1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng Đá Việt Nam sẽ đi về đâu với trình độ học vấn, nhận thức của các cầu thủ hiện tại?

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi dmc_xnbc, 05/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dmc_xnbc

    dmc_xnbc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Bóng Đá Việt Nam sẽ đi về đâu với trình độ học vấn, nhận thức của các cầu thủ hiện tại?

    Hồi học cấp 3, lớp mình có chú đá cho tuyển trẻ Hà Nội. Chú ý học hành, ko biết 1 chữ nào?? Điểm các môn hầu hết đều dưới 3.5 nên học hết lớp 10, chú ý chuyển sang dạng bổ toác học cho giỏi. Sau 3 năm gặp lại, chú ý lên được lớp 11. Chú ý còn tự hào, nhiều thằng như chú ý, học mãi mà không có lên lớp được.
    Tạm kết luận thế này, hầu hết các cầu thủ bóng đá đều có trình độ học vấn, tri thức nhất định. Họ rất dễ bị kích động, suy nghĩ thiếu chín chắn( Hồng Sơn, Quyến, Vượng, Văn Chương, Bảo Lâm, Sỹ Mạnh..) trước các cạm bẫy của cuộc sống.
    Nguy hiểm ở chỗ, những cầu thủ ít học như trên, sau khi giải nghệ, có thể lại đi làm quản lý bóng đá nên mặc dù được sự quan tâm lớn của Nhà Nước, sự cuồng nhiệt của người người hâm mộ nhưng nền BĐ VN mãi vẫn không thoát được vùng chũng.

    Tấn Tài, bản chất là người tốt, nhưng a không được học hành đầy đủ, bài bản từ nhỏ nên đã có những hành động phải nói là kỳ quặc. Trách cho cả nền bóng đá Vn. Động đến chú nào là chú ấy có vấn đề ngay.
    Ở nước ngoài, dường như người ta đã biết được như vậy nên hầu hết các cầu thủ đều có người đại diện. Người đại diện là người có học vấn cao, kinh nghiệm và thấu hiểu quyền lợi của cầu thủ.

    Thật khâm phục cách làm của bầu Đức, vừa dạy bóng đá, vừa dạy văn hoá, hình thành nhân cách tốt của cầu thủ sau này.
    Text​
  2. kojizo

    kojizo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    đi về nơi xa lắm
  3. nguyenvu245

    nguyenvu245 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Muốn đi đâu thì đi
  4. eversong

    eversong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Bài viết:
    4.431
    Đã được thích:
    5.745
    Thực ra chẳng có luật nào bắt các cầu thủ phải học giỏi.Mặc dù không bàn cãi là học giỏi đương nhiên tốt hơn. Nhưng dần dần mọi việc tiến đến chuyên môn hoá thì ai làm tốt việc người đấy được rồi.Làm sao bắt ông giáo sư đá bóng hay như chúng nó, và ngược lại được.Tốt, nhưng không nên nhìn nhận khắt khe.
    Có điều, những việc gần đây xảy ra là do bản chất thằng cầu thủ, là do gia đình giáo dục từ bé, cơ sở đào tạo vô trách nhiệm thôi. Những người học giỏi, có tri thức, thì thường sẽ có văn hoá, chứ không phải là tất cả đều có.Có người học thấp nhưng văn hoá ứng xử, sống ở đời vẫn được lòng mọi người.
    Cái văn hoá đấy chẳng trường lớp nào dạy, mà nó bắt nguồn từ môi trường sống xung quanh mỗi người. Những thằng từ nhỏ sống xa nhà, xung quanh tai lúc nào cũng "đồng banh nửa trái, lít, củ, chặt,chém,bán....etc...", thì làm sao có hi vọng được.
    Nhưng khi tất cả các cầu thủ được học hành,thì nó cũng như một quốc gia, mỗi năm phát triển tăng vài % GDP, thế hệ bọn nó học 10 chữ vào 1, cư xử biết điều hơn 0.5, thì thế hệ sau nó cũng từ cái 1 và 0.5 đấy mà đi lên.Dần dần sẽ khá hơn. Song phải chú ý chứ kiểu mồm to "Giáo dục là nhất" rồi vứt chúng nó ra ngoài xã hội thì chẳng chết cũng bị thương.Các thầy hồi xưa cũng vô học thì trách sao thằng trò không vô học.Khác chăng chỉ là chúng nó có tiền nên to mồm và bố láo hơn thôi.
  5. diskuloz

