1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cactus_vn, 06/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khatsi

    khatsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Cunc- Đỗ Hoàng Diệu ơi, sì tốp cái trò này đi. Thối lắm. Tớ không phỏng đoán, tớ khẳng định cundc là Đỗ Hoàng Diệu, đối chiếu mấy cái bài trả lời phỏng vấn lăng nhăng của Đỗ Hoàng Diệu được pots lên đây với mấy thứ cundc viết là tớ biết liền là của một người. He he... Cứ tưởng chỉ có em gì học ở Tổng hợp viết cái thiểu thuyết gì được anh Phạm xuân Nguyên khen nức nở mới lập topic để khen chuyện của mình, lại thêm cả Đỗ Hoàng Diệu. Tưởng nhà văn nhớn cái tầm cũng nhớn, té ra cũng tiểu nhân hạ cấp. Ai đời nhà văn nhớn lại đi phân tích chuyện của mình cho người đọc "thông óc". Ai đời nhà văn nhớn đi xỉ vả người chê truyện của mình là "lũ thối thây"... Cundc-Đỗ Hoàng Diệu cứ việc vào đây huênh hoang khoe khoang dạy dỗ cãi nhau với mọi người nhe, đến phần nào chuẩn bị khoe người yêu thì thông báo trước để mọi người chuẩn bị khẩu trang nhe. He he... Thối không ngửi được cundc-Đỗ Hoàng Diệu ơi... he he!
  2. Sui_Feng

    Sui_Feng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    khatsi có lẽ nên ngó lại một chút đi. cundc không phải Diệu đâu. Cundc còn non quá trong trả lời và ứng phó dù có khả năng "vẽ" khá tốt. Nếu là Diệu chắc chắn câu chuyện sẽ thú vị và đỡ lan man thế này.
  3. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Chà chà, lâu lâu mới ghé vào, tối qua ngồi đọc mất toi mấy tiếng. Phải động não một tý để cundc không đánh giá tôi thiếu chín chắn, giờ thì mới có ý kiến được đây. Bạn khatsi tinh thật đấy (nik của bạn đọc là khát sỉ thì vô nghĩa, đọc là khất sĩ nghe túng bấn quá, hi hi...). Tớ cũng bảo cundc đúng là Đỗ Hoàng Diệu. Trả lời phỏng vấn, anh chị em phóng viên người ta gọt dũa, mông má hộ cho mà còn thấy trình độ Diệu rất kém, quanh quẩn chỉ thấy "vỏ bọc" với "thông điệp" rồi khoe người yêu là hết. Vào diễn đàn này phải đơn thương độc mã, con người, trình độ của Diệu thế nào mới tòi ra. Hôm trước trả lời phỏng vấn (bạn nào đã pots vào đây), Diệu bảo các ý kiến trên mạng là "chửi bới", không chịu được nên Diệu xông vào, nấp dưới cái nik là cundc để dạy bảo, ''chửi nhau" với mọi người. Thế thôi. Tưởng chỉ có ông Trinh Đình Khôi vô liêm sỉ mới tự phân tích cái hay, cái đẹp trong tiểu thuyết của ông ta, nay thêm Đỗ Hoàng Diệu.
    Tôi mượn lời của khatsi để "bình loạn" về việc này: "Thối quá". Thành thật khuyên cundc-Đỗ Hoàng Diệu dừng lại đi. Đừng diễn trò hề nữa.
  4. botbienxinh

    botbienxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Tác phẩm văn học, theo ý kiến của một nhà nghiên cứu nước ngoài, phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung. Cái hay là ở cái sự phát minh và khám phá đó. Cho phép tôi được nói đến ở đây, như một dẫn chứng, trong quan hệ với điều đang bàn là tác phẩm hay, về truyện ngắn ?oBóng đè? của Đỗ Hoàng Diệu đang gây hai luồng trái ngược nhau. Tôi phải nói ngay, với tôi, đây là một truyện ngắn hay, hay cả ở cách viết và nội dung. Trong tâm thế, tâm thức giải mã lịch sử và truyền thống Việt, một xu hướng đã được dấy lên từ thời văn học đổi mới, Đỗ Hoàng Diệu đã tạo được một hình tượng ?obóng đè? đầy ám ảnh và dằn vặt.
    Trước hết, theo trong mạch truyện, đó là bóng đè của truyền thống văn hóa dân tộc đổ xuống khao khát bản năng được sống, được yêu hết mình của những người phụ nữ. Họ muốn bung tỏa, bùng nổ toàn bộ con người bản năng của mình trong sự dâng hiến và đón nhận tình yêu, vượt qua những rào cản cấm kị, kiêng cữ của hệ giá trị một thời, của những tập tục gia đình, dòng họ. Nhưng truyền thống không cho được công khai thỏa mãn tình yêu đầy bản năng của mình. Nhân vật ?otôi? trong truyện phải cam chịu phận làm dâu trước một bà mẹ chồng suốt đời coi sóc chiếc bàn thờ của gia tộc. ?oTôi? cũng phải nén cơn khát thèm mãnh liệt của mình bên người chồng cứ mỗi lần về quê cúng giỗ là mất hết sinh lực đàn ông, là thành ra như bất lực. Người con gái trong truyện ?oVu quy? đã tự hỏi: ?oSống trong căn nhà trang trí tranh Đông Hồ đầy bụi bám, ngửi hít mùi phù sa sông Hồng ngày này qua ngày khác, không hiểu cuộc đời tôi sẽ ra sao?.
