1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cactus_vn, 06/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duchy

    duchy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Đỗ Hoàng Diệu hay là " cô giáo Thảo"
    Đọc Bóng Đè tôi thấy Đỗ Hoàng Diệu hiện nguyên hình là cô giáo Thảo, có lẽ không cần phải nhiều lời để dành cho một người có học thức như cô ấy mà đem cái vốn tự có dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên của mình,và bôi nhọ những người đã khuất với nội dung rất loạn luân. không biết NXB nào đã cho in tập truyện ấy.Nếu in được Bóng Đè sao không đem Cô Giáo Thảo in luôn để mọi người tiện so sánh truyện nào hấp dẫn hơn.
  2. blowjob

    blowjob Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    Trước hết tôi rất bực mình.
    Vì 2 cái bài của Thu Giang ("Bóng đè" chưa đủ nặng) và Nguyễn Hòa (Sáng tác "Bóng đè", phê bình nói mớ) đăng trên vietnamnet.vn đã bị bóc ngay sau khi đăng lên có 3-4 tiếng đồng hồ. Không một lời xin lỗi Vậy sức ép là từ đâu đến? Đề nghị Ngài vietnamnet cho người phụ trách mục Chuyên đề ra giải thích cho độc giả rõ, nếu không thì thấy báo chí nước nhà quả là chó má. Nếu có thể được xin mời chính ông Nguyễn Hoà có lời bày tỏ dùm, vì đó là bài của ông, hai nữa được biết ông rất chịu khó đọc trang này.

    Sau đó vẫn bực mình, vì thấy Nguyễn Hòa tỏ thái độ chính trị trong phê bình chứ không có tinh thần học thuật. . Tôi thấy nhà phê bình này ăn nói võ biền và chỉ có 1 mục đích duy nhất là hạ bệ ông Nguyên Ngọc, lợi dụng những tiếng nói hồn nhiên của các bạn trong trang forum này. Các bạn ở đây tham gia dựa trên cảm xúc của mình để phát biểu vô tư, trong khi ý kiến của Nguyên Ngọc là thuốc về giới chuyên môn. Nếu có khác nhau thì cũng có gì là lạ. Ví dụ như có thể có rất đông người đổ xô đi mua 1 loại mobile phone mới ra đời vì những đặc tính hấp dẫn của nó theo quảng cáo, nhưng nếu hỏi 1 chuyên gia kỹ thuật về DT di động thì chưa chắc ông ta đã mua vì chỉ có ông ấy mới biết được những cái dở hơi của nó mà thôi. Ngược lại, cũng có những thứ mà các chuyên gia đánh giá cao vì họ hiểu rất rõ; nhưng, mọi người lại thấy phản cảm không mê được vì những ấn tượng không tốt nào đấy. Mong tất cả chúng ta hãy tỉnh táo trước khi đưa ra những phán quyết chết người. Trong những trường hợp này người ta vẫn thường khuyên nhau: hãy đến hỏi các nhà chuyên môn. Vấn đề là làm thế nào để tìm được 1 nhà chuyên môn đáng tin cậy? Đó là câu hỏi khó trả lời nhất cho mọi thời đại. Gặp phải 1 thầy dỏm thì đúng là tiền mất tật mang.
    Như vậy thì do mọi người đều có những lăng kính khác nhau nên đều có những quan điểm khác nhau. Và các nhà phê bình và các nhà sáng tác cũng thường là đứng từ những vị trí khác nhau để sờ con voi. Để đưa đến 1 tiếng nói chung gần với bản chất của sự vật hơn cũng nên tìm hiểu rõ sự khác biệt. 1 trong những bài viết nói rõ được vấn đề này tôi đã gặp trong bài viết sau đây, rất mong chúng ta cùng xem xét vấn đề tác giả đưa ra và cùng trao đổi:
    Về ẢO ẢNH và ẢO GIÁC
    Một hai tuần trước đây, tôi có được đọc mấy bài rất thú vị và bổ ích, liên quan đến những vấn đề quan điểm học thuật, đặc biệt là đến hai khái niệm ảo ảnh và ảo giác, mà tiếng Anh, tiếng Pháp và nhiều thứ tiếng Âu châu khác gộp lại thành một (illusion), tuy sự phân biệt giữa hai khái niệm này khá quan trọng đối với những vấn đề quan điểm trong khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn của thời hiện đại.

    Trên mấy số báo điện tử nói trên, tôi có được đọc mấy bài đã được nhiều độc giả chú ý, trong đó có thiên truyện ?oBóng đè? viết bằng văn xuôi của một tác giả mà tôi chưa được đọc bao giờ, một bài tham luận của một nhà thơ mà tôi đã từng được thưởng thức và yêu mến, và của một nhà phê bình văn học mà tôi được đọc lần đầu tiên. Nếu không kể tác giả của ?oBóng đè? ?" vốn là người vô can vì chỉ cung cấp đề tài cho cuộc tranh luận ?" thì nhà phê bình văn học của chúng ta đứng trên đỉnh cao của một chuyên gia và trên một quan điểm chính thống thiên về chủ nghĩa hiện thực, sử dụng những tri thức khoa học được biểu đạt bằng những thuật ngữ chuyên môn trừu tượng và uyên bác, nghiêm khắc phê phán tác giả thiên truyện văn xuôi được lấy làm đề tài tranh luận, rồi sau đó, cũng trên quan điểm ấy, lại nghiêm khắc phê phán tính chủ quan và phản hiện thực chủ nghĩa của nhà thơ đã bênh vực tác giả thiên truyện. Bài tham luận của nhà thơ, trái lại, không có tham vọng đại diện cho một trường phái nào, chỉ lấy lương thức mà bênh vực tác giả một cách chân thành và hồn nhiên.

    Ðể bắt đầu một cách giản dị và chính xác cuộc thảo luận này, tôi xin dùng đến một hình ảnh minh hoạ mà ta có thể tìm thấy trong tất cả các giáo trình tâm lý học dùng cho cấp Ba (các lớp Chuyên khoa) Trung học kể từ cuối thế kỷ XIX: ảo giác Müller-Lyer.

    Cái ảo giác này được sách trình bày như sau :

    a b c

    Hình 1. Ảo giác Müller-Lyer

    Người ta vẽ hai đoạn thẳng AB và BC hoàn toàn bằng nhau, rồi vẽ thêm vào hai đoạn ABC những đoạn thẳng ngắn có hai nét > làm thành một góc nhọn quy tụ ở điểm A, rồi hai nét đồng dạng như thế (<) gặp nhau ở điểm C. Sau đó ta vẽ từ điểm B hai nét < (ngược chiều với >). Như vậy là ở ba điểm A, B và C ta đều có những hình góc nhọn xuất phát đúng từ những điểm lấy trên đường thẳng ABC. Bây giờ người xem hình vẽ mới hình thành sẽ thấy đoạn AB dài hơn đoạn BC một cách rõ rệt. Ðó chính là một ?oảo giác? tiêu biểu, cho thấy cách tri giác bằng thị giác của con người chúng ta là ?ohoàn toàn sai?, vì trước khi vẽ thêm những nét > và <, người vẽ đã đo kỹ hai đoạn AB và BC và đã thấy rất rõ hai đoạn này hoàn toàn bằng nhau kia mà!

