1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cactus_vn, 06/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langxettu

    langxettu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Phải cố gắng quan tâm chứ . Dư luận đối với BĐ chỉ còn vài ba cái diễn đàn như thế này thôi. Chị Diệu đang dỏng tai lên nghe thích thú mà . Chúng ta mà im luôn thì nhỡ chị ấy lại đẻ tiếp một quái thai vd như Đè Bóng để mọi người đừng quên em Diệu này , thì gay đấy .
  2. skept82

    skept82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    1.056
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn TND, và sau đó là cún đã cho tôi biết sự thật về mình
    Những con ng đầy sự trải nghiệm của TTVNOL ơi, các bác đã quên mất rằng cuộc đời này nhiều sắc màu, mỗi ng 1 quan điểm. Ví dụ, cũng giống như khi cùng xem fa 1 make love trên fim, có ng khen rằng nó nghệ thuật, có ng thấy nó nhớp nhúa. Đó là fụ thuộc vào mắt nhìn, quan điểm mỗi ng, không fải do 1 ng xem bằng 1 mắt còn ng kia xem bằng 2 mắt.
    Tôi xin chấm dứt không vào topic này nữa vì đã trình bày đủ ý kiến bản thân , xin các bác đừng quote lại rồi fê fán. Tôi đủ lớn để biết mình nghĩ gì. Té
  3. lyylyus

    lyylyus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    734
    Đã được thích:
    0
    Truyện đầu tiên em đọc của chị Diệu tất nhiên là Bóng đè _ được coi như 1 tác phẩm để đời của chị ấy là trong tập truyện ngắn xuất sắc các nhà văn trẻ 2005 .Tí nữa vứt luôn cả quyển đi, chưa kể thề từ đấy về sau ko bao giờ đọc truyện của chị này nữa.Thế quái nào mà đến quãng thời gian cuối năm này, nhà ta lại sốt xình xịch chị Diệu, bàn ra tán vào nhiều quá.Đâm em lại áy náy nhớ đâu mình hiểu nhầm tác phẩm của chị ấy , lại lần mò tìm thêm để đọc. Đọc xong lại áy náy thấy sao mình dở hơi thế không biết.Ý của em tổng kết thế này ạ
    -Viết về những ý nghĩa sâu sắc này nọ, thì có lẽ trong mấy truyện nổi bật của chị ấy thì được nhất là Vu Qui, cũng vẫn những hình ảnh quen thuộc những người đàn ông trên 1 người phụ nữ như những truyện khác,sâu sắc hơn 1 chút là dựa vào đó để lấy lên sâu xa hình ảnh của nước Vn với khắc khoải thoát khỏi những cái bóng ngoại lai ảm ảnh trên mình. Còn lại Tình chuột, Những sợi tóc ...hay Bóng đè, hay 5 chàng trai ...em thật, vừa đọc vừa thấy kinh.Em cũng cố học cách hiểu truyện chị Diệu như bóc 1 chiếc bánh chưng,mà học mãi không được
    _Về *** thì chán lắm ấy, chán đến mức không thể tuởng nổi là sao một người con gái lại viết ra được những dòng văn như thế.Thất bại hoàn toàn vì những gì để lại là : Không gợi, không sạch, không đẹp.
    -Cuối cùng,truyện chị Diệu cứ như cơm thiu trong nồi, cứ người này nhấc ra người kia nhấc vào, rồi bàn nhau xem cơm còn ngon không, đã lên mùi chua hay chưa ,có ăn được hay không ... mà cứ mỗi lần giở lên đậy xuống thì huơng mùi lại càng được thể mà lan toả...
    Ý em thì là thế

  4. chiot0404

    chiot0404 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Tớ đọc chuyện này cũng lâu lâu rùi thì phải nên k nhớ chĩnh xác để bàn luận (lười đọc lại) nhưng mừ đọc xong thấy khá ấn tượng, giới thiệu cho nhiều người đọc. bạn nào biết chuyện nào tương tự thế này chỉ tớ đọc tiếp
  5. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Xin tiếp lời của bác Trai_nuoi_de:
    Đừng cố giữ nguyên thói quen tư duy lúc đọc truyện tranh và những thứ giải trí kiểu "mỳ ăn liền" để áp dụng vào việc đọc những tác phẩm văn học thực sự!
    Được cundc sửa chữa / chuyển vào 12:24 ngày 17/12/2005
  6. AliceTran

    AliceTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Hí hí, bác Cundc thực ra nói cũng ko phải là ko có ý nghĩa của nó (trừ những chỗ bác ấy xỏ xiên chửi bới người khác ra). Tớ có 1 bài này, mọi người đọc thử xem phân tích có được ko nhá (ko phải của tớ mà là của 1 cụ rất học cao hiểu rộng mà tớ ngưỡng mộ, cả Tài và Đức luôn). Trích vào đây khi chưa xin phép cụ, thật là có lỗi, nhưng tớ sợ cụ ko cho nên ko dám hỏi
    Đọc Đỗ Hoàng Diệu như thế nào?
    Cuối cùng thì tôi cũng đã hiểu (ra) Đỗ Hoàng Diệu.
    ***
    Thoạt tiên, đọc Bóng Đè, tôi rất coi thường Diệu. Tất nhiên là truyện của Diệu không liên quan đến ***, và *** chỉ là cái vỏ như Diệu đã phải thanh minh đến khốn khổ trên báo chí. Nhưng đọc Bóng Đè, tôi khó chịu nhất với quan điểm của Diệu đuợc chuyển qua lời nhân vật chính, rằng tất cả các dòng họ ở Việt Nam đều xuất thân từ Trung Hoa. Đây là một niềm tin cổ xưa, lạc hậu và ấu trĩ.
    Đúng là người Việt nam bị bao phủ dứoi cái bóng âm u của nuớc Trung Hoa, nhưng đa số người Việt Nam không hiểu đuợc một điều rằng họ thực ra chưa bao giờ thuộc về Trung Hoa cả. Trong các sinh vật biển, có một loài tôm làm tổ trong những vỏ ốc chết. Nhìn bề ngoài hệt như một con ốc, nhưng khi nó chạy thì ngừoi ta sẽ kinh ngạc vì nó chạy rất nhanh với những cái càng thò ra. Dân tộc Việt Nam chính là con tôm ấy. Cái vỏ của một con ốc Trung Hoa đã chết bọc lấy con tôm ở phuơng Nam, và có thể tôm thậm chí cũng nghĩ mình là ốc. Nhưng tất nhiên tôm thì không bao giờ là ốc cả.
    Người Việt tưởng mình là những dấu vết nhạt phai của một nuớc Trung Hoa, nên họ thuờng lục lọi quá khứ trong lịch sử thăm thẳm của dân tộc ấy. Vào nửa đầu thế kỷ XX, những nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam cũng như những nhà nghiên cứu nguời Pháp đều cho rằng đã có một nhóm người từ phía nam sông Duơng Tử lần mò qua Ngũ Lĩnh xuống định cư ở đồng bằng sông Hồng. Và dân tộc Việt Nam thoát thai từ đấy. Nhiều nguời khác, lại lập luận rằng, ngay cả khi người Việt là một dân tộc độc lập đi chăng nữa, thì sau cuộc hành quân mang tình diệt chủng của Mã Viện, một nửa dòng máu Trung Hoa đã chảy trong huyết quản những người Việt còn sống sót.
    Tiếc là vì quan niệm mình như một phần dư ra nhạt nhòa của văn hóa Trung Hoa, nguời Việt chỉ nhìn lên phía Bắc mà chưa bao giờ ngó xuống phía Nam. Cũng có thể ấy là hậu quả của một sự tình cờ, khi dãy Truờng Sơn rẽ một nhánh đâm ra biển và cắt ngang cuộc Nam tiến của nguời Việt. Bên kia đèo Hải Vân, tiến thẳng xuống hạ lưu sông Mê kông rồi trải dài mênh mông tới tận xích đạo là cả một thế giới. Một thế giới vĩ đại mà người Việt đã lãng quên. Thế giới ấy chỉ đuợc nhắc đến mơ hồ trong một quá khứ xa xăm, về một Mai An Tiêm với những quả dưa đỏ bồng bềnh. Tiếc thay, đó mới chính là thế giới đích thực của người Việt.
    Thế kỷ XXI có lẽ sẽ là thế kỷ mà người Việt khám phá ra chính mình, khi họ bứoc ra khỏi cái bóng Trung Hoa bằng tiến gần về phương Nam. Ở phuơng Nam họ sẽ tìm thấy chính họ, tìm thấy những dấu vết xa xưa nhất của một nền văn minh đã từng thuộc về tổ tiên họ.
