1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cactus_vn, 06/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    mới đọc mỗi Bóng đè, cũng đọc nhảy cóc, lúc đọc thì thấy hơi ghê ghê, nhưng may quá , ko bị ám ảnh chi hết.
    Ko thích kiểu văn này lắm, cũng ko hiểu mấy ẩn ý của tác giả sau trong truyện này.
  2. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Ko muốn mà vẫn phải re tí.
    Bóng đè với Trăm năm cô đơn ? Kể từ chín năm nay anh thấy sự so sánh của em là khập khễnh và lố bịch nhất trong tất cả các thứ anh được đọc và được nghe.
    Mặc dù đang nghe trọng tấn hát mà anh vẫn muốn tát cho em mỗi bên má một trăm phát
    Nhưng quả thật, rất ít người hiểu được nỗi cô đơn của Marquez, trong khi người đọc lại bị một lời giới thiệu dở hơi to đùng đè vào vài chục trang đầu cuốn sách.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Đây là lời giới thiệu của Nguyên NGọc cho bản in của NXB Đà nẵng:
    Sách đọc cuối tuần:
    Lớn hơn số phận đàn bà...
    (Bóng đè, tập truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu, NXB Đà Nẵng)

    TT - Thường có một câu hỏi: Nhà văn viết bằng trực cảm hay bằng ý thức hoàn toàn tỉnh táo? Tôi nghĩ có lẽ bằng cả hai. Và cũng có lẽ một trong những dấu hiệu đáng tin cậy để nhận ra một tài năng văn học là đọc họ ta cảm thấy cứ như bằng trực cảm, bằng một thứ ăngten riêng, dường như họ nhận ra được và truyền đến cho chúng ta những nghiền ngẫm sâu thẳm về con người, xã hội, về đất nước, thậm chí về số phận dân tộc, mà chính bằng luận lý họ lại cũng không nói ra cho rõ được.
    Tôi cho rằng ta có thể chờ đợi ở Đỗ Hoàng Diệu một tài năng như vậy qua một số truyện ngắn còn khá ít ỏi của chị ta đã được đọc.
    Trong những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu toàn là những nhân vật phụ nữ, tất cả đều còn trẻ, khát khao sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính, song chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều vấn đề số phận đàn bà.
    Những phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu là những người phụ nữ bị đeo đuổi vì ?omột thứ tội tổ tông?, những phụ nữ ?oquá thông minh nhưng quá cả tin?, có ?otấm thân cong lên hình chữ S, một chữ S cố phản kháng?, song lại luôn nghĩ mình ?olà nô lệ... cả từ nghìn năm nay... từ khi chưa sinh ra đời?...
    Có lần tôi đã thử nói về một dòng ?ovăn học tự vấn? khơi mào từ Nguyễn Huy Thiệp, tự vấn cần thiết và lành mạnh (vì biết tự vấn bao giờ cũng là một dấu hiệu của sự lành mạnh về tinh thần) của dân tộc. Có phải Đỗ Hoàng Diệu đang tiếp tục con đường đáng quí đó, có phần càng da diết hơn, vì lại thấm đẫm nữ tính, tỉnh táo nhiều khi đến tàn nhẫn mà vẫn thật mê hoặc...
    NGUYÊN NGỌC
  4. AliceTran

    AliceTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    I'', anh ơi, sao anh nặng lời thế, mà tát thì tát mỗi bên 1 cái thôi- 100 cái thì em chết luôn mất.
    Kể ra so sánh thế cũng khập khiễng thật. Nhưng mà, với người ko cảm đc "Trăm năm cô đơn" như em, thì em có thấy giá trị của nó ở đâu đâu- nên đọc xong cũng chỉ thấy u ám như là gì ấy (đọc 1 lần, rồi cho luôn quyển truyện, ko dám để nó ở nhà). Đấy là em nói về ấn tượng chung. Còn "Trăm năm cô đơn" có tả chân *** đâu.
    Với lại, "mọi sự so sánh đều là khập khiễng"=> mọi sự so sánh đều đc cả
    Ôi ôi, nói thế anh lại nổi xung lên thì chết. Hi`
  5. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Văn chương điện tử và những trò biến thái
    Trong "ngôi làng toàn cầu" Internet, với một đường truyền tốc độ cao, bạn có thể vừa ngồi trong một tiệm cà phê sang trọng với bạn bè vừa ung dung công bố với cả thế giới tác phẩm của mình. Dù cho tác phẩm đó có giá trị như một phát kiến cứu thế giới hay chỉ xứng đáng là một tờ giấy lót nồi thì cơ hội đến được với bạn đọc là ngang nhau.
    Đọc văn trên mạng, nói là một thứ mốt mới thì e quá lời, nhưng cũng là một nhu cầu có thật và người ta thường mong tìm kiếm được những tác phẩm độc đáo, mới lạ trong một cú click chuột. Tuy vậy, trong vàng thau lẫn lộn, những giá trị đích thực của văn chương nhiều khi lại bị chìm lấp trong những trò biến thái vốn nổi nênh và mang danh nghệ thuật, khiến độc giả cả tin dễ bị ngộ độc.
    Thời của ngôn ngữ @
    Có thể nói, văn chương điện tử đang dần chiếm ưu thế trong văn hoá đọc của những người trẻ tuổi. Vừa qua, NXB Văn hóa - Thông tin cho xuất bản cuốn truyện "Tạm biệt Vi An" gồm những truyện ngắn được sáng tác trên Internet của các tác giả Trung Quốc. Cuốn sách ấy cuốn hút bạn đọc bởi không gian ảo và cách suy nghĩ của những người trẻ tuổi hôm nay. Và nó lập tức tạo được thiện cảm với những ai thích có sự thông minh trên từng trang sách. Truyện ngắn "Lần đầu thân mật" của Thái Trí Hằng (Đài Loan) cũng đang được đăng dài kỳ trên Báo Sinh viên Việt Nam và "liên tiếp tạo cơn sốt trong bạn đọc".
