1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cactus_vn, 06/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0

    Được pinksubmarine sửa chữa / chuyển vào 03:01 ngày 12/11/2005
  2. AliceTran

    AliceTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Uh, tớ công nhận là "báng bổ" quá. Thông cảm, lúc đấy đọc xong tớ hơi choáng váng, đầu óc ko đc tỉnh táo cho lắm. Cái cảm giác mạnh như vậy mới đến lần thứ 2 sau lần 1 là đọc truyện "Trăm năm cô đơn". Giờ bình tĩnh lại rồi, thấy đúng là "báng bổ" thật. hic hic hic
    Thông cảm nha!!!
  3. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị bác Nguyễn Hoà gửi xiền nhuận bút cho các bạn có tên sau đây nha (+1 ly cafe)
    larra
    quynho123
    matcafe
    Le_matador
    lyvanduoc
    lilly_of_the_valley
    tinhphai
    pna
    vnrudic
    biancc
    home_nguoikechuyen
    mini_rip
    choai
    mercredi
    darling_of_cupid
    hoangvan09
    Còn lý do vì sao, thì xin các bạn có nick trên theo dõi hoặc đi mua ngay báo Văn Nghệ Trẻ số 46- đã ra ngày hôm nay.
    Tôi xin trích một đoạn có sẵn ... trích từ bài Người đọc?, hay chỉ là ý kiến của người viết phê bình!? (NGUYỄN HOÀ)
    Còn rất nhiều ý kiến như vậy tôi không dẫn lại, cũng không đưa ra lời bình luận, chỉ hy vọng nếu không có điều kiện vào ttvnol.com thì nhà văn Nguyên Ngọc sẽ đọc các đoạn trích trên để ?otự vấn? xem ông đã tìm hiểu ý kiến của người đọc hay ông chỉ nhân danh họ để đưa ra ý kiến riêng. Lại nữa, theo Nguyên Ngọc những người đọc có ý kiến tôi dẫn lại trên đây có phải là ?ongười đọc bình thường? theo quan niệm của ông? Nếu nhà văn coi họ là bạn đọc ?obất bình thường? thì không có gì để nói. Còn nếu nhà văn coi họ chính là ?obạn đọc bình thường? thì kính mong ông đừng ?onấp bóng? họ để phát ngôn, người từng mang tinh thần ?olương thiện trí thức? ra để răn bảo người khác thì không nên hành xử nghề nghiệp như vậy. Và tôi nghĩ, không cần tới các ?onhà đạo đức? vừa đọc Bóng đè vừa đeo khẩu trang - như ví von của nhà văn Nguyên Ngọc, có thể nói ý kiến của bạn đọc trên ttvnol.com đã đem tới cho chúng ta một bài học về đạo đức đấy, thưa ông! Nói vậy nhưng tôi lại tin rằng với nhà văn Nguyên Ngọc, đạo đức trong văn chương không phải là cái gì quan trọng, như trong bài Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách ông viết: ?oTôi muốn nhìn văn học không phải theo ?ođề tài? nó đề cập, cũng không phải theo sự đóng góp của nó bao nhiêu vào chuyện chống tiêu cực xã hội, càng không phải theo mức độ tác dụng ?ogiáo dục đạo đức? của nó (như có người đang la ó lên sau cái truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu)?. Kể cũng khôi hài, theo Nguyên Ngọc, khái niệm ?otư cách? lại dường như không thuộc về đạo đức chăng (!?), và tôi tự hỏi: không rõ khi đưa ra nhận xét ?ocó người ta đang la ó lên sau cái truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu? ông có nghĩ tới việc người đọc sẽ nhận xét ý kiến của ông về Bóng đè như thế nào, như tôi dẫn từ ttvnol.com?
    ..........
    ..............
  4. khatsi

    khatsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Codet và các bạn có nick larra quynho123, matcafe, Le_matador, lyvanduoc, lilly_of_the_valley, tinhphai, pna, vnrudic, biancc, home_nguoikechuyen, mini_rip, choai,, mercredi, darling_of_cupid, hoangvan09 à. Tớ được biết trước khi công bố bài viết trên Văn nghê Trẻ, Nguyễn Hòa đã có mail gửi Quản trị diễn đàn (thuylapintt@yahoo.com) để xin phép. Nội dung như sau: "Chào bạn, tên tôi là Nguyễn Hòa, làm nghề phê bình văn học, hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi có một việc muốn liên lạc với Quản trị diễn đàn Tác phẩm văn học của ttvnol.com mà không biết làm cách nào, cũng may là tìm được email của bạn nên tôi gửi "hú họa" mấy chữ này, không biết có được hồi âm?
