1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cactus_vn, 06/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pollynguyen

    pollynguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Chị Diệu nghĩ sao vậy? Thế mà cũng là truyện à? Đọc xong chẳng biết chị muốn nói cái gì hay muợn chữ để diễn tả nổi khát khao của mình rồi gán cho là văn học.
  2. nini_riv

    nini_riv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Đây là ảnh nghệ thuật nói làm gì, thích xinh, thích hiền gì cũng được, vào vnexpress à xem ảnh của Diệu, trông ...
  3. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Cảm nghĩ của tui sau khi đọc Bóng đè là cô này nên chuyển sang sáng tác chuyện ***
  4. skeletonnn

    skeletonnn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    3.262
    Đã được thích:
    28
    "..Cuộc sống ******** của tôi rất bình thường, không bị ám ảnh, u uất, chèn ép gì cả, tôi có người yêu và bất cứ lúc nào cũng có người yêu...-Đ.H.Diệu "
    anh kiến nghị có đồng chí nào mạnh dạn cho em Diệu biết cảm giác thật sự của *** ntn không , bởi anh nghe nói là em ấy chưa từng biết, mà chưa biết thì mô tả làm sao được. Hội nhà văn vẫn còn hô hào đi thực tế sáng tác cơ mà.
    P.S: Còn nếu quả thực em mãnh liệt như vậy thì anh xin tặng em 1 bộ Latex
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hehe, xem gioi van hoc "tung he" DH Dieu ne ba con
    Đỗ Hoàng Diệu - Tác giả tập truyện ngắn Bóng đè:
    Tôi từng bị bóng đè !
    30-09-2005 20:46:48 GMT +7
    Chiều 27-9 tại cà phê sách Intello - 58 Văn Miếu (Hà Nội) - diễn ra buổi giới thiệu tập truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu - NXB Đà Nẵng 8-2005. Đây là tập truyện ngắn gây được dư luận và cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau.
    Đến tham dự có nhiều nhà văn nhà thơ như GS Hoàng Ngọc Hiến, Nguyên Ngọc, Châu Diên, Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên... và các nhà báo. Có rất nhiều ý kiến tranh luận về tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu...
    . Phóng viên: Có rất nhiều quan niệm về văn chương. Còn chị từng nói văn chương là cuộc chơi, phải vậy không?
    - Đỗ Hoàng Diệu: Thực ra, nếu nói là cuộc chơi thì có vẻ giống như trò cá cược, có thua có được, có may có rủi trong khi văn chương là cao quý. Tôi chỉ có thể nói đối với tôi, lúc này, văn chương là một cuộc vui. Có thể sau niềm vui là nỗi buồn, nhưng sẽ không bao giờ hối tiếc. Vì mình dám sống thật với chính mình và làm điều mình muốn. Tôi rất phục những người ?osống chết? vì văn chương. Có lẽ bởi tôi chẳng bao giờ như vậy được.
    . Chị có quan tâm nhiều đến dư luận?
    - Có nhưng không nhiều lắm. Gần đây trên một website có trao đổi về các truyện ngắn của tôi. Có hai vấn đề. Họ so sánh tôi với Vệ Tuệ- một cây bút nữ Trung Quốc, ngoài ra họ hỏi tôi về vấn đề văn chương và chính trị. Tôi nói rằng, tôi không viết về chính trị. Nếu ai hỏi về văn chương, tôi sẽ trả lời: Văn chương không thể và không bao giờ là quan trọng với tôi. Với lại, văn chương không phải là công cụ của tôi cho một mục đích nào đó, càng không phải là quan trọng nhất trong cuộc sống. Mọi lời khen chê không có tác động gì mấy với tôi. Tôi không sống bằng cuộc sống của một người viết. Tôi còn nhiều thứ để quan tâm hơn như gia đình, công việc, người yêu, bạn bè...
    . Trong tập này, phải chăng có mỗi một truyện Bóng đè là đáng được bàn đến?