    Như vậy ở đây dường như có một mối mâu thuẫn không thể dung hoà giữa một sự thật khách quan, được kiểm nghiệm từ đầu, là sự đồng nhất hoàn toàn về chiều dài giữa hai đoạn thẳng AB và BC, và một cảm giác chủ quan của người nhìn hình vẽ. Vậy ai là người nắm được chân lý khách quan ?" người vẽ hai đoạn thẳng bằng nhau kia, hay người nhìn?

    Có thể tưởng chừng như vấn đề này đã được giải quyết ngay từ khi được đặt ra, và chính vì thế mà sách tâm lý học gọi đó là một ?oillusion?, nghĩa là ngay từ đầu đã kết luận bằng cách đổ hết trách nhiệm cho sự lầm lẫn trong cách tri giác của con người.

    Con người lầm to khi có cảm giác là đoạn AB dài hơn đoạn BC.

    E R R A R E E S T H U M A N U M
    Sai lầm vốn là tính cố hữu của con người mà!

    Nhưng có thật như thế không?

    Ta hãy thư thư mà nghĩ lại một chút xem. Nói sai lầm, lẫn lộn, hay ảo giác, tức ?otrông gà hoá cuốc?, là nói trên quan điểm nào? Và trước hết, cũng phải biết là trên cơ sở thực tế nào?

    Khi ta vẽ một cái hình được miêu tả như ?ohai đoạn thẳng AB và BC bằng nhau?, ta có bổn phận thực hiện chính những yêu cầu chứa đựng trong mấy chữ này, và ta có hình vẽ dưới đây:


    (1) I I I
    a b c
    và khi đã vẽ thêm những nét < và những nét > :

    (2)
    a b c
    ta có một hình khác hẳn, một hình hoàn toàn mới.

    Nhưng khi những người làm sách tâm lý học hạ bút viết hai chữ ảo giác, họ quên bẵng chuyện ấy đi, và yên trí rằng trước mặt họ vần là cái hình (1) như cũ, rồi căn cứ vào đó mà kết luận rằng người ta nhìn sai, người ta trở thành nạn nhân của ảo giác.

    Kỳ thực cái bị gọi là ảo giác đó chính là cách tri giác đúng, hoàn toàn chính xác và duy nhất chính xác của một thị giác lành mạnh, vì người xem tất nhiên phải phân biệt hình (1) và hình (2): họ không thể trừu xuất những chi tiết đã nhập hệ vào hình (2) nghĩa là đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong quang cảnh chung của hình này, mà phải tri giác toàn bộ quang cảnh như một tổng thể, theo đúng những quy luật chi phối cách tri giác của mắt con người, vốn chỉ có thể ?onhìn gộp? cả quang cảnh như một tổng thể bất khả phân ?" một quy luật mà tâm lý học Gestalt hiện đại đã nghiên cứu rất kỹ.

    Những người gọi đó là một ?oảo giác? đã phạm một sai lầm lớn, hết sức nghiêm trọng, vì đã lẫn lộn hai hệ chiều kích tuyệt nhiên không có sự tương ứng một đối một với nhau: chiều kích của tri giác tự nhiên của con người đứng trước một hình vẽ trọn vẹn (sau khi đã vẽ thêm các nét ?ophụ?), và chiều kích của toán học, của sự đo đạc lượng tính, tức của sự kiến tạo (construct) phi tự nhiên của hình (1), khi hình này chưa hề được vẽ thêm những nét phụ có dạng > và < , tức vẫn y nguyên như hình (1).

    Chính nhờ giác ngộ được sự cách biệt này mà Ferdinand de Saussure đã làm nên cuộc cách mạng vĩ đại khiến ngôn ngữ học trở thành một khoa học chân chính, có được đối tượng riêng và phương pháp luận riêng của mình, hoàn toàn độc lập đối với các ngành khoa học khác tưởng chừng như có quan hệ trực tiếp với ngôn ngữ: ngành sinh lý học của cơ chế phát âm và ngành vật lý học của các hiện tương âm thanh (âm học hay thanh học).

    Và tất cả những nhà khoa học nhân văn đều ít nhiều góp phần vào sự hình thành của một đường ranh giới cơ bản giữa khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên.

    Sở dĩ những cố gắng của họ đã làm cho khoa học nhân văn có được cương vị của những khoa học chân chính là vì họ đã xác định được sự khu biệt rất cơ bản giữa khoa học nhân văn với các ngành khoa học tự nhiên và ?okhoa học chính xác?.

    Sự khu biệt ấy như sau:

    Nếu khoa học tự nhiên đi tìm cái chân lý khách quan của sự vật bằng cách gạt bỏ những cách tri giác của con người có ảnh hưởng đến nó, thì khoa học nhân văn lại nghiên cứu chính bản thân cách tri giác chủ quan của con người, với những lăng kính, những ảo giác chịu sự chi phối sâu xa của một cõi vô thức rất ít khi nổi lên bề mặt, khi tiếp xúc với những sự vật của thế giới khách quan, chứ không phải bản thân những sự vật ấy.

    Saussure từng viết: ?oQuan điểm duy nhất được ngôn ngữ học chấp nhận là quan điểm chủ quan của người bản ngữ?.

    Và trong lịch sử ngôn ngữ học hiện đại chưa bao giờ có ai phủ nhận cái chân lý hiển nhiên này mà không bị toàn thế giới ngôn ngữ học chê cười rất mực. Ngay cả trường phái ngôn ngữ học mang đậm màu thực chứng luận (positivistic) và vật lý luận (physicalistic) nhất trên thế giới là trường phái ngôn ngữ học miêu tả (descriptive linguistics) cũng thừa nhận rằng ?ongười bản ngữ, cũng như người khách hàng, bao giờ cũng đúng? (the Native speaker, like the customer, is always right).
    Văn học, với tính cách là nghệ thuật của ngôn từ, cũng không thể nằm ngoài phạm vi tác dụng của cuộc cách mạng về quan điểm khoa học này. Trong hàng ngũ các nhà lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng có nhiều học giả (trong đó René Guénoun có lẽ là người tiêu biểu nhất, coi đối tượng của lý luận và phê bình văn học là ?osự đọc? hay ?ocách đọc? (la lecture), lấy mỹ cảm nảy sinh trong chủ thể của người đọc tác phẩm làm thước đo giá trị của tác phẩm. Cách đọc có thể thay đổi qua từng thời đại, nhưng nó không lệ thuộc vào những nhân tố ?ovăn học chi ngoại? như tiểu sử của tác giả hay những biến cố của cái thời đại đã chứng kiến những sự kiện diễn ra khi tác phẩm chào đời.

    Người trong cuộc ?" người bản ngữ hay người nghệ sĩ đang sáng tác ?" không có một lý do gì, một áp lực gì có thể khiến họ tưởng mình đang theo đuổi một mục đích nằm ngoài ngôn ngữ hay nghệ thuật, ở một nơi nào đó thuộc thế giới khách quan mà mình phải thoát ra khỏi bản năng tự nhiên của chủ thể để đi tìm cho ra.