    Chẳng là tôi đọc khá kỹ ý kiến của các bạn tham gia topic Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay hiện tượng?, và trong một bài viết sắp công bố tôi có dẫn lại ý kiến của một số bạn. Trong bài đó, tôi nói rõ mình dẫn từ đâu và xin phép các bạnc có nick larra, quynho123, matcafe, Le_matador, lilly_of_the_valley, lyvanduoc, tinhphai, pna, vnrudic, bianccc, home_nguoikechuyen, mini_rip, choai, darling_of_cupid, mercredi, hoangvan09 cho tôi được dẫn lại ý kiến. Cũng vì thế, nếu không có gì phiền phức, tôi nhờ bạn cho tôi được gửi lời cảm ơn các bạn đó. Tốt nhất là nếu thấy được, tôi nhờ bạn thông báo giúp trong các bạn có nick kể trên, bạn nào ở Hà Nội thì cho tôi một cái hẹn, để tôi có điều kiện được cảm ơn bằng... bia, thay cho "nhuận phím".
    Không biết việc làm này có làm phiền bạn không, song rất mong các bạn nhận ở tôi một tấm lòng.
    Chúc bạn khỏe và gặp nhiều điều tốt lành!
    Nguyễn Hòa", Nguyễn Hòa phàn nàn với tớ là đến nay vẫn chưa thấy Quản trị diễn đàn trả lời. Theo nhận xét của tớ, Nguyễn Hòa mời bia chứ không mời caphe, mà bia xong rồi thì thế nào chẳng có caphe
  5. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ các nhà phê bình văn học hiểu lầm công việc phê bình trầm trọng. Phê bình một cuốn sách, một tác giả phải giống như chấm thi, về nhà đóng cửa xem sách một mình, rồi viết những phân tích và cảm nhận của riêng mình, không bị những bài viết khác, nhất là không bị ý kiến của số đông, ảnh hưởng.
    Nếu lôi kéo, mượn ý kiến của quần chúng chỉ để chứng minh Tôi Đúng, Ông Sai, thì là làm chính trị chứ đâu phải là phê bình văn học.
    Tôi cũng nghĩ bất cứ thứ gì không có đạo đức cũng nên bỏ đi. Nhưng tôi không nghĩ đạo đức là một thứ bê tông chết cứng; không nghĩ chỉ có một số người là được độc quyền định nghĩa nó. Xã hội luôn luôn thay đổi, và mỗi ngày con người đều phải đặt ra những câu hỏi mới (công việc của nhà văn là đặt ra những câu hỏi, không phải là trả lời chúng).
  6. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có bài này post lên để anh em xem với nhỉ?
  7. khatsi

    khatsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ các nhà phê bình văn học hiểu lầm công việc phê bình trầm trọng. Phê bình một cuốn sách, một tác giả phải giống như chấm thi, về nhà đóng cửa xem sách một mình, rồi viết những phân tích và cảm nhận của riêng mình, không bị những bài viết khác, nhất là không bị ý kiến của số đông, ảnh hưởng.
    Nếu lôi kéo, mượn ý kiến của quần chúng chỉ để chứng minh Tôi Đúng, Ông Sai, thì là làm chính trị chứ đâu phải là phê bình văn học.
    Tôi cũng nghĩ bất cứ thứ gì không có đạo đức cũng nên bỏ đi. Nhưng tôi không nghĩ đạo đức là một thứ bê tông chết cứng; không nghĩ chỉ có một số người là được độc quyền định nghĩa nó. Xã hội luôn luôn thay đổi, và mỗi ngày con người đều phải đặt ra những câu hỏi mới (công việc của nhà văn là đặt ra những câu hỏi, không phải là trả lời chúng).