    - Bạn thấy như thế? Mỗi người một ý kiến khác nhau. Người thì bảo đó là truyện Vu quy, người bảo Dòng sông hủi... Hay như nhà văn Nguyễn Việt Hà lại cho rằng Tình chuột (truyện ngắn không được in trong tập Bóng đè) mới là truyện được nhất của tôi... Còn tôi, nhiều khi đọc lại những gì mình viết, thấy chẳng có gì là ghê gớm cả. Tôi khó tính lắm. Còn về Bóng đè (truyện này đã được tuyển vào Văn mới 2005 của NXB Hội Nhà văn), tôi đã từng bị bóng đè tại một khách sạn ở Huế. Lúc đó, tôi vẫn còn nhớ mình cố gắng với tay chạm vào chiếc điện thoại màu đỏ cạnh giường ngủ nhưng không làm nổi. Hai lần liền trong một ngày. Khi viết truyện ngắn, có một chút hơi hướng của lần bóng đè tôi đã trải qua. Tôi viết mà chẳng cố ý phải cách tân, phải hiện đại, sắp xếp bố cục này nọ như nhiều người nghĩ. Tất cả tự nhiên trong đầu tôi theo dòng cảm xúc...
    . Chị nghĩ gì khi mình bị gắn với biểu tượng của văn học *** hoặc dùng ******** trong văn học để được nổi tiếng?
    - Bạn nghĩ rằng tôi làm mọi cách để được nổi tiếng à? Nếu thế, có nhiều cách đơn giản hơn cái cách phải vắt kiệt sức khi viết xong một truyện ngắn đấy! Còn những gì tôi viết ra, phải dành sự đánh giá cho độc giả và các nhà phê bình. Mục đích của tôi không phải viết truyện ***. *** chỉ là ẩn dụ, tôi thích dùng nó bởi nó có sức chuyển tải lớn và nói thật, tôi chỉ thích đọc những truyện hấp dẫn nên tôi cũng muốn viết truyện hấp dẫn. Nhiều người cứ tò mò về tôi, nhưng thực sự tôi cũng không biết bản năng tôi mạnh hay yếu, tôi không so sánh với ai và cũng không mang ai ra để làm sự so sánh kỳ khôi ấy. Tôi chọn cái gì mình có, chỉ sợ không có gì để mà chọn!
    . Có dư luận cho rằng, những truyện ngắn trên không phải của chị viết, mà do một nhà văn khác viết rồi ký tên của chị?
    - Trời, bây giờ tôi được mọi người quan tâm đến mức có cả tin thêu dệt như thế ư? Nếu ai đó chính thức phát ngôn như vậy, tôi sẽ kiện ra tòa ngay tức khắc. Niềm vui lớn nhất trong những ngày này của tôi là vừa trải qua một khóa học khó khăn để lấy được chứng chỉ hành nghề luật sư và tôi đang muốn ?ohành nghề? đây...
    . Những người thân có đọc truyện của chị không?
    - Có. Bố tôi cũng là một người viết văn. Văn của ông hiền lành, đầy tính nhân văn nhưng quá mô phạm. Ông tự hào về con gái mình, tuy nhiên kèm theo những lo lắng, băn khoăn. Người yêu tôi, bạn của người yêu tôi cũng đọc và khuyến khích tôi nhiều.
    . Cuộc sống của chị có bằng phẳng?
    - Tôi không dám nói là bằng phẳng, nhưng về vật chất, tôi không lo lắm. Mối bận tâm lo lắng thường trực của tôi là sức khỏe.
    . Chị nói ?omỗi sáng sớm tự soi mình trong gương, miết những ngón tay xinh lên viền trán viền môi, rồi miết xung quanh người?... Vậy, chị có biết mình là ai không?
    - Trời ơi, tôi mà không biết mình là ai thì hóa ra thần kinh có vấn đề rồi. Tôi biết mình là một cô gái gần 30 tuổi, biết mình sống thế nào, làm gì. Nhưng đôi khi tôi ngồi yên lặng như một bà già với cảm giác hẫng hụt. Và lúc ấy, tôi thực sự không cảm thấy mình đang tồn tại. Với lại, không phải riêng tôi, đa số mọi người nhiều khi chẳng hiểu nổi chính mình.
    . Chủ đề cho những tác phẩm sắp tới của chị?
    - Tôi đang viết dở cuốn tiểu thuyết có nhân vật chính là một nữ luật sư. Mọi vấn đề sẽ xoay quanh cô ta và những thân chủ.