    Lấy một ví dụ về ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một thực thể hữu sinh, thay đổi theo thời gian với tính thiên biến vạn hóa vô cùng của nó. Nhưng có một thứ đuợc bảo lưu lâu dài trong ngôn ngữ, như là cột sống của những sinh vật đã tiến hóa qua giai đoạn bào ngư, như là ADN của vô vàn các loại tế bào. Ấy là ngữ pháp. Dù Trung Hoa đã đô hộ 1000 năm hay lâu hơn nữa, dù binh lính của Mã Viện đã mổ bụng đa phần đàn ông và hãm hiếp hầu như toàn bộ phụ nữ Việt, dù tiếng Hán trong vốn từ tiếng Việt có chiếm tới 60% hay nhiều hơn nữa, thì ngữ pháp của tiếng Việt cũng chưa bao giờ có nét gì tuơng đồng với ngữ pháp của nguời Hoa cả. Ngữ pháp là những di chỉ hóa thạch phi vật thể lâu bền nhất của một nền văn minh.
    Thế nhưng trên một dải đất mênh mông từ phía Nam Ngũ trải qua Vịnh Thái Lan, vuợt xích đạo đến bờ bắc của châu Úc, nguời ta thấy ở đó những ngôn ngữ với một ngữ pháp giống nhau đến lạ lùng. Chúng giống nhau đến mức, chỉ việc thay những từ tương đuơng trong câu, để nguyên vị trí của từ, là chúng ta có một câu chuyển ngữ hoàn chỉnh. Sự giống nhau này cũng tựa như ngôn ngữ Ấn và Âu, cái mà đến tận thế kỷ XIX ngừoi ta mới khám phá ra khi những nhà thực dân Anh chinh phục xong Ấn Độ.
    Chính vì quan điểm của Diệu về Trung Hoa đã làm tôi mất cảm hứng với Diệu. Vì đã từ lâu tôi cho rằng người trẻ tuổi Việt Nam nào còn coi mình là một phần rơi rớt của Trung Hoa đều là những người ấu trĩ và lạc hậu. Thế hệ truớc thì còn chấp nhận đuợc. Nhưng tôi không đánh giá cao những ai thuộc thế hệ này mà không nhận ra dấu vết tổ tiên đến từ phuơng Nam.
    Khả năng miêu tả các tình huống ******** và cảm xúc nội tâm trong dục vọng của Diệu không cao. Vì thế tôi cho là Diệu đã thất bại. Diệu chỉ có thể dùng *** như một cái vốn tự có, không ai giằng ra đuợc, như con chó có hai chân truớc để đào đất chui qua hàng rào, qua hàng rào của những người viết văn. Nếu thế thì thật tầm thường.
    ***
    Nhưng đọc đến VU QUY thì tôi đã hiểu ra Diệu.
    Nếu ai nói Vu Quy có dấu vết của nhục dục thì người ấy đã sai. Trong Vu Quy không có một chi tiết nào về *** cả. Đơn giản là vì Vu Quy là một câu chuyện lịch sử thuần túy chính trị của dân tộc Việt. Một lịch sử đuợc viết lên với tất cả sự xót xa trong một ngôn ngữ lãng mạng mịn màng, đầy tình yêu thuơng chứ không hề trách móc hay mỉa mai.
    Nếu chúng ta tháo nguời con gái - nhân vật chính của câu chuyện - và lắp vào đó dân tộc Việt Nam. Nếu chúng ta nhìn những người tình của nàng như những thế lực chính trị ngoại lai. Nếu chúng ta nhìn cha mẹ nàng như những thiết chế hay chính quyền của dân tộc Việt. Chúng ta sững sờ nhìn thấy cả lịch sử bi hùng của một dân tộc. Lịch sử ấy bất chợt nổi trồi lên từ câu chuyện của nguời con gái truớc lúc Vu Quy, như hình ảnh ba chiều nổi vọt lên từ những bức tranh chứa toàn những mẩu hình lặp đi lặp lại có thể làm người ta quáng mắt.
