1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cactus_vn, 06/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tieukaren

    tieukaren Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    ''Bóng đè'' và dư luận - Nhìn và nghĩ
    Vương Văn Quang
    Tôi đọc những tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu thông qua tạp chí Hợp Lưu, tức là trước rất nhiều (ít nhất là gần một năm) khi tập Bóng đè được xuất bản trong nước. Cũng tức là, tôi biết tác giả Đỗ Hoàng Diệu và tác phẩm của cô trước khi có một ?olàn sóng? dư luận dấy lên quanh cô và tác phẩm của cô. Điều này cho thấy, ít nhất, tôi là một độc giả khách quan, không bị những ý kiến kia chi phối. Với tất cả ấn tượng tôi có khi đọc tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu, thú thật, lần đầu thấy những bài viết về tập ?oBóng đè? với những từ ngữ khoa trương (dùng trong cả hai chiều, khen - chê) tôi hơi ngạc nhiên, thậm chí bực bội. Nhất là những bài viết theo lối mạt sát trên các báo giấy như Sài Gòn Giải Phóng, Công An TP HCM ?v.v. Thật đáng thất vọng khi đã ở vào đầu thế kỉ 21, mà người ta vẫn có cái kiểu đối xử như vậy với một tác phẩm văn chương.
    Nhưng khi được đọc những bài khen ngợi, tôi cũng cảm thấy ngạc nhiên không kém. Hình như căn bệnh viết chỉ dựa trên cảm tính hời hợt là một căn bệnh có tính tất yếu của một nền phê bình văn chương báo chí (?!). Nhưng sự ngạc nhiên, khó chịu của tôi nhanh chóng trôi qua. Thay vào đó là cảm giác thích thú, và hài lòng. Qủa thật, không có gì buồn hơn cho một nền văn học, khi mà sinh hoạt văn chương của nền văn học đó phẳng lặng như tờ, không có chuyện gì để nói. Tất nhiên, nói cho đúng thì văn học Việt không phải không có gì để nói. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, người ta đều có thể viết bài tụng ca thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm?, chê lấy lệ một cuốn tiểu thuyết được giải của ? hội nhà văn. Chẳng hạn! Nhưng chẳng nói ra thì ai cũng biết, viết về những cái như vậy thì giá trị duy nhất được xác định là vài trăm ngàn nhuận bút (cũng có thể hơn). Những bài viết đó, chúng không làm ai vui hay buồn. Vậy thì, những bài viết về ?oBóng đè?, trong chừng mực nào đó, cũng gây nên ở ai đó, cảm xúc vui hoặc buồn. Điều đó, tự thân đã là một giá trị. Nhưng cái giá trị đó cũng thật mong manh, khi mà tất cả những ý kiến đó đều mang nặng tính ?obuôn dưa lê? mà ít có bài viết nào dựa trên những thao tác kĩ thuật để nói về những vấn đề thiết yếu liên quan tới văn chương (thậm chí, có người còn công khai chỉ trích cái gọi là ?othao tác kĩ thuật?. Người ta viết thế này: ?oTôi cũng không muốn nói đến cách hiểu thuần túy dựa vào những thao tác kỹ thuật ít cảm xúc như kiểu Nguyễn Thanh Sơn vừa qua trên talawas, bởi để hiểu ?oBóng đè? thì các trang bị kỹ thuật cùng những phương pháp máy móc sẽ không thể đủ. Nhưng tôi hy vọng, thời gian cùng kinh nghiệm xã hội sẽ cho phép những chuyên gia trẻ tuổi ngày càng tiếp cận gần hơn được với các tác giả, tác phẩm nặng đô". [1] Tôi sẽ còn quay trở lại vấn đề này).