    Ở tác giả bài ?oThân ốc với cọc không rêu?, quan điểm của người không làm nghệ thuật, người ngoại hàng, lộ rõ mồn một khi, theo gương một số không nhỏ những nhà phê bình khác, ông bắt đầu phán về tính chất vật lý học của ảo giác, và nhất là khi ông nói đến tu từ học.

    Thật ra tu từ học chính là nghệ thuật dùng ngôn từ nói chung, trong đó có cả ngữ âm và ngữ pháp nữa, để tạo ra những hiệu quả nghệ thuật. Hiệu quả nghệ thuật lại chính là những ảo giác đẹp mà người nghệ sĩ có tài tạo ra được trong tâm lý người nghe hay người đọc. Và người biết thưởng thức nghệ thuật chính là người cùng rung cảm một lần nữa với tác giả vì những ảo giác mà chính tác giả đã thể nghiệm trong khi sáng tác. Cũng như trong trường hợp của ảo giác Müller-Lyer, thật ra đó không phải là những ảo giác, mà là những tri giác chính xác của con người bình thường, không khuyết tật. Chính vì thế mà thi ca và nghệ thuật ngôn từ có hiệu quả mạnh mẽ và lớn lao đối với con người như ta đã biết. Và cũng chính vì thế mà người nghệ sĩ và nhà phê bình hay nhà nghiên cứu nghệ thuật có thể có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nữa là đàng khác, khi hai bên đứng trên hai quan điểm khác nhau, một bên thì đứng trên lập trường của hiện thực khách quan vô tri vô giác nên không thể có được những cảm xúc (trong đó có cả những cái bị người ngoại hàng coi là những ảo giác) được người nghệ sĩ thể nghiệm và sống bằng từng đường gân thớ thịt của mình.
    Từ đó, giữa người nghệ sĩ và nhà nghiên cứu phê bình hiện ra một vực thẳm không có gì lấp được giữa hai thế giới hoàn toàn xa lạ: thế giới của những tri giác và cảm xúc tự nhiên (trong đó có cả những ảo giác và những định kiến vô thức), và đối lập với nó là thế giới của thực tại khách quan tự nó, vốn hoàn toàn vô tri vô giác, hoàn toàn độc lập đối với cảm xúc và tri giác của con người, với những ảo giác và định kiến vô thức của nó, làm cho người nghệ sĩ và nhà phê bình lâm vào cái thế vĩnh viễn đồng sàng dị mộng, không bao giờ có thể hiểu nhau để tìm được một tiếng nói chung.
  3. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    cả cái bài này của bác này chỉ thấy không chấp nhận được cái từ chó má thôi. Còn chuyện các bác cãi nhau trên văn đàn hay tranh chấp cái này cái kia thì mời các bác lôi nhau lên Hội nhà văn hay Hội phê bình quỷ sứ của các vị mà chửi.
  4. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    Còn cứ theo thiển ý của tôi thì người đọc họ đọc tác phẩm, họ cũng chả cần đến cái chuyên môn phê bình như các bác đâu. Đa phần người ta đọc sách, người ta cảm nhận theo cảm tính và tính cách của người ta, ít người bỏ thời gian ra mà nghiên cứu từng câu từng chữ lắm. Nên cái gì đập thẳng vào mắt vào đầu họ, họ không vừa ý thì họ nói. Cái đó là tất nhiên thôi. Còn ai cũng có khả năng phê bình hoành tráng như mấy ông rỗi việc trên Hội Phê bùm thì lúc đó cũng chả cần các ông làm gì.
    Còn nói là tác phẩm có một vài chỗ cao siêu lắm, tính nghệ thuật khiếp lắm thì vô cùng, văn học nó là vô thưởng vô phạt, chú này chê chú kia khen, có trời biết vì sao. Biết đâu mấy ông Phê Bùm cũng cảm tính, cũng tiêu cực thì sao ?
  5. khatsi

    khatsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Ái chà, blowjob bức xúc gớm nhẩy. Ôm một cái bực mình đã khốn khổ khốn nạn, ôm hai cái bực mình khốn khổ khốn nạn đến đâu. Thương blowjob quá, hic hic... Tớ đọc hoài không thấy chữ chính trị nào trong bai Nguyễn Hòa, blowjob đọc ra được, dưng mà tớ nghĩ không đúng đâu. Nguyễn Hòa lấy ý kiến ở đây để lưu ý bác Nguyên Ngọc đừng nhân danh bạn đọc ca ngợi lung tung, sao lại bảo là hạ bệ. Ở đời có ai hạ bệ được ai. Chữ "vô biến" anh Phạm Xuân Nguyên hay dùng lắm, blowjob mượn của anh Nguyên đấy à. Vô tư hay không mọi người ở đây cũng là người đọc, không đồng ý với bác Nguyên Ngọc thì họ phát biểu, họ có cái đầu của họ chứ. Mà chắc gì bác Nguyên Ngọc là người thuộc giới chuyên môn phê bình, cả làng đã có ai coi bác Nguyên Ngọc là nhà phê bình chưa nhẩy? Tớ chỉ thấy người ta gọi bác ấy là nhà văn thôi. Blowjob giỏi thật đấy. Ví von đánh giá tác phẩm văn học với đánh giá điện thoại di động. Có ai lấy sung sướng, đau khổ với lại chân thiện mỹ để đánh giá chất lượng điện thoại di động không nhẩy?
    Nói đi thời phải nói lại. blowjob cho mọi người đọc bài của bác Cao Xuân Hạo viết về Nguyễn Chí Hoan, dưng lại không cho mọi người đọc bài Nguyễn Chí Hoan trả lời bác Cao Xuân Hạo thế là chưa sòng phẳng đâu nhé. Tớ phải post để mọi người xem. Cứ như anh Nguyễn Chí Hoan trả lời có khi là bác Cao Xuân Hạo lại bắn lạc mục tiêu. He he.
    Trả lời Giáo sư Cao Xuân Hạo