    . Ồ, có phải đó là những thân chủ nam không?... Và chắc chắn sẽ có các cuộc phiêu lưu tình ái?
    - Không. Tiếc thật, đó lại là những thân chủ nữ. Nhưng bạn sẽ được thỏa trí tò mò...
    Một số ý kiến
    Nhà văn Ngô Tự Lập (email từ Mỹ): Khách quan mà nói, một yếu tố quan trọng làm nên tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu hôm nay là đề tài. Và không phải truyện nào của Diệu cũng hay. Nhưng không vì thế mà có thể phủ nhận tài năng của cô. Hơn nữa, ******** hoàn toàn không phải là đề tài ?ongon ăn? như nhiều người thường nghĩ. Buộc người đọc phải quan tâm, đó là thành công của Diệu. Tuy vậy, theo tôi, trừ phi Đỗ Hoàng Diệu tìm thêm được khía cạnh ?othực sự mới mẻ? nào nữa của đề tài cũ, Diệu nên đi tiếp bằng đề tài khác. Một nhà văn nên có ít nhất hai cuốn sách!
    Nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng: Tôi không hoan nghênh Bóng đè, mặc dù tôi tôn trọng tác giả. Nhưng tôi mong chờ một tác phẩm hào sảng hơn, không còn mang nặng tính mặc cảm. Hơn nữa, tôi không thích cách hành văn và dùng từ của Diệu....
    Nhà báo Hoàng Hạc (cựu phóng viên Báo Tiền Phong): Tôi cũng không thích... và tôi có cảm giác đây chỉ là một cơn bão trong một chén nước nhỏ mà thôi. Tôi hy vọng, sẽ có tác giả viết được các tác phẩm làm sững sờ không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả thế giới nữa.
    Anh Nhi thực hiện
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Con day la bai bao Tien phong trong do co ca y kien cua may nhan vat trong Thao luan nay cua TTVN:
    Đỗ Hoàng Diệu và ?oBóng đè? trong ngày giông bão
    Trần Đăng Khoa phán: ?oNếu tính 50 truyện ngắn hay nhất VN, phải có ?oBước qua lời nguyền?. Cần chọn 10 truyện hay nhất vẫn phải có; thậm chí nếu chỉ được phép chọn 5 truyện đặc sắc nhất, không thể thoát ?oBước qua lời nguyền?.
    Đỗ Hoàng Diệu - ảnh: Xuân Bình
    27/9, trời giông gió ầm ầm, cây đổ ở một vài con phố. Có cuộc họp báo quan trọng nhưng tòa soạn phải báo hoãn với cộng tác viên. Thế mà đầu giờ chiều, gọi điện cho anh Thắng ?oSách?, tức Dương Thắng- một người làm sách quen mặt ở Hà Nội, hỏi ?oCuộc ra mắt của Đỗ Hoàng Diệu có hoãn không anh? thấy đáp tỉnh queo ?oHoãn là thế nào? Tất cả đều đến?.
    Anh Thắng chủ trò cuộc gặp này - cây bút trẻ Đỗ Hoàng Diệu với những độc giả quan tâm, nhân dịp NXB Đà Nẵng ấn hành tập truyện ngắn ?oBóng đè? của cô.
    Đầu thập niên 1990, chỉ với truyện ngắn ?oBước qua lời nguyền?, lập tức Tạ Duy Anh khua khoắng cả văn đàn. ?oCó một nền văn học Bước qua lời nguyền?- một nhà phê bình lão luyện thông báo.
    Trần Đăng Khoa phán: ?oNếu tính 50 truyện ngắn hay nhất VN, phải có ?oBước qua lời nguyền?. Cần chọn ra 20 truyện, 10 truyện hay nhất vẫn phải có; và thậm chí nếu chỉ được phép chọn 5 truyện đặc sắc nhất, không thể thoát ?oBước qua lời nguyền?.
    Thông tin của đầu mối Phạm Xuân Nguyên chiều 27/9: Vừa xuất hiện trên tạp chí H.L, ?oBóng đè? đã gây kinh ngạc cho nhiều người, xôn xao văn giới hải ngoại và rồi trong nước, nhất là khi truyện được đưa vào tuyển ?oVăn Mới 2005?- NXB Hội Nhà văn.