    Rộng ra, đó là bóng đè của quá khứ đổ xuống con người hôm nay, hay là sự níu buộc, trả thù của quá khứ đối với hiện tại. Con người trong đời sống hiện tại khát vọng sống tự do, khát vọng tự do cá nhân. Nhưng áp lực của truyền thống, của cộng đồng, của dân tộc đè nặng xuống họ. ?oTôi? trong truyện nằm trên tấm phản ở trước bàn thờ. ?oTấm phản mang quá khứ của gia đình Thụ, xa xôi, chất chồng. Còn tôi, hiện tại, một đứa con dâu đĩ thõa đang ưỡn ngửa căng rát đón chờ?. Chiếc bàn thờ che màn đỏ ở nhà Thụ là hiện thân, là biểu tượng của quá khứ đó. Trước nó, ?otôi? trong truyện bị hãm hiếp mà không thể phản kháng, chống cự. Đồng lõa với nó là bà mẹ chồng và cô em chồng, những người cam phận sống trong khuôn khổ quá khứ. Quá khứ là tốt đẹp. Truyền thống là tốt đẹp. Do đó mọi sự cựa quậy muốn thoát khỏi cái bóng quá khứ, truyền thống, đều bị coi là sai trái, tội lỗi.
    Rộng ra nữa, đó là bóng đè của Trung Hoa đổ xuống Việt Nam. Cả về chính trị, xã hội và văn hóa. Gia đình Thụ là dòng dõi đế vương Trung Hoa. Cô gái, vợ Thụ, đã bị cha chồng mình từ bàn thờ bước xuống đè bóng hãm hiếp, lần đầu cô bị cưỡng bức, nhưng lần sau cô tự nguyện, sau đó nữa thì cam chịu, vừa thỏa mãn vừa nhục nhã. Một người tình của cô gái trong ?oVu quy? là thương gia Trung Hoa. Trong cuộc tình, cô gái đã cong tấm thân mình lên thành hình chữ S, ?omột hình chữ S. cố phản kháng? để không trở thành nô lệ của ông ta. Nhưng gã tình nhân người Tàu này nói: ?oTrong tâm tưởng, em luôn nghĩ em là nô lệ. Em nghĩ thế từ khi em chưa sinh ra, từ cả ngàn năm nay. Em không có sự tự tin?. Và thế là: ?oNgười tôi oằn xuống thẳng đơ, phục tùng giọng nói, phục tùng ý nghĩ của ông. Không còn chữ S nữa mà là chữ I, hai đầu xẹp nhép?. Cô gái đã thử một lần trốn chạy, nhưng rồi lại quay về với lão ta để bị đối xử nô lệ một cách nhục nhã hơn. Tình cảnh Việt Nam dưới bóng đè Trung Hoa là vậy chăng. Đã không cam phận, đã tìm cách vượt ra, nhưng dường như vẫn chưa thoát được cái bóng to lớn của người láng giềng phương Bắc. Có thể lấy một liên tưởng ở đây tới đoạn văn Nguyễn Huy Thiệp viết gần hai chục năm trước, cũng trong một truyện ngắn: ?oĐặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó? (?oVàng lửa?).
    Đọc ở những tầng nghĩa này, thấy chỉ với hai truyện tiêu biểu là ?oBóng đè? và ?oVu quy?, Đỗ Hoàng Diệu đã đưa đến người đọc những thông điệp nhiều chiều, mà chắc với không ít người là khó tiếp nhận và chấp nhận. Những phụ nữ trong truyện ở đây vừa là phụ nữ, vừa là dân tộc. Để phản kháng lại quá khứ, truyền thống trói buộc, kìm hãm, nhân vật ?otôi? đã chạy ra giữa cánh đồng, giữa khu mồ mả nhà chồng để được là chính mình: ?oMười một ngôi mộ yên bình, sự yên bình thái quá một u mê. Tôi muốn những ngôi mộ nứt đất chui ra từng bóng ma, từng oan hồn liệt sĩ xéo sắc, tay dài chạm gối. Tôi nghĩ mình sẽ không sợ hãi. Tôi muốn họ trả lời tôi họ muốn gì ở đứa con gái nhiều xúc cảm này và có gan hãy hãm hiếp tôi giữa ban ngày ban mặt. Vẫn chỉ là im lặng. Má tôi nóng hực, miệng tôi lại khát cháy. Giật tung hàng khuy áo, cành hoa đỏ thẫm đứt đôi, tôi xoay vòng quanh mười một ngôi mộ. Vú tôi rứng tràn không khí. Vú tôi là đời sống, là hơi thở, là khí quyển. Mồ mả là quá khứ, là huân chương, là tổ quốc. Tôi chạy giữa bãi tha ma thênh thang hoang dại. Tôi múa điệu múa da thịt tươi tốt, thách thức thần linh, thách thức âm hồn dòng dõi Trung Hoa nhà Thụ. Tôi tung tăng thể xác, đôi bầu vú tự do khiêu khích cho đến lúc bàn tay xa lạ có năm ngón thuôn mềm đưa lên cài lại hàng khuy áo ngay ngắn. Tôi đứng nhìn bàn tay của chính mình như nhìn bàn tay của một kẻ chất phác quả quyết giắt tay tôi lầm lũi trở về. Có phải bàn tay của kẻ nào đó còn dính vào cườm tay tôi đã hiểu không thể nào chống cự nổi chiếc bàn thờ to dài quá cỡ với tấm màn đỏ nhức nhối chất chứa cả một quá khứ phi phàm??.
    Đoạn kết truyện ?oBóng đè? đã nâng cao hẳn tầm tư tưởng của tác phẩm. Đầu truyện là hình ảnh bàn tay lạ lùng, mỏng tang, ?okhông thay đổi theo mùa hay béo gầy cơ thể?. Cuối truyện lại là bàn tay đó. ?oTôi đưa tay mình ra sáng. Nắng lung linh trên năm ngón dài ngắn thanh tao lạ thường. Chiến tranh, giông gió, bão lũ, hán hạn, tôi có thể chết đi rồi mà bàn tay vẫn nguyên vẹn. Tôi đinh ninh điều ấy. Con tôi sẽ có bàn tay của mẹ. Một bàn tay không béo gầy, không trọng lượng, chỉ có làn da mỏng tanh nhưng biết níu giữ tự do cho dù bị thân thể buộc trói. Nắng tắt, mà bàn tay vẫn óng ánh diệu kỳ?. Đó là cái duy nhất của cô gái (Việt Nam) thuộc về cô (Việt Nam). Còn bàn tay đó thì còn ước mơ, còn hy vọng chống lại bóng đè.