    Nói cho chính xác, có hai bài viết rất hay; và quan trọng hơn, nó hiện diện khá nhiều yếu tố ?othao tác kĩ thuật?, chỉ tiếc rằng, hai bài viết này lại nghiêng về phần ?ochê? (mà tôi chẳng muốn chê bai nữ văn sĩ này tí nào. Dù gì, trong mặt bằng văn chương Việt Nam, xuất hiện một cây bút ?okhang khác? như vậy là quí hoá lắm rồi. Tôi dùng từ ?okhang khác? vì không dám xúc phạm từ ?omới?). Hai bài đó, một của Nguyễn Thanh Sơn [2]; một của Lê Anh Hoài [3]. Cả hai bài viết này đều hay, đúng, và rất nhiều yếu tố ?othao tác kĩ thuật?. Nhưng tiếc rằng, bài của Nguyễn Thanh Sơn, không đi trực tiếp vào những vấn đề thuộc phạm vi thuần văn học mà anh lại sa đà vào việc phản đối cái so sánh giữa Đỗ Hoàng Diệu và Vệ Tuệ. Có cảm giác, Nguyễn Thanh Sơn đã vận nội công để tung chưởng vào không khí, bởi thực tế, chưa có ai đủ can đảm và ngốc nghếch để đi so sánh giữa Diệu và Tuệ một cách tỉ mỉ, rõ ràng/công khai bằng bài viết. So sánh này, nếu có, thì chỉ là so sánh ngoài vỉa hè, trên bàn nhậu. Bài của Lê Anh Hoài, cũng vậy. Rất hay, và đúng. Nhưng tiếc rằng hơi sơ lược. Nói chung, sự sơ lược của nội dung bài viết thể hiện đúng cái đầu đề: ?oThử khảo sát hai thái độ ??. Có thể, tác giả này không muốn dụng công cho một vấn đề không đáng?
    Ngoài hai bài trên, còn một bài cũng hiện diện một số ?othao tác kĩ thuật?, bài có bàn tới một vấn đề mà tôi rất quan tâm khi đọc bất cứ tác phẩm nào. Đó là ngôn ngữ. Bài ?oThân ốc, cọc không rêu và ảo tưởng văn chương sáo rỗng? của Nguyễn Chí Hoan. Nhưng (lại) tiếc rằng, bên cạnh một số chi tiết chưa thoả đáng, thì cách đặt/giải quyết vấn đề (ngôn ngữ) của tác giả này chưa thật sự rốt ráo. Nhất là cách dùng từ. Nguyễn Chí Hoan dùng từ ?osáo rỗng?, tôi thấy hơi nặng. Nhưng quả thật, nếu cố tình cho thứ văn chương đó là ?osáo rỗng? thì cũng khó có thể phủ nhận. Nhưng nếu là tôi, tôi sẽ gọi đây là thứ văn chương ?olàm bộ?. Gọi ngôn ngữ của Đỗ Hoàng Diệu là thứ ngôn ngữ ?olàm bộ?, có lẽ thích hợp hơn cả.
  2. tieukaren

    tieukaren Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Shopenhauer nói: ?oSự làm bộ trong bút pháp giống như sự nhăn mặt? [4]. Cái nhăn mặt này, rõ ràng khiến ta liên tưởng tới hành vi ?ogồng mình làm dáng?. Tôi có cảm giác, khi viết, Đỗ Hoàng Diệu vừa ?ogồng mình? vừa ?onhăn mặt?. Điều này thể hiện rất rõ qua cái cách cô mô tả ********. Nào là ?onhồi vào" "chiếm đoạt từ đằng sau?, nào là ?ocương cứng thúc lên?, ?ocảm giác cứng cáp quệt ngang đâm vào? nào là ?ocắt trọn trong một cú thọc sâu?, ?obốc cao, phịch hạ, chèn lấp, tọng đầy, thả hút mê man? và v.v. Viết tới đây, tôi chợt nhớ ra một cuốn tiểu thuyết mà mình mới đọc. Cuốn ?oCon nhân mã trong vườn? của nhà văn Braxin, Moacyr Scliar (bản dịch của Trịnh Lữ). Cuốn tiểu tiểu thuyết thật hay, trong đó, những chi tiết nhà văn viết về ******** tự nhiên như viết về thời tiết, về hít thở, về ăn uống vậy. Và nó hay chính bởi sự tự nhiên ấy. Nói chung, trừ các cuốn ?odâm thư?, không có tác giả văn học nào trên thế giới này viết về ******** chỉ để nói về ********. Bởi thế, thật đáng buồn cười khi nhiều người kêu gào, đừng nhìn vào chuyện ******** của Diệu, hãy nhìn những ?otư tưởng?, ?othông điệp? của cô ẩn giấu đằng sau cái vỏ ******** đó (hình như chính Đỗ Hoàng Diệu cũng tuyên bố như vậy, trong một bài trả lời phỏng vấn?). Tại sao có một sự vô lí như vậy? Tại sao dốc công cố sức tạo ra những cụm từ, với mong muốn tạo được ấn tượng về ******** rồi lại phủ nhận nó? Sợ tác phẩm của mình không ?olớn? bởi viết về ********? Hay sợ một cái gì khác?
    Nhìn chung, dù là ?osáo rỗng? hay ?olàm bộ? thì điểm nổi bật nhất của ngôn ngữ Đỗ Hoàng Diệu chính là sự cũ kĩ. Nhớ lại, cách đây hơn chục năm, khi Nguyễn Huy Thiệp mới công bố tác phẩm; khi đó, cảm xúc đầu tiên gây ấn tượng cho tôi về tác phẩm của ông chính là ngôn ngữ. Trước ông, chưa từng ai viết như vậy. Khi đó, văn Nguyễn Huy Thiệp được coi là một cuộc cách mạng. Nó xứng đáng với từ ?omới?. Tất nhiên, điều kiện để ?olàm mới? lúc đó là dễ dàng hơn bây giờ nhiều. Sách dịch ít ỏi, đời sống văn hoá túng thiếu, chưa có internet ?, nhưng không thể lấy thế để đổ thừa, vì mỗi thời mỗi khác; mỗi thời có một đặc trưng riêng mà không thể mang so sánh để đổ thừa.
    Văn Đỗ Hoàng Diệu, so với những người trước cô, nó đã cũ kĩ. Những ?ocương cứng thúc lên?, ?omột cú thọc sâu? không thể ?oép-phê? bằng những thứ đã xuất hiện trước đó khá lâu, như ?okhoả thân trong chăn, thèm chồng? [5]. Nguyễn Huy Thiệp thì khác, khác nhiều. Trước ông, chưa ai (dám) viết ?ocon ****? (?ođàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con ****?- Không có vua). Con **** chứ không phải con bờ chấm (b.) [6]. Chỉ riêng điều này đã là cuộc cách mạng.
    Tôi rất nghi ngờ, thậm chí khó chịu khi thấy những nhà phê bình thực hiện những cú ?ogiải mã thông điệp?. Và sự nghi ngờ, khó chịu ấy càng tăng khi chính tác giả tuyên bố về cái ?othông điệp? của mình. Thông điệp, nếu có, còn cần rất nhiều sự tương tác của người đọc. Thậm chí, có những thông điệp mà người đọc tóm được nằm ngoài ý muốn của tác giả. Việc của tác giả là làm tác phẩm, và người đọc sẽ ?olàm? thông điệp. Tác giả hoàn toàn không có quyền chi phối cách nắm bắt thông điệp của người đọc, nhưng tác giả vẫn có quyền phản đối (chi phối) cách nắm bắt thông điệp của những ?osiêu độc giả? - tức các nhà phê bình, bởi chính họ là những kẻ hướng dẫn đám đông - không cho họ tự tung tự tác ?ocưỡng hiếp tập thể? [7] tác phẩm của mình. Hình như Đỗ Hoàng Diệu không có bản lĩnh này, cô hồn nhiên chấp nhận những tư tưởng ?onhớn? như ?otội tổ tông?, ?onữ quyền luận?, ?ovô thức tập thể?, ?omặc cảm nhược tiểu dân tộc?, ?ođạp đổ thần tượng? ?, mà các nhà ?ophê bình giải mã? gán cho, trong khi, chính cô chưa chắc ý thức được những vấn đề này khi viết.