    Hơn 5 chục nhà báo, nhà văn... có mặt ở Cà phê Sách Intello 59 Văn Miếu đều đã đọc ít nhất một truyện ?oBóng đè?, rồi tò mò mà đến, nhiệt tình mà đến.
    Đi xe máy thì trùm áo mưa, đi taxi vẫn phải ?otăng bo?- lội bộ một đoạn do đường bị ngập- vào một cuộc trao đổi kéo dài hơn 2 tiếng không một khoảng lặng, mà phần lớn thời gian diễn ra trong ánh nến leo lắt do điện bị cắt, người trong phòng không trông rõ mặt nhau- kể cũng là niềm hạnh phúc cho người viết chưa đầy 30 tuổi này.
    Đỗ Hoàng Diệu váy trắng, tóc xoăn nhẹ ôm lấy gương mặt mà cô tự tả ?ogóc cạnh, không giống Vệ Tuệ như có người nhận xét- cô ấy xinh hơn tôi? (các nhân vật nữ xưng tôi trong truyện của Diệu đều xinh đẹp quyến rũ), đôi mắt khá đẹp với hàng mi cong và giọng nói cũng nhẹ.
    Ẩn hiện trên nền tường nhà là những bức ảnh khổ khá lớn Xuân Bình chụp Diệu trong tư thế gợi cảm: cúi mặt trầm tư, cười hết cỡ... Có cái cô hơi nghiêng đầu, trên nền một phụ nữ khoả thân đang xây lưng. Tất cả số ảnh này, cuối buổi bị người dự bóc hết chẳng còn một chiếc.
    Cuộc thăm dò thế giới quan nhân sinh quan nhà văn trẻ có lúc biến thành cuộc luận chiến (hiền lành thôi) giữa những người dự với nhau. Ngô Thảo sau khi tranh thủ khoe thương vụ lặn lội Cà Mau mua được bản quyền truyện ?oCánh đồng bất tận? của Nguyễn Ngọc Tư (15 triệu+ 2 triệu thuế, có người trả ngay 80 triệu), chê người Việt nói chung nhát sợ, sợ đủ thứ, sợ quá khứ, sợ ***.
    Ông còn dùng từ ?omân mó? để chỉ những người đọc cố chấp, thích ?osoi?. Cũng nhờ Ngô Thảo tung tin mà cử tọa biết cô gái gốc xứ Thanh Đỗ Hoàng Diệu đang có người yêu ?oTây?.
    Trước đó dù ngồi riêng với báo giới cô cũng chỉ tiết lộ đang làm tư vấn luật cho một hãng của Canada mà thôi, và đã từng đoạt giải Tác phẩm Tuổi xanh (do báo TP tổ chức) năm 14 tuổi với truyện ?oÔng lão hàng xóm?.
    Độc giả đàn ông dễ mê truyện của một cô gái giàu bản năng? Dương Tường cho biết không chỉ đàn ông như ông mới thích Đỗ Hoàng Diệu, vợ ông đã mua liền 20 cuốn ?oBóng đè? tặng bạn bè.
    Có người hỏi Diệu chị có sợ bị tương lai bắn đại bác vào mình (vì tội đã rút súng lục với quá khứ?) Trước chị đã có nhiều tác giả viết về ***- ******** trong giới trẻ, còn chị vì sao lại tiếp tục chọn đề tài này và thậm chí còn viết một cách rất oái oăm (con dâu- bố chồng)?...
    Hơn một lần, Diệu làm cái việc phân trần: ?oTôi không viết về ********. Tôi viết về những điều khác và tôi mượn ******** để đề cập những vấn đề đó? ?oĐó là nhân vật yêu chứ không phải tôi.
    Cả khi viết ?oĐàn ông Việt Nam không biết đánh vần từ chung thủy trôi chảy? cũng là nhân vật của tôi thốt, và họ có quyền làm điều đó?. Gốc gác Trung Hoa của các nhân vật trong các truyện cũng được người đọc quan tâm ?otra hỏi?.