    Để chuyển tải được một thông điệp có nhiều lớp nghĩa như vậy, ?oBóng đè? đã được xây dựng như một ẩn dụ sâu sắc trong một câu chuyện nhiều nhục cảm. Chính lối viết này là một sự táo bạo của tác giả, và nó là thích hợp cho sự thể hiện chủ đề tác phẩm. ******** (hay ***) ở đây đã trở thành một yếu tố nghệ thuật cần thiết. Bởi sự mô tả gần như tỉ mỉ, chi tiết cảm giác nhục thể của nhân vật truyện là đồng thời mang ý nghĩa thực và hư, cụ thể và tượng trưng. ?oVu quy? cũng vậy, sự chung đụng của cô gái trong truyện với mấy người tình là mang nghĩa tượng trưng, cô chưa biết tương lai đời mình sẽ gắn bó với ai, chẳng lẽ là với xác ướp. Thân phận cô gái là thân phận đất nước, vu quy vẫn chỉ là ước vọng.
    Truyện ngắn ?oBóng đè? hay là vì vậy, theo cách đọc văn bản nghệ thuật của tôi. Có những người khác thấy nó là phản chính trị, phản đạo đức, thì đấy là tùy cách đọc của họ. (Dịp này đang kỷ niệm 240 năm sinh thi hào Nguyễn Du, tôi liên tưởng đến những nhà nho thủ cựu một thời coi Truyện Kiều là ?odâm thư? nên đã khuyên răn: ?oĐàn ông chớ đọc Phan Trần, đàn bà chớ đọc Thúy Vân Thúy Kiều?. Ôi chao, từ Truyện Kiều đến ?oBóng đè? đã cách hai thế kỷ rồi!). Nhưng vậy là ở đây có sự khác nhau về quan niệm, về cách đọc. Tuy nhiên, khác nhau thế nào thì cũng phải trên cơ sở văn bản in ra. Do đó, điều kiện đủ cho tác phẩm hay là phải bắt đầu từ quan niệm hay như một quá trình động, biện chứng. Và như thế thì không thể tiên quyết đứng trên một quan niệm hay cố định, tĩnh tại để quyết định cái viết nào là được in ra, còn cái viết nào là cấm in, cấm phát hành. Cuốn truyện Bóng đè được ra tại nhà xuất bản Đà Nẵng, và hiện giờ nơi đó đang bị sức ép từ phía những ý kiến phê phán nặng nề cuốn sách. Còn những ý kiến đánh giá cao tác phẩm thì không được coi trọng từ phía quản lý xuất bản. Thế thì sao nào? Thế thì văn học Việt Nam khó có tác phẩm hay, nhất là những tác phẩm hay vượt ra ngoài thói quen, khuôn khổ thông thường
  5. Trai_Nuoi_De

    Trai_Nuoi_De Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn cún đã có ý kiến đồng tình và động viên. Cũng định viết vài dòng nhưng ngại quá. Những người hiểu thì đã hiểu rồi còn những người không muốn nhìn ra thì có nói cũng khó. Họ quá bận rộn với cái thanh cao, trong trắng và đẹp đẽ của họ để lắng nghe những cái "rác rưởi"......
  6. botbienxinh

    botbienxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Đông La
    Đọc Bóng đè

    Đỗ Hoàng Diệu (ĐHD), với tập Bóng đè, đã tạo ra hai luồng dư luận trái ngược nhau, người khen thì hết lời mà người chê cũng hết cỡ.
    Người chê thì cho văn của cô là ?onhững chuyện tình dâm ô?,?oquên đi cội nguồn văn hóa để viết ra những câu chữ mang nội dung thô tục?, ?ophản giáo dục và vô trách nhiệm, làm bẩn tâm hồn người đọc?, ?olàm nhục văn chương và văn hóa Việt? (Phúc Linh, báo Công an TPHCM).
    Ngược lại, những người khen cô, những ?obà đỡ của văn chương đổi mới?, lại cho cô là một nhà văn đầy bản lĩnh, tài năng, theo Châu Diên, cô đã ?obộc lộ một quyền lực giời cho?; một Website tiếng Việt ở hải ngoại cho cô là ?omột thiên tài mới?.
    Riêng tôi, khi đọc xong Bóng đè, thấy cả người chê lẫn người khen đều có lý nhất định, nên muốn viết ít dòng mong tìm ra được cái tính có lý của hai điều ngược nhau trên.