    Thưa Giáo sư Cao Xuân Hạo,
    Bài viết ?oVề ảo ảnh và ảo giác? của Giáo sư trên talawas hôm 9.11.2005 đề cập đến hai điểm căn bản mà Giáo sư cho rằng tôi đã sai lầm trong bài phê bình của tôi (bài ?oThân ốc với cọc không rêu hay là ảo ảnh văn chương sáo rỗng?). Nhưng thật đáng tiếc cả hai điểm mà Giáo sư có nhã ý chỉnh đốn ấy đều không có trong bài phê bình tôi đã viết. Đó là, như Giáo sư trình bày, hai khái niệm ảo giác và tu từ học. Tôi thật không hiểu là tại làm sao tôi thì viết ?oảo ảnh...? còn Giáo sư lại đọc ra là ?oảo giác...?. Cũng vậy, tôi viết về ?omột lối tu từ...? mà Giáo sư lại nâng cái lập luận ấy của tôi lên bình diện soi xét của ?otu từ học?. Với tất cả lòng kính trọng, tôi e rằng Giáo sư làm như thế thì đã là vô ý nhảy qua ?omột vực thẳm không có gì lấp được? (Cao Xuân Hạo - bài đã dẫn) giữa cái tôi đã viết và cái tôi chưa hề viết.
    Bài phê bình của tôi (?oThân ốc...?) đã đăng trên tuần báo Người Hà Nội số 40, ra ngày 7.10.2005, trước khi được đăng lại ở talawas, và tôi đã xem lại các lỗi mo-rát để chắc chắn rằng mình không làm ảo ảnh thành ảo giác. Vậy tôi buộc phải tự hỏi không biết Giáo sư có đọc cái bài viết đó của tôi hay không và, nếu có lòng lân cảm với các ?onghệ sĩ? liên đới ở đây, thì có đọc những cái truyện mà tôi phê bình hay không?
    Kể ra như thế cũng hơi tỉ mẩn hồ đồ. Nhưng tôi thấy Giáo sư rõ ràng có ý kéo ?oảo ảnh? ngã vào ?oảo giác? trong đoạn mà Giáo sư lấy lại cái thí dụ cổ điển về ảo ảnh hồ nước trên sa mạc (CXH - bài đã dẫn). Giáo sư đã chỉ ra minh bạch rằng, theo đó, ảo ảnh là hiện tượng vật lý, còn ảo giác mà nó gây ra thì thuộc về tâm lý học. Vậy, dưới một cái nhìn tri giác tổng thể như Giáo sư đã trình bày ở phần đầu bài viết của Giáo sư, sẽ phải gọi hiện tượng đó là cái gì đây? Phải gọi đó là ảo ảnh vật lý - khách quan và ảo giác tâm lý - chủ quan chăng? Liệu đó là một hiện tượng với một phụ - hiện tượng chăng? Hay đó đơn giản là hai hiện tượng? Hay đó vẫn là một hiện tượng chìa hai cái má phinh phính cho vật lý một bên và tâm lý một bên? Thêm nữa, liệu Giáo sư có thực bụng tin rằng ?ovới một vốn tri thức phổ thông của cấp tiểu học? (CXH - bài đã dẫn) là người ta cũng ?ođủ khôn ngoan? để tránh khỏi ảo giác khi trên sa mạc bỗng trông thấy một lấp lánh cái hồ ảo ảnh kia? Phải chăng sự tiến bộ của tâm lý học cùng với các kỹ thật trị liệu phân tâm đã đến mức có thể loại trừ ảo giác khỏi tâm trí của con người? Hay là cần noi theo danh ngôn mà Giáo sư trích dẫn (?oSai lầm vốn là tính cố hữu của con người? - CHX, bài đã dẫn) để mà nói rằng ảo giác cũng là một tính cố hữu của con người vậy!?
    Nếu mọi sự là như thế, tôi sẵn lòng vâng lời Giáo sư đổi ảo ảnh thành ra ảo giác mà vẫn không phải thay đổi các lập luận trong bài phê bình của tôi. Bởi tôi tin Giáo sư biết rõ rằng ngoài các thứ nguyên nghĩa về vật lý hay tâm lý học thì ảo ảnh hay ảo giác còn được phép có một vài nghĩa bóng mà chỉ trong những ngữ cảnh cụ thể mới xuất hiện và cũng chỉ trong những ngữ cảnh cụ thể đó mới được các người bản ngữ hiểu cho, hiểu đúng. Và, tất nhiên, là một người bản ngữ, tôi đã dùng cái ảo ảnh theo nghĩa bóng, trong một ngữ cảnh mà tôi đã giới hạn rõ ràng, để nói về một thứ văn chương thô sơ về kỹ thuật, sáo rỗng về ý nghĩa từ chương, đến nỗi chỉ như là một thứ ảo ảnh, gây cho ai đó một ảo giác về nghệ thuật ngôn từ.
    Trong bài viết ?oVề ảo ảnh...?, Giáo sư ít nhất đã hai lần nói đến ?onghệ thuật của ngôn từ? và ?onghệ thuật dùng ngôn từ? - tương ứng, với ?oVăn học...? và ?o... tu từ học...? - (CXH - bài đã dẫn). ở cả hai đoạn lập luận ấy, thực ra Giáo sư chỉ nói về ngôn từ mà thôi, chứ không nói đến ?onghệ thuật? hay đến việc tu từ đại thể nó như thế nào, nó nên làm sao hay phải ra làm sao v.v... Như thế có phải là dịch giả Cao Xuân Hạo sau hai mươi năm dịch biết bao tác phẩm văn chương lớn nhỏ chỉ để thấy rằng (có lẽ) cái thế giới của nghệ thuật từ chương kia chỉ là ?othế giới của những tri giác và cảm xúc tự nhiên (trong đó có cả những ảo giác và những định kiến vô thức)? (CXH, bài đã dẫn)? Cứ cho đó là cách Giáo sư nhấn mạnh một thứ tính tự nhiên của xúc cảm/ mỹ cảm nơi người sáng tác - điều chẳng ai dám bảo là sai - nhưng vậy thì khái niệm ?onghệ thuật? trong dòng diễn ngôn của Giáo sư ở phần trước đó của bài viết có nghĩa là gì? Có phải con-người-của-nhà-lý-thuyết trong Giáo sư đã thản nhiên gạt khái niệm ?onghệ thuật? trong các ngữ đoạn ?oVăn học, với tính cách là nghệ thuật của ngôn từ,? và ?otu từ học chính là nghệ thuật dùng ngôn từ nói chung,? (CXH, bài đã dẫn) vào một vai trò phụ thuộc, (hình như) chỉ như một phương tiện để bổ một cái nghĩa nào đó theo một cái mệnh lệnh (nào đó) của ?ongôn từ?? Nếu không phải thế, thì ?onghệ thuật? nói chung và nghệ thuật ngôn từ dưới hình thức một sáng tác văn chương liệu có được coi là cấu trúc/ những cấu trúc không? Nếu các sáng tác văn chương - ?onghệ thuật của ngôn từ? - là những cấu trúc thì các nguyên tắc cấu trúc, trung tâm cấu trúc của chúng là gì? Là ?otri giác và cảm xúc tự nhiên? chăng? hay là phải tìm những thứ ấy ở cái mà Edmund Husserl gọi là ?otính cố ý? (?ointentionality?) đã khiến cho những khả năng tri giác và cảm xúc ?otự nhiên? kia có thể trở nên cách tri giác của con người, trở nên hành vi nhận thức?