    Nhà văn Hồ Anh Thái cũng vừa mới công bố truyện ngắn "Nham", thể hiện một cuộc tán gẫu qua mạng Internet, sử dụng toàn bộ chữ Việt không dấu nhưng lại để bàn về... ngôn ngữ Việt. Đó được coi là một tìm tòi mới mà với những người đã quen "chat" và sử dụng điện thoại chủ yếu để... "buôn" tin nhắn, chắc chắn sẽ tìm được những thú vị riêng.
    Trong bộ "Văn mới" do anh tuyển chọn và giới thiệu cũng có không ít truyện được tìm thấy từ Internet, như "Bóng đè" của Đỗ Hoàng Diệu và "Chuyện của thiên tài" của Nguyễn Thế Hoàng Linh. "Bóng đè" từng được đăng trên một tạp chí hải ngoại và được tải lên Internet, sau đó lan truyền trong những người trẻ tuổi như một hiện tượng. Còn "Chuyện của thiên tài", nhiều người từng đọc cả loạt truyện này cùng với rất nhiều tạp cảm, tùy ký và đặc biệt là thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh trên một vài diễn đàn. Trong đó thể hiện rõ những nghĩ suy của một thanh niên trẻ, đôi lúc cực đoan, lắm khi ngô nghê, nhưng có những phát hiện thông minh bất ngờ.
    Thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh có những bài hay nhưng kèm theo đó là những bài tự do dài lê thê, rối rắm và có chỗ tối nghĩa. Nữ nhà thơ Dư Thị Hoàn đã "khai quật" được những trang viết ấy trong đống "tạp pí lù" của các sáng tác trên mạng và phải chắt lọc lại những trang viết của chính tác giả. Khi tiểu thuyết "Chuyện của thiên tài" của Nguyễn Thế Hoàng Linh ra mắt, khá nhiều người ngạc nhiên vì không nghĩ rằng những sáng tác trên mạng với một cái nick ảo như thế lại được biên tập kỹ lưỡng, in ấn sang trọng như một xuất bản phẩm cao cấp...
    Cũng thời gian qua, hầu hết các sáng tác của cả nhà văn nổi tiếng lẫn những người mới viết, nếu vì lý do gì đó mà không thể chờ đợi các bản in giấy chính thống trong nước đều có thể công bố trên Internet và ngay lập tức, người đọc sẽ tìm kiếm và tải về ào ạt (tất nhiên là nếu nó... thực sự có vấn đề đáng để mất công đọc và tìm kiếm). Thậm chí, khi bộ phim "Những công dân @" của Phan Huyền Thư chưa quay xong, người ta đã tường tận nội dung và nhớ cả những câu bình phim. Kịch bản bộ phim đã được tác giả click chuột và công bố với toàn thế giới trên một mạng tiếng Việt đặt chỗ tại hải ngoại.
    Tất cả những điều kể trên nói lên một sự thật, với những tác phẩm có nội dung tốt, tạm gọi là có giá trị, thì việc nó xuất hiện trên mạng hay trên giấy đã không còn quan trọng. Và tất cả những điều đó chỉ là phương tiện để bạn đọc đón nhận được thông điệp của nhà văn mà thôi. Về góc độ lưu trữ, văn học trên mạng lợi thế với bạn đọc vì họ có thể đọc bất cứ lúc nào và ở đâu, miễn là có Internet. Đây thực sự là một hình thức xuất bản không đường biên.
    ******** lên ngôi!
    Nhưng văn chương điện tử đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức ngoài văn chương, đó chính là rác rưởi và những trò biến thái bằng ngôn ngữ của chính những người tự xưng là nhà văn, là thi sĩ. Thời gian qua, một số website văn chương hải ngoại đang cổ súy nhiệt tình cho lối viết dâm tục quá đà. Một số cây bút nam giới, trong đó không ít người hiện sống trong nước và còn rất trẻ tuổi, đều ăn nói văng mạng và rất... vô văn hóa. Có cảm giác như với những tác giả này, ******** như một sự ức chế lâu ngày không được giải tỏa và ngôn ngữ chính là một phương tiện để... thủ dâm.
    Luôn đầy ắp trong các sáng tác (tạm gọi là vậy) của số này là những động từ mạnh của các cuộc mây mưa, những cách nói khác nhau để chỉ bộ phận sinh dục và ngôn ngữ phản văn hóa của những cô gái mại dâm cùng những anh chàng vũ phu trong những cuộc truy hoan vô liêm sỉ. Đi theo hướng này có Đinh Linh, Bùi Chát, Lý Đợi, Nguyễn Viện, Nguyễn Quốc Chánh... Không ai hiểu Đinh Linh viết những bài thơ về cha mẹ mà lại chỉ nói về những chuyện dâm tục như thế.
    Hay Bùi Chát, dường như văn chương với nhân vật này là để "phô trương" cái con vật giống đực vốn là đề tài không còn gì mới mẻ và viết lại tục tĩu, thật khó có thể tiếp cận. Thường các tác giả này cố gắng kèm vào đó những cài cắm cố tình về thế sự, về chính trị. Những cái ngụ ý ấy nếu để bạn đọc hiểu được, thường tác giả phải đánh dấu sao, chú thích dài gấp vài chục lần tác phẩm của mình vì tư tưởng tối thui, dị mọ.
    Tuy nhiên, Lý Đợi, một trong những người rất thích tuyên ngôn đã phát biểu trên một trang văn học điện tử đại loại rằng, những người như Đợi và nhóm thơ "Mở miệng" của anh ta tại TP Hồ Chí Minh chỉ viết những điều mới mẻ và rất có thể hiện tại nhiều người chưa hiểu được. Cũng có thể những suy nghĩ đó là của một thiên tài. Mà thiên tài vốn như ai đó nói là bất khả tri, những "người trần mắt thịt" của đương đại chắc khó lòng hiểu thấu được.