    Tập truyện ngắn Bóng đè gồm 8 truyện, nhưng chỉ có các truyện ?oBóng đè?, ?oVu quy?, ?oDòng sông hủi?, ?oBốn người đàn bà và một đám tang? là mang đậm sắc thái ĐHD, gây được ấn tượng mạnh nơi người đọc, kể cả những người yêu và ghét văn cô. Văn ĐHD không nhiều sự từng trải thâm nho như Nguyễn Huy Thiệp, không nanh nọc như Phạm Thị Hoài, không khoe kiến thức như Nguyễn Việt Hà, nhưng ý tưởng của cô lại bạo liệt và lớn hơn. Cách viết của ĐHD rất hiện đại, đưa ra được những kết cấu phúng dụ, rồi xây nên tác phẩm bằng những chất liệu là những xúc cảm, những rung động, những hành động tính dục rất lạ lùng nhưng cũng rất phong phú và sinh động, vì thế truyện của cô cuốn hút và có sức gợi mở. Theo tôi, cách viết này có thể coi là một bút pháp cao cường. Không biết ĐHD có đọc Tử cấm nữ không, vì Tử cấm nữ có kết cấu phúng dụ tương tự như truyện của ĐHD, nếu chưa đọc mà viết được vậy thì cô quả là một nhà văn tài năng độc đáo, còn nếu rồi mà bắt chước thì cũng đáng ghi nhận tinh thần học hỏi, áp dụng cái mới. Bởi tôi nhận thấy, đa số người viết thường viết chủ yếu bằng các giác quan, viết ra tác phẩm chủ yếu bằng sự tái hiện những điều tai nghe, mắt thấy hoặc đọc được; nếu có hư cấu, thì cũng là dựa trên những dữ liệu đó. Ý nghĩa tác phẩm là chính những điều thể hiện chứ không cất giấu điều gì phía sau vỏ chữ. Nói chung, loại văn chương ?ogiác quan? này phụ thuộc nhiều vào tài liệu, thấy chuyện hay thì viết được truyện hay, còn chỉ biết chuyện dở thì viết được truyện dở. Còn có một loại văn chương khác nữa, đòi hỏi người viết không phải lệ thuộc chủ yếu vào ?otài liệu? mà là tài viết, những nhà văn viết bằng trí tuệ. Ở loại văn chương ?ođầu óc? này, sức mạnh của nó không chỉ phụ thuộc vào sự ly kỳ, kịch tính của những ?ochuyện? nó kể, mà nó còn phụ thuộc, có khi là chủ yếu, vào ngôn ngữ, kết cấu, các biểu tượng, hình tượng và các ý tưởng mà người viết tạo ra. Tội ác và trừng phạt, nếu không có ý nghĩa triết lý, thì chỉ là câu chuyện hình sự đơn giản; Trăm năm cô đơn, không hàm chứa những tư tưởng lớn, chỉ là cuốn sách dâm ô về sự loạn luân. Nói chung, người viết loại này phải dụng công nhiều hơn, có tài hơn.
    ĐHD thuộc loại thứ hai, cô có nhiều tố chất văn chương, khi viết, hiện thực với cô chỉ là cái cớ, thậm chí cô còn bịa ra cả hiện thực để mã hóa, cài đặt ý tưởng của mình. Cô dẫn chuyện khá nhuần nhuyễn, khéo che đậy, khiến đa phần độc giả lầm, đến nỗi cô phải thanh minh: ?oTôi đã và sẽ luôn khẳng định rằng tôi chưa bao giờ viết về tính dục cả. Tôi chỉ mượn tính dục làm cái vỏ để chuyển tải những thông điệp khác của mình?.
    Với những phẩm chất văn chương như vậy, những người khen ĐHD không phải không có lý. Có điều, những quan niệm về cái mới, về tài năng và giá trị tác phẩm của một số người được coi là ?ocấp tiến? thời gian qua thường cực đoan và không toàn diện. Có tác giả, tác phẩm được họ đẩy lên tột cùng, có tác phẩm được ca ngợi chỉ vì cách viết mà không để ý gì đến nội dung, bất kể đúng sai, tốt xấu. Với một số người, đổi mới đồng nghĩa với việc trước ca ngợi thì nay phản kháng; trước êm đềm thì nay giật cục; trước nghiêm trang thì nay giễu cợt, khinh bạc; trước tế nhị, lịch sự thì nay nanh nọc, thô tục? Theo tôi, đổi mới như vậy mới chỉ là đổi mới cái vỏ văn chương, khi không khám phá được điều gì nghiêm túc, sâu sắc, lớn lao thì gây ấn tượng bằng những điều lập dị, ngược ngạo, sản phẩm của trí tuệ nông cạn nhưng hãnh tiến. Văn chương chân chính muôn đời vẫn luôn dựa trên bản năng thẩm mỹ mang tính người. Theo tôi, đổi mới thực chất nghĩa là phải làm cho văn chương ?omạnh? hơn, biểu đạt cao hơn, sâu rộng hơn, đúng hơn và có tác động tích cực hơn đến hiện thực cuộc sống; biểu cảm sâu hơn, toàn diện hơn cuộc sống tinh thần con người. Giống như trong công nghệ, những chiếc máy tính đời sau nhỏ gọn hơn nhưng lại đa dụng, tiện lợi hơn; trong khoa học, một công thức đơn giản nhưng lại bao hàm những quy luật lớn lao của tự nhiên. Muốn vậy, đòi hỏi nhà văn phải có trình độ cao. Riêng điều này tôi thấy lạ là, ngày xưa lạc hậu thì nhà văn lại có trình độ mọi mặt cao hơn đa phần độc giả, còn ngày nay, ngoài khiếu văn chương, đa phần nhà văn kém hơn nhiều tầng lớp, nhất là những trí thức, nên khi viết về những lĩnh vực liên quan đến chuyên môn của họ, họ thường thấy có những điều nghô nghê và buồn cười.
