét lại chính sách của mình. Hiện nay vấn đề nhập khẩu các cầu thủ nước ngoài đã bị cấm tuy nhiên còn một số cầu thủ nước ngoài vẫn chơi trong các CLB. Những biện pháp trên đã phần nào cứu vãn nền bóng đá Italia nó buộc các nhà công tác bóng đá phải chú ý tới khả năng giáo dục, đào tạo tài năng trẻ trong nước. ( Haha aja bây giờ hiểu rõ thêm cái lệnh cấm nó suốt phát như thế nào đấy)
    Nhìn chung các cầu thủ Italia trước kia cũng như hiện nay(1978) đều nổi bật về kỹ thuật điêu luyện, xông xáo, tích cực đến cuồng nhiệt trong thi đấu. Vào những năm 1960 bóng đá Italia chuyển mạn vào chiều hướng phòng ngự phản công catenaccio, lối chơi phòng ngự đổ bê tông mà người Italian đem áp dụng thời ấy đã làm mất đi sự hấp dẫn của bóng đá Italia làm suy yếu và sút kém nhiều lối chơi của họ.
    Theo các chuyên gia thế giới thì những năm 1934-1938 Italia đã hoàn thiện chiến thuật WM do người Anh sáng tạo và biết vận dụng một cách thông minh trong kế hoạc h tấn công. Các cầu thủ italia đã thực hiện khá khôn khéo phần chủ yếu của chiến thuật này là việc sử dụng "ô vuông huyền bí" ở giữa sân.
    Bóng đá Anh
    Bóng đá Anh nổi bật về trình độ điền kinh, lối chơi bóng bổng, kỹ thuật đánh đầu tốt. Những quả chuyền bóng dài đưọc coi như là một thứ vũ khí chiến thuật cơ bản. Người Anh đã nghĩ ra chiến thuật "WM" những năm 1920-1930 của thế kỷ trước do tự hào và tự tin vào ưu thế của mình người Anh đã không nhìn thấy những bước tiến vùn vụt về bóng đá của Châu Âu. Tính chất bảo thủ trong những quan niệm về bóng đá của người Anh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại trong những năm 1940-1950. Sau thời gian này người Anh đã thấy cần phải làm cho trường phái bóng đá Anh phù hợp với những yêu cầu của nền bóng đá hiện đại. Nhiều HLV Anh đã bắt đầu giải quyết một cách sáng tạo các nhiệm vụ chiến thuật cũng như các nhiệm vụ khác... Nhờ vậy họ thu đưọc mộ số kết quả đặc biệt là việc đoạt chức vô địch thế giới năm 1966. Song trong quan niệm suy nghĩ của các chuyên gia bóng đá Anh vẫn mang nặng tính bảo thủ và những thất bại của bóng đá Anh những năm 70 đã chứng minh điều đó.
    Một nhà báo Anh đã viết : " Thời gian đã chỉ rõ rằng ngày nay bóng đá đồi hỏi phong cách mới trong chiến thuật, trong tổ chức lối chơi thế nhưng HLV Ramsei thì lại cứ bám lấy những gì cũ rích trong quá khứ". Còn một số nhà bình luận khac có cách nhìn tổng hợp hơn họ cho rằng đã từ lâu bóng đá Anh không hề thể hiện được chút gì mới lạ trước nền bóng đá thế giới cả.
    Đó nhé những gì aja đánh giá bóng đá Anh từ trước đến nay không phải là không có cơ sở. Các nhà bình luận thế giới đều có đồng quan điểm. Cái nhìn của aja khách quan chứ cơ sở rõ ràng !
    Được aja_bar sửa chữa / chuyển vào 01:00 ngày 28/09/2003

Chia sẻ trang này