    Phải chăng vì thế mà những bài thơ của nhóm "Mở miệng" đã bị các nhà xuất bản chối từ và báo chí trong nước không chấp nhận đăng tải? Có rất nhiều lý do để giải thích điều đó. Nhưng chắc chắn một điều, những hành vi ******** của con người thì Lý Đợi và những người cùng hướng đi không sáng tạo ra được, bởi nó đã xưa cũ như hình bóng con người in trên đất từ lúc sơ khai. Việc miêu tả trần trụi như cách mà họ gọi là sáng tạo văn chương ấy, đơn thuần là dục vọng của một con vật giống đực. Và họ đã tự lùi một bước trong nhận thức về tính dục trong văn chương.
    Có lẽ, chưa bao giờ sách văn học lại nở rộ như gần đây, loạt truyện của các "mỹ nữ viết văn" Trung Quốc như Miên Miên, Vệ Tuệ, Cửu Đan, Xuân Thụ phơi bày thể xác, dục vọng và cả tuổi xuân tàn khốc của họ đã được xuất bản rất thoải mái, nhiều cuốn tạo được dư luận. Hầu hết các tác phẩm này, khi toàn văn, khi lược trích đã được tải lên mạng Internet và những ai rành Hoa ngữ đều có thể đọc trước bản dịch. Thế nhưng, một số cây bút trong nước lại than thở, nếu viết bạo như những cây bút nữ kể trên sẽ bị cắt và không thể xuất bản.
    Họ tìm cách xuất hiện trên một diễn đàn văn chương hải ngoại rồi sau đó trả lời phỏng vấn, nói rằng thiếu tự do và thấy mình cô độc khi đi giữa đông người do không ai cùng chí hướng. Đỗ Hoàng Diệu là một ví dụ, cô đăng truyện trên một tạp chí hải ngoại (một tạp chí mỗi kỳ chỉ có vài trăm bản, bán lay lắt cả năm không hết) rồi được các website phỏng vấn, ca ngợi như một thiên tài mới mà nếu cô vào Hội Nhà văn Việt Nam thì còn vinh danh cho Hội (?!). (Đã đọc bài phỏng vấn Đỗ Hoàng Diệu trên hopluu.net - nếu bạn chưa đọc tác phẩm mà chỉ đọc bài phỏng vấn thì bạn sẽ tưởng tượng là họ đang phỏng vấn một tác gia vĩ đại)
    Nếu xét về mặt nhục cảm, những khát khao ******** trong văn chương thì thực sự Đỗ Hoàng Diệu đã chính thức đưa Vi Thùy Linh vào thì quá khứ. Đỗ Hoàng Diệu mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong vấn đề này rất nhiều. Cô sẵn sàng miêu tả chi tiết những việc làm, những nghĩ suy về ******** (theo cô là chân thật) mà những thế hệ phụ nữ Việt Nam trước cô đều e ngại giấu nhẹm trong phòng kín. Không phải họ không biết mà bởi họ gắn bó với truyền thống trong quan niệm về những vấn đề phòng the và thân xác.
    Nhưng có một điều có lẽ Đỗ Hoàng Diệu không chú ý, rằng những người cổ súy cô viết theo hướng "******** như là hơi thở" là một số gã đàn ông và cô đã bị biến thành công cụ cho dục vọng của họ. Đọc 5 truyện ngắn cô đăng trên các diễn đàn hải ngoại, theo suy nghĩ chủ quan của người viết bài này, văn của Đỗ Hoàng Diệu thiếu một yếu tố hết sức quan trọng, đó chính là sự lãng mạn. Chính điều này đã khiến cho những tư tưởng của cô bị chìm đi hoặc biến mất trong ngập tràn những câu chữ khêu gợi sự tò mò. Và đây rất có thể là lý do chính mà các tác phẩm của cô không đến được với bạn đọc trong nước.
    Nếu so sánh truyện ngắn "Bóng đè" của cô xuất hiện trên Internet và bản đã được biên tập để in trong "Văn mới" của NXB Hội Nhà văn sẽ thấy được sự "hay hơn" của một bản thảo được biên tập cẩn trọng và nghiêm túc như thế nào. Có những chi tiết mà bạn đọc hiểu như sự cài cắm về chính trị (vốn rất phô và lộ trong bản thảo) được bỏ đi, câu chuyện trở nên có ý nghĩa rộng hơn, con người hơn... Đến đây có thể kết luận, vấn đề ******** không quyết định một tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam. Mà cái quan trọng là ******** ấy có được miêu tả có ý nghĩa một cách nhân bản, một cách nghiêm túc và một cách rất người hay không mà thôi?
    Văn học thời Internet không biên giới và nó có những thế mạnh ưu việt hơn các phương tiện chuyển tải truyền thống. Tuy nhiên, văn chương điện tử cũng rất kén chọn bạn đọc, bởi chỉ những ai tinh tường mới tìm được những tác phẩm thực sự trong vô vàn những thứ tạp nham vô bổ, thậm chí là độc hại. Vì ở đó không có tên nhà xuất bản, thậm chí tên tác giả cũng chỉ là một ký tự bất kỳ. Có một điều cũ xưa nhưng không sáo mòn, mọi giá trị đích thực không bao giờ bị lãng quên
    (Đinh Ninh Bình - ANTG cuối tháng)
  6. guardianangel.tnt

    guardianangel.tnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Nói gì thì nói,không phải ai cũng có thể viết được như cô ấy, viết một cách dữ dội, sử dụng từ ngữ một cách sắc sảo, điêu luyện.
    Những người phản đối là những người không hiểu được những cảm xúc trong câu chuyện hoặc họ muốn lý tưởng hóa và trong sạch hóa văn chương.
    Thực sự là khi đọc 2 câu chuyện trên, tôi chẳng cảm thấy gợi lên cho mình những cảm xúc về ******** mặc dù đôi khi có những từ ngữ rất tả thực, mà đâu đâu tôi cũng chỉ thấy những sự giằng co trong suy nghĩ và những sự đấu tranh tâm lý.
    Theo tôi, *** chỉ là cách để tác giả đưa ra những thông điệp, ví dụ như trong Bóng đè là cả một quá trình đấu tranh, giằng xé giữa cái bản năng(được thể hiện qua hình ảnh tấm thân người đàn bà và những ham muốn) và cái lý trí (hình ảnh bàn tay). Nếu như theo sự lý tưởng của văn học thì cái lý trí sẽ phải thắng, nhưng vì đây là đời thực nên đôi khi, bản năng lại chiến thắng.