    Trở lại truyện ngắn ?oBóng đè?. Bên cạnh sự không hấp dẫn về mặt ngôn ngữ thì cái mà mọi người cố công giải mã và tung hô ở thiên truyện này, là hai ?othông điệp ẩn dụ? - một, đôi bàn tay nhân vật nữ chính. Hai, nhân vận nữ chính bị tổ tiên nhà chồng gốc Trung Hoa cưỡng hiếp - đều khiến tôi thấy, đây là vấn đề không có lí do gì ta phải tốn giấy mực vì nó.
    1. Về hình ảnh đôi bàn tay.
    ?oChỉ có những kẻ nông cạn mới không tin cái bề ngoài. Sự huyền bí của thế giới không ngụ trong cái vô hình mà trong cái hữu hình?. - Oscar Wilde [8]
    Có thể, Đỗ Hoàng Diệu cũng cố tình xây dựng hình ảnh đôi bàn tay thành một biểu tượng hay một thông điệp ẩn dụ gì đó, khi lặp đi lặp lại hình ảnh này bằng những câu văn đèm đẹp và mơ hồ với dụng ý khá lộ liễu là gây ám ảnh hoặc bắt những độc giả nhẹ dạ sử dụng óc liên tưởng (?). Nhưng tôi thấy, nó không là một biểu tượng hay thông điệp ẩn dụ gì hết. Tôi chỉ thấy nó là một đôi bàn tay đẹp. Và chỉ thế mà thôi. Thật ngớ ngẩn khi vắt óc tìm kiếm ý nghĩa cho một thông điệp rất có nguy cơ hứa hẹn sự vô nghĩa.
    2. Về câu chuyện loạn luân giữa hồn ma cha ông tổ tiên nhà chồng gốc Trung Hoa với người con dâu.
    ?oTác phẩm nó đã là vậy, thậm chí nó chỉ là vậy mà thôi, chứ không phải là để cho thấy nó muốn nói lên điều gì?. - Susan Sontag [9]
    Nhiều người nức nở về ý tứ câu chuyện này, họ gọi đây là ?otội tổ tông? là ?omặc cảm dân tộc muôn đời bị cưỡng hiếp? v.v. Có lẽ phải đồng ý với họ, vì không thể có cách nào hiểu khác hơn. Nhưng việc gì phải nức nở lên như vậy, khi trước đó gần hai chục năm Nguyễn Huy Thiệp đã nhét vào mồm nhân vật Phăng (truyện ngắn Vàng Lửa) một câu thế này:?oĐặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó?. Như vậy, cái được cho là tư tưởng lớn nhất trong thiên truyện ?oBóng đè? hoá ra người ta đã nói từ đời nào.Thật uổng công cho Đỗ Hoàng Diệu, khi phải gồng mình viết một câu chuyện ma ?odưới cái vỏ bọc ***? khá hấp dẫn chỉ với mục đích đưa ra một ?othông điệp? mà trước cô gần hai chục năm người ta đã nói. Mà lại nói huỵch toẹt một cách hay ho, không cần ?ovòng vo tam quốc?.
    Tôi nghĩ, Đỗ Hoàng Diệu sẽ không uổng công và ?oBóng đè? vẫn giữ nguyên giá trị mà nó vốn có nếu như cô và các nhà ?ophê bình giải mã? xung quanh cô cứ để ?oBóng đè? ?otồn tại như nó vốn thế?, chứ đừng lớn tiếng về những ?ovỏ bọc? với ?othông điệp?.
    Trong văn giới Việt, người ta thường nói: ?oKhen cho nó chết?. Thật vậy, nếu những lời khen dành cho văn chương Đỗ Hoàng Diệu kiểu như: ?oQuyền lực của một cô gái ??, ?oquyền lực trời cho?, ?otác phẩm nặng đô? và v.v, không phải là ?okhen cho chết? thì rất có thể tác giả của những lời khen nống kia có vấn đề về tâm thần.