    We all live in a pinkpink submarine
    -------------------------------------
    Tớ lại thấy bài của Nguyễn Hòa không bàn đến chuyện ai đúng ai sai, cũng không "lôi kéo" bạn đọc để chứng minh đúng sai. Đoạn trích trên đây không phản ánh điều này, muốn hiểu cụ thể cần đọc cả bài. Còn nếu coi "Phê bình một cuốn sách, một tác giả phải giống như chấm thi, về nhà đóng cửa xem sách một mình, rồi viết những phân tích và cảm nhận của riêng mình, không bị những bài viết khác, nhất là không bị ý kiến của số đông, ảnh hưởng" thì làm sao phê bình giữ được vai trò trung gian, môi giới giữa văn học với bạn đọc. Ý kiến của bạn đọc đối với bài phê bình cũng là một "kênh" thông tin giúp tác giả phê bình kiểm nghiệm "phân tích và cảm nhận" của họ. "Phân tích và cảm nhận" của nhà phê bình sai lầm sẽ tác động như thế nào đến tác phẩm văn học và bạn đọc? Tớ còn nghĩ rằng có nhiều tiêu chuẩn đạo đức là "khả biến", có thể thay đổi theo thời gian, nhưng cũng có nhiều tiêu chuẩn đạo đức là "bất biến", nhất là những tiêu chuẩn giúp xác nhận "tính người" của con người, như bạn choai viết: "Có thể, cứ cho là có thể không có cái gì là vùng cấm cả đi, nhưng vẫn có những vùng là thiêng liêng đấy bạn ạ..."
    "Những câu hỏi mới" được con người đặt ra mỗi ngày thì nhiều vô kể. Không có các câu hỏi và câu trả lời, sẽ không có khoa học, con người cũng không có ngày hôm nay. Nhưng có lẽ không phải câu hỏi nào nhà văn cũng có thể đặt ra (không nói đến trường hợp nhà văn "bịa ra").
  8. philixtanh

    philixtanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mấy bố phê bình khen lấy khen để, chẳng cần biết người đọc nhận xét thế nào. Phang cho là phải. Ông Nguyên Ngọc bảo nhà văn có tư cách, rồi lại bảo chuyện viết ra lại không cần nói đến đạo đức thì là cái quái gì. Rõ vớ vẩn.
  9. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    @khatsi:
    Tôi cũng có một bài trên VNTđó, tình cờ đọc được bài của anh Nguyễn Hoà. Hơn nữa, bài này cũng được đọc qua mail trước khi nó được công bố rồi, Nói chung, không dính dáng gì đến mình cả. Cho nên, khéo bia không, mà cafe cũng ko nhỉ? hehe...
    Thôi, để tôi paste toàn bộ lên nha:
    ?oNgười đọc?, hay chỉ là ý kiến của người viết phê bình!?
    Nguyễn Hòa
    Lâu nay, mỗi khi báo chí rộ lên ý kiến hoặc ca ngợi hoặc phê phán một tác phẩm văn chương lại thấy hai chữ ?ongười đọc? xuất hiện với tần suất khá cao. Song đọc kỹ những cụm từ đại loại như ?ongười đọc xôn xao?, ?ongười đọc tỏ ra thích thú?, ?ongười đọc cho rằng?... thì xem chừng cái gọi là ?ongười đọc? kia chỉ là ý kiến của một nhóm tác giả, thậm chí là của một tác giả (!) và khái niệm ?ongười đọc? với nội hàm rất phiếm chỉ, thiếu xác thực thường được sử dụng như một thủ pháp nhằm đưa tới ?oảo giác?, tạo ra ?oáp lực? về tiếng nói của số đông. Vì thế tôi thấy trên văn đàn thi thoảng lại xuất hiện một nghịch lý rất khó kiểm soát về sự khác nhau giữa ý kiến của những tác giả viết phê bình nhân danh người đọc, với nhận xét và đánh giá chính thức của người đọc. Bằng chứng là có quá nhiều tác phẩm được một số người viết phê bình ca ngợi hết lời mà người đọc vẫn cứ thờ ơ.
    Khi hệ thống thông tin và nhu cầu thông tin của công chúng đã phát triển vượt bậc so với trước đây thì sự ?othống trị? của nhà phê bình cũng ít nhiều bị thu hẹp, tuy nhiên xã hội lại đòi hỏi tính nghiêm cẩn nghề nghiệp của người viết phê bình càng phảỉ được nâng cao. Bởi nếu chỉ bằng vào tên tuổi, nếu người viết phê bình đưa ra những định giá chủ quan thì anh ta nhanh chóng phải đối mặt với bạn đọc. Nói cách khác là ngày nay tinh thần dân chủ trong định giá tác phẩm, tác giả văn chương đã mở rộng, người viết phê bình cần quan tâm tới thái độ của người đọc đối với ý kiến của mình. Và khi chưa có khả năng điều tra xã hội học, thiển nghĩ người viết phê bình nên lưu ý tới ?oý kiến bạn đọc? trên các trang báo, trên các diễn đàn (forum) của internet. Quan tâm tới các sinh hoạt này, người viết phê bình sẽ có thêm điều kiện khảo sát, tìm hiểu..., qua đó kiểm tra sự đánh giá.
