1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cactus_vn, 06/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nini_riv

    nini_riv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Văn chương viết hay, ý nghĩa rõ ràng đâu cần phải lắm lời bao biện với thổi phồng (nếu chị ko thấy tác phẩm của chị có vấn đề cần gì đưa lắm lý lẽ thanh minh). Độc giả có nhiều loại, thưởng thức khác nhau nên ko dám ra mắt ở VN trước, ra mắt ở đâu đó trước xem sao đã, độc giả VN đâu dễ gì hiểu nổi "bẫy" của chị, chị Diệu nhể????
  2. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Viết theo trí nhớ một đoạn "Vi hành":
    - Em thích số châu báu ấy quá đi còn gì!
    - Em ấy à, em sẽ cố tình đánh mất nó đi và thế là em được nổi tiếng...
    Viết ám chỉ như vậy mới là bậc thầy, cô bé DHD ạ. Còn mượn chuyện *** để nói lên "ẩn ức" dân tộc thì... "chả nước mẹ gì" (anh nói theo kiểu Xuân Tóc Đỏ đấy!). Em DHD có đọc "Số Đỏ" chưa? Tôi đồ rằng đầu óc em cũng khá, chỉ có tội em mày mò các trang "Cõi Thiên Thai" nhiều quá, nên lúc nào cũng ám ảnh chuyện đó - văn bao giờ cũng phải đẹp em ạ, ngay cả có tả cái ấy thì nó cũng phải đẹp. Còn mượn cái ấy để nói cái đau dân tộc thì đek tin được, lúc đó thì em có để ý nó là cái đek gì đâu. em có đọc VTP trả lời bài viết "văn chương dâm uế" chưa? Tội nghiệp cho em! Tay nghề non quá nên bị quần chúng đem ra... làm thịt. Anh tặng em (nếu em có đọc) một cặp lục bát của ông bạn anh nhé (có biên tập lại):
    Cứ đem mổ xẻ ... truyện ta
    Không hay thì cũng lòi ra cái Tình

    Chẳng biết cái Tình của em nó lòi cỡ nào mà bà con (tất nhiên không trừ anh) soi mói ... quá cỡ!
    Chào Thân ái và Quyết Lòng Ẩu Chiến...
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tôi ko thích khi Diệu trốn tránh cái ý là viết về ********. Rõ ràng Diệu là 1 người si mê ******** rồi, trong bất cứ truyện nào của Diệu cũng thấy đầy ắp ********, t hế thì tại sao phải chối ?o chưa bao giờ viết về ***? mà chỉ mượn *** để ?otruyền tải thông điệp???? *** đâu có xấu mà phải chối bỏ? Viết về *** mà người đọc vẫn cảm thấy đẹp mới khó, chứ viết *** kiểu ?ocon heo? thì ko cần bàn nữa. Mà tại sao lại phải dùng đến *** để ?otruyền tải thông điệp???? Mà ở đây lại là *** thuần túy ko phải *** đi kèm Tình yêu? Thật ra cái thông điệp mà Diệu muốn truyền tải ở đây nó quá mờ nhạt, nó quá vớ vẩn bên cạnh những dòng văn tả *** thuần túy.*** là ***, hoặc giỏi lắm thì truyền tải dc thông điệp cho Tình yêu, nếu nhà văn giỏi viết về *** (cũng mở ngoặc là viết về *** đâu có dễ). *** kiểu ?ocon heo? của Diệu chắc ko thể ?otruyền tải? dc bất cứ thông điệp nào hay ho mà Diệu cố tình huyễn hoặc ra.
    Văn là người, Trần Đăng Khoa có nói các nhà văn nhà thơ ngu ngốc ở chỗ cứ bày hết cả gan ruột của mình lên trang viết cho người đời soi mói, mổ xẻ. Khi đọc văn, độc giả tinh tế sẽ hiểu dc hết cả gan ruột của người viết văn. Vì vậy Diệu ko cần phải ngụy biện thanh minh thanh nga cho văn của mình. Độc giả ko những hiểu văn của Diệu, mà còn hiểu cả người viết ra những dòng văn đó.
    Không hiểu Nàng Diệu có vào đây đọc để rút kinh nghiệm cho những tác phẩm của nàng sau này ko?
  4. matcafe

    matcafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    1
    Bravo truongyenthanh
    rõ như ban ngày thế mà sao có những kẻ cứ cố tình khoác cho văn chương nàng D những chiếc áo choàng đẹp đẽ nhỉ?
    Không hiểu sao lúc này em lại nghĩ đến câu truyện về chiếc áo mới của hoàng đế trong truyện Andecxen ?
  5. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Các bác hay thật, bàn tán chán chê về BĐ, rồi lại xoay ra dưa lê về tác giả. Tôi thấy nên rành rẽ giữa 2 vấn đề. Em Diệu có thể giữ và bảo vệ quan điểm của mình để viết, vì em ý là người viết ra tác phẩm, còn chúng ta đọc, có ý kiến thế nào về tác phẩm thì chia sẻ thôi. Tôi thấy các bác cứ ì xèo mãi về con người em ý, lại còn bóng gió "văn là nguời" để cho ai đọc cũng nghĩ em ý chắc phải là dạng gì đó... Tôi nghĩ các bác nên tạm quên em ấy đi, hay là chính các bác bị cuốn bởi em ý rồi, cây bút nữ mà, các bác mày râu "ban mê" là phải. Nếu ĐHD là một gã nào đấy chắc các bác tha bổng từ lâu rồi.
    Hờ hờ, nói thế có bác nào tự ái không nhẩy.
  6. nghialedai

    nghialedai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hic, hic
    Cái mặt này, cái ánh mắt này thì tui thấy viết như thế là đúng rồi.
    Mấy ngày nay theo dõi trên báo điện tử, tui thấy cái vụ này hơi bị nóng. Tối nay "xui" sao lại vớ được trên mạng, đọc xong thấy chẳng khác nào truyện xxx. Chẳng qua HD sử dụng từ ngữ phong phú hơn thôi, chắc là cho có vẻ pro í mà.
    Hic, hoảng.
  7. quynho123

    quynho123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi mới thấy một bài của dân Báo chí viết hay gớm, sorry các bác phê bình văn học, tôi thấy bài này viết không kém gì bài của bác Thổ Phỉ, hay bác Nguyễn Hoà cả.
    "Bóng đè" chưa đủ nặng!
    00:12'' 08/11/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Cái ?obóng chữ? mà Diệu muốn truyền đi có lẽ vẫn chưa thu hút được độc giả, hoặc nó chưa tìm được cách diễn đạt đủ trong sáng để độc giả hiểu. Cái việc ?ongủ với bóng đen của những bàn thờ? vẫn là yếu tố ăn khách đầu tiên.