    diskuloz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Bài viết:
    1.484
    Đã được thích:
    9
    Đó là qui luật của cuộc sống trong 2 anh phải chọn một nếu anh chọn bóng đá thì anh là siêu sao nhưng đầu óc của anh như con bò,nếu anh chọn học vấn thì anh sẻ là nhà quản trị,chuyên viên,bác sỉ tốt nhưng anh đá bóng còn thua đàn bà đá.Trện thế giới cũng vậy thôi .Giới cầu thủ có người xuất thân từ bụi đời mồ côi nhà nghèo,có thằng con nhà khá giả có giáo dục tốt nhưng kg thích học chỉ thích đá bóng cho nên nó cũng ngu luôn nhưng nhờ có môi trường tốt hơn nên nó nhận thức được cái nào đúng cái nào sai .Còn mấy thằng bụi đời ,khố rách áo ôm thì như thằng Quyến VN -Tison USA thì nó phải vậy thôi có gì đâu mà lạ .
    Việc bầu Đức mở lò đào tạo cầu thủ vừa đá bóng vừa học phổ thông để sau này có dc lớp cầu thủ vừa đá bóng hay vừa học giỏi nghe có vẽ khả thi đấy nhưng.........ông ta quên mất rằng việc ông ta tuyển chọn cầu thủ từ khắp mọi miền đất nước từ lứa tuổi 10-14 đủ mọi thành phần e rằng chúng nó đã hình thành một nhân cách và bản năng từ môi trường sống của nó trước khi đến đội bóng của ông ta rồi ai biết được trước khi đến với bầu Đức chúng nó dc giáo dục như thế nào????
  6. diskuloz

    diskuloz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Bài viết:
    1.484
    Đã được thích:
    9
    Đúng ! tôi cũng đồng ý với quan điểm của ông
  7. bthungvn

    bthungvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    2
    giờ thầy cô (hiệu trưởng hiệu phó) đánh bạc, học sinh chơi hàng nóng, ra đường không cẩn thận thì nó cho viên hoa cải, cầu thủ đánh nhau thuê đầu gấu chới đồng đội. Loạn thật rồi
  8. dmc_xnbc

    dmc_xnbc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Những điều bạn nói hoàn toàn chính xác. Vậy làm thế nào để BĐ VN thực sự chuyên nghiệp từ cung cách tổ chức điều hành đến các cầu thủ.
  9. ngongochanchan

    ngongochanchan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    707
    Đã được thích:
    0
    Nước mắt ngôi sao
    Thứ Năm, 09/04/2009 --- cập nhật 09:50 GMT+7


    "Hơn chục năm ni tôi có việc chi làm đâu. Lúc nhỏ đến với bóng đá, nay về chẳng biết làm chi! Đến vài đồng bạc lẻ cũng phải xin gia đình! Buồn lắm anh ạ!". Những lời sót xa ấy là của Phan Thanh Tuấn - ngôi sao bóng đá một thời...
    Người hâm mộ chắc vẫn còn nhớ tuyển thủ Phan Thanh Tuấn, người từng làm mưa làm gió trên sân cỏ những năm 90 của thế kỷ trước. Ở Nghệ An, Tuấn nổi danh với Nguyễn Hữu Thắng, Văn Sỹ Hùng, Quang Trường? Thế nhưng, khi những ngôi sao trên lập những chiến công lừng lẫy thì Tuấn dính vào ma tuý và tự làm tắt lịm đời mình?
    Lắm tài nhiều tật
    Những năm 90, ấy là thời hoàng kim của bóng đá Nghệ An. Khi ấy, bóng đá xứ Nghệ chào hàng cả loạt ngôi sao lấp lánh. Phan Thanh Tuấn với biệt danh Tuấn "đen" là một trong những ngôi sao ấy. Trong đội hình bách chiến bách thắng của mình, Tuấn đá vị trí tiền vệ tổ chức. Khi ấy, người hâm mộ đánh giá "số 15" (số áo của Tuấn) không thua gì Hồng Sơn. Thậm chí, nhiều người đánh giá những đường bóng của Tuấn có nét tinh tế của Dennis Bergkamp, tiền vệ tấn công người Hà Lan và nét hào hoa của danh thủ Pháp Zinedin Zidane.