    Cái chưa được của văn chương ĐHD chính là ở chỗ cái trình độ này. Với lứa tuổi, sự từng trải của cô thì như vậy cũng là lẽ thường tình, có điều cô lại có tham vọng quá lớn, đã hồn nhiên đưa ra lời giải những bài toán lớn của thời đại, cái việc mà theo tôi đến cả một viện nghiên cứu, gồm những nhà bác học hàng đầu của đất nước cũng chưa chắc đưa ra được thỏa đáng. Bởi những bài toán xã hội đều rất khó. Xem sự tranh luận trên mạng về nhận thức lại, về dân chủ, về đổi mới, về phát triển, nhiều chỗ tôi thấy buồn cười về sự ông chẳng bà chuộc, ai cũng vì nước, vì dân cả, nhưng thực chất đều vì cái tôi. Là những người có lương tri, ai cũng muốn đất nước phát triển tốt đẹp, ai cũng muốn những quốc nạn được dẹp bỏ, nhưng phải dựa trên những lời giải khoa học. Tôi rất mong có những tác phẩm thể hiện được điều này. Còn không, nếu nông nổi, chỉ viết ra được loại văn chương a dua, xu thời. Tôi tuy không đồng ý với Phúc Linh, trên báo CATPHNM, về sự phê phán nặng tính dâm ô của văn ĐHD, vì nó chỉ là cái vỏ, nhưng anh viết có lý: ?oqua những chuyện tình dâm ô, tác giả muốn chuyển đến người đọc thông điệp gì?... Nếu có thông điệp thực sự thì cũng chỉ là lời vu cáo hồ đồ, độc địa!?. Tuy tôi cũng không thích cách viết và dùng từ trong việc viết phê bình của Nguyễn Chí Hoan, trên báo Người Hà Nội, mà chị Dư Thị Hoàn có chê, nhưng tôi rất đồng ý với những nhận xét này của anh: ?oviệc nhận thức những chủ đề phức tạp đòi hỏi nhiều tri thức khác nhau... tập ?oBóng đè?, lấy những chuyện ******** tình yêu làm môi trường bàn chuyện thân phận đàn bà, rồi từ đó phóng chiếu lên thân phận lịch sử nòi giống, tính cách và bản sắc văn hóa, thậm chí là mơ hồ một chút gì đó về hòa hợp và hội nhập đương thời v.v... đều mới chỉ dừng ở mức độ có tham vọng luận bàn?; ?oÐiều đáng phải nói là khi một nghệ thuật như thế lại phô bày tham vọng nhận thức cái thực tại mà vốn nó đã không/ chưa hiểu biết cho đến nơi đến chốn?.
    Có thể ĐHD sẽ chối, như cô từng nói: ?oSự phê phán quá tay của dư luận đối với những điều mà tôi không chủ trương viết?. Châu Diên cũng có bài trên mạng cho rằng ?onhà viết truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu không chủ bụng ?ophản ánh? một hiện thực nào cả?. Nói như Châu Diên vô tình đã hạ thấp văn ĐHD, còn nếu ĐHD chối những điều mình ám chỉ thì ĐHD ngoài đời quả là hèn nhát so với tác giả ĐHD khi viết.
    Tôi muốn phân tích thêm về hai truyện ?oBóng đè? và ?oVu quy?.
    Về ?oBóng đè?: Trước hết, để mỗi thao tác văn chương đạt hiệu quả, người ta phải sử dụng những hình ảnh đắc địa, hợp cách. Nguyễn Du dùng phép ẩn dụ, ví vầng trăng bị xẻ làm đôi với tình yêu bị chia cắt thật tuyệt diệu. Vậy với thao tác phúng dụ trong ?oBóng đè? của ĐHD, chuyện loạn luân giữa hồn ma cha ông tổ tiên nhà chồng gốc Tầu với người con dâu khiến cô mang thai, thật khó tìm ra được một thực tại nào tương đồng hoàn toàn. Nếu ám chỉ nước ta ảnh hưởng Trung Quốc thì chúng ta đang ảnh hưởng Trung Quốc hiện tại chứ không phải phong kiến xưa, mà không chỉ Trung Quốc, ta đang ảnh hưởng tất cả những gì tiên tiến của thế giới hiện đại. Trịnh Cung trên mạng cho viết vậy, ĐHD đã có ?oý tưởng dữ dội về việc nhìn lại quá khứ, nhằm tháo bỏ những giá trị ảo, những ám ảnh trói buộc đeo đẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác?. Sự loạn luân đó (mà có lẽ ĐHD đã triển khai từ ý của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ?oVàng lửa?: ?oĐặc điểm lớn nhất của xứ sở này (chỉ Việt Nam) là nhược tiểu. Đây là cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vùa căm thù nó?) có thể gợi người ta nghĩ tới việc nền văn hóa nước ta ảnh hưởng Trung Quốc do bị đô hộ, nhưng trên thế giới có một xã hội nào không có sự lai tạo văn hóa? Đó là một lẽ đương nhiên của xã hội loài người với một lịch sử đầy biến động, đầy đối kháng, đầy những tham vọng thống trị của kẻ mạnh. Còn cho hành động loạn luân ấy giúp người ta tháo bỏ những giá trị ảo, rồi thoát khỏi những ám ảnh trói buộc thì thật là một sự liên tưởng khấp khểnh. Người đọc am tường luôn có những khám phá những hàm ý sau các hình tượng văn chương, thậm chí cả những điều người viết không nghĩ tới, nhưng phải xuất phát từ văn bản chứ không phải gán ghép tuỳ tiện. Như vậy, kết cấu truyện ?oBóng đè? không vững vì thể hiện không ?osõi? các ý tưởng mà một truyện có kết cấu phúng dụ buộc phải có.
    © 2005 talawas
  7. botbienxinh

    botbienxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Truyện ?oVu quy? khá hơn, ý tưởng ĐHD cũng bạo liệt hơn, đa nghĩa hơn, được thể hiện qua những hồi ức kỳ lạ của một nhân vật nữ trong đêm trước ngày cưới về những cuộc tình với 5 người đàn ông, rồi cuối cùng, theo quyết định của ông bố, cô phải cưới và trải qua đêm tân hôn với một xác chết! Rõ ràng, đây không phải là một truyện thực mà là một truyện phúng dụ, nhằm ám chỉ nhiều điều. Ở truyện này ĐHD quả khéo tay, hình ảnh thật, ảo, ngôn ngữ thật, ngôn ngữ phúng dụ trộn lẫn nhuần nhuyễn, người đọc tinh sẽ thấy tầng tầng lớp lớp ý tưởng của cô cài đặt trong đó.