    Còn trong Tình chuột, cũng chuyện *** nhưng tác giả lại đề cập đến một vấn đề khác. Đó là sự mua bán trắng trợn, những sự trao đổi,có đi có lại mà trong xã hội bây giờ không phải là ít. Cũng là sự giằng xé bên trong của người con gái, thật tài tình khi tác giả lấy hình ảnh những con chuột đục khoét, thử tưởng tượng xem trong người ta có hàng trăm con chuột cắn xé như vậy thì phải đau đớn đến nhường nào?
    Trong cả hai câu chuyện, người phụ nữ luôn là nạn nhân,nạn nhân của gia đình chồng, của xã hội tha hóa và đôi khi là nạn nhân của sự yếu đuối của chính mình nữa!
    Mỗi người viết có quyền có hướng đi của riêng mình. Sử dụng *** trong văn chương có lẽ ít người làm như vậy. Vậy thì cũng nên có những người viết như thế này để người đọc có những cái nhìn từ khía cạnh khác, từ góc nhìn khác, những cảm xúc khác. Chúng ta có thể coi những câu chuyện như thế này là những bữa ăn thay đổi khẩu vị, khác với những món ăn ta thường ăn hàng ngày, để ta biết thêm được trên đời này còn có bao nhiêu mùi vị khác nữa.
  7. quynho123

    quynho123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Cái thông điệp này nó lộ quá, nó được sắp đặt, bày biện rõ quá nên thành ra trơn tuột, ngôn ngữ tác phẩm không nắm giữ, không chuyển tải được nó. Cái vỏ bọc ngoài *** và cái thông điệp nội dung không ăn nhập với nhau, nó như hai đường thẳng song song cố gặp nhau tại một đích chung vậy.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Iem thấy ý kiến mọi người khác nhau nhiều. Các anh giai thì công kích DHD ghê quá, trong khi phụ nữ bọn iem thì còn kiên nhẫn đọc hơn.
    Ý kiến của iem là ĐHD viết khá ấn tượng và mới lạ. Tất nhiên phần "CON" lớn hơn và lấn át phần "NGƯỜI" trong văn của ĐHD, nhưng vẫn thấy chân thực và cuốn hút. Cái gì bị cấm thì mới hấp dẫn mà, he he .
    ĐHD được đưa vào Bộ Văn mới 5 năm đầu thiên niên kỷ đó cac bác ơi . (S100) Có 1 nhà văn lão thành còn tự nguyện ra khỏi danh sách để cho Diệu dc thế chỗ.
    Để topic đầy đủ hơn, iem post thêm mấy truyện ngắn nữa của Diệu để các bác bình loạn:
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Vu Quy (1)
    Đỗ Hoàng Diệu
    Mẹ vào phòng, hôn nhẹ lên trán tôi, tắt tất cả những bóng đèn tôi đã cố tình bật lên vài phút trước. Ngủ đi con, ngày mai còn có sức. Lời mẹ dịu dàng, nhưng tôi nghe váng vất nỗi xót xa. Xót xa sẽ gả đi, cho đi đứa con gái yêu quý được nặn ra từ bể sâu đau đớn và quặn thắt thương yêu vào tay một kẻ xa lạ, không chung máu mủ ruột rà. Ngày mai tôi lấy chồng. Đây là đêm cuối cùng tôi ngủ trên chiếc giường con gái. Tôi muốn nhìn lần cuối căn phòng đã che giấu cho tôi suốt quãng đời thiếu nữ, che giấu những nẩy nở thân xác và che giấu cả những giọt nước mắt hạnh phúc con người. Nhưng mẹ không muốn tôi thức, mẹ tắt đèn, mẹ cũng không ngủ cạnh tôi đêm nay dù cho tôi nài nỉ. Mẹ biết con là một cô gái mạnh mẽ. Con nên ngủ một mình. Hình như sau lần áo tím của mẹ, trong xương thịt không kịp che giấu, vài giọt nước mắt rơi chảy. Mẹ đã mong chờ ngày này bao nhiêu lâu, thế mà mẹ lại khóc.
    Ngoài phòng khách, đồng hồ treo tường điểm 12 giờ khuya. Một ngày mới. Đêm tối dăng dài bên ngoài cửa. Sau bóng tối khởi đầu cho ngày mới kia, ngày mai, ngày sau, cuộc sống tôi sẽ hồng tươi hay xám lạnh? Tôi không biết, mẹ không biết, chỉ có bóng đêm lờ mờ nhận ra hư ảo. Và bóng đêm đang thở êm như làn lụa mỏng. Hàng mi dài từ từ đan với nhau. Hình như tôi ngủ. Mà hình như tôi còn thức.
    Người đàn ông đứng tuổi, làn da sạm nắng, miệng ngậm tẩu nhìn như nuốt chiếc váy màu trắng đang toả nắng chiều trên người tôi. Ông dừng lại trên chiếc nón rộng vành bị tuột dây trể nãi lơi lả xuống bầu ngực vừa mở mắt. Nụ cười văng ra khỏi khoé miệng dầy.
    - Cô gái, cô có biết mình đáng yêu không?
    - Ông là ai? Tôi chưa nhìn thấy ông đến làng bao giờ.
    Người đàn ông đưa tay mơn nhẹ bông hoa trắng tôi cài trên tóc. Nụ cười toả ra từ cả khuôn mặt.
    - Cô gái, cô lại còn thông minh nữa. Thế cô là ai?
    - Tôi là thiên thần !
    Đôi chân trần của tôi bay lên theo ánh mắt và khoé môi toan tính. Làn da người đàn ông đỏ rực trong những tia nắng cuối cùng dâng trên cát.
    - Còn tôi là nhà văn. Nhà văn sẽ biến thiên thần thành người đàn bà.