    Từ cách đặt vấn đề như trên và từ ý kiến của người đọc, tôi xin được bàn về ý kiến của nhà văn Nguyên Ngọc trên VietNamNet ngày 5.11.2005 vì tôi không rõ tại sao trong bài Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách bàn về tiểu thuyết, ông lại tạt ngang sang truyện ngắn mà rằng: ?oĐỗ Hoàng Diệu. Cây bút này suy nghĩ về một thứ ?otội tổ tông?, mà con người ta vừa căm ghét, vừa sợ, lại vừa không dứt ra được, thậm chí còn bị nó ám ảnh và quyến rũ. Tôi chẳng hề muốn sa vào cuộc tranh cãi với các nhà đạo đức, qua truyện này, đang nghiêm nghị răn dạy mọi người phải học được gì và không được để cho mình bị nhiễm độc gì ở văn học. Cứ để cho họ đọc vậy và đeo khẩu trang vậy. Còn người đọc bình thường thì chỉ muốn đơn giản một điều: ngẫm nghĩ cùng tác giả?. Để trả lời câu hỏi: với tập truyện ngắn Bóng đè, có thật sự ?ongười đọc bình thường thì chỉ muốn đơn giản một điều: ngẫm nghĩ cùng tác giả? hay không (?), tôi xin giới thiệu với nhà văn Nguyên Ngọc và bạn đọc cuộc thảo luận về tập truyện ngắn này trên website ttvnol.com. Thiển nghĩ dù là người đọc ?oảo? thì ý kiến của họ vẫn cần phải được tôn trọng, và xin phép các thành viên của ttvnol.com cho tôi được trích dẫn ý kiến của các bạn trong bài viết này (có ?obiên tập? một vài từ cho nhuần nhuyễn) để chúng ta tham khảo (1).
    Không kể hai chủ đề nhỏ có liên quan tới Bóng đè trong diễn đàn Văn học (mà tôi hy vọng nhà văn Châu Diên sẽ quan tâm), trong diễn đàn Tác phẩm văn học của ttvnol.com người đọc tổ chức một chủ đề thảo luận có tên gọi là Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng? Tính đến 10 giờ ngày 8.11.2005, chủ đề này có 12.388 người truy cập với 175 ý kiến được đăng tải (gồm cả ý kiến gửi truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu) - một con số dù cố gắng đến đâu các báo viết cũng khó lòng kham nổi. Tôi đã đọc toàn bộ các ý kiến và thống kê được số ý kiến tán thưởng Bóng đè cực kỳ thấp (chưa đủ đếm trên mười đầu ngón tay) còn lại là ý kiến phê phán, thậm chí phê phán rất nặng nề. Ở đây chỉ dẫn lại những ý kiến theo tôi là ?ohòa nhã? nhất và sắp xếp một cách ngẫu hứng.
    - ?oTôi chỉ đọc được tí đầu rồi quá chán bắt đầu nhảy 2, 5, 10, 20 dòng một. Chả hiểu viết như thế này thì có gì là khó? Nhà văn nữ viết theo kiểu ***y, dù ít dù nhiều cuối cùng thì chỉ có thế, không có gì lạ, thông điệp gì gì cũng là phụ, tác giả nào chả tâm sự những nỗi niềm xa lắm nằm đằng sau ********, nhưng sự thật ở đây nằm ở câu khách và tiền. Vẫn chỉ là một kiểu sáng (ngụy) tạo ám ảnh mới thôi? (larra).
    - ?oẤn tượng đầu tiên là quái dị và ghê rợn. Sau đó là ***y. Quả thực là ấn tượng, đọc rất hút, không dứt ra được cho đến những từ cuối cùng. Nếu chỉ cần có thế thì coi như truyện đã thành công. Nhưng! Cái vỏ bọc *** quá lộ liễu để che bọc cho những thông điệp còn lộ liễu hơn. Những sự sắp đặt ý tưởng quá kĩ càng. Kĩ quá thành ra lộ... Truyện này chỉ đọc một lần, không đọc được đến lần thứ hai... Điều khiến tôi thấy tiếc là: những ý kiến đánh giá của Nguyên Ngọc và Phạm Xuân Nguyên in trên bìa Bóng đè. Đó là hai nhà phê bình văn học tôi đánh giá cao hiện nay. Có người nói, những ý kiến đó cũng chỉ là để ?olobby? - vẫn là chiêu của dân làm sách. Nhưng cho dù là thế thật thì vẫn thấy đáng tiếc? (quynho123).