    Trên bìa 4 tập truyện ?oBóng đè?, nhà văn Nguyên Ngọc biểu dương nồng nhiệt: ?oTruyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu toàn là những nhân vật phụ nữ, tất cả đều còn trẻ, khát khao sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính, song chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều vấn đề số phận đàn bà.
    Những người phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu là những người phụ nữ phải gánh chịu ?ocả một quá khứ phi phàm?, bị đeo đuổi vì một thứ ?otội tổ tông?, ?oquá thông minh nhưng quá cả tin?? Mặc dù vậy chính Nguyên Ngọc cũng cho rằng Diệu không đều tay, khiến ông đang phải để tâm đọc thêm.
    Đọc ?oBóng đè? lần đầu dễ mà độc giả bị choáng! Nhưng sang đến ?oHoa máu?, ?oHuyền thoại về lời hứa?, ?oCăn bệnh?... thì có một khoảng cách xa, tưởng như người khác viết vậy.
    Nguyên Ngọc cũng khen ?oVu quy?, trong khi một độc giả có nickname Le- Matador trên mạng ttvnol.com ?obáng?: ?oNếu các bạn đọc thêm ?oVu quy? nữa thì muốn ọe?, còn độc giả có nickname quynho 123 viết về ?oBóng đè?: ?oấn tượng đầu tiên là quái dị và ghê rợn. Sau đó là ***y.
    Quả thực là ấn tượng, đọc rất hút, và không dứt ra được cho đến những từ cuối cùng. Nếu chỉ cần có thế thì coi như truyện đã thành công. Nhưng cái vỏ bọc *** quá lộ liễu để che bọc cho những thông điệp còn lộ liễu hơn?.
    Số đông độc giả (kể cả người viết bài này) coi ?oBóng đè? là truyện mạnh nhất của Diệu, cả về ý tứ lẫn văn phong, xứng đáng là hiện tượng, còn tác giả nói cô thích ?oTình chuột? nhất, một truyện bị NXB Đà Nẵng từ chối đưa vào tập. ?oTình chuột? cũng được Nguyễn Việt Hà và Phạm Ngọc Tiến ca tụng, rằng rất ấn tượng và hơn hẳn ?oBóng đè?- đấy là quan điểm của 2 anh thôi.
    Có ít nhất 2 độc giả đàn ông ?oxin phép không hoan nghênh?, ?okhông thích? hiện tượng mới này. Trần Tiễn Cao Đăng thấy Đỗ Hoàng Diệu ?okhông có văn?, ?ocách hành văn không thích? và muốn đọc những tác giả mới có phong thái mới hào sảng.
    ?oNgười Việt nói chung, và người viết văn vẫn quá nặng mặc cảm quá khứ?, nhận xét của anh được cây bút ở báo Người Việt ở hải ngoại là Hoàng Hạc, cựu phóng viên báo Tiền Phong đồng tình. Đỗ Hoàng Diệu: ?oTôi không thể thoát khỏi quá khứ, khi mà ở nhà tôi, chỉ cần bước vào đến cửa, đập vào mắt là một gian thờ lớn. Nhưng tôi mô tả quá khứ là để thoát ra khỏi quá khứ đó, thoát khỏi nỗi ám ảnh?.
    Nguyên Ngọc khuynh loát: ?oTôi không thích những gì hơn hớn. Khi nói ?oBóng đè? là muốn thoát ra khỏi bóng đè, ra khỏi quá khứ hướng tới tương lai. Giải phóng cá nhân, giải phóng?...
    Dương Phương Vinh
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đỗ Hoàng Diệu: ''Tôi viết một cách tự nhiên''
    -
    Từ Nữ Triệu Vương thực hiện
    Trở lại với văn đàn sau hơn 10 năm vắng bóng, Đỗ Hoàng Diệu xuất hiện như một hiện tượng trong văn học đương đại với tập truyện ngắn ?oBóng đè?. Đứng ở tư cách một tác giả trẻ, thẳng thắn và ý thức được trong trang viết, Đỗ Hoàng Diệu có cuộc trò chuyện với eVăn.
    - Tại sao tận 10 năm sau khi đoạt giải Tác Phẩm Tuổi Xanh, chị mới trở lại với nghiệp văn chương?