    Ông làm điều ông nói bằng cách tôi chưa biết bao giờ. Ông đào xới vực thẳm vô hình trong tâm hồn cô bé tròn 16 tuổi, mỗi hoàng hôn, trước biển, trên tảng đá tôi vẫn thường ngồi suy tư như một người đàn bà. Căn phòng khách sạn ông ở trông ra cồn cát, mỗi buổi trưa mồ hôi ông quện ướt má môi tôi tựa mật ngọt. Bồng bềnh mê man tròng trành giữa cõi nồng nàn thân xác cùng ông, chiếc nón trắng rộng vành treo hờ bậu cửa đung đưa cầu vồng. Chỉ khi phịch xuống cõi trần tục, tôi mới biết đấy chỉ là giải lụa đã ngả mầu vì hơi mặn biển cả bao buổi chiều lang thang của tôi, cô gái làng chài ưa khám phá. Sóng bạc đầu xuất hiện ngày ông ra đi. Chồm lên liếm gót chân trần hồng líu ríu khóc thầm của tôi. Giữa triền cát sáng mai ẩm ướt, ông quỳ xuống mang vào chân tôi đôi săng đan trắng. Đuôi mắt ông hình như hằn thêm nhiều nếp.
    - Anh sẽ không còn quay lại?
    - Mỗi người đàn ông là một nhà văn. Anh ta sẽ đến, và sẽ khám phá ra em như anh từng khám phá.
    Giọng nói của ông như vọng ra từ triệu ngọn sóng. Dáng ông khuất dần trong ánh nắng đầu tiên của một ngày mới. Tôi chạy, tôi bay trên nền cát ẩm dịu dàng bằng đôi săng đan ông tặng. Chạy mãi, bay mãi theo những ngọn sóng bạc đầu đón bắt bình minh. Chân trời mải miết bơi trước tôi, chìm trong biển lớn. Giã từ người đàn ông biến tôi thành trần tục, tôi dang tay đón chào cuộc sống. Mặt biển bừng lên. Chuông đồng hồ kéo tôi khỏi bao la, giạt về phía triền cát. Ba tiếng chuông ngân. Làng chài, người đàn ông đứng tuổi, cô gái ngây thơ đội chiếc nón rộng vành bay mất. Chăn rơi khỏi người tự lúc nào, thân thể tôi lạnh. Giấc mơ êm ái kỳ lạ. Nó muốn nói điều gì với tôi, về tôi? Mà tôi đang ở đâu, tôi đã trở về nhà hay còn trên triền cát? Tôi gượng mình ngồi dậy. Trong hư ảo ánh trăng mùa đông muộn màng, màu hồng của chiếc thiệp cưới vướng cuối giường tựa chiếc quần lót mà người đàn ông đã dùng miệng cởi khỏi người tôi trong giấc mơ ban nãy. Tôi cúi xuống kiếm tìm, đôi săng đan màu trắng sáng lên dưới chân giườøng. Ngày mai tôi sẽ mang đôi săng đan ấy dưới chiếc váy cưới về nhà chồng. Không phải ngày mai, chính là ngày hôm nay. Đã ba giờ sáng. Tôi còn bao nhiêu giờ cho cuộc đời con gái? Mà cuộc đời con gái của tôi bắt đầu từ bao giờ? Phải chăng từ gương mặt buồn nhưng sáng bừng lên nỗi đam mê trong đôi mắt ấy. Đôi mắt ăn cắp 15 năm tuổi thơ tôi và dâng hiến đến tôi nhiều cuộc đời khác.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Vu quy (2)
    Tôi gọi anh là anh. Tên anh lặn sâu vào mạch huyết không cần nói thành lời. Ngôi nhà lặng lẽ khuất sau vườn cây như oà vỡ, nứt những tiếng cười và âm thanh hạnh phúc mỗi ngày chủ nhật. Lần đầu tiên, khi anh gượng nhẹ, rón rén giắt tay tôi bước vào ngôi nhà, tim tôi tắt từng mạch máu. Tôi nhìn thấy thiên đường và thấy cả địa ngục trong ngôi nhà lẳng lặng. Cách bài trí ngôi nhà theo lối cổ xưa với những bức tranh Đông Hồ bằng giấy gió làm không gian ù mề, lười biếng như ánh mắt của anh khi tôi nói về tương lai và những mơ ước của mình. Bàn ghế lẳng lặng, đến cả con chó có bộ lông mượt như lụa cũng lẳng lặng. Anh nói từ ngày ly hôn, anh chưa đưa người phụ nữ nào về nhà. Có lẽ vì thế, con chó của anh không còn biết hơi người. Hình như nó nghĩ tôi là một loài động vật. Sau này, nhiều chủ nhật trôi qua giữa ngôi nhà đã trở thành thiên đường, tôi cảm thấy con chó có bộ lông màu xám mượt mà vẫn không xem tôi là một người bạn. Đôi mắt rười rượi luôn mở lớn của nó mang ngàn lời trách cứ lẫn thương hại. Nhất là buổi chiều ấy, buổi chiều tôi cắt đứt tuổi thơ vội vàng bằng anh. Cắt đứt bằng lưỡi, bằng môi, bằng mắt, bằng tất cả sức mạnh và nhịp đập rối loạn say mê. Căn phòng ngủ ngăn nắp của anh lộn tung những mê cuồng. Mê cuồng chứng giám nỗi mất mát và bắt đầu sự hồi sinh. Hồi sinh một người đàn bà thực thụ. Người đàn bà 16 tuổi. 16 năm tuổi thơ, anh cắt trọn trong một cú thọc sâu. Và kết thúc bằng vũng máu đỏ dấy lên như báo hiệu một cuộc đời giông bão. Sau đấy là im lặng hoàn toàn. Chỉ khi chú chó lông xám của anh nhảy phắt lên giường hít ngửi vết máu loang rộng trên nền ra trắng và hú lên một tiếng khó hiểu, tôi hồi tỉnh và lơ mơ biết mình đang ở đâu. Tôi ngửi thấy da thịt anh, da thịt người đàn ông đượm rát mùi phù sa sông Hồng. Thứ mùi mà mỗi lần nước rút, cùng lũ bạn chạy xuyên qua bãi ngô đồng, tôi vẫn thấy nó dậy nực cánh mũi. Cánh tay anh choàng qua tôi nặng trịch, lười biếng.
