1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cactus_vn, 06/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mercredi

    mercredi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    383
    Đã được thích:
    0
    Người ta chỉ nói CẢM XÚC của người ta khi đọc 2 tác phẩm đó giống nhau chứ đâu có so sánh gì mà lại đòi tát trăm phát như thế. Cảm xúc thì chằng thể cấm và giới hạn được.Bạo lực quá.
  2. mercredi

    mercredi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    383
    Đã được