    - ?oRõ như ban ngày thế mà sao có những kẻ cứ cố tình khoác cho văn chương nàng Diệu những chiếc áo choàng đẹp đẽ nhỉ? Không hiểu sao lúc này em lại nghĩ đến câu truyện về chiếc áo mới của hoàng đế trong truyện Andecxen ?? (matcafe).
    - ?oNếu các bạn đọc thêm Vu quy nữa thì các bạn sẽ muốn nôn ọe luôn với cái thứ ?oquái thai? này. Không hiểu sao lại có thứ văn chương gì chỉ xoay quanh mấy chuyện ********, rồi đủ thứ xoay quanh cái đó. Chẳng nhẽ chúng ta sống trên đời chỉ để làm mỗi cái chuyện là ****ing đó hay sao?... Rất tiếc gần đây có rất nhiều bài viết có ý định lăng xê cho những thứ rác rưởi văn chương như thế này. Thật tệ hại? (Le_matador).
    - ?oTôi thấy tủi quá. Trong tác phẩm Bóng đè, tác giả còn lôi các linh hồn các liệt sĩ cuốn theo các nhục dục bệnh hoạn của nhân vật. Chả lẽ, họ cũng không thể yên nghỉ đàng hoàng, cho dù chỉ trong suy nghĩ. Có hay ho gì khi lôi họ vào những câu chuyện quái thai như vậy. Chả hiểu nữa. Và chả hiểu nữa khi có nhà xuất bản lại đăng những chuyện thế này để còn tự hào cho rằng đó là Văn mới. Nhân dây cũng thưa cùng bác Hồ Anh Thái, có lẽ kinh nghiệm sống của tôi còn ít hơn bác, nhưng cơ mà bác gọi đây là văn mới thì có lẽ văn học nước nhà cũng đã đến hồi suy mất rồi? (lyvanduoc).
    - ?oĐọc Bóng đè xong mình khó mà nghĩ là mình sẽ đọc bất kỳ một truyện nào của chị này nữa. Thú thật mình thấy chị này có một cái gì đấy không bình thường trong đầu, nó làm mình ghê tởm. Mình không cảm thấy truyện này có một tý ý nghĩa gì gọi là đấu tranh, giằng xé hay khát vọng gì cả mà nó chỉ đơn thuần là một sự buông thả theo ham muốn cá nhân, xúc phạm đến cả một thế giới tinh thần mà hàng ngày chúng ta vẫn kính trọng. Có nhiều cách khác để diễn tả khát vọng mà không phải sỉ nhục những người đã khuất như thế. Cứ cho là mình chưa nhìn hết được bề sâu của truyện này đi nhưng mình thấy những gì chị này viết ra còn tệ hơn cả loạn luân. Cá nhân mình không chấp nhận cách hành văn như thế này. Mình không phản đối ***, nhưng đây không chỉ đơn thuần là ***, mình thấy nó thiếu đạo đức, thô tục? (lilly_of_the_valley).
    - ?oTôi được một người bạn cho mượn quyển Bóng đè về đọc. Tâm trạng trước khi đọc: háo hức vì nghe quảng cáo, do dự vì không thích thể loại này. Tâm trạng khi đọc: trống rỗng vì văn chương khuôn sáo, cải lương. Chán ngán vì giọng văn cũ rích. Bực mình vì xót của (cho bạn). Tâm trạng sau khi đọc: cay cú vì bị lừa. Ngơ ngẩn vì liên tưởng đến ?ocô giáo Thảo?. Buồn nôn vì cảm giác mà tác giả để lại. Nói chung nếu có thang điểm 10 cho các nhà văn trẻ, xin cho tác giả của Bóng đè điểm -10. Tôi xin được trân trọng mà nói rằng, đúng là không nên tin con mẹ, thằng cha nào hết. Cho nó 500usd nói mình là bố nó thì nó cũng nói. Tôi còn ?omơ thấy? ông Nguyên Ngọc bị bóng đè ?ogiữa ban ngày? nên là khen cô nhà văn nửa mùa này như thế. Tóm lại, xót tiền mà lại bực mình? (tinhphai).