    ?oQuyền lực? [10] của một nhà văn ư? Của văn chương ư? Tập ?oBóng đè? hiện đã bán bao nhiêu bản, con số ấy liệu có vượt quá con số hội viên hội nhà văn Việt Nam? Hỏi như vậy có nghĩa là, số người đọc và quan tâm tới hiện tượng ?oBóng đè? là những độc giả không liên quan tới nghề viết lách liệu được bao nhiêu. Có thể nói về quyền lực khi bàn tới những cuốn như ?oNhật kí Đặng Thuỳ Trâm?, ?oMãi mãi tuổi hai mươi? ?, nhưng những cuốn sách best seller đó rõ ràng không phải ?oquyền lực? của văn chương. Nó là quyền lực của cái gì, không nói ra thì ai cũng biết. Quyền lực của văn chương ư? Thật là một ảo tưởng đáng thương hại
    ?oTác phẩm nặng đô? ư? ?oNặng đô? tới mức phải ?ocần thời gian và kinh nghiệm xã hội? mới tiếp cận được ư? Chúng tôi, ?onhững người trẻ tuổi?, tiếp cận với văn chương của V.Hugo, của H.Banzac, của G.D.Maupassant, của P.Merime ? v.v, năm lên 9, 10 tuổi. Và khi ấy chúng tôi đều cảm được (tức là tiếp cận?) những tác phẩm của những tác giả ấy. Lớn lên, cùng với ?othời gian và kinh nghiệm xã hội? chưa nhiều lắm, thật sự là chúng tôi cũng chưa tiếp cận một cách thấu đáo những tác phẩm như ?oUlysses?, ?oFinnegans thức giấc? ?, nhưng với đặc tính của tuổi trẻ, chúng tôi thích những thách thức như vậy. Chúng tôi luôn quan tâm và háo hức với những thứ khó tiếp cận. Ơn trời, thông qua các nhà phê bình Việt Nam vĩ đại, chúng tôi đã có thêm một tác phẩm ?onặng đô? khó tiếp cận để mà quan tâm háo hức. Đó là truyện ngắn ?oBóng đè?
    Phê bình, với tư cách là một bộ môn khoa học xã hội, trước tiên phải mang tính khoa học. Vậy cái công việc mang tính khoa học kia biết dựa vào đâu nếu không phải là những thao tác mang tính chuyên môn, những ?othao tác kĩ thuật?? Cảm tính là thứ không đáng tin cậy, nó không được phép hiện diện trong bất cứ một công việc gì có tính khoa học. Vậy mà người ta xoa đầu khuyên bảo ?ocác chuyên gia trẻ? rằng cần nhiều cảm tính hơn nữa chứ chỉ dựa vào thao tác kĩ thuật sẽ không đủ. Ghê không?
    Thời đại tạo ra nhà văn, không có chuyện ngược lại. Thời đại tử tế sinh ra nhà văn tử tế. Thời đại chó má sinh ra nhà văn chó má. Nhà văn chó má đẻ ra những tác phẩm chó má. Và những tác phẩm chó má ấy có giá trị riêng của chúng. Những giá trị chó má. Vậy, xin các phê bình gia, các bình luận viên dừng lại cái trò gán cho các tác phẩm văn học những thứ liên can tới chính trị, kiểu như: ?otrong ***g ấp mà cũng có văn học à?, ?o giữa quyền lực ngòi viết và quyền lực thế trị ??, hoặc ?oai ở đằng sau tác giả/bài viết? [11]?v.v. Mệt lắm! Và xưa rồi.
    ---------------------
    Chú thích:
    [1] Bài ?oChỉ số đáng đọc 96/100 của Bóng đè? - Cố Nhân ?" talawas
    [2] Bài ?oBóng đè của Đỗ Hoàng Diệu? ?" Nguyễn Thanh Sơn - talawas
    [3] Bài ?oThử khảo sát hai thái độ với truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu? ?" Lê Anh Hoài - talawas
    [4] Tiểu luận Nói về bút pháp ?" Arthur Schopenhauer. Những bậc thấy văn chương thế giới, tư tưởng & quan niệm ?" Nhà xuất bản Văn Học, 1995
    [5] Thơ Vi Thuỳ Linh
    [6] Khi mới công bố, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết đúng như vậy. Các bản in sau này (thời kì ?ohậu cởi trói?) biên tập thành bờ chấm (b.) khiến câu văn nhẹ hẳn.
    [7] Chữ của Susan Sontag. Xem tiểu luận: Chống diễn giải ?" talawas, 2003.