    Phan Thanh Tuấn thời đỉnh cao của sự nghiệp.

    Tài năng của Tuấn được các nhà tuyển trạch phát hiện từ rất sớm. Tuấn kể, khi còn là học sinh tiểu học, Tuấn và Hữu Thắng, hậu vệ nổi tiếng của Đội tuyển Việt Nam, đã được tuyển vào lớp năng khiếu bóng đá xứ Nghệ. 13 tuổi, Tuấn lên tập với đội trẻ. Niềm đam mê cùng sự khổ luyện của cậu nhóc có nước da đen nhẻm đã được đền đáp. 5 năm sau, Tuấn được gọi lên đá cho đội 1 của Sông Lam Nghệ An (SLNA). Năm ấy, Tuấn mới tròn 18 tuổi.
    Chỉ mất hơn chục ngày sau, Tuấn được vào sân và đá trận đầu tiên của đời mình trong màu áo đội 1. Có thể nói Tuấn là một trong rất ít cầu thủ được gọi và đá chính thức ở đội ấy vào cái tuổi 18. Ngay cả Hữu Thắng, phải gần một năm được gọi lên tuyển 1 (19 tuổi) mới được tham gia thi đấu. Và, ngay lập tức tài năng của Tuấn đã được khẳng định. Ban huấn luyện đã giao cho Tuấn làm lá phổi ở tuyến giữa. Bây giờ, nhiều người hâm mộ vẫn còn nhớ đến những đường chuyền bóng sắc như dao của Tuấn. Họ bảo, Tuấn quái hơn rất nhiều so với tuổi. Từ khi lên đội 1 của SLNA, vị trí của Tuấn là bất khả xâm phạm.
    Đội hình nhiều ngôi sao, đặc biệt có sự bừng sáng của "bộ óc" Phan Thanh Tuấn, đội bóng SLNA nhanh chóng giành được nhiều danh hiệu. Đã đá là thắng. Thắng giòn giã. Có thời, nhắc đến đội bóng xứ Nghệ người ta nghĩ đây là đội bóng "bách chiến bách thắng". Và, cứ sau một mùa giải, "Tuấn đen" lại được tung hô như một người hùng. Tài năng thiên phú đã đưa Tuấn lên đội tuyển quốc gia và là một trong những cầu thủ được gọi lên tuyển sớm và nhiều nhất. Thế nhưng, gọi nhiều nhưng đá chẳng được bao nhiêu. Cứ mỗi lần lên tuyển Tuấn lại âm thầm? xách ba lô về trước sự ngỡ ngàng của đồng đội.

    Những lời ân hận của Tuấn gửi tới người hâm mộ.

    Không chỉ từ chối đá cho đội tuyển quốc gia, trong màu áo SLNA, Tuấn cũng vắng mặt nhiều trận hơn. Dạo ấy có tin đồn Tuấn nghiện ma tuý nhưng người hâm mộ không mấy ai tin. Ai nghĩ một cầu thủ hiền lành, lại "kiệm nhời" như Tuấn lại dính vào thứ "chết người" ấy. Thế nhưng, sự thật vẫn là sự thật. Khi mọi người phát hiện điều đau đớn ấy thì Tuấn đã bập vào ma tuý quá nặng mất rồi. Không còn cách nào cứu vãn, năm 2001, "Tuấn đen" chính thức rời khỏi SLNA với lý do? "chấn thương", không thể thi đấu tiếp.
    Vực thẳm cuộc đời
    Thành Vinh nhỏ bé. Thế nhưng, để lùng được Tuấn chẳng khác gì mò kim đáy bể. Đến bố mẹ Tuấn cũng chẳng biết Tuấn đi đâu, làm gì. Mấy lần tìm đến nhà nhưng lần nào cũng vậy, mẹ Tuấn bảo: "Nó vẫn chưa về". Khi sự kiên nhẫn của tôi đã cạn thì bỗng một tối, chuông điện thoại reo lên, bên kia là giọng đàn ông nói như van xin: "Em là Thanh Tuấn đây.
    Anh đến nhà em đi, anh đến xem có cách nào cứu em với!". Sáng sớm hôm sau, đúng hẹn, tôi có mặt tại nhà Tuấn, phường Hồng Sơn, thành phố Vinh. Vẫn dáng dong dỏng cao ấy nhưng Tuấn hơi gầy, đôi mắt quầng đỏ. Có vẻ Tuấn mất ngủ nhiều. Gặp người lạ, Tuấn hơi nhát. Mắt cúi gằm, thỉnh thoảng ngước nhìn đầy vẻ thăm dò.
    Tuy nhiên, khi không khí đã bớt? căng thẳng, Tuấn mới cởi ruột gan mình. "Hơn chục năm ni tôi có việc chi làm đâu! Lúc nhỏ đến với bóng đá, nay về có biết làm chi! Đến vài đồng bạc lẻ cũng phải xin mẹ. Nhục, nhục lắm, ngần này tuổi rồi mà vẫn còn bám ông bà?". Vừa nói được mấy câu, Tuấn đã ôm mặt khóc. Nước mắt cứ lã chã rơi. Khóc như đứa trẻ bị đòn oan uổng. Nhìn cảnh ấy, tôi cũng chẳng thể cầm lòng. Khóc chán, Tuấn ngồi buồn thiu và thiểu não kể về những ngày không bóng đá của mình.