    - ?oNhà văn có nhiều cách để nói về quá khứ - hiện tại - tương lai. Không thể khẳng định ngay ai đúng, ai sai. Nhưng hình như cái ý tứ trong Bóng đè không đáng được hoan nghênh. Ông Phan Ngọc đã từng nói rất thuyết phục rằng, nhân cách con người Việt Nam được cấu thành bởi các yếu tố: tổ quốc, gia đình, thân phận, diện mạo thì với Bóng đè, có tới ít nhất ba trong bốn yếu tố đó bị hạ thấp hoặc lệch lạc? (pna).
    - ?oThật là thất vọng khi đọc xong câu truyện này. Và cũng thật thất vọng với những lời ngợi ca. Câu truyện, nếu bỏ đi toàn bộ phần ?ohấp dẫn? nhất - mô tả *** thì không còn gì cả. Tôi không thấy những dòng (tạm gọi là) văn mô tả nỗi khát khao, sự tranh đấu của một người phụ nữ, không thấy những gì mà người ta ngợi ca. Và nếu lấy những trường đoạn mô tả *** thì còn lâu mới cụ thể và rõ ràng bằng những ?otruyện? đồi truỵ nhan nhản trên các trang web đen. Nhân vật của Đỗ Hoàng Diệu sao tầm thường và thiếu giáo dục đến thế. Văn phong không có gì đặc sắc? (vnrudic).
    - ?oHic, đọc các bài phỏng vấn tác giả trước khi đọc tác phẩm. Cứ ngỡ Đỗ Hoàng Diệu là một tài năng lớn, đọc xong rồi (chỉ với Bóng đè) mới thấy tiếc quá cái công mình đọc, quả thực là nếu chưa đọc một tác phẩm nào sặc mùi *** như thế thì sẽ thấy sốc, sẽ phải đọc từ đầu đến cuối không nghỉ, sẽ đủ thứ..., nhưng nếu gạt tất cả những cái ảo giác lừa đảo đó ra thì thực sự đúng là chỉ có một từ mà nhiều người ở đây đã dùng rồi: kinh tởm. Thấy tiếc quá cái công mình cố đọc cho hết để tìm ẩn ý phía sau những câu chữ kia là gì. Chẳng có gì cả! Hay nói đúng hơn là có nhưng nông, và không đáng để người ta kỳ vọng đến thế. Cùng với cái ẩn ý đó thì người ta có nhiều cách đẹp hơn để nói với mọi người, chia sẻ cho mọi người hiểu. Thêm một chút cho cảm giác mình bị xúc phạm. Và thêm một chút nữa cho cảm giác những người lính bị xúc phạm. Chẳng lẽ cô ta nghĩ tất cả mọi người cũng chỉ có 100% là CON vậy thôi ?(biancc).
  10. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    - ?oĐọc Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu tôi cảm thấy nó mang tính thủ dâm, ám ảnh của ******** hơn là thông điệp mà bác Nguyên Ngọc đã nói (nói chung cả tập truyện Bóng đè thì chỉ có truyện Bóng đè là đáng phải nói, còn mấy truyện kia thì chẳng có gì để mà nói cả). Quả thực Đỗ Hoàng Diệu không ngại ngùng dùng những từ ngữ ?omạnh? để miêu tả như Vệ Tuệ... Nhưng có thể nhận thấy những cảnh miêu tả này hầu như mang tính chất sắp đặt, cô muốn tả ở mọi lúc mọi nơi. Điều đó làm tôi ghê sợ. Quả thực tôi đã rất kinh tởm... tôi không biết người phụ nữ này có thể viết ra những gì?? (home_nguoikechuyen).
    - ?oChẳng phải là lên mặt đạo đức hay phản đối đâu. *** đúng như bạn gì nói thì nó là sự thăng hoa khi đi với tình yêu. Còn trong Bóng đè tôi thấy nó thật là kinh tởm, trần trụi với việc mô tả những động tác quá cụ thể, thô tục. Khi con người (như nhân vật tôi trong truyện) chỉ muốn *** như để thoả ãn nhu cầu dục vọng của bản thân thì thực ra cái phần ?ongười? bị mất đi, có nhiều cách để viết về *** nhưng đâu cần phải viết kiểu ?ocưỡng hiếp? như thế. Hơn nữa người Việt Nam có truyền thống tôn trọng linh hồn những người đã mất, có cần phải đi ngược lại cái truyền thống đó như vậy hay không?... Đúng là một thứ văn học quái thai. Tôi chẳng thấy có cái hay cái đẹp nào ở cuộc sống toát ra từ tác phẩm này cả? (mini_rip).