    Chính bản thân tôi (VVQ) cũng từng bị ?ocưỡng hiếp?. Cũng may, tác phẩm của tôi thuộc loại giải trí (mà xét về bản chất, văn hoá nghệ thuật chẳng để giải trí thì để làm gì?) bình dân, dễ hiểu và không có thông điệp nên nó không có vinh hạnh được ?ocưỡng hiếp tập thể?, và tạp chí đăng truyện của tôi là do họ tự lấy chứ không phải do tôi gửi; hơn nữa, mới chỉ bị ?ohiếp? một lần nên tôi cũng chẳng muốn phản đối. Trong truyện, tôi chỉ kể một câu chuyện con chó không chịu ăn ***, và nó bị giết thịt vì điều đó. Vậy mà người ta đã ?ohiếp? nó thành một câu chuyện thật rùng rợn, có liên quan tới những thứ to tát như ?ocộng sản?, ?otham nhũng?. Với tư cách độc giả, ai muốn nói/nghĩ sao cũng được; nhưng với tư cách nhà phê bình (trong trường hợp này là người viết những dòng phi lộ), ?ogiải mã? như vậy thật ? ác. Ai quan tâm có thể tham khảo tại đia chỉ sau (chú ý phần lời phi lộ của toà soạn)
    http://membres.lycos.fr/nghethuat/140baivanquang.html
    [8, 9] Chống diễn giải ?" Susan Sontag ?" talawas, 2003
    [10] Xem bài ?oQuyền lực của một cô gái? - Phạm Toàn - talawas
    [11] Tất cả những câu đánh nghiêng trong bài, đều lấy nguyên văn từ các bài viết xuất hiện trên các báo giấy và web site talawas
    Copyright © 2006 by DCVOnline
  3. hanthuyen17

    hanthuyen17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Bài của Vương Văn Quang xuất sắc, quả là đáng mặt thi sĩ, không biết đã đăng ở đâu vậy. Rất cám ơn người đã đăng lại bài trên diễn đàn này.
  4. tieukaren

    tieukaren Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Hi, Hanthuyen 17
    Bài đi trên web danchimviet.com, hôm nay mò mẫm vào đấy, tự nhiên thấy. Không hiểu tại sao cha V.V.Q không cho đi trên talawas.
  5. em_hat_hay_lam

    em_hat_hay_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    0
    Tết nhất rồi các bạn cứ mệt nhọc !
  6. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Tết nhất rồi, cơ mà cứ phải nói thật. Tớ là tớ ứ thể nào đồng tình với tất cả cái đống trên của bạn.
    "Mệt nhọc" có nhiều kiểu, và nhiều khi "mệt nhọc" cũng có cái hay có nó chứ lị. Tết thì Tết, chả lúc nào thiếu kiểu "mệt nhọc" hay ho đâu nhá. Nói túm lại, cứ phải bao giờ các bạn hiểu "mệt nhọc cũng có cái hay của nó" thì mới thấy Bóng Đè của chị Diệu ô kê con dê con bê con kê con tê tê con phê phê, chứ không phải con cá "chê".
    Thế đã nhỉ. Chúc mừng năm mới! Chúc bạn thân méo một năm có nhiều cái mệt nhọc hay ho!
  7. hanthuyen17

    hanthuyen17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Có cảm giác bạn cundc và Đỗ Hoàng Diệu tự cho mình là hai cô giáo lớp 1 và coi độc giả là học sinh mới đến trường lần đầu. Hai cô cầm 2 cái roi, cứ mỗi khi có học sinh nào bảo Bóng Đè là A chứ không phải B, thì các cô hò nhau quất cho một cái và bắt nhắc lại Bóng Đè là B chứ không phải A.
    Khổ thế, nhà văn (ĐHD) và fan (cuncd) không hiểu nổi một điểm cơ bản rằng cảm thụ văn học là một hành động hoàn toàn tự nhiên và mang tính cá nhân, xin đọc bài của Vương Văn Quang bên trên, tác giả không có khả năng tác động vào việc đọc của độc giả. Gợi ý thì còn có thể chấp nhận được nhưng gợi ý khác với ép buộc. Rồi gợi ý mãi mà vẫn không lay chuyển được độc giả thì cũng đành thôi chứ không được quyền quát nạt.