    Thưa Giáo sư, nếu không có ?onghệ thuật? thì trong bối cảnh này tôi thấy ?ongôn từ? không biết để tay để chân vào đâu. Tôi tin rằng nghệ thuật là một dạng cấu trúc của trải nghiệm nhận thức, trong đó hội tụ nhiều yếu tố cấu trúc của trải nghiệm như tri giác, suy nghĩ, tưởng tượng, xúc cảm... Trên cơ sở đó, tôi hiểu việc tu từ như một ?oyếu tố riêng lẻ? nhưng không ?ođối lập? với cấu trúc của văn bản nghệ thuật. Việc tu từ - chứ không phải ?otu từ học? - có thể giúp chuyển những ?ocâu nói vu vơ?/ ?ongôn ngữ giao tiếp thường ngày? sang một dạng thức từ chương (chẳng hạn: một bài luận, một bài báo, một bài báo cáo v.v?), nhưng không phải là ?osang sáng tác nghệ thuật? dễ dàng như Giáo sư đã dễ dàng khẳng định. Một điều dễ thấy là trong văn chương nghệ thuật ngày nay đâu có ít việc dùng những câu giống như là ?ocâu nói vu vơ?. Nhưng ai cũng biết chúng chẳng ?ovu vơ? chút nào. Và mức độ ?ovu vơ? của chúng là do toàn bộ cấu trúc nghệ thuật của văn bản điều chỉnh. Và như thế, thật rõ ràng là một khi cấu trúc nghệ thuật yếu kém thì ?ovu vơ? thậm chí còn không quay về nổi cái chỗ ?ovu vơ? của ?otrò chuyện thường ngày?, vì đã chót để cho một lối tu từ yếu kém nó vặt hết cả lông lẫn cánh ?otự nhiên? rồi.
    Thưa Giáo sư, tôi nghe nói: ?oNếu kéo dài tuổi trẻ, sẽ có một tuổi trẻ trái mùa?. Vận vào đây, tôi đúng là đã hiểu lối tu từ ở cái văn chương mà tôi phê bình kia chính là sự kéo dài ?oviệc dùng một số từ nhất định cùng thuộc một lĩnh vực nào đấy (như lĩnh vực tính dục chẳng hạn) một cách vụng về, phi mỹ học? (CXH, bài đã dẫn). Vậy là cái sự kéo dài ấy thực tế đã dẫn đến một lối tu từ ?otrái mùa?, theo đúng một thứ logic kiểu ?oTrường cổ thì đại thanh. Thiểu nhục đa mao tắc phù?, tức là một thứ logic chỉ biết bám vào mặt chữ, coi hiện thực trước mặt kia chỉ là một đám ?oLông nhiều thịt ít tất nhiên phải nổi?. Cái lối ?okéo dài? từ chương ấy mà không sáo rỗng thì mới lạ.
    Cuối cùng, tôi xin thưa lại với Giáo sư về việc Giáo sư thấy tôi ?ođứng? trên một quan điểm chính thống thiên về chủ nghĩa hiện thực? (CXH, bài đã dẫn) là như thế nào. Có lẽ tôi hiểu không sai, rằng, trong bài viết của mình Giáo sư đã không nói về ?onghệ thuật? thì tất nhiên cũng không dành được chỗ giấy nào để nói về ?oquan điểm chính thống? và ?ochủ nghĩa hiện thực?. Vậy thì có lẽ (vẫn chỉ là ?ocó lẽ? thôi) cái sự gọi là chính thống ở đây tôi xin được hiểu là nói đến việc tôi phê phán các mô tả thô vụng cuống cuồng về chuyện ?oLàm sương cho sáo! Làm sương cho sáo!? cùng là các nội dung suy diễn ?oý tưởng? này nọ trong những cái truyện kia. Nếu tạo dựng được một ?oquan điểm chính thống? mà chỉ cần có vậy thì tôi xin vui mừng lĩnh ý Giáo sư. Nhưng vấn đề ?ochủ nghĩa hiện thực?, tôi xin được thưa lại rằng tôi không chỉ ?othiên về? (hay cái ?oquan điểm chính thống? ở tôi không chỉ ?othiên về?) mà là đứng hẳn về ?ochủ nghĩa hiện thực?. Tuy nhiên, tôi không dám tự tiện suy diễn rằng Giáo sư định nói về loại ?ochủ nghĩa hiện thực? nào, đúng hơn là loại ?ochủ nghĩa? nào để tương thích với khái niệm ?ohiện thực? ngày nay. Liệu đó sẽ là một ?ochủ nghĩa hiện thực? cổ điển chăng? Cái này hẳn tôi không theo nổi. Hay là ?ochủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa?? Cái này thì chưa chắc Giáo sư đã cho tôi nhập môn. Hay là ?ochủ nghĩa hiện thực huyền ảo?? Cái này thì không biết người ta có còn lưu hành nó như một thứ ?ochủ nghĩa? nữa hay không? Nói cho đúng thì quả tôi không biết Giáo sư coi ?ohiện thực? là cái gì. Bởi tôi thấy trong bài viết của Giáo sư có đoạn luận về sự khu biệt giữa khoa học nhân văn với các khoa học tự nhiên, và ?oSự khu biệt ấy như sau: ?oNếu khoa học tự nhiên đi tìm cái chân lý khách quan của sự vật bằng cách gạt bỏ những cách tri giác của con người có ảnh hưởng đến nó, thì khoa học nhân văn lại nghiên cứu chính bản thân cách tri giác chủ quan của con người với những lăng kính, những ảo giác chịu sự chi phối sâu xa của một cõi vô thức rất ít khi nổi lên bề mặt, khi tiếp xúc với những sự vật của thế giới khách quan, chứ không phải bản thân những sự vật ấy.? (CXH, bài đã dẫn). Tôi xin phép lấy ra từ đoạn luận về khoa học này một vài cái ?ohiện thực?, trên cơ sở coi ?ohiện thực?, một cách chung nhất, là đối tượng của hoạt động nhận thức nơi con người. Vậy ở đây có ít nhất ba cái ?ohiện thực? là: ?onhững sự vật của thế giới khách quan?/ ?ocách tri giác của con người?/ ?ocõi vô thức?. Trong số này thì ?osự vật? là cái ?ohiện thực? ai cũng biết, ?ocách tri giác? là ?ohiện thực? bởi có các giác quan, ?ocõi vô thức? thì gắn bó cơ hữu với ý thức mà nếu chối bỏ tính hiện thực của nó thì sẽ không có tính ?ohiện thực? chút nào. Tạm dừng ở ba cấp độ ấy, tôi không hiểu Giáo sư gắn đuôi ?ochủ nghĩa? cho cấp độ nào. Về phần tôi thì cụm từ ?ochủ nghĩa hiện thực? luôn chỉ có một ý nghĩa là: Hãy nhìn vào hiện thực. Còn về chuyện một thứ ?okhách quan chủ nghĩa? thì, vài năm trước, tôi có nghe nói rằng tính khách quan của một thực nghiệm xét cho cùng được đảm bảo bằng cái chủ quan của nhà khoa học làm cái thực nghiệm đó. Liệu ngoài cách hội nhập lẫn nhau như thế thì chúng còn dựa vào cái gì?