    Hình ảnh người con gái ?oTấm thân tôi cong lên hình chữ S, một hình chữ S cố phản kháng? khiến người đọc dễ dàng hiểu ĐHD ám chỉ thân phận cô gái chính là lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân vật ông bố ám chỉ sự lãnh đạo, lực lượng có quyền quyết định lựa chọn những bước đi của lịch sử. Những mối tình cũng như những hành động tính dục trong truyện cũng đều mang tính phúng dụ. Nhân vật người đàn ông đầu tiên được cô gái nhớ đến như một nhà tiên tri, một nhà văn, đã cho cô biết sẽ biến cô từ một thiên thần thành người đàn bà trần tục, rồi mỗi người đàn ông đến với cô sau đó cũng sẽ lại như một nhà văn, đều có khả năng ?okhám phá cô?, điều này như ám chỉ điều chỉ có tư chất nhà văn mới nói ra được sự thật về lịch sử, về số phận của đất nước. Như vậy, mỗi một cuộc tình trong ?oVu quy? đều ám chỉ một một sự khai ngộ, một nhận thức lại, chỉ ra một sự thật hiện trạng của đất nước theo cách nhìn cũng như thái độ của ĐHD. Cuộc tình đầu với người thanh niên ?onhà treo tranh Đông Hồ? và ?oda thịt mang mùi phù sa sông Hồng?, một thanh niên Việt, đã tan vỡ bởi sự không chung thủy, vô trách nhiệm và hèn kém của người con trai; viết vậy, sự tan vỡ mối tình thuần Việt bởi tính cách của chính con người Việt, tác giả đã cho chính chúng ta thích sự lai tạp, không trân trọng giữ gìn bản sắc cũng như tính độc lập của dân tộc. Cuộc tình vừa mê đắm vừa sợ hãi và đã bội bạc với người đàn ông Tàu có ?oThân thể toát ra? mùi đền đài, lăng tẩm và uy quyền?, cho ?oem là nô lệ? từ ngàn năm nay?, rồi ?ongười tôi oằn xuống? phục tùng ông? Không còn chữ S nữa??; rõ ràng tác giả đã thể hiện cách nhìn của mình về mối quan hệ giữa ta và Trung Quốc trong lịch sử cũng như hiện tại ?oEm đã phản bội tôi trong khi tôi giúp em hồi sinh. Em chạy theo ảo ảnh bên kia đường chân trời. Tôi không đuổi em? nhưng tôi không thể cho em những gì em muốn như trước đây nữa? Tôi chỉ cho em ăn khi nào tôi thích. Em phải quỳ gối?? (tr. 52). Mối tình đầy thương xót với anh chàng Việt kiều không thành do ông bố cho là ?oquân bán nước? thể hiện quan điểm của ĐHD về cuộc kháng chiến thống nhất đất nước, tác giả cho đó là một cuộc chiến đã gây ra mất mát, ngăn cách, chia lìa ?oBao nhiêu cạm bẫy,? chông mìn,? kẽm gai dựng lên những thù hằn ngăn cách còn nằm sâu, nắm giữ mảnh đất mẹ của chàng. Có làm ra bao nhiêu tiền để mang về, bức tường đó vẫn không phá bỏ được? (tr. 58). Mối tình đầy thỏa mãn, tiếc nuối với một người Mỹ không thành, vì ông bố không chấp nhận thứ ?ovăn hóa B52?, cũng thể hiện quan điểm của tác giả đối với Mỹ.
    Và cuối cùng, phần đáng nói nhất, người con gái bị bố ép làm đám cưới và đêm tân hôn đã diễn ra ở khách sạn Eden (?oVườn Ðịa đàng?) với một xác ướp một người đàn ông tên Karl ?otừa tựa bức tượng tôi vẫn thường trông thấy mỗi khi đến cơ quan bố?, với ?ohàm râu quai nón rậm rì loen nhoen nhiều vệt trắng?, người đàn ông ?ouyên bác và nhiều vốn tư bản đã định cư ở Việt Nam vĩnh viễn?, với đoạn đối thoại:
    - ?Con không hiểu sao chồng con lại là một xác ướp? Là trò đùa của mọi người?
    - Không phải trò đùa. Mà số phận con gái ạ. Cả dân tộc này đâu có đùa?
    - Nhưng chúng ta có thể thay đổi được số phận mà bố. Con có thể chọn một người đàn ông khác. Hà cớ gì phải lấy một xác ướp?
    - Xác ướp ấy là người tốt nhất trong số đàn ông con đã dẫn về (tr. 78).
    ĐHD viết vậy, bất cứ người trưởng thành có ý thức bình thường nào cũng đều nhận ra ?ongười đàn ông tên Karl? đó là ai và việc kết hôn giữa một cô gái với một xác chết cô dựng lên có ngụ ý gì. Có lẽ trong văn chương Việt Nam chưa có một tác phẩm nào thể hiện sự phủ nhận ý thức hệ quyết liệt như vậy. Như vậy, theo ĐHD, con đường hiện nước ta đang đi là một sự ép buộc của các nhà lãnh đạo theo một chủ thuyết đã chết. Vậy ĐHD đúng hay sai? Có thể có những người đồng ý với tác giả, nhất là nhóm những người đang chống chế độ, nhưng tôi tin là hiện tại đại đa số người dân Việt sẽ phản đối cô. Riêng rôi, tôi không trả lời được ĐHD đúng hay sai? Vốn là một người từng làm công tác nghiên cứu khoa học tự nhiên ở các viện và trung tâm, lại tham gia viết phê bình lý luận, tôi luôn thận trọng, bởi như tôi đã nói, những bài toán xã hội thường rất phức tạp, bởi chúng phụ thuộc rất nhiều vào nhiều biến số, trong đó có biến số quan trọng là thời gian. Chúng ta đã thấy, có cái hôm qua tưởng là quy luật nay lại sai, có cái hôm qua sai nay lại đúng. Chẳng phải có người từng bị bỏ tù sau lại được phong anh hùng đó sao? Không biết ĐHD sau này có thành anh hùng không? Nhưng cách nhìn phiến diện cực đoan, thái độ phủ nhận sạch trơn của cô thì phải coi lại. Tôi không phải là một tín đồ của chủ nghĩa cộng sản, nhưng đã từng là một anh lính 20 tuổi tham gia giải phóng Sài Gòn, gia đình tôi cũng như bao người dân Việt Nam khác, nhờ chủ nghĩa cộng sản, cái chủ nghĩa bênh vực người bị áp bức và bóc lột, từ người dân bị mất nước được trở thành người dân sống trong một nước có chủ quyền, dù không được hưởng bất cứ một đặc quyền đặc lợi nào, nhưng tôi vẫn tạo được một cuộc sống khá thoải mái do chính công sức, trí tuệ mình bỏ ra. Nhiều bạn bè cùng trang lứa tôi cũng như vậy. Vậy viết như ĐHD, giống như có người cho rằng 80 triệu dân Việt Nam đang rên xiết dưới ách thống trị thì không đúng với thực tế, rất dễ bị mọi người cho là xuyên tạc, *********. Những điều ĐHD đặt ra, tuy không mới nhưng cô là nhà văn đầu tiên thể hiện thành tác phẩm như vậy, thực ra đã khiến những người có đầu óc suy nghĩ nhiều. Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa nhân đạo, chống áp bức, bóc lột và bất công, chủ trương xây dựng một xã hội không còn mâu thuẫn đối kháng nên sẽ phát triển bền vững. Nhưng trong thực tiễn, nhiều nước xây dựng CNCS lại đổ vỡ, những nước không đổ vỡ thì xã hội lại nảy sinh nhiều tính chất của chủ nghĩa tư bản lạc hậu; ngược lại, nhiều nước tư Bản lại phát triển mạnh và bền vững, trở thành những nước tiên tiến, nhiều tính chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản cũ chết đi mà thay vào đó lại nảy sinh những tính chất tốt đẹp của chủ nghĩa cộng sản. Còn xã hội Việt Nam, nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng, với khí phách dân tộc Việt, chỉ cần bỏ ra một phần quyết tâm của thời kháng chiến thôi cũng sẽ đưa đất nước phát triển rất mạnh rồi, vậy tại sao lại tụt hậu? Nhiều quốc nạn mà ngày nào người ta cũng được thấy trên phương tiện thông tin, với đủ thứ biện pháp phòng chống, trừng phạt, nhưng vẫn sinh sôi như nấm mùa mưa, đe dọa sự tồn vong của chính chế độ! Tại sao? Tại sao? Đó là những bài toán xã hội lớn chưa có lời giải thỏa đáng. Có lẽ, chỉ có người có trí tuệ vĩ đại và nhân cách vĩ đại mới giải quyết được thôi.
    Còn ĐHD, chắc chắn cô có tài văn rồi, rất tài nữa là đằng khác, nhưng khi 50 tuổi, trải đời hơn, học nhiều hơn, hiểu nhiều hơn, bớt nông nổi, cô sẽ viết khác và thuyết phục hơn. Bởi kiểu truyện của cô là kiểu dành cho những người có trí tuệ.
  8. Trai_Nuoi_De

    Trai_Nuoi_De Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Đối với một số rất nhỏ so sánh truyện DHD với "Cô giáo Thảo" có lẽ không đáng để nhắc đến nữa. Những ý kiến ấy khi đọc CGT hay DHD mong đợi điều gì thì có lẽ đã nhận được rồi. Tìm khắc sẽ thấy, những ý kiến đấy nên tự thoả mãn với những gì "lấp lánh" họ tìm được trước khi đòi hỏi thêm.
    Việc người ta đọc truyện CGT hay không chưa đủ để tôi có thể đánh giá nhưng đọc để để thoả mãn rồi quay đầu nhổ toẹt bãi nước bọt thì tôi khinh.
  9. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Hờ... vẫn bảo mình là chị Diệu. Mừng vãi cười khắp office nãy giờ! Cuối tuần nào cũng vui thế này thì tốt quá! Cứ thấy được so sánh với những người có chất như chị Diệu là mừng lắm cơ!
    Mấy anh cu chẳng có đầu óc để mà phân tích đúng sai thiệt hơn thì chỉ biết ngồi soi mói xem "con này" là đứa nào. Cũng như chúng nó chẳng biết ngồi xem xét BÓNG ĐÈ cho cẩn thận mà lại quay sang chửi Đ.H.D. Sao mà chổi cùn rế rách đến thế!
    Chúng nó chửi người ta, chửi văn người ta là đĩ thoã, là ghê tởm, thế mà mình bảo chúng nó "tắc óc" một phát là lu loa lên rồi.
    Thưa anh/chị (hình như là "chị đàn bà") khatsi và mấy anh chị khác nghĩ và nói kiểu chổi cùn rế rách! Cún này là ai thì con số người trên TTVNOL này biết mặt biết người không dưới con số hàng trăm đâu. Nên là không việc gì phải lấy Cún này ra để mà lu loa mồm năm miệng mười rằng tác giả của BÓNG ĐÈ phải mất công toi đi đối đáp với cái lũ chổi cùn rế rách.
    Thế thôi, chả nói với bọn rỗng óc nữa! Nói rồi đấy, tắc óc thì còn thông được, chứ rỗng thì bó tay. Thể loại đi chửi người khác được, mà người khác phê bình một tí thì nhảy dựng lên... bốc mùi lắm!
    @Thao_my: Làm tớ thất vọng! Đàng ấy bảo lock topic này á? Vớ vẩn quá! Cuối cũng đã ra cái gì đâu mà đã lock. Chẳng lẽ cứ thấy lùm xùm là khoá vào luôn, để rồi cứ tồn tại mãi những cái hũ nút? Như thế là vô trách nhiệm!
  10. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    @Bác Trai_nuoi_de:
    Kính bác! Em mừng vì bác đã lên tiếng. Cơ mà bác cứ để em nói, em dài dòng, em lê thê, em lan man, bác nhé! Bậc quân tử có cái nhìn bao quát, cao thượng như bác thì đúng là không nên nói nhiều. Nhưng em thì lợi dụng được cái "danh phận" đàn bà để mà lắm mồm. Những thằng đàn ông thối thấy thì cứ để đấy cho em điều trị.