    - Em khát nước.
    Giọng tôi căng tràn, khô, bỏng. Tôi những tưởng anh sẽ chạy đi mang ngay nước đến cho tôi. Nhưng không.
    - Em vào trong tủ lạnh lấy luôn nước cho anh đi.
    Tự nhiên nước mắt chảy ướt đầm môi má tôi. Tôi nghĩ mình ảo tưởng bởi những cuốn tiểu thuyết. Thực tế đàn ông không ai hầu hạ đàn bà, chỉ có đàn bà phải chiều chuộng đàn ông. Tôi vừa mới trở thành đàn bà, tôi phải xứng đáng với điều đó, với người đàn ông đã xoáy mình vào trong tôi cắt đứt tuổi thơ ảo ảnh. Vài giọt nước mắt vụng về rơi trên tay anh, anh tưởng tôi tiếc.
    - Em không nuối tiếc chứ ?
    Giọng anh trầm ấm.
    - Không, em hạnh phúc.
    Tôi nghe trong giọng nói của mình nhanh những đam mê dồn dập. Báo hiệu nhiều cơn lốc xoáy nay mai. Sau này, hình ảnh con chó xám và tiếng hú của nó ngày tôi thành đàn bà luôn đến sau mỗi cuộc ân ái. Dù không còn là với anh, mà với những người đàn ông khác.
    Lúc mẹ giắt tay tôi len lén từng bước ngắn vào bệnh viện phụ sản một ngày không có gió, hình ảnh chú chó có bộ lông xám mượt đung đưa phía trước. Nó vừa muốn chỉ đường cho tôi đi vào chỗ làm tôi trở lại trong sạch trước mắt mọi người lại vừa u uất nhìn tôi van xin đừng bỏ đi mầm phôi của anh, mầm phôi chúng tôi đã tạo ra sau 3 tháng yêu thương. Nó không nghe cuộc đối thoại đã diễn ra trước đó, trước bàn thờ uy nghiêm khói lượn vòng, bố tôi vừa thắp nhang lên, trong ngày không có gió.
    - Bố mẹ tha thứ cho con tất cả những lầm lỡ con đã dại dột mắc phải. Nhưng con phải phá bỏ cái thai trong bụng vào ngày hôm nay.
    - Con không lầm lỡ. Con yêu anh ấy thực lòng, con phải giữ đứa con của mình.
    Khuôn mặt bố chuyển sang xanh xám, mắt mẹ bắt đầu nặng trĩu mây mù.
    - Điều này quyết định cả tương lai của con. Nếu con giữ cái thai này lại, xem như cuộc đời con đã chấm dứt, con không biết ư?
    - Cái bào thai này mới chính là cuộc đời con. Vì con yêu anh ấy.
    Mây mù dầy đặc đôi mắt to của mẹ, không còn một chút ánh sáng nào.
    - Nếu con không nghe lời, mẹ sẽ tự vẫn.
    Mây chuyển thành nhiều giọt mưa rớt trên khuôn mặt đau đớn của mẹ, rớt dài theo tiếng thở của bố và cuối cùng rớt tan trong nỗi tuyệt vọng đường cùng của tôi. Chú chó lông xám mượt không tưởng tượng được chuyện của con người. Vẫn không một chút gió nào khi người ta cời mầm phôi của anh khỏi bụng tôi. Này đây là môi bỏng, này đây là lưỡi nóng, này đây là đùi thon, này đây là bộ lông xám mượt chạy lăng xăng quanh giường rên những điều vô nghĩa lúc anh rót mình hoà vào tôi. Tất cả, tất cả từ từ ra đi theo bàn tay bà bác sĩ có bộ mặt dài quá cỡ. Tôi đâu ngờ vào đúng giây phút tôi đang hoảng dại vì mất mát ấy, anh đã kịp cài mầm phôi mới vào một người con gái khác. Sau này, anh thanh minh rằng anh biết gia đình tôi không đồng ý cho tôi lấy anh, một người đàn ông đã ly hôn, anh chán, anh buông thả. Tất cả những người đàn ông trên thế gian này khi chán đều buông thả, đều cài mầm phôi vào bụng một người đàn bà vô tội vạ thế ư? Tôi hỏi sao anh không làm mọi cách để dành lấy tôi, giữ lấy đứa con nếu thực lòng yêu tôi thay vì lột váy một cô gái khác để khoả lấp? Anh cúi mặt, tôi nhìn thấy chiếc cằm trễ nải của anh rung nhẹ. Mùi phù sa sông Hồng trên cơ thể anh trở nên nồng quá mức, sắp sửa trương thối. Sau này, mỗi lần nghĩ về anh, tôi lại ngửi được mùi phù sa châu thổ sông Hồng. Và tự nhủ, nếu tôi sinh con, rồi kết hôn với anh ngày ấy, sống trong ngôi nhà trang trí tranh Đông Hồ đầy bụi bám, ngửi hít mùi phù sa sông Hồng ngày này qua ngày khác, không hiểu cuộc đời tôi sẽ ra sao. Sẽ bình lặng như bãi phù sa ven sông, mặc cho nước dâng nổi làm mất đi hay bồi thêm, âm thầm chịu đựng trong khi rất có thể chồng mình lại đi gieo mầm trên một mảnh đất khác? Đàn ông như anh, như phần đông đàn ông Việt Nam không biết đánh vần từ Chung Thủy trôi chảy. Đôi mắt trách cứ của chú chó bộ lông xám mượt lơ lửng trên cao. Hình như nó nhắn nhủ tôi rằng bào thai người ta vừa gắp ra sẽ đầu thai vào nó. Có lẽ vì thế, suốt đời tôi chẳng còn bao giờ được gặp nó, như một sự trừng phạt. Và anh, mối tình đầu vĩnh viễn ra khỏi tôi vào một ngày không gió. Hình như là vĩnh viễn, dù sau này, có trở lại nhưng là chứng nhân của tội ác. Chỉ có mây mù trong mắt mẹ, mùa đông trên khuôn mặt cha, nỗi trách cứ của tia nhìn chú chó, và sự hoán đổi u sầu lấy hồn nhiên trong tôi. Tôi là ai thế nhỉ? Không tiếng trả lời. Giọng tôi vọng ra từ tôi và vọng vào chính tôi. Tiếng bính boong 5 lần của chiếc đồng hồ ngoài phòng khách len qua lớp kính dầy và khuôn mặt không còn mây mù của mẹ tôi hiện ra cùng nụ cười. Giống như nụ cười.