    - Tôi có ?ođi? đâu mà ?otrở lại?? Hồi được giải Tác Phẩm Tuổi Xanh, tôi chỉ là một đứa bé 14 tuổi, và tác phẩm được giải hồi đó giống như một bài văn của học sinh. Dân chuyên văn Lam Sơn bọn tôi, gần như ai cũng tập tành viết một cái gì đó? Và đấy là một ?osự kiện?, một kỷ niệm rất đáng nhớ trong cuộc đời tôi. Sau này, những anh chị cùng được giải với tôi hồi ấy đều tiếp tục viết và thành đạt như anh Ngô Tự Lập, chị Dương Phương Vinh, anh Nguyễn Hữu Hồng Minh, anh Nguyễn Vĩnh Tiến? Tôi tự hào vì được là ?oem út? của họ.
    - Còn giờ đây chị viết như là... ?
    - Một điều tự nhiên. Tôi không cảm thấy bị một áp lực nào, không đặt ra một mục tiêu nào. Nên nếu tôi có trở thành hiện tượng như chị nói, cũng là một điều tự nhiên mà tôi không biết trước. Và cũng không có điều gì bỗng chốc đến với ta trong sáng tạo nghệ thuật, nhất là viết văn. Tôi nhớ một nhà phê bình nào đó đã phát biểu: ?oViết văn là một cuộc hành xác?. Người bị hành ít, người bị hành nhiều. Giống như mỗi bà mẹ sẽ ốm nghén một cách khác nhau, ?orặn đẻ? một cách khác nhau và sinh ra những đứa bé không giống nhau.
    - Vì sao trong những tác phẩm của mình, chị lại khai thác và đi sâu nhiều về tính dục?
    - Văn chương của tôi có khai thác và đi sâu nhiều về tính dục hay tôi chỉ dùng tính dục như một ẩn dụ để chuyển tải ý nghĩ? Hay khi viết để chuyển tải một thông điệp nào đó, những chi tiết, hình ảnh mang tính dục cứ tự nhiên ?oxộc? đến trong hành văn, trong diễn biến câu chuyện, và nó vô thức thể hiện được điều tôi muốn nói một cách hết sức tự nhiên?.
    - Nhưng tính dục trong văn chương chẳng hề mới mẻ gì, vì trước chị đã có rất nhiều nhà thơ nữ đương đại của ta làm rồi.
    - Nếu nói theo cách của chị thì không phải các nhà thơ nữ đương đại mà trước đó, từ thời phong kiến, Hồ Xuân Hương đã ?okhủng khiếp? thế nào rồi. Và những năm giữa thế kỷ 20, khi Sagan bắt đầu với ?oBuồn ơi! Chào nhé!?. Chẳng nhẽ người phụ nữ Phương Tây ấy cũng đã ?olao theo? Bà Chúa thơ Nôm của ta? Chị thấy đấy, người đầu tiên làm ra chiếc điện thoại di động thì chỉ có một, nhưng đến ngày hôm nay, đã có bao nhiêu kiểu dáng điện thoại di động khác nhau, càng ngày càng tân tiến với nhiều chức năng vượt trội. Chiếc điện thoại di động mà chị đang dùng cũng khác xa chiếc điện thoại di động của tôi, chị thấy không?
    - Nhưng nếu cứ lao theo lối viết này, chị có sợ bào mòn bản thân mình không, vì dù sao, cứ viết mãi về mình, sẽ cạn vốn và gây nhàm chán?
    - Tôi viết truyện ngắn, tôi đâu có viết hồi ký, nhật ký hay bút ký! Tất nhiên, người đọc có quyền suy đoán và diễn giải tác phẩm văn học. Và khi phần nhiều các nhân vật phụ nữ trong truyện đều xưng ?otôi?, độc giả đồng hoá nhân vật tôi thành cái ?otôi của người viết?. Ở một khía cạnh nào đó, thế lại là thành công? Tôi tự thưởng cho mình một nụ cười được rồi!
    - Khi viết, chị đơn giản là giải tỏa ẩn ức hay chị đã có ý thức rõ rệt với cộng đồng?