    Nguyễn Thu Giang
    Nỗ lực viết ra một điều gì đó cũng đồng thời là nỗ lực làm biến mất những điều không được viết. Những điều được viết ra tự thân đã mang quyền lực riêng, đời sống riêng và nó không phụ thuộc vào bất cứ lối phê bình áp đặt nào, kể cả tác giả của nó. Truyện Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu đang gây tranh cãi trong văn giới, nguyên do cũng chỉ vì người ta ít đếm xỉa đến ý nghĩa toát ra từ văn bản cũng như những tiêu chí nghệ thuật truyện ngắn mà lại sa đà vào chuyện bảo vệ ý kiến, nhận xét chủ quan của mỗi người trong cuộc.
    1. Có nhiều cụm từ khóa về Bóng đè, như ?otội tổ tông?, ?ovô thức tập thể?, ?oTrung Hoa và tâm lý nhược tiểu Việt Nam?, ?onữ quyền? v.v... Tất cả những khái niệm này đều rất kêu nhưng không mới và người dùng đã quên đi nội dung của nó nếu không muốn nói rằng họ sử dụng chúng vì mục đích nào đó, ngoài văn học.
    Đọc Đỗ Hoàng Diệu thấy hình ảnh một người phụ nữ cô đơn. Và bởi vì cái tôi cá nhân vốn ít xuất hiện trong làng xã Việt Nam cổ truyền và càng ít hơn trong văn học của chúng ta. Người phụ nữ của Diệu không phải là người đàn bà thuần túy làng xã. Nó đã pha quyện cái cô đơn xa hoa của đô thị. Mà hình như, cái văn hóa làng xã kia, với những thế lực bóng tối trùm kín vạn vật, đã bị đẩy lên quá mức, thành một nỗi khiếp sợ, nghẹt thở.
    Nỗi cô đơn ấy không chỉ ?ođè bóng" xuống nhân vật tôi trong truyện ngắn. Nó trước hết là một ám ảnh có thật của chính tác giả, một người phụ nữ trẻ trong xã hội Việt Nam hiện đại. Đó là nỗi ám ảnh về 17 đám giỗ một năm, về mẹ chồng, bà cô, các tục lệ gia trưởng, những ngôi mộ trên cánh đồng và nhiều thứ làng xã khác, nhìn qua con mắt của một cô gái đô thị. Điều này, có lẽ vì không có gì bất bình thường, nên ít được nói tới trong các bài phê bình. Và vì thế, một nỗ lực viết đã trở thành một nỗ lực giết chết những gì không viết.
    Người phụ nữ trong tập truyện, theo lời bình nhà văn Nguyên Ngọc, bị đeo đuổi bởi một ?othứ tội tổ tông? và gánh cả ?omột quá khứ phi phàm?. Trong Thiên Chúa giáo, ?otội tổ tông? (Original sin) vẫn được nhắc đến nhiều nhưng ở tầng nghĩa của bản thể luận chứ không phải ở cấp độ biểu hiện thuần tuý dục tính. Ở cấp độ biểu hiện, thứ tội đó vẫn thường bị liên kết một cách sai lệch với ***. Ngoài thứ ?otội tổ tông? bởi sinh ra là người phụ nữ, nhân vật tôi trong truyện còn vác cả ?omột quá khứ phi phàm? vì...là người Việt Nam!? Nhà phê bình, với nỗ lực ?oviết? của mình, đã khiến nhân vật trong truyện phải gánh trên vai trọn vẹn cái thân phận đàn bà và thân phận làm người Việt. Các vĩ từ Đông Tây trộn lẫn này đã đè nát Bóng đè!
    Đỗ Hoàng Diệu bảo ?otôi muốn người đọc nhìn thấy linh hồn của những con vật ấy chứ không phải lông lá của nó?. Có nghĩa là *** chỉ là phương tiện để chuyền tải. Nhưng cái ?obóng chữ? mà Diệu muốn truyền đi có lẽ vẫn chưa đủ sức thu hút được độc giả vào ý đồ của nó, hoặc nó chưa tìm được cách diễn đạt đủ trong sáng để độc giả hiểu. Cái việc ?ongủ với bóng đen của những bàn thờ? vẫn là yếu tố ăn khách đầu tiên.
    Vì thế, ?otội tổ tông? có lẽ mới chỉ dừng lại là một cách gọi văn hoa của việc ********.
    Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng, nói đến người phụ nữ trong Bóng đè, vượt ra ngoài tính dục là mối quan hệ với xã hội và lịch sử với phần nào màu sắc nữ quyền (feminism). Nhưng theo tôi, cái nữ quyền này lại là lời tuyên bố bi thương nhất cho sự bất công và bại trận trong ý đồ thể hiện nó. Đó là một nữ quyền bạc nhược và mệt mỏi, một cảm giác bị cưỡng bức và nằm im. Nữ quyền thực sự không phải "giành lấy quyền từ người đàn ông", nó cần điều gì đó bình thản hơn thế và thấm đượm màu sắc nhân học hơn thế.
    2. Tôi đồng ý rằng ?ovô thức tập thể? và tâm lý nhược tiểu Việt Nam quả thực có đường nối với Bóng đè. Cái đó cũng có thể coi là một điểm đáng chú ý. Nhưng đường nối ấy quá yếu và lộ liễu. Vì thế mà nó không đỡ nổi sức đè của các vĩ từ kể trên.
    Nếu chúng ta bằng mọi cách ?ophiên dịch? nội dung Bóng đè sang ngôn ngữ ?otâm lý nhược tiểu Việt Nam? thì có thể chúng ta sẽ làm được. Đôi khi đó là một cách tốt để giải mã tác phẩm và chúng ta vẫn thường làm như thế qua các bài điểm sách. Nhưng chỉ khi nào tác phẩm đủ sức nặng thì sự ?ophiên dịch? đó hợp lý và tự nhiên.
    Trong Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật Phăng viết: ?oĐặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó?. Góc nhìn này đã một thời gây tranh cãi và sóng gió. Như vậy, đây không phải một góc tiếp cận mới.
    Cách tiếp cận này cũng không mới trong kỹ thuật thể hiện. Nhân vật tôi trong Bóng đè bất chấp sợ hãi vẫn thèm muốn cảm giác ?obị hãm hiếp trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng?. Theo tôi, hình ảnh bàn thờ tổ tiên tại quê Thụ gắn nhiều với bóng tối ngay tại nơi nó hiện hữu, cái bóng tối thật sự, được tạo ra bởi những bóng đen của bàn thờ bủa vây dày đặc, cái nóng hẩm nhớp nháp của buổi đêm, sự độc ác của những người đồng lõa. Bóng tối làng quê đó chưa đủ để ám chỉ ?oâm hồn dòng dõi Trung Hoa? mà truyện ngắn có nhắc tới, mặc dù có thể tác giả muốn thế. Ám chỉ đó yếu ớt và rất khiên cưỡng.
    Tôi cho rằng ngay chính tác giả cũng chưa tường minh về thông điệp mình định chuyển tải. Cuối cùng thì tác phẩm là thông điệp về ?omột vực thẳm rẫy nóng của chính mình và phát ra tiếng kêu khát khao hạnh phúc? (lời tác giả tự viết) hay về một mặc cảm hùng vĩ trùm bóng cả dân tộc (lời những nhà phê bình viết)? Phải chăng, ngay trong tư duy của mình, Hoàng Diệu chưa đắp đủ những khái niệm triết học để thao tác cả hai vấn đề này cùng một lúc. Điều này thể hiện khá rõ ở những khớp nối thiếu tự nhiên trong tác phẩm. Tôi thấy trong nhiều bài phỏng vấn, Diệu vẫn còn đang trăn trở với ?oCông, Dung, Ngôn, Hạnh?, nổi loạn hay lặng lẽ, tài hay sắc và những ám ảnh đàn bà đại loại như vậy.
    3. ?oĐôi bàn tay không béo gầy, không trọng lượng, chỉ có làn da mỏng manh? là một mã xuất hiện nhiều lần trong truyện. Đỗ Hoàng Diệu bảo ?odù hơi tàn lực kiệt, đâu đâu cũng là đêm tối, nhưng còn hơi thở đam mê, còn bàn tay thon kỳ diệu óng ánh dưới nắng, sẽ còn có ngày mai?. Ẩn dụ đôi bàn tay về một tương lai tương sáng cũng yếu ớt như chính đôi bàn tay ấy. Nó có vẻ phô trương lại lộ liễu. Đôi bàn tay ấy chưa được kết nối với mạch truyện một cách êm mượt. Nếp gẫy khúc rời rạc cũng giống như lời phát biểu của nhân vật tôi: ?ochỉ có tôi hiểu vì sao bàn tay tôi tách rời khỏi thể xác mình?. Bởi vì nó chưa thuyết phục, nên đôi bàn tay đó chỉ là một ước ao đẹp nhưng không tưởng, một kỹ thuật còn tương đối ngây thơ.
    ********, bàn thờ, làng quê và đôi bàn tay là các mã trong truyện của Hoàng Diệu. Mỗi cách giải mã có một đáp số riêng. Tôi cho rằng đây là một tác phẩm gây chú ý nhưng chưa mới. Nhà văn Nguyên Ngọc có so sánh Hoàng Diệu với Nguyễn Huy Thiệp về một dòng ?ovăn học tự vấn?. Nguyễn Huy Thiệp quả thật đã có cách viết mới và yêu cầu một cách đọc mới. Đó là điều mà Bóng đè chưa đạt được. Thiết nghĩ chúng ta cần cho mỗi lời so sánh một context phù hợp với nó.
    Cuối cùng, gánh nặng tự tìm đến đôi vai gánh được nó. Đó là quy luật của cuộc đời. Và không gánh được một gánh quá nặng cũng không phải một điều thất vọng.