    Nói về vấp ngã của mình, Tuấn và bố mẹ đều buồn.

    Một ngày như mọi ngày, Tuấn chỉ thui thủi trong nhà. Ở nhà chán thì lại "dạt". Tuấn kể, khi Tuấn đã đi thì chẳng hẹn ngày về. Và, ngay khi bước chân ra khỏi cửa, Tuấn cũng chẳng biết đi đâu. "Đi cho khuây khoả, chứ ở nhà, nhìn người lại ngẫm đến ta, buồn lắm!". Tuấn thở dài. Theo Tuấn thì trước đây, khi ở trại cai nghiện về, Tuấn muốn quay lại làm một chân gì đó tại đội bóng SLNA. Thế nhưng, mơ ước đó đã không thành sự thật. Tuấn đã 2 lần lấy vợ. Thế nhưng, vì nhiều lẽ, hai người vợ ấy cũng lần lượt bỏ Tuấn mà đi.
    Khao khát trở lại
    Trong câu chuyện của mình, Tuấn luôn nhắc đến ước mơ quay trở lại với bóng đá. Tuấn cầu mong được ngành chức năng châm chước, được người hâm mộ tha lỗi và được dư luận giúp đỡ. Tuấn nói mà như van nài tha thiết: "Giờ tôi chỉ biết nhờ dư luận thôi! Cái chân tôi còn nhớ bóng lắm!".
    Đang trò chuyện, như sực nhớ ra điều gì đó, Tuấn hỏi giật tôi: "Anh có bút giấy đó cho em nhờ với! Em viết mấy dòng gửi người hâm mộ, anh đăng lên báo hộ em! Ra đường mọi người cứ nhìn em chỉ trỏ bình phẩm, em cũng xấu hổ lắm! Bây giờ chỉ có anh mới có thể giúp em nói lời xin lỗi với đông đảo người hâm mộ!". Nhìn tay Tuấn run run viết từng chữ hối lỗi, tôi thấy sống mũi cay xè. Bố mẹ Tuấn năm nay đã ở tuổi "xưa nay hiếm", lẽ ra phải được nghỉ ngơi để các con phụng dưỡng. Thế nhưng, cũng vì "nuôi thằng con nghiện" mà ông bà khổ sở.
    Mọi tài sản trong nhà đều bị Tuấn "hoá kiếp" vào những làn khói hư ảo. Đau khổ vì con, thế nhưng kể chuyện con mình, ông Tồn, bố Tuấn, vẫn tự hào lắm! Trong sự nghiệp, Tuấn đã giành những danh hiệu gì, đạt những cúp gì, gọi lên tuyển Quốc gia bao nhiêu lần, ông vẫn nhớ như in. Ông say sưa kể về những bằng khen, giấy khen, những trận đấu để đời của con mình. Ông bảo, bằng khen, giấy khen, cúp, huy chương của Tuấn, ông vẫn nâng niu, gìn giữ như báu vật. Ông không trách sự dại dột, sa ngã của Tuấn mà chỉ tiếc cho sự nghiệp ngắn ngủi của con mình. "Tiếc là tôi biết hắn nghiện muộn quá! Tôi mà biết sớm thì không đến nỗi nào?" - ông bộc bạch.
    Bà Lai, mẹ Tuấn là một cựu thanh niên xung phong. Từ ngày Tuấn nghiện, bà trở thành trụ cột trong gia đình. Bà vừa bán nước chè trước cửa kiếm tiền tiêu qua ngày vừa vay tiền ngân hàng nuôi thêm đàn lợn. "Hàng tháng tôi cũng được mấy trăm ngàn đồng. Chi tiêu phải ngó trước, nhìn sau kỹ lắm! Năm vừa rồi gia đình tui cũng "được" hộ nghèo đấy! Nhà nước hỗ trợ cho 600 ngàn đồng phụ vào ăn Tết!"- bà Lai hồn nhiên kể về hoàn cảnh gia đình mình. Nghe những lời ấy, Tuấn cúi gằm mặt.
    Phan Thanh Tuấn nghiện ma tuý như "vết xe đổ" khiến cho các cầu thủ trẻ ở các "U" sau này "trượt chân vào". Sau Tuấn, đến tháng 5-2007, cầu thủ trẻ tài năng Lưu Văn Hiền dính đến ma tuý và cũng bị đuổi khỏi CLB. Tiếp chân hai đàn anh trên đến lượt Nguyễn Hồng Việt. Không riêng gì cầu thủ nội mà ngay cả ngoại binh đến với SLNA cũng dính đến ma tuý. Mới đây nhất, ngày 8-1-2009, hai tân binh Gordon và Kancam đã có kết quả dương tính với chất kích thích bị cấm. Cũng trong đợt kiểm tra này, một cầu thủ mới được chuyển lên đội chính từ lứa U21 cũng có phản ứng dương tính với ma tuý.