    - Ngày còn học chuyên văn, tôi được thầy giáo khen là sáng tạo vì tôi hay có những lời bình ?okhác người? đối với những tác phẩm văn học. Lúc đó, tôi dùng trí tưởng tượng của mình nghĩ ra và gán ghép cho các tác phẩm mà tôi phải bình đủ thứ ý tưởng trên đời, mà tôi dám cá là khi viết, tác giả chưa chắc đã muốn nói điều ấy. Bây giờ, trong trường hợp của chính mình, tôi mới thấm thía. Trong khi tôi viết một cách tự nhiên, tôi thích thì tôi viết, viết theo dòng cảm xúc tràn ngập (tất nhiên là đôi khi phải dùng đến lý trí để kìm hãm) thì độc giả lại dùng trí tưởng tượng phong phú của mình gán cho tôi đủ thứ trên đời? Chẳng biết nên vui hay nên buồn đây.
    - Trở lại truyện ngắn "Bóng đè", chị miêu tả những ngón tay không béo gầy, không trọng lượng, những ngón tay có làn da mỏng tanh xuất hiện từ đầu đến cuối truyện. Chị nói những ngón tay ấy là hình tượng níu giữ tự do, nhưng tôi thấy những ngón tay ấy còn là sự hoá thân ảo thành nhân vật. Chị nghĩ sao?
    - Nhân vật tôi thấy hai bàn tay của mình là hình tượng níu giữ tự do và nói ra trong câu chuyện. Đỗ Hoàng Diệu chỉ là người phát biểu ?oăn theo?. Có bao giờ chị tìm hiểu về bệnh đa nhân cách không?
    Hai bàn tay của cô gái được sinh ra, được phù phép sức mạnh để trở thành người bảo vệ cho sự yếu đuối, để chứa đựng những ước mơ tự do thực sự của cô gái đang bị tù túng, chèn ép. Thực tế, đây là hình tượng có tính toán bằng lý trí của tôi khi viết Bóng đè.
    - Người phụ nữ Á Đông vẫn tự hào với bốn chữ vàng Công Dung Ngôn Hạnh. Ngày nay, bốn chữ ấy được biến tấu theo cách nhìn nhận riêng. Trong "Bóng đè", nhân vật tôi lại quá đàng điếm, nổi loạn. Cô ấy có tội không, hay đó là ?o tội tổ tông??
    - Tôi không cho rằng cô gái trong Bóng đè đã phạm điều gì trong bốn chữ Công Dung Ngôn Hạnh. Công ư? Chẳng điều gì chứng tỏ cô ấy không đảm đang. Dung ư? Cô ấy không được miêu tả mắt phượng mày ngài nhưng có cặp đùi trắng sứ, có bầu ngực hồng hào? như vậy chắc cũng không đến nỗi nào! Ngôn ư? Đã ai thấy cô ấy nói câu nào vô lễ với chồng hay mẹ chồng chưa? Còn Hạnh? Thử hỏi xem thời buổi này, còn nhiều nàng dâu tiểu thư thị thành biết phép tắc, lễ nghĩa lụi cụi cùng chồng về quê mười mấy đám giỗ trong năm, biết ra nghĩa địa dọn dẹp mồ mả nhà chồng, biết mặc bộ đồ kín đáo cài khuy cẩn thận dù trời nóng nực buổi tối ở nhà chồng? Việc cô ấy muốn được làm hổ cái với chồng mỗi đêm, việc cô ấy khát khao đam mê, khát khao sống, khát khao tự do sao lại gọi là đàng điếm, nổi loạn? Đàn ông, theo tôi được biết, chẳng ai muốn sống cả đời bên cạnh một khúc gỗ đâu.
    - Còn nhân vật "tôi" trong "Vu quy" nói về đàn ông Việt Nam: ?o?Phần đông đàn ông Việt Nam không biết đánh vần từ chung thuỷ trôi chảy? nghĩa là sao?
    - Tôi từng nhìn thấy nhiều cặp vợ chồng Âu, Mỹ, Nhật đầu tóc bạc phơ nắm tay nhau hạnh phúc trên đường. Và đấy là tình cảm thực sự chứ không đóng kịch để tạo ra một gia đình yên ấm bề ngoài như nhiều gia đình Việt Nam hiện thời. Tôi cũng chứng kiến không ít đàn ông trí thức Việt Nam ngoại tình lung tung. Họ có thể cặp bồ với bất kỳ cô gái nào họ thích mà không hề nghĩ đến người vợ đang cặm cụi làm cơm chờ mình ở nhà. Tôi nghĩ rằng nếu đã nói yêu một người phụ nữ nào đó, người đàn ông phải trung thành với người ta đến cùng. Chỉ trừ khi nào không còn yêu người phụ nữ đó nữa, anh ta phải nói thẳng, phải chia tay thì mới có quyền đi với người đàn bà khác.