    Nguời tình đầu tiên của nàng là một nguời Việt Nam chính gốc, một thể chế chính gốc Việt Nam. Cái thể chế Lạc Việt sẽ vĩnh viễn ra đi để lại trong ký ức của dân tộc Việt một nềm thuơng nhớ khôn nguôi. Cái thể chế lãng mạn tinh khiết, giàu tình cảm nhưng yếu ớt về lý trí ấy đã phải ra đi, để nguời con gái tìm lại mình trong một thiết chế vững chãi hơn từ phuơng Bắc: sự nô dịch của nguời tình Trung Hoa.
    Rồi đến lúc nàng trăn trở để quyết định chia tay, quyết định can đảm để tách ra cái mạch "nuớc sâm" văn hóa của nguời Tàu, để tự đứng vững như một dân tộc độc lập, sau tất cả những đam mê và điếm nhục, say sưa và tủi hổ. Nguời Việt đã tách khỏi Trung Hoa trong tư thế quỳ gối trên một bờ cát mênh mông.
    Những nguời tình tiếp theo là một nguời Mỹ (phuơng Tây), rồi một Việt Kiều. Chàng Việt Kiều của một nửa dân tộc phải lưu vong, một nhát sao giữa lưng dân tộc Việt. Cuộc tình tan vỡ với những lời thoại chính là lời tố cáo những chính sách hòa hợp dân tộc không thực chất của chúng ta hiện nay. Một tuơng lai chưa hề sáng sủa cho cuộc hàn gắn vết thuơng chí mạng trong lịch sử nham nhở những vết dao.
    Cứ đọc Vu Quy như thế để cuối cùng đi đến nguời tình cuối cùng, "một nguời phuơng Tây có nhiều vốn tư bản đã quyết định định cư vĩnh viễn trên mảnh đất này." Đó là ai? Một xác ướp trắng nhợt tên là Karl! Nguời con gái kinh hoàng thốt lên với cha: cha ơi, con nhìn thấy một xác ướp. Lời nói của người con gái với cha mới đau xót làm sao. và đây là đoạn đối thoại mang tính quyết định của câu chuyện:
    "Gió theo vào tận trong nhà làm run hai bàn tay tôi, run đôi chân mong manh. Bố quay mặt ra hướng gió, mắt bố là lạ. Vừa lạnh, vừa như khóc, lại vừa như cam chịu.
    - Không phải trò đùa. Mà số phận con ạ. Cả dân tộc này không đùa. Con phải quay trở lại khách sạn với chồng con. Số kiếp đã như vậy, gái chính chuyên phải một chồng, biết vâng phục chồng và xã hội.
    Giọng bố yếu dần, rồi tan trong sương sớm.
    - Nhưng chúng ta có thể thay đổi được số phận mà bố. Con có thể chọn một người đàn ông khác. Hà cớ gì phải lấy một xác ướp?
    - Xác ướp ấy là người tốt nhất trong số đàn ông con đã dẫn về."
    Phải chăng Diệu muốn người ta nghĩ tới Karl Marx qua cái tên Karl? Nguời ta đã làm gì với những lãnh tụ nếu không phải tôn thờ xác ướp của họ, cả theo nghĩa đen hẹp nhất tới nghĩa bóng rộng rất của từ này? Tất nhiên Karl đại diện cho tất cả hệ tư tuởng đang đuợc phụng thờ hiện nay trên đất nuớc của Diệu. Tất cả đều là những xác uớp mà nguời cha (chính quyền) đã áp đặt cho nguời con gái (dân tộc) phải theo. Và nỗi xót xa đuợc nhắc lại không chỉ một lần "Nguời đàn ông ấy đã quyết định định cư vĩnh viễn trên mảnh đất này."
    Nhưng dù thế nào Diệu cũng là một người lạc quan và mạnh mẽ. Kết thúc câu chuyện chính là một lời tuyên ngôn, lời tuyên ngôn cho thế hệ Diệu:
    Tôi ngồi im giữa chiếc ghế bành. Ngắm hàm râu bạc. Tôi biết bố rồi cũng sẽ chết. Cuộc đời tôi rồi sẽ mọc cánh. Ngoài kia?
    Ngoài kia nắng chiếu ngời nhân loại.
  7. AliceTran

    AliceTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên dù sao tớ cũng phải nói thêm rằng: ý nghĩa thật sự của Vu quy, Bóng đè là gì đi chăng nữa, thì cách tác giả chuyển tải nó ko làm tớ (và nhiều người khác) cảm được. Và tớ nghĩ, đây là THẤT BẠI của DHD. Một tác giả viết 1 tác phẩm và sau đó phải ầm ĩ thanh minh, bảo vệ cho tác phẩm của mình...mà đại đa số người đọc vẫn ko ngộ ra ý nghĩa của nó thì đó là LỖI của tác giả
  8. langxettu

    langxettu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    À, ra chỉ có thế . Vậy mà chị Diệu cứ nhồi vào đấy cả một bãi rác lớn , còn chị cundc cũng chỉ giải thích bằng cả một đống rác chửi rủa, hằn học mà chẳng đi tới đâu.
    Vậy tóm lại, BĐ là một thứ rác rưởi chính thống từ nội dung tới hình thức, còn VQ là tái hiện lịch sử VN. Ôi, VQ vĩ đại quá !
  9. greenlily2505

    greenlily2505 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    0
    Khi đọc Vu qui tôi cũng có những cảm nhận về lịch sử VN và các thế lực ngoại bang v.v...
    Và vì đây là topic về Bóng đè nên không mang vuqui vào để nói, lạc đề mất nên chỉ phát biểu về Bóng đè
    Tuy nhiên đúng là Vu qui vẫn khá nhất trong số những chuyện tôi đã đọc.
    Có điều tôi không đồng ý Vu quy là 1 truyện ngắn hay, đơn giản những gì Diệu truyền tải vẫn là cũ, và ý tưởng hơi phô nữa
    Không cần phải là cây đa cây đề trong làng văn học, những người đọc vu qui ai chả ngộ ra anh chàng đầu tiên là gì, lão già người Tầu là gì, cho đến ông Tây cuối cùng là gì v.v...
    Thực tế, để viết truyện mà truyền tải được những vấn đề chính trị nhưng vẫn đảm bảo tính nghệ thuật là một điều cực kỳ khó
    Theo tôi ngay cả với Vu quy, D cũng vẫn thất bại.
    Nói chung, nên tự lượng sức mình,
    Chân nhỏ thì không đi được giầy to. Thế thôi
  10. Pikatzhu

    Pikatzhu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Cách đây mấy tuần rồi, trên TV người ta tổ chức 1 cuộc luận bàn về hiện tượng Đỗ Hoàng Diệu, ko biết có bác nào xem ko? Hình như trên chương trình Nhân vật sự kiện gì đó của VTV1.
    Trong đó em kết nhất câu "không có ranh giới của cấm kị, nhưng vẫn có những vùng thiêng liêng".
    Cô đọng và súc tích hết sức.
    Ngoài ra thì cách đây nửa năm em vào trang này đọc truyện Bóng đè rồi, tóm lại những nhà văn lớn ý để ngoài da, còn DHD ý để trong lòng, nên em chỉ thấy 1 (hoặc những) người đàn ông "trên" 1 người đàn bà, còn lại chả hiểu định nói về giằng xé cái gì?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này