    Theo NTNN
    ====================================================================================================
    Vào slnafc kiếm được cái này .Thú thật với một người xứ Nghệ xem slna lâu,tôi chỉ khoái mỗi Tuấn Tồn,chứ những VeCu ,**** hay Vượng Cơ không có gì đặc biệt.Tiền đạo bóng bánh Vịt thời nào cũng có chú gọi là đại diện,nhưng để có 1 tiền vệ làm được bóng thì không có nhiều.Ngay cả Hồng Sơn cũng không phải là 1 nhà tổ chức đúng nghĩa,HS với độ quái và giữ bóng trong phạm vi nhỏ chỉ thích hợp với vị trí ở cánh và tạo đột biến , hồi trước các cầu thủ SL lên tuyển thời Hữu Thắng chỉ hy vọng mỗi Tuấn .

    Thời Hồng Sơn ,Phan Thanh Tuấn.Làng bóng Vịt cũng có khá nhiều nhạc trưởng

    CLB quân đội có HS
    SL có Phan Thanh Tuấn
    CAHN có Minh HIếu
    CATP có Liêm Thanh
    CSG có Hồ Văn Lợi
    đó là thời làng bóng Vịt còn máu me,tính địa phương còn nhiều hơn bây giờ nhiều.Nhưng xem thì khỏi nói
    Trong 5 nhạc trưởng nổi thời đó thì PTT vẫn hay hơn cả đúng nghĩa với từ nhà tổ chức bởi lối đá tài hoa

    Dính vào thứ đó thì chết cũng đáng.Con người ai cũng có chỗ tối có khi vấp ngã.Từ một cầu thủ có tiếng tài hoa thành 1 thằng bỏ đi cũng đáng thương.Có lần về Vinh qua sân Vinh mua cái vợt cầu lông thấy bác Tuấn tồn vật nài vay con mụ chủ cửa hàng thể thao mấy trăm kìn mà ngao ngán.Một trong số hiếm tài năng của bóng bánh Nghệ mong cho anh hết những khi long đong thành một con người chứ không là con.... nữa
    Được ngongochanchan sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 17/04/2009
  10. ngongochanchan

    ngongochanchan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    707
    Đã được thích:
    0
    Thật ra mà nói bầu Đức xuất phát cũng chỉ là thằng lái gỗ,học hành dở dang.Cổ động cho bọn phá rừng.Sau này có vốn gặp thời lại biết buôn gian bán lận thành tỉ phú .Nói bầu Đức dạy nhân cách cho cầu thủ nghe hơi kệch kỡm nhưng tốt thì quả đúng vậy

Chia sẻ trang này