    - Có ý kiến cho rằng: Đỗ Hoàng Diệu chỉ được truyện ngắn "Bóng đè" và "Vu quy". Chị nghĩ sao?
    - Tôi có một đứa cháu gái năm nay lên mười. Ai cũng bảo nó lớn lên sẽ đi thi hoa hậu được. Nó biết người ta khen mình đẹp nên rất khoái chí. Nhưng tôi ngắm nó kỹ càng và bảo: ?oÍt ra cũng phải 6 năm nữa mới khẳng định được cháu có đẹp một cách toàn diện để dự thi hoa hậu đựơc hay không, bây giờ cháu chưa dậy thì làm sao mà chắc chắn. Với lại bố cháu thì cho rằng mắt cháu là đẹp nhất nhưng cô thấy miệng cháu mới là đẹp nhất?. Sau lần đó, cháu tôi đã ước 1 ngày trở thành 1 năm để 6 ngày sau nó có thể biết nó đẹp hay không đẹp.
    Có thể một số ý kiến kia là đúng. Nhưng tôi biết một số người lại nghĩ khác. Nhà văn Nguyễn Việt Hà cho đến giờ vẫn thích nhất Tình chuột trong các truyện ngắn của tôi đã công bố. Nhà văn Trần Vũ thì lại thích nhất Dòng sông hủi. Còn tôi, tôi lại thấy Cô gái điếm và năm người đàn ông là được nhất trong các truyện của mình. Nhưng tiếc thay, nó lại không được cấp phép để có mặt trong tập truyện ngắn đầu tay này của tôi.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 10:44 ngày 01/10/2005
  8. Balad

    Balad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2004
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong phần các bạn post lên: nhạt như nước ốc. Chẳng có gì ấn tượng cả, nhục cảm thực tại luôn bị bóng ma quá khứ đè nén. *** là phương tiện chuyển tải ý tưởng.
    Dùng những tiểu tiết dạng *** như "gió luồn qua núm vú" với chả "tụt quần", nhưng không phải chuyện ***.. Cây bút này viết *** sẽ thất bại, không đủ bút lực để truyền tải niềm đam mê hay sức sống của ***.
    Chỉ là hiện tượng như Hoàng Hạc nhận xét" cơn bão trong chén nước nhỏ".
    Hoặc như hòn đá ném xuống ao bèo: mặt nước phẳng lặng tan ra chốc lát theo sóng nước rồi lại phẳng lặng mặt nước ao tù.
  9. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    đã nói là nên chuyển qua viết truyện *** mà, bởi vì có viết dở cũng không bị ai chửi cả
  10. lilly_of_the_valley

    lilly_of_the_valley Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2002
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Đọc Bóng đè xong mình khó mà nghĩ là mình sẽ đọc bất kỳ một truyện nào của chị này nữa. Thú thật mình thấy chị này có một cái gì đấy không bình thường trong đầu, nó làm mình ghê tởm. Mình không cảm thấy truyện này có một tý ý nghĩa gì gọi là đấu tranh, giằng xé hay khát vọng gì cả mà nó chỉ đơn thuần là một sự buông thả theo ham muốn cá nhân, xúc phạm đến cả một thế giới tinh thần mà hàng ngày chúng ta vẫn kính trọng. Có nhiều cách khác để diễn tả khát vọng mà không phải sỉ nhục những người đã khuất như thế. Cứ cho là mình chưa nhìn hết được bề sâu của truyện này đi nhưng mình thấy những gì chị này viết ra còn tệ hơn cả loạn luân. Cá nhân mình không chấp nhận cách hành văn như thế này. Mình không phản đối ***, nhưng đây không chỉ đơn thuần là ***, mình thấy nó thiếu đạo đức, thô tục.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này