    - ?oCó thể, cứ cho là có thể không có cái gì là vùng cấm cả đi, nhưng vẫn có những vùng thiêng liêng đấy bạn ạ... Bóng đè, đọc xong thấy lợm vì ghê, và thấy phẫn nộ giận dữ. Dù tác giả có muốn nói gì cao siêu thánh thiện đi nữa (nếu có, nếu vạn nhất mà có), thì cách thể hiện này cũng không ổn, hoàn toàn không ổn, hết sức không ổn. Không biết Đỗ Hoàng Diệu đã có bao giờ đến một nghĩa trang liệt sỹ? Hãy thử đến viếng Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Đường 9, đứng trước hàng vạn nầm mồ im lặng ấy mà nói những gì cô ấy đã cho nhân vật của mình nói trong Bóng đè. Chỉ là một người bình thường, có chút tri ân rằng mình đang được sống trong thời bình, cũng không nỡ lòng viết và công khai những dòng như vậy? (choai).
    - ?oThế hệ cũ xấu xa, đê tiện là thế hệ của bố, của ông, của tổ tiên, của cả những người lính đã ngã xuống vì quê hương chăng? Không thể có một lý lẽ nào ngụy biện cho cái mới (được một vài người hô hào như vậy) của Bóng đè nói riêng và các ?otác phẩm? nói chung của Diệu. Tác phẩm văn học dù hiện thực hay lãng mạn... đều cần có tính nhân văn. Tính nhân văn tạo nên giá trị văn học của tác phẩm đó. Và đó cũng là điều không hề có trong Bóng đè. Hiển nhiên khao khát *** không là điều gì xấu xa, đồi trụy, cũng như việc thể hiện nó trong văn học. Nhưng đọc Bóng đè thật sự thấy mình đang đọc một truyện *** đơn thuần nhưng được trau truốt hơn, và cài thêm một vài hình ảnh ?otrừu tượng?. Nữ văn sĩ này có lẽ con thua kém những văn sĩ viết truyện *** khác ở cái tâm bởi những văn sĩ kia chẳng động chạm đến ?onhững người đã hi sinh vi dân tộc?. Đừng cho là tôi quá giáo điều, thử nghĩ xem những người đã bỏ lại tuổi trẻ lên đường bảo vệ tổ quốc, và ngã xuống, để hàng chục năm sau được xuất hiện trong tác phẩm văn học là bóng đen ?ohãm hiếp? người con dâu trong dòng họ trên tấm phản cạnh bàn thờ tổ tiên. Thật bệnh hoạn mới có thể nghĩ ra điều này? (mercredi).
    - ?oTôi không khoái lắm Bóng đè nhưng phải thừa nhận truyện ngắn đấy viết được đấy chứ. Đương nhiên, nó đúng là một sự suy đồi về đạo đức. Đỗ Hoàng Diệu thông qua chuyện ma ?ođè? người để phủ nhận một thế hệ cũ xấu xa, đê tiện, những ràng buộc cũ. Con người Đỗ Hoàng Diệu bốc đồng và ăn cháo đá bát với thế hệ cũ. Tôi cho rằng văn hay không cứu nổi những dòng viết thiếu nhân tính và nhân cách. Đỗ Hoàng Diệu chỉ dừng ở đấy thôi vì tư tưởng không lớn, tư duy không lớn và tư cách lại càng không lớn? (darling_of_cupid).
    - ?oTôi không thích khi Diệu trốn tránh cái ý là viết về ********. Rõ ràng Diệu là một người si mê ******** rồi, trong bất cứ truyện nào của Diệu cũng thấy đầy ắp ********, thế thì tại sao phải chối ?ochưa bao giờ viết về ***? mà chỉ mượn *** để ?otruyền tải thông điệp?? *** đâu có xấu mà phải chối bỏ? Viết về *** mà người đọc vẫn cảm thấy đẹp mới khó, chứ viết *** kiểu ?ocon heo? thì không cần bàn nữa. Mà tại sao lại phải dùng đến *** để ?otruyền tải thông điệp?? Mà ở đây lại là *** thuần túy không phải *** đi kèm tình yêu? Thật ra cái thông điệp mà Diệu muốn truyền tải ở đây quá mờ nhạt, quá vớ vẩn bên cạnh những dòng văn tả *** thuần túy. *** là ***, hoặc giỏi lắm thì truyền tải được thông điệp cho tình yêu, nếu nhà văn giỏi viết về *** (cũng mở ngoặc là viết về *** đâu có dễ). *** kiểu ?ocon heo? của Diệu chắc không thể ?otruyền tải? được bất cứ thông điệp nào hay ho mà Diệu cố tình huyễn hoặc ra? (hoangvan09). v.v... và v.v...