    - Con ngủ ngon không, con gái?
    Mẹ đã tự mình trả lời trong âm điệu run rẩy của câu hỏi và khoé miệng mêu mếu. Mẹ nghĩ tôi không ngủ. Tôi chẳng biết tôi đã ngủ hay chưa. Hình như là ngày có gió. Gió tràn qua khung cửa sổ dịu dàng, mơn trớn. Gió của ngày tôi sẽ là người đàn bà trưởng thành.
    - Đến giờ rồi con yêu. Con phải dậy sửa soạn.
    Tôi co hai chân lên ngang ngực, che giấu đôi mắt hoe đỏ.
    - Đang sớm mà mẹ, mới 5 giờ. Cho con ngủ thêm chút nữa đi. Sau này mẹ có muốn, con cũng không ngủ trên chiếc giường này nữa đâu.
    - Lấy chồng rồi không được dậy muộn như ở nhà mình đâu con. Phải tập dậy sớm con à. Nhà người ta lại là nhà gia giáo, nền nếp.
    Tôi kéo chăn che kín mặt, tôi không muốn nghe mẹ nhắc đến gia đình chồng vào lúc này, những giờ phút cuối cùng còn có thể tận hưởng tự do. Mà tại sao mẹ lại có vẻ sợ sệt nhà người ta như vậy? Tôi đâu phải là cô gái kém cỏi gì, tôi là niềm mơ ước của vô khối đàn ông trên thế gian này.
    - Vẫn chỉ là đứa bé gái nhõng nhẽo, hay khóc nhè và ngang bướng.
    Tiếng mẹ nhỏ dần trong bước chân nặng chịch lo lắng. Bước chân mẹ lúc này như âm thanh khó nhọc mẹ rặn sinh tôi năm xưa. Mẹ nói tôi hay khóc nhè? Không, không còn là khóc nhè nữa. Tôi đã khóc giọt nước mắt của nỗi bất hạnh đầu đời trong vòng tay mẹ ở bệnh viện phụ sản, nơi người ta gắp đi sự sống của anh, máu huyết của tôi. Sau này, tôi còn khóc không biết bao nhiêu lần. Âm thầm cả những ngày gió và những ngày không gió, với những nỗi buồn triền miên. Nỗi buồn đàn bà. Khóc không cho mẹ biết, một mình trong bóng đêm, sau từng người đàn ông bội bạc hay bị tôi bội bạc. Không ai nghĩ một cô gái uỷ mị như tôi có đủ can đảm bội bạc đàn ông. Nhưng tôi đã từng làm điều ấy. Nếu mẹ biết, chắc hẳn mẹ không còn xem tôi là con nít. Ngày ấy, ai cũng nghĩ tôi bị ông đuổi khỏi ngôi biệt thự bên bờ biển. Mẹ mở rộng cửa đón tôi và chiếc va li lầm lạc sau 4 tháng trời. Nước mắt tôi ướt đầm bậc cửa, nơi tôi đã cất tiếng khóc chào đời. Tôi là đứa trẻ háu sống. Tôi đã được sinh ra ngay trên bậc thềm một ngày tháng hai giá lạnh. Để rồi, sau này, tôi làm mẹ đau đớn trong tim với nhiều cơn choáng ngất. Như buổi trưa ấy, mẹ đã ôm choàng lấy tôi và nức nở.
    - Nó đuổi con ra khỏi nhà ư? Con gái, đừng khóc, đừng khóc nữa. Mẹ đây, con trở về nhà là mẹ mừng rồi.
    Cuống quýt như con gái mẹ không hề lầm lạc. Cuống quýt như con gái mẹ đi xa trở về. Mẹ không biết tôi tự rời bỏ ông, người mà có lúc tôi xem còn quý giá hơn cả gia đình, hơn cả bậc thềm nơi tôi sinh ra. Nếu mẹ biết tôi đã xếp va li và ra khỏi biệt thự của ông nhanh đến mức nào, chắc mẹ sẽ không gọi tôi là cô bé yếu đuối. Trước khi rời cửa, tôi còn kịp đổ hất hộp màu đen lên tấm ra giường, thứ màu ông không ưa, như một lời từ biệt. Bước chân tôi là bước của buổi trưa hè nắng lửa. Để rồi một thời gian sau, bằng bước của một ngày chớm đông rụt rè, hối lỗi, tôi đã trở lại ngôi biệt thự ấy và được ông đón tiếp ân cần nhưng lịch sự với những điều kiện như một vụ buôn nha phiến. Ông là người Tàu, ông có dáng dấp và đôi mắt, ánh nhìn của một người đàn ông Tàu ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Bí ẩn, khôn ngoan và đầy ma lực với các cô gái. Ông lại là thương nhân giàu có. Cốt cách của ông toả ra quyền uy làm người khác phải phục tùng. Một thiếu nữ lãng mạn, ưa khám phá, phiêu lưu như tôi dễ dàng bị ông đánh gục. Tôi ngã ngựa trong chính tâm hồn mình trước ánh mắt, nụ cười của ông. Tôi đầu hàng thể xác mình sau mỗi cuộc ân ái cùng ông.
    - Em thích cách tôi vừa yêu em chứ? Tôi thấy em co giật từng cơn và xiết tôi mạnh.
