1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cactus_vn, 06/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Aventura

    Aventura Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Nghe đồn cũng đi mua về đọc, đọc rồi cũng đọc cố cho hết cả tập.
    Chẳng thích chị này vì không hợp phong cách đọc của mình
    Văn chương thì phải trong sáng và sạch sẽ mới làm người ta rung động được chứ thế này thì... thì mệt... mệt lắm!!!
    ah,,, mà cái bìa sách thiết kế xấu thế không biết... trông cứ như in chui ấy... may mà có mấy tờ báo khen tụng chứ không thì lại nhầm là sách cấm giống cái cuốn "Chuyện kể năm 2000'' năm nào ấy

  2. thanhmaiq

    thanhmaiq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Tranh thủ đọc đuọc chút, thấy cả nhà bàn về chuyện ***x trong văn của cô này nhiều quá, còn tớ thì "ấn tuợng" về chuyện khác nhiều hơn bên cạnh chuyện "ếch"....nhất về cái đoạn văn mà tớ đánh dấu ở duới...đọc sao thấy nói ẩn dụ gì nhạy cảm quá vậy mà ko ai để ý gì sao...hay chính tớ lại nhạy cảm quá
    [br]Vu quy (2)
    Ông là người Tàu, ông có dáng dấp và đôi mắt, ánh nhìn của một người đàn ông Tàu ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Bí ẩn, khôn ngoan và đầy ma lực với các cô gái.
    ..........
    - Ông thích em ở điểm gì? Sao ông lại chọn em để yêu giữa bao nhiêu cô gái đẹp?
    .......Có một lần duy nhất ông trả lời câu hỏi của tôi.
    - Vì em thông minh nhưng cả tin. Vì em yếu đuối nhưng cố tỏ ra mạnh mẽ. Nếu rời xa tôi, em sẽ chết. Em đang mắc căn bệnh trầm kha, chỉ có tôi mới giúp em hồi sinh được. Em sinh ra để dựa dẫm vào tôi.
    Đuôi mắt một mí của ông cười ma quái. Nắng biển Đông chết ngoài khơi xa trước ánh mắt ông. Tấm thân tôi cong lên hình chữ S, một hình chữ S cố phản kháng:
    - Nhưng em không phải nô lệ của ông.
    - Trong tâm tưởng, em luôn nghĩ em là nô lệ. Em nghĩ thế từ khi em chưa sinh ra, từ cả ngàn năm nay. Em không có sự tự tin.
    Người tôi oằn xuống thẳng đơ, phục tùng giọng nói, phục tùng ý nghĩ của ông. Không còn chữ S nữa mà là chữ I, hai đầu xẹp nhép.Tôi yên lặng để ông giam lỏng trong ngôi biệt thự. Tôi chỉ được phép ra ngoài khi có ông cùng đi. Đêm trước hôm tôi xếp va li và trốn khỏi ngôi biệt thự, ông ******** với tôi ngoài biển đêm, khi dưới chân thuỷ triều đang rút, trơ lại những doi cát ẩm vàng tựa chiếu chỉ vua ban trải dài từ kinh đô tới tận cùng đất nước. Run rẩy giữa mênh mông gió và mênh mang cô đơn trời nước, ông để tôi ngảnh mặt ra đại dương và nhập vào tôi từ phía sau chiếm hữu. Tôi thoả mãn, tôi lạ lùng, tôi mê man, và tôi mang cảm giác nhục nhã. Cảm giác ấy đã giúp tôi sáng hôm sau đi khỏi ngôi nhà. Nhưng rồi chính nó cũng chết trong cơn khát nước sâm của tôi những ngày sau và đẩy bước chân tôi quay trở lại biển.
    Em đã phản bội tôi trong khi tôi giúp em hồi sinh. Em chạy theo những ảo ảnh bên kia đường chân trời. Tôi không đuổi em về với ảo tưởng của em, nhưng tôi cũng không thể cho em tất cả những gì em muốn như trước đây được nữa. Tôi chỉ cho em ăn khi nào tôi thích. Và em phải quỳ gối khi tôi đút cho em ăn. Tôi không cấm được suy nghĩ của em chạy rông về bên kia đường chân trời. Ngày chân trời của em vụn vỡ, tôi cũng vẫn bắt em quỳ gối.

    May mà còn đưọc câu cuối trong đoạn sau
    Tự nguyện, tôi quỳ xuống trong tư thế của một nô lệ. Có bận, khi ông đang mải miết nhét đầy thức ăn vào miệng tôi, trong đầu tôi thoáng hiện ra tương lai. Tôi làm vợ ông? Tôi no ấm, đủ đầy, con đàn cháu đống? Tất nhiên. Và suốt đời quỳ gối, trang sử riêng tư cuộc đời tôi sẽ ghi danh hai tiếng nô lệ? Đương nhiên. Thân mình tôi quẫy như một con cá kình rồi náu lặng như con rùa lật ngược. Dù đau dớn, tôi cũng cố tìm cách trở mình.
    Được thanhmaiq sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 16/09/2005
  3. schoolpx

    schoolpx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tui đọc xong chẳng thấy điều gì hay khác, ngoài ***. Không lẽ cái gọi là văn mới lại như thế này à. Nhưng dù sao, tác giả và câu truyện cũng tạo được dư luận. Đâu phải ai cũng được như vậy đâu ?
  4. thuongnhodongque

    thuongnhodongque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Rằng xưa kí ức đàn bà
    Tên là thiếu nữ tuổi là dấn thân
    Hoàng Diệu ơi truyện của em anh chỉ đọc được một lần.
    Rồi vứt.
    (Vứt cho bọn bạn để bọn nó gặm nhấm và cấu xé nhau - mà cứ tưởng cấu xé em. Mấy chục năm nay vẫn thế. Đại hội súc vật.)
    Rằng xưa kí ức đàn bà
    Cộng tên tuổi lại gọi là dã man.
    Hoang dã và man sơ là vậy, em ý thức dân tộc làm gì (?)
    Em hãy vứt đi những cái mà em gọi là thông điệp, đàn bà không cần thông điệp. Cũng đừng quan tâm đến giới bồi bút đâm thuê chém mướn không tiền. Hãy lấy hình thức làm nội dung. Hãy viết hết nước trong cơ thể trước khi em tếch đi làm biên tập, đi cộng tác, họp báo, phỏng vấn, phát biểu..
    Đừng miên man nông nổi. Sỹ phu bắc hà sẽ gọi em là Diệu thổi. Lúc bấy giờ em tôi sẽ lao xao. Bây giờ em ở nơi nao? Cỏ trên cơ thể em sầu như mô?
  5. lyvanduoc

    lyvanduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Khoan hãy xem xét các vấn đề về *** trong các tác phẩm Bóng đè, Tình chuột, vu quy. Bản năng trong mỗi cá thể xã hội loài người luôn tồn tại nó. Nó biểu hiện cho bản năng sinh tồn của một sinh vật. Có chăng ở loài người, bản năng đó được đề cập như một nghệ thuật và được mô tả một cách mang tính văn hóa hơn. Còn việc người ta đề cập đến nó một các trần trụi như thế, chẳng qua cái bản năng này trong cá thể đó được thể hiện mạnh mẽ, và trần trụi như cách suy nghĩ. Tôi băn khoan trong các tác phẩm đó rất hay nhắc đến Trung Hoa, "tổ tiên trung hoa" trong Bóng đè, "khuôn mặt Trung Hoa" trong Vu Quy, "cái chữ S gồng mình lên phản kháng", tác giả ám chỉ gì. Chả lẽ cần phải lôi cái *** để ám chỉ một dân tộc quật cường, hàng nghìn năm không chịu làm nô lệ. Tôi thấy tủi quá. Trong tác phẩm Bóng đè, tác giả còn lôi các linh hồn các liệt sĩ cuốn theo các nhục dục bệnh hoạn của nhân vật. Chả lẽ, họ cũng không thể yên nghỉ đàng hoàng, cho dù chỉ trong suy nghĩ. Có hay ho gì khi lôi họ vào những câu chuyện quái thai như vậy. Chả hiểu nữa. Và chả hiểu nữa khi có nhà xuất bản lại đăng những chuyện thế này để còn tự hào cho rằng đó là Văn mới. Nhân dây cũng thưa cùng bác HAT, có lẽ kinh nghiệm sống của tôi còn ít hơn bác, nhưng cơ mà bác gọi đây là văn mới thì có lẽ văn học nước nhà cũng đã đến hồi suy mất rồi.
  6. schoolpx

    schoolpx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Em hoàn toàn đồng ý với bác lyvanduoc, nghe được di chứ quá :)
  7. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Hừm, cái này nên báo cho Ban tư tưởng văn hoá Trung ương chỗ bác Nguyễn Khoa Điềm nhỉ? Thế là xử lý xong cái "quái thai" Đỗ Hoàng Diệu này.
  8. Aventura

    Aventura Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Chẳng có gì là khó hiểu cả. Dạo này VN mở cửa văn học để xuất khẩu văn hóa ra bên ngoài theo cái tinh thần gì gì đó của Ban VHTTTU,,,
    Có cuốn này với ý tứ như thế thì cũng có những cuốn như: Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm; Mãi Mãi tuổi hai mươi hay 35 năm và 7 ngày.........
    Văn hoá VN là hoà nhập chứ không hoà tan ạ,,, hihi,,,,,, người viết trẻ bây giờ hay bị ảo tưởng về trách nhiệm tinh thần nên mới thể hiện khám phá tinh thần lệch lạc Tây hoá thế này đấy
    Lại nhớ có bác nhà văn vô danh ( bây giờ nổi tiếng) uống rượu một mình giữa bãi tha ma vào lúc nửa đêm hôm sau về bị ám ảnh viết được tác phẩm,,, đem đi thi lại tự nhiên đoạt giải văn học của Hội Nhà văn vì BGK phát hiện rằng đây là nhà văn đã khám phá ra con đường mới trong lối mòn văn học nước nhà hiện nay
    Thì cái hiện tượng Đỗ Hoàng Diệu này cũng tương tự như thế, nhiều người mua sách và ồn ào bình luận chẳng qua vì lâu quá rồi chẳng có gì thật hay để đọc, chẳng có gì thật dở để chê...
    tất cả là tại cái bọn phóng viên báo chí lúc nào cũng thèm tin để dưa lên báo cho đủ định mức kia kìa.... chứ biết đâu người ta chỉ định in sách làm kỷ niệm thì sao,,,
    Được Aventura sửa chữa / chuyển vào 18:11 ngày 18/09/2005
  9. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    "Bóng đè" đọc xong thấy lợm vì ghê, và thấy phẫn nộ giận dữ . Dù tác giả có muốn nói gì cao siêu thánh thiện đi nữa (nếu có, nếu vạn nhất mà có), thì cách thể hiện này cũng không ổn, hoàn toàn không ổn, hết sức không ổn.
    Không biết Đỗ Hoàng Diệu đã có bao giờ đến một nghĩa trang liệt sỹ? Hãy thử đến viếng Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang đường 9 , đứng trước hàng vạn nầm mồ im lặng ấy , mà nói những gì cô ấy đã cho nhân vật của mình nói trong Bóng đè.
    Chỉ là một người bình thường, có chút tri ân rằng mình đang được sống trong thời bình, cũng không nỡ lòng viết và công khai những dòng như vậy. Tôi viết là "KHÔNG NỠ", chứ không nói là "KHÔNG DÁM". Nếu Hoàng Diệu cứ nhất thiết phải nói, hãy nói cho một mình cô ấy nghe thôi.
  10. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn có nhiều cách để nói về Quá Khứ - Hiện tại - Tương lai.
    Không thể khẳng định ngay ai đúng, ai sai. Nhưng hình như cái ý tứ trong Bóng đè không đáng được hoan nghênh.
    Ông Phan Ngọc đã từng nói rất thuyết phục rằng, nhân cách con người Việt Nam được cấu thành bởi các yếu tố: Tổ quốc, Gia đình, Thân phận, Diện mạo thì với Bóng đè, có tới ít nhất 3 trong 4 yếu tố đó bị hạ thấp hoặc lệch lạc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này