    Nguyễn Thu Giang
    (Khoa Báo chí ?" ĐHKHXH&NV)

    (Từ Vietnamnet)
  8. nini_riv

    nini_riv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Đúng là topic đưa lúc đầu đưa "Bóng đè" ra để bình luận và sau đó thì có lẽ nên chuyển là "Văn thơ chị Diệu" thì chính xác hơn vì một số tác phẩm "gây chú ý" và những bài phỏng vấn ăn theo với những biện luận của tác giả cũng đã được post lên để mọi người tiếp tục đọc và bình luận, có cái nhìn đầy đủ hơn.
    Tôi nhớ người ta nói "văn là người mà", tâm hồn và quan điểm sống của tác giả ko thể hiện qua văn thơ của mình thì thể hiện ở đâu? nếu chỉ chăm chăm nhìn vào tác phẩm thì có gì để nói với thứ tác phẩm ấy. Và cuối cùng thì một loạt tác phẩm ko tạo cho một cái nhìn nào về tác giả hay sao?
    Ghét cái lối ngụy biện kiểu ấy, cứ như Vi Thuy Linh là xong, thích viết thế cứ nhận là em thích viết thế đấy, ai đọc thì đọc - thế lại còn dũng cảm, đây còn đưa ra công, dung , ngôn, hạnh rồi thì chuyển tải ý nghĩa dân tộc, phụ nữ.... Kinh
  9. blowjob

    blowjob Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    Chiều nay tôi cũng đã gặp tại www.vietnamnet.vn hai bài ""Bóng đè" chưa đủ nặng" của Nguyễn Thu Giang và "Sáng tác "Bóng đè", phê bình "nói mớ"" của Nguyễn Hoà. Đã đọc, sẽ có ý kiến sau, chỉ có mỗi cái tội là tối nay khi vào vietnamnet lại không thấy hai cái bài đó nữa. Bạn nào còn lưu giữ xin post lên giùm với! Vô cùng cám ơn!!
  10. SourceCode

    SourceCode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Cảm xúc cá nhân thì đúng là fải tự do và bát ngát... nhưng mà dù sao thì tớ vẫn thấy ..."báng bổ" quá bạn ơi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này