    Mong bác đừng phiền nhé!
    Cho em làm con đàn bà bênh con đàn bà!
    @Bọt biển!
    Cảm ơn những bài chất lượng kia! Mong là có lúc được bàn thêm! Tôi rất thích đoạn nói về hình tượng BÀN TAY.
    Quả thật tôi có cảm tình ngay với BÓNG ĐÈ chính từ câu mở đầu có hình ảnh BÀN TAY. Chính tôi cũng bị hình ảnh BÀN TAY "ám ảnh" từ lâu rồi. Tôi cũng yêu quý bàn tay mình lắm lắm.
    Có thời gian thì mời đọc đôi dòng tôi post trên ttvnol từ tháng 7 năm ngoái về BÀN TAY.
    -------------------------------
    Hands
    [​IMG]
    Đó là chữ ký của thành viên hanoivatoi đã làm cho tôi hết sức ấn tượng. Chữ ký ấy, hình ảnh bàn tay ấy, luôn ám ảnh đầu óc tôi bởi những liên tưởng hết sức phong phú mà tôi có được từ nó.
    Lần đầu tiên vào diễn đàn TTVNOL, tôi vào nhay forum 7X và bắt gặp bài viết của hanoivatoi. Chỉ là một vài câu kiểu "câu bài", không có gì đáng chú ý, nhưng phía dưới những con chữ ấy lại là hình ảnh một bàn tay đưa ra.
    Tôi lập tức nghĩ tới bài hát của một cô ca sĩ Mỹ - Hands. "My hands are small, I know, but they''''''''''''''''re not yours. They are my own...". Đó là bài hát với một video-clip hết sức ấn tượng. Những con người đang cố dành lại sự sống cho chính mình, những đôi tay trần bới đống đổ nát sau trận động đất để thoát ra... Chúa có giơ tay ra đón lấy bàn tay chới với của những sinh linh yêu đuối?
    Rồi tôi lại nhớ tới bài HERO của Mariah Carey, ca sĩ mà tôi yêu thích nhất:
    "It''''''''''''''''s a long road
    No one reaches out a hand for you to hold..."
    (Một chặng đường dài và không ai đưa tay cho em nắm lấy)
    Một bàn tay đưa ra... Mỗi lần nhìn thấy cái chữ ký đó của hanoivatoi là tôi lại cảm thấy yên ổn. Dường như lúc nào cũng có ít nhất một bàn tay luôn đưa ra cho tôi nắm lấy. Bàn tay đưa ra....
    Chợt nhớ có lần tôi đọc được mẩu tin gì đó về biểu tượng Bàn tay. Lần tìm lại, đó là phần viết về biểu tượng Bàn Tay trong Bách khoa tri thức (NBX VH Thông Tin - 2000). Xin trích một số đoạn mà tôi đã ghi lại:
    Bàn tay diễn đạt các ý niệm về hành động cũng như quyền lực và quyền thống trị... Bàn tay là 1 biểu trưng của nhà vua, là công cụ làm chủ và dấu hiệu thống trị. Từ Do Thái cổ iad vừa có nghĩa là bàn tay, vừa là quyền lực.
    (...)
    Theo quy phạm đạo Phật, "bàn tay nắm lại " là biểu tượng của việc che giấu, việc giữ bí mật, chủ nghĩa bí truyền. Bàn tay Đức Phật không thể nắm lại tức là Người không giữ bí mật một điểm nào của tâm pháp. Nhưng trong Đạo Phật cũng như đạo Hinđu, nghĩa biểu trưng chủ yếu là nghĩa của các ấn - các cử chỉ của bàn tay...
    Theo như việc phân tích ý nghĩa của các ấn (biểu tượng bàn tay), thì hình ảnh bàn tay mở với lòng bàn tay đưa ra (giống như chữ ký của hanoivatoi) là biểu tượng ở bên ngoài tính vô thường của vạn vật và ban phúc.
    Trong Kinh Thánh và đạo Kitô, bàn tay là biểu tượng của quyền lực và ưu thế.
    (...)
    TRong kinh Cựu Ước, mỗi khi nói bóng gió đến bàn tay của Chúa Trời, thì biểu tượng này có nghĩa là Đức Chúa trong toàn bộ quyền lực và hiệu lực của Ngài...
    Bàn tay của Chúa được mô tả thò ra khỏi mây, thân Chúa thì vẫn ẩn trên trời. Nhằm biểu lộ tính thánh thần của bàntay hiện ra ấy, nó được bao quanh bằng một vầng hào quang mang hình thánh giá.
    Rơi vào tay Chúa hoặc một ai đó có nghĩa là phó thác mình cho Chúa hay người ấy: là có thể do Chúa hay người ấy tạo ra hay huỷ đi.
    Đặt bàn tay mình vào bàn tay người khác, đó là trao quyền tự do của mình hay đúng hơn là từ bỏ nó để trao nó cho người khác, đó là từ bỏ quyền lực của mình...
    Đó đúng là cảm giác của tôi khi nhìn thấy hình ảnh bàn tay đưa ra. Nửa muốn đặt bàn tay mình vào lòng bàn tay ấy, nửa lo rằng sẽ phải trao toàn bộ quyền lực của mình cho chủ nhân của nó. Nửa vui mừng vì có nơi để phó thác lòng tin, nửa băn khoăn sợ sẽ bị "trói buộc"...
    Tản mạn quá nhiều... Dù sao chăng nữa thì đó là một cái chữ ký rất ấn tượng.
    Nào mọi người, hãy đưa tay ra bắt tay nhau đi! Đó là một cách rút ngắn khoảng cách rất nhanh đấy chứ?

    (Bài được post ở đây: http://www.ttvnol.com/lamquen/397148.ttvn)
    ----------------------------
    Xin chào! Hẹn gặp llại!
    [​IMG]
    Được cundc sửa chữa / chuyển vào 11:43 ngày 10/12/2005
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này