    Thực tình mà nói, có lẽ những khái niệm ?onghệ thuật? và ?ohiện thực? đã tạo nên ?omột vực thẳm không có gì lấp được?, nhưng chỉ ở trong một vài lập luận của Giáo sư mà thôi. Về phần tôi, tôi biết chắc như tôi biết tiếng mẹ đẻ rằng tôi đã ở cái bờ bên kia từ rất lâu trước khi viết cái bài phê bình văn chương vô tình làm bận đến Giáo sư vậy. Tôi chẳng ?ođồng sàng? cũng không ?odị mộng?, đơn giản vì tôi chưa bao giờ thấy ?onghệ thuật? như một/ những cái giường, chưa bao giờ coi ?ohiện thực? chỉ như là mộng mị. Tôi không dám mong thuyết phục được Giáo sư đừng tin vào một sự đối lập phần nhiều là giả tạo giữa cấu trúc văn chương với yếu tố riêng lẻ phê bình. Mà chỉ muốn nhắc lại một điều rằng ngay cả giữa kẻ cắp và người mất cắp ít nhất vẫn có một cái chung, ấy là cái đồ bị đánh cắp. Chuyện ấy thì rõ ràng là ?ohiện thực?, thưa Giáo sư.
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hehe tớ có bài của Ng Hòa đây, cả nhà tham khảo nè:
    Sáng tác ?oBóng đè?, phê bình ?onói mớ?
    (VietNamNet) - Tập truyện trình làng mang tên Bóng đè của nhà văn trẻ Đỗ Hoàng Diệu đã làm không ít nhà phê bình tốn giấy mực nhưng những ý kiến trái ngược nhau xem ra còn lâu mới đến hồi kết! Để bạn đọc có cái nhìn tổng quát và dễ so sánh các ý kiến trái chiều, chúng tôi sẽ lần lượt đăng tải những bài viết này....
    Lâu nay, đôi khi viết phê bình tôi lại hay liên tưởng đến một truyện vui có nguồn gốc phương Tây, không nhớ đã đọc ở đâu đó. Chuyện kể rằng tại một cuộc thi nghệ thuật tạo hình, trong các phẩm dự thi có tác phẩm được các nhà phê bình tán thưởng và đánh giá rất cao, đó là một chiếc khay gỗ đựng đống đất sét có hình thù kỳ lạ. Họ hăm hở phân tích các đường cong nét gãy, những đoạn lồi đoạn lõm? của đống đất sét đã chứa đựng những ý nghĩa cao siêu ra sao. Tới khi quyết định trao giải mới phát hiện tác phẩm chưa có tên gọi, liên lạc với tác giả hỏi ông ta đặt tên tác phẩm là gì thì nhận được câu trả lời: Tác phẩm gì đâu, tôi nặn đống ?oấy? voi đấy chứ!
    Bỏ qua cái hình thức xem ra còn ?othiếu trang nhã?, tôi nghĩ câu chuyện trên có thể đưa tới một khuyến cáo với những người viết phê bình rằng, trong khi cố gắng ?ođọc? ra những điều tác giả muốn nói trong tác phẩm thì cũng không nên sa vào những ?osuy đoán ngoài văn bản?, nói cách khác là không nên ?ogán? cho tác phẩm và tác giả những phẩm chất còn ?ođáng ngờ?. Chuyện này theo tôi là có thật. Nói đâu xa, hàng chục năm nay trong làng văn xứ ta thi thoảng lại thấy một ?ongôi sao văn chương? được ca ngợi hết lời rồi vụt tắt như ánh sao băng. Nào là cây bút nữ NT từng viết năm bảy cuốn tiểu thuyết nay không còn tăm tích; nào là TĐ như là niềm hy vọng của tương lai văn chương nhưng gần chục năm rồi vẫn chưa thấy hó hé gì?
    Và khi biết người ta dành những câu văn đại loại như: ?oĐã có người gọi X là thiên tài. Không phải là họ không có lý? Nhiều trang triết luận đạt đến độ chín bên những trang còn tươi tắn học trò? Những ý tưởng chỉ có người trẻ hôm nay mới chạm tới được bên những tư tưởng thẩm thấu từ triết gia của nhiều thời đại?? để tán dương tác phẩm của một cây bút trẻ thì tôi tự hỏi phải chăng chỉ nên hiểu ranh giới giữa ca ngợi tít mù với giá trị đích thực của tác phẩm một cách ?omờ, nhòe?? Đến tập truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu (NXB Đà Nẵng, năm 2005) gần đây cũng vậy, đọc các ý kiến, tôi đồ rằng ?osuy đoán ngoài văn bản? đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong sự ?ophê bình? của vài ba nhà văn, nhà phê bình. Tại sao lại như vậy?
    Tập Bóng đè gồm 8 truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu viết trong khoảng thời gian khá dài, tính từ thời điểm ra đời của Huyền thoại về lời hứa (viết năm 1994), đến Vu quy (viết năm 2005) là 11 năm. Trong 11 năm ấy, Đỗ Hoàng Diệu đã đi từ sự phác vẽ diện mạo đến sự hoàn chỉnh kiểu loại nhân vật nữ tha thiết sống, tha thiết yêu, mê mải, say sưa với những ham muốn ******** và ký ức ******** - một kiểu loại nhân vật không hẳn sẽ có khả năng tác động lành mạnh với người đọc. Ngoài hai truyện Bóng đè và Vu quy, sáu truyện ngắn còn lại trong tập này chỉ là các ?ochấm phá sơ sài? về lối viết, về kiểu loại nhân vật mà Đỗ Hoàng Diệu muốn hướng tới, và chúng khó có thể tồn tại như những truyện ngắn, nếu không nói một hai truyện còn mang dáng dấp thời chị viết ?otác phẩm tuổi xanh?.
    Nhận xét thật công bằng và từ quá trình tìm tòi để làm mới ngòi bút, phải công nhận Đỗ Hoàng Diệu đã có một nỗ lực không phải nhà văn nào cũng làm được. Nỗ lực đó trên một ý nghĩa nhất định, chính là sự không thỏa mãn với chính mình, đồng thời cũng là tiền đề giúp cho sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu không rơi vào tình trạng sáo mòn. Cho nên đọc các tác phẩm trong tập Bóng đè theo trình tự thời gian, sẽ thấy điều một nhà văn nhận xét về Đỗ Hoàng Diệu rằng chị ?oviết thảnh thơi như một người rong chơi? chỉ là một suy đoán ?otrữ tình ngoại đề?, một kiểu khen lấy được, không quan tâm tìm hiểu mối liên hệ nội tại giữa các tác phẩm của tác giả.