    Khuôn miệng ông cười, đuôi mắt ông cười nhưng tròng mắt không cười. Tròng mắt ẩn sâu một mí nhìn sâu vào tôi dò xét mỗi phản ứng. Tôi yêu ông, tôi đam mê ông nhưng tôi sợ ông. Nỗi sợ càng kích thích tôi khi ông bao trùm tôi từ bên trên như một lãnh chúa. Thân hình ông rắn chắc tựa một củ sâm. Gần ông, da dẻ tôi trở nên hây đỏ, láng mát. Tựa như tôi được uống nước sâm chắt lọc từ da thịt ông. Thân thể ấy toát ra mùi thơm hắc, mùi đền đài, lăng tẩm, uy quyền. Tôi cố ngước lên cao, cao mãi để hít ngửi mùi đế vương ấy. Nhưng càng rướn, ông càng vươn lên. Vì thế, mọi cuộc ******** của tôi và ông là những cuộc rượt đuổi không bao giờ chán. Ông không bao giờ cho tôi ngồi trên mặc cho tôi van nài điều ấy. Tôi cho em sung sướng, tôi cho em tất cả, tôi là Hoàng thượng của em, em hãy tận hưởng đi. Giọng nói của ông đúng là giọng của một vị Hoàng đế. Tôi đê mê tận hưởng những khoái cảm ông mang lại, để rồi lần sau lại van xin được yêu ông từ bên trên. Và bao giờ cũng là cái lắc đầu. Nhưng tôi thoả mãn, tôi phục tùng mọi điều ông muốn. Hình như người ông được nặn từ thép, ông không biết mệt bao giờ. Nắng chiều miền biển soi qua cửa sổ mở toang lặn hơi nóng vào da thịt cũng không làm ông ngưng nghỉ yêu đương. Ông chỉ cười, chỉ ra lệnh và nhồi vào, thúc sâu, bền bỉ, mạnh mẽ đến khi tôi hét lên cùng sóng biển hoàng hôn, ông mới tạm ngừng.
    - Ông thích em ở điểm gì? Sao ông lại chọn em để yêu giữa bao nhiêu cô gái đẹp?
    Câu hỏi của tôi thường được trả lời bằng hàng giờ ông hít ngửi, sờ nắn da thịt tôi như để định giá một chiếc bình cổ thời Minh. Mỗi bận ánh mắt ông soi vào vùng kín, da thịt tôi lại hồng tía lên như chiếc mào gà, để rồi bị ông dìm chết, bở ra như một củ khoai lang. Có một lần duy nhất ông trả lời câu hỏi của tôi.
    - Vì em thông minh nhưng cả tin. Vì em yếu đuối nhưng cố tỏ ra mạnh mẽ. Nếu rời xa tôi, em sẽ chết. Em đang mắc căn bệnh trầm kha, chỉ có tôi mới giúp em hồi sinh được. Em sinh ra để dựa dẫm vào tôi.
    Đuôi mắt một mí của ông cười ma quái. Nắng biển Đông chết ngoài khơi xa trước ánh mắt ông. Tấm thân tôi cong lên hình chữ S, một hình chữ S cố phản kháng:
    - Nhưng em không phải nô lệ của ông.
    - Trong tâm tưởng, em luôn nghĩ em là nô lệ. Em nghĩ thế từ khi em chưa sinh ra, từ cả ngàn năm nay. Em không có sự tự tin.
    Người tôi oằn xuống thẳng đơ, phục tùng giọng nói, phục tùng ý nghĩ của ông. Không còn chữ S nữa mà là chữ I, hai đầu xẹp nhép. Tôi yên lặng để ông giam lỏng trong ngôi biệt thự. Tôi chỉ được phép ra ngoài khi có ông cùng đi. Đêm trước hôm tôi xếp va li và trốn khỏi ngôi biệt thự, ông ******** với tôi ngoài biển đêm, khi dưới chân thuỷ triều đang rút, trơ lại những doi cát ẩm vàng tựa chiếu chỉ vua ban trải dài từ kinh đô tới tận cùng đất nước. Run rẩy giữa mênh mông gió và mênh mang cô đơn trời nước, ông để tôi ngảnh mặt ra đại dương và nhập vào tôi từ phía sau chiếm hữu. Tôi thoả mãn, tôi lạ lùng, tôi mê man, và tôi mang cảm giác nhục nhã. Cảm giác ấy đã giúp tôi sáng hôm sau đi khỏi ngôi nhà. Nhưng rồi chính nó cũng chết trong cơn khát nước sâm của tôi những ngày sau và đẩy bước chân tôi quay trở lại biển.
    - Em đã phản bội tôi trong khi tôi giúp em hồi sinh. Em chạy theo những ảo ảnh bên kia đường chân trời. Tôi không đuổi em về với ảo tưởng của em, nhưng tôi cũng không thể cho em tất cả những gì em muốn như trước đây được nữa. Tôi chỉ cho em ăn khi nào tôi thích. Và em phải quỳ gối khi tôi đút cho em ăn. Tôi không cấm được suy nghĩ của em chạy rông về bên kia đường chân trời. Ngày chân trời của em vụn vỡ, tôi cũng vẫn bắt em quỳ gối.
    Ông xoa xoa lòng bàn tay tôi và day mạnh huyệt đạo trên mu bàn tay khi buông những lời ráo hoảnh ngày tôi trở lại. Những ngày mong chờ mòn mỏi trong ngôi biệt thự không có ông dường như câm nín, phế hoang. Ông nói ông đi Mông Cổ, ông đi Nhật Bản lo việc kinh doanh. Đúng khi tôi thoi thóp còn lại một chút hơi tàn trong cơn khát, ông mới từ tốn trở về và dìu tôi ra biển. Dưới chân thuỷ triều đang rút, ông cho tôi ăn. Tự nguyện, tôi quỳ xuống trong tư thế của một nô lệ. Có bận, khi ông đang mải miết nhét đầy thức ăn vào miệng tôi, trong đầu tôi thoáng hiện ra tương lai. Tôi làm vợ ông? Tôi no ấm, đủ đầy, con đàn cháu đống? Tất nhiên. Và suốt đời quỳ gối, trang sử riêng tư cuộc đời tôi sẽ ghi danh hai tiếng nô lệ? Đương nhiên. Thân mình tôi quẫy như một con cá kình rồi náu lặng như con rùa lật ngược. Dù đau dớn, tôi cũng cố tìm cách trở mình.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này