    Còn rất nhiều ý kiến như vậy tôi không dẫn lại, cũng không đưa ra lời bình luận, chỉ hy vọng nếu không có điều kiện vào ttvnol.com thì nhà văn Nguyên Ngọc sẽ đọc các đoạn trích trên để ?otự vấn? xem ông đã tìm hiểu ý kiến của người đọc hay ông chỉ nhân danh họ để đưa ra ý kiến riêng. Lại nữa, theo Nguyên Ngọc những người đọc có ý kiến tôi dẫn lại trên đây có phải là ?ongười đọc bình thường? theo quan niệm của ông? Nếu nhà văn coi họ là bạn đọc ?obất bình thường? thì không có gì để nói. Còn nếu nhà văn coi họ chính là ?obạn đọc bình thường? thì kính mong ông đừng ?onấp bóng? họ để phát ngôn, người từng mang tinh thần ?olương thiện trí thức? ra để răn bảo người khác thì không nên hành xử nghề nghiệp như vậy. Và tôi nghĩ, không cần tới các ?onhà đạo đức? vừa đọc Bóng đè vừa đeo khẩu trang - như ví von của nhà văn Nguyên Ngọc, có thể nói ý kiến của bạn đọc trên ttvnol.com đã đem tới cho chúng ta một bài học về đạo đức đấy, thưa ông! Nói vậy nhưng tôi lại tin rằng với nhà văn Nguyên Ngọc, đạo đức trong văn chương không phải là cái gì quan trọng, như trong bài Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách ông viết: ?oTôi muốn nhìn văn học không phải theo ?ođề tài? nó đề cập, cũng không phải theo sự đóng góp của nó bao nhiêu vào chuyện chống tiêu cực xã hội, càng không phải theo mức độ tác dụng ?ogiáo dục đạo đức? của nó (như có người đang la ó lên sau cái truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu)?. Kể cũng khôi hài, theo Nguyên Ngọc, khái niệm ?otư cách? lại dường như không thuộc về đạo đức chăng (!?), và tôi tự hỏi: không rõ khi đưa ra nhận xét ?ocó người ta đang la ó lên sau cái truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu? ông có nghĩ tới việc người đọc sẽ nhận xét ý kiến của ông về Bóng đè như thế nào, như tôi dẫn từ ttvnol.com?
    Các hiện tượng trên làm tôi nghĩ, trong vai trò là ?ogạch nối? giữa văn chương với bạn đọc, người viết phê bình xa rời tính khách quan, ?othả nổi? yếu tố chủ quan của sự định giá thì họ không chỉ tham gia tạo dựng những ?otên tuổi giả? mà còn đẩy người đọc rơi vào ?ocái bẫy? của những thích thú cá nhân, làm xáo động văn đàn bằng những căn nguyên hời hợt. Khi hệ thống thông tin đại chúng còn chưa phát triển, ?ocông nghệ lăng xê? chưa thâm nhập vào động cơ viết lách của một số cây bút... thì niềm tin của bạn đọc gửi gắm nơi người viết phê bình trong nhiều trường hợp là khả thể. Vả lại nếu có ý kiến, bạn đọc cũng chưa được tạo nhiều diễn đàn để bày tỏ quan niệm riêng. Ngày nay mọi sự đã khác, không chỉ do hệ thống thông tin đại chúng mà còn do trình độ học vấn và nhận thức của người đọc đã đạt tới mức không phải khi nào người viết phê bình cũng có thể ?ohướng dẫn thị hiếu thẩm mỹ? cho họ. Văn chương luôn luôn gắn kết chặt chẽ với người đọc, vì dẫu thế nào thì mục đích cuối cùng của tác phẩm văn chương là dành cho người đọc chứ không chỉ dành cho một số người viết phê bình mà năng lực thẩm định và động cơ quảng bá tác phẩm của họ đôi khi làm tôi rất nghi ngờ (?)./.
    NH - 11.2005
    --------------------------------
    1. Dẫn lại từ: http://www3.ttvnol.com/tacphamvanhoc/566114.ttvn và xin mời đọc thêm http://www.tathy.com/thanglong/archive/index.php/t-4063.html là nơi bạn đọc cũng tổ chức thảo luận về Bóng đè với nhiều ý kiến khá lý thú!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này