    Bên cạnh đó, cần phân định ranh giới giữa hoạt động sáng tạo mang ý nghĩa cá nhân với sáng tạo văn chương nói chung. Bởi, không riêng với văn chương, ?ocái mới? chỉ thật sự được coi là ?omới? khi nó ra đời như là sự tiếp nối có tính logich của sự phát triển. Từ góc độ này, ?ocái mới? trong tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu dường như chỉ ?omới? với chính tác giả, chưa hẳn ?oĐỗ Hoàng Diệu đã tự mở cho mình một con đường riêng vào văn chương? như một nhà phê bình từng đánh giá. ?oPhụ nữ và dục tính? và ?o***? vốn không phải là chuyện gì lạ lẫm trong văn chương.
    Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Đẹp, Đỗ Hoàng Diệu khẳng định ?o***? chỉ là ?ocái vỏ?, chỉ là ?ophương tiện? giúp chị chuyển tải một ?othông điệp khác. Nhưng một khi cái đọng lại lúc đọc xong tác phẩm chỉ là sự ngổn ngang của những ?osự cương cứng thúc lên?, ?ocảm giác cứng cáp quệt ngang đâm vào?, ?obốc cao, phịch hạ, chèn lấp, tọng đầy, thả hút mê man?, ?ocắt trọn trong một cú thọc sâu?, ?onhồi vào, thúc sâu, bền bỉ, mạnh mẽ?? thì thông điệp mà tác giả ngỡ đã đem tới cho người đọc chỉ còn là một ngộ nhận, một ?ongụy biện?, một sản phẩm của tình trạng ?otự kỷ ám thị? liệu có nên bộc bạch một cách hồn nhiên? Thiết nghĩ, dẫu thế nào thì điều quan trọng nhất là tác phẩm có thật sự chuyển tải một ?othông điệp? hay không, ?othông điệp? ấy thế hiện ra sao..., đâu phải tác giả cứ quả quyết rằng tác phẩm có ?othông điệp? thì ?othông điệp? sẽ xuất hiện!
    Tác phẩm được một số người coi là ?othành công? trong tập truyện của Đỗ Hoàng Diệu gồm hai truyện ngắn Bóng đè và Vu quy. Với Bóng đè, điều đáng nói ở truyện ngắn này là ý tưởng của Bóng đè, theo tôi, chỉ là sự ?ovay mượn? điều cách đây hơn chục năm trong truyện ngắn Vàng lửa, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một hình ảnh khá dung tục để ?ohình thức hóa? một ý tưởng của anh về quá trình giao lưu có tính chất ?ocưỡng bức? trong lịch sử giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt Nam. Sáng tạo của Đỗ Hoàng Diệu trong Bóng đè là ?ocấp? cho ý tưởng đó một cốt truyện, một cái vỏ ?o***?, song chị không đủ khả năng thoát ra khỏi cái ?obóng? của ý tưởng đã ?ovay mượn?, nó ?ođè? lên tác phẩm tới mức tác giả buộc phải đưa ra một chỉ dẫn về gốc gác ?ohoàng đế Trung Hoa? của nhân vật.
    Như vậy, những cuộc ?ohoan lạc? với ?otổ tiên nhà chồng? của ?otôi? trong Bóng đè (dịch chuyển từ ngỡ ngàng, kinh hãi đến thích thú, đam mê) đã không giúp làm sáng tỏ, cụ thể hơn là chưa vượt ra khỏi ý tưởng nguyên gốc. Sống trong ba chiều quá khứ - hiện tại - tương lai, sống giữa các mối liên hệ văn hóa trong và ngoài cộng đồng như đã trở thành một ?omặc định sinh tồn? của loài người, dù vùng vẫy thế nào, người ta cũng không thể lảng tránh sự hiện diện của quá khứ trong hiện tại, không thể thoát khỏi ảnh hưởng của các nền văn hóa khác mình nhưng có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ.
    Và như thế, nếu qua truyện ngắn Bóng đè, Đỗ Hoàng Diệu muốn đưa ra một ?othông điệp? về quan hệ của con người với quá khứ, về tiếp xúc - giao lưu văn hóa thì đâu phải là mới mẻ. Còn Vu quy - như tên gọi của ngày cô gái về nhà chồng, lại là một tình huống khác. Ngày ?ovu quy? là thời điểm để cô gái sắp bước lên xe hoa ?oôn? lại bộ sưu tập tình nhân của mình. Xuyên suốt truyện ngắn này là ?oký ức ********? với đủ loại hạng người từ nghề nghiệp tới tuổi tác, có Tây có Tầu và kết thúc bằng cuộc hôn nhân với một ông Karl là ?ongoại kiều Tây phương uyên bác và nhiều vốn tư bản đã định cư ở Việt Nam vĩnh viễn? mà dưới mắt cô, ông chỉ là một ?oxác ướp? (lại thêm một chỉ dẫn cho ẩn dụ?).
    Đặt cạnh nhau người kể chuyện ở ngôi thứ nhất - ?otôi? trong Bóng đè và ?otôi? trong Vu quy, sẽ thấy lộ ra hai nhân vật phụ nữ vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Một người miên man với quá khứ, tìm thấy ?okhoái càm ********? trong quan hệ với ?otiền nhân?. Một người chỉ biết tới hiện tại với những ?okỷ niệm ********?, hầu như mọi kỷ niệm dù thỏa mãn hay thất vọng cũng đều đáng nhớ và nhớ một cách chi tiết.
    Do đó, nếu ?o***? trong Bóng đè có tính ?ođơn tuyến? thì ?o***? trong Vu quy lại có tính ?ođa tuyến?! Trên ?ochiếc giường? của vô số hành vi ********, thi thoảng tác giả cố gắng trang trí chất ?otrí tuệ? cho các nhân vật bằng cách để họ vụng về suy tư, ?oluận? những điều to tát, từ câu hỏi về số phận con người, từ sự khác biệt văn hóa Đông - Tây, tới lẽ sống, tới bản sắc văn hóa, tới hạnh phúc và bất hạnh, tới quan hệ mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng, tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên?, thậm chí đôi khi là một vài ?oẩn dụ? dễ liên tưởng tới ?otính hai mặt?, dễ gợi lên những nội dung ?ongoài văn bản? mà thiển nghĩ một người viết văn ý thức nghiêm cẩn về công việc của mình sẽ không bao giờ viết ra.
    Theo tôi, dường như (hay hiển nhiên?) có một sự khác biệt về tài năng giữa một nhà văn viết sao cho thông điệp toát lên từ toàn bộ tác phẩm với một nhà văn phải trình bày thông điệp theo lối trắng phớ, huỵch toẹt. Phải chăng vì thế một số nhà văn, nhà phê bình đã tỏ ra thích thú và nức nở khen ngợi, phải chăng vì thế một nhà văn đã viết: ?oTrong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu, toàn là những nhân vật phụ nữ, tất cả đều còn trẻ, khát khao sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính, song chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều vấn đề số phận đàn bà?? Khi tất cả những điều tác giả muốn nói đều đã hiển hiện lồ lộ trong tác phẩm mà nhà văn nọ vẫn có thể ?omoi? ra được những ý nghĩa to tát như thế thì quả là đáng khâm phục!
    Lối viết miên man, lặp đi lặp lại các phiến đoạn cảm xúc nội tâm của nhân vật nữ ở truyện ngắn Bóng đè, trong và sau những cuộc ?otruy hoan?, có thể đem lại ấn tượng về một lối viết tinh tế, khác lạ và mới mẻ, nhưng sẽ trở nên nhàm chán khi lối viết đó bị lạm dụng, lặp lại trong truyện ngắn Vu quy cũng như trong một số truyện ngắn khác được Đỗ Hoàng Diệu sáng tác trong cùng thời gian, chưa có mặt trong tập này nhưng đã in trên một tạp chí văn chương của người Việt ở hải ngoại (như Tình chuột, Cô gái điếm và năm người đàn ông, Những sợi tóc màu tang lễ?).
    Tình trạng sớm lặp lại đã đẩy tới sự đơn điệu, đẩy tới nguy cơ ?ođóng băng? các nỗ lực tìm kiếm của Đỗ Hoàng Diệu trong giai đoạn ?otiền Bóng đè?. Tương tự như nội dung các trả lời phỏng vấn của chị gần đây, chúng thường lặp lại và tác giả sớm tỏ ra thích nói to. (Chưa kể trả lời phỏng vấn ở ngoài nước chị còn nói to hơn, đến mức tôi nghĩ những người khoái ?ophủ định của phủ định? có khi cũng phải lấy làm kinh ngạc: ?oTôi thường chậc lưỡi một mình: Đã xa rồi ơi Nguyễn Huy Thiệp, ơi Bảo Ninh, ơi Phạm Thị Hoài, ơi Vàng Anh??). Điều này cũng có nghĩa, nếu Đỗ Hoàng Diệu có một sự nghiệp văn chương thì sự nghiệp ấy đang ở trước mặt chứ không phải ở những gì chị đã viết. Trong bối cảnh đó, thiển nghĩ các nhà văn và nhà phê bình khả kính cũng cần (nên) thận trọng, có thể khen ngợi mặc lòng, song đừng ?obắt? tác giả phải ?oleo? lên những thang bậc mà bản thân tác giả chưa có khả năng leo tới.
    ? Nguyễn Hòa (nhà phê bình văn học)
    Bài đã đăng Văn nghệ Trẻ số 42, ra ngày 16/10/2005, đăng lại với sự cho phép và sửa chữa, bổ sung của tác giả.
  7. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Thấy ông Nguyễn Hòa nói đến topic này, đọc đang vui vì mọi người nghĩ giống mình lại gặp phải nỗi bực mình của blwjob, chán quá. Chả chịu đọc cho ra đầu ra đũa, chưa chi đã nghĩ đến chuyện chính trị với hạ bệ, chẳng nhẽ người ta nhận xét đều cảm tính cả à. Bao nhiêu người trong topic này bảo là "bị lừa", tôi cũng nghĩ thế, tin theo mấy lão phê bình có mà ăn cám, đúng là xui trẻ con ăn *** gà. Nghe các lão khen nức nở, tôi tưởng là hay, mua hai cuốn, tặng người yêu một cuốn. Ba hôm sau nàng trả lại mặt đỏ lựng mồm bảo "đểu", làm tôi chỉ muốn độn thổ cho xong. Viết phê bình để lừa người đọc thì viết làm gì, sinh ra phê bình để làm cái gì. Ông Nguyễn Hòa phê phán cái kiểu tiếp thị "đểu" của mấy ông kia là đúng đấy. Từ nay thấy cuốn sách nào dư luận ồn ào phải cẩn thận, không là bị "lừa" như bỡn.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    õ?oõ?Ư.Lỏằ'i viỏt miên man, lỏãp 'i lỏãp lỏĂi cĂc phiỏn 'oỏĂn cỏÊm xúc nỏằTi tÂm cỏằĐa nhÂn vỏưt nỏằ ỏằY truyỏằ?n ngỏn Bóng 'ă, trong và sau nhỏằng cuỏằTc õ?otruy hoanõ?, có thỏằf 'em lỏĂi ỏƠn tặỏằÊng vỏằ mỏằTt lỏằ'i viỏt tinh tỏ, khĂc lỏĂ và mỏằ>i mỏằ, nhặng sỏẵ trỏằY nên nhàm chĂn khi lỏằ'i viỏt 'ó bỏằm lỏãp lỏĂi 'Ê 'ỏây tỏằ>i sỏằ 'ặĂn 'iỏằ?u, 'ỏây tỏằ>i nguy cặĂ õ?o'óng bfngõ? cĂc nỏằ- lỏằc tơm kiỏm cỏằĐa Đỏằ- Hoàng Diỏằ?u trong giai 'oỏĂn õ?otiỏằn Bóng 'ăõ?. TặặĂng tỏằ nhặ nỏằTi dung cĂc trỏÊ lỏằi phỏằng vỏƠn cỏằĐa chỏằm tỏằ ra thưch nói to. (Chặa kỏằf trỏÊ lỏằi phỏằng vỏƠn ỏằY ngoài nặỏằ>c chỏằi bĂc Ng Hòa trong 'oỏĂn trưch này. Khi 'ỏằc Bóng 'ỏằ lỏĐn 'ỏĐu, tôi câng thỏƠy hỏƠp dỏôn vơ sỏằ chÂn thỏằc, khĂc lỏĂ và mỏằ>i mỏằ. Nhặng khi 'ỏằc tiỏp Vu qui, Tơnh chuỏằTt, Cô gĂi 'iỏm và nfm ngặỏằi 'àn ông, Nhỏằng sỏằÊi tóc màu tang lỏằ.õ?Ư thơ *** 'Ê trỏằY thành chỏằĐ 'ỏằ xuyên suỏằ't gÂy nhàm chĂn 'ỏn cạng cỏằc, nhỏƠt là *** thuỏĐn túy, chỏng có chút tơnh yêu nào trong 'ó. Có cỏÊm giĂc tĂc giỏÊ bỏằ vỏân, mỏằ nhỏĂt???) cỏằĐa mơnh.
    T"i rỏƠt chĂn bĂo chư cỏằĐa ta, lĂ cỏÊi fn theo cĂc nhÂn vỏưt nỏằ.i danh, phỏằng vỏƠn phỏằng vâo vỏằ> vỏân suỏằ't, làm cho ngặỏằi dc phỏằng vỏƠn câng cỏằâ tặỏằYng là mơnh trỏằY thành minh tinh màn bỏĂc rại. CĂi cĂch trỏÊ lỏằi PV cỏằĐa Diỏằ?u nó giỏÊ dỏằ'i và dỏằ> dỏân 'ỏn chĂn. Khi 'ỏằc trỏÊ lỏằi phỏằng vỏƠn cỏằĐa Diỏằ?u, tôi thỏƠy thỏƠt vỏằng vỏằ Diỏằ?u. Trặỏằ>c 'ỏƠy tôi nghâ Diỏằ?u hặĂi giỏằ'ng VI Thạy Linh, nhặng Linh còn õ?odĂmõ? thưch *** ngay cỏÊ khi trỏÊ lỏằi phỏằng vỏƠn, còn Diỏằ?u thơ thiỏu chÂn thỏằc 'ỏn 'ỏằT tỏằô chỏằ'i ko õ?odĂmõ? nhỏưn mơnh viỏt vỏằ ***õ?Ư. Và 'úng là Diỏằ?u thưch nói to và tỏằ huyỏằ.n hoỏãc vỏằ sỏằ lỏƠp lĂnh cỏằĐa mơnh.
    BĂc Nguyên Ngỏằc có vỏằ bỏằc 'Ây bĂc ẵ có công tung hô mỏƠy nhà vfn trỏằ, nhặng bi giỏằ tỏằ> có cỏÊm giĂc bĂc ẵ 'ỏằc ko kỏằạ, hay ko chỏằ mỏằi bia và cafe cĂc tĂc giỏÊ trong TL này nhâ.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 08:33 ngày 15/11/2005
  9. quynho123

    quynho123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Codet có bài của bác Nguyên post cho mọi người xem chung đi, ok? Mình giờ còn chả có thời gian mà đọc báo viết nữa. Tin tức toàn do lướt web.
  10. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Chị ko thời gian. Còn em thì ko chăm.
    Nói chung là em rất lười.
    Thôi, hôm nào tiện scan mấy thứ, sẽ scan cái đó để chị đọc.
    Chúc thành công nghe!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này