    Nếu Đỗ Hoàng Diệu muốn Bóng đè là B mà độc giả cứ nghĩ Bóng đè chỉ là A thì có nghĩa tác phẩm đã không thành công, tài năng có hạn.
    Mà chính ĐHD, có lẽ sau khi đọc các bài phê bình Bóng đè cũng hiểu ra đôi điều, nên đã tự nhận Bóng đè "rất tầm thường", thì bạn cuncd việc quái gì mà cứ xông vào bảo vệ hộ?
    Nếu vẫn thấy bức xức, thì viết hẳn một bài nghiêm chỉnh, dài dài vào, để mà thuyết phục người khác. Chứ cái cách mà bạn đang làm hiện nay phản cảm lắm, chỉ khiến độc giả càng ác cảm thêm với BD.
    Chú ý: tôi không muốn dùng số đông độc giả để dọa nhà văn; theo ý tôi, nhà văn hoàn toàn có quyền và nên sáng tác theo suy nghĩ của bản thân mình.
    Có 2 loại nhà văn: loại đầu tiên không cần đến số đông độc giả, với họ văn chương chỉ dành cho thiểu số, bản thân họ rất kín đáo, ít khoa trương; loại thứ 2 thì ngược lại, dạng best seller. Rõ ràng ĐHD muốn đứng vào hàng loại nhà văn thứ 2, nên rất chăm chỉ trả lời phỏng vấn, tham gia các buổi giao lưu cho Bóng đè và hay khoe khoang, khoe mẽ; nên nếu ĐHD bị số đông độc giả không hiểu thì Bóng đè đã thất bại, dù nó có bán chạy thì cũng vẫn thất bại!
    Được hanthuyen17 sửa chữa / chuyển vào 14:50 ngày 01/02/2006
    Được hanthuyen17 sửa chữa / chuyển vào 15:01 ngày 01/02/2006
  8. iem_ko_biet

    iem_ko_biet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Đỗ Hoàng Diệu - cundc: Đúng là không giống ai !
    Vote 1* cho chị cundc nhé !
  9. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Vote đi cưng! Sao chưa vote?
    Chị đang có 73 người vote rồi, bây giờ đang máu được 74. Biết sao không cưng? Chị cực thích số 74 bởi chị khoái những người sinh năm 74 (cả giai cả gái nhá). Vì thế, nửa sao cũng được, không phẩy mấy sao cũng được, vote cho chị đi cưng! Cảm ơn cưng!
    @Bạn hanthuyen gì đó: Mới đọc qua nhận định của bạn về ĐHD và cundc. Chắc để lúc khác rảnh rỗi nghiền ngẫm lại rồi feedback nhở! Nhưng nói chung, nếu bạn không có ý định làm học sinh thì Cún cũng không hơi đâu làm cô giáo đâu
    @Các vị hứng thú tiếp tục câu chuyện về Bóng Đè: Bây giờ, lúc nào cũng tâm đắc "Ai bảo mày chê con tao xấu" của Thảo Hảo rồi, đâm ra các bác cứ việc "đì" Cún này. Làm ơn "đì" đủ tầm một tí để Cún có hứng thú mà reply. Many thanks!
  10. vomynuong

    vomynuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Hihihi...
    Vui quá! Vậy mới là diễn đàn chứ!
    Sự tham gia của cundc trong các cuộc ''bút chiến online '''' cũng đã làm cho diễn đàn -dù muốn dù không- sinh động hơn rất nhiều.. Cundc - đã phần nào thể hiện tư chất của 1 "hoạt náo viên" kích hoạt cho ngòi nổ của các diễn đàn mà cundc tham gia (hoặc "tham chiến") bừng bừng "khói lửa" hơn bao giờ hết.
    Giải lao tý, bàn tiếp chuyện này sau nhé!
    Năm mới đến rồi, chúc- các- bạn- năm -con -chó -muốn gì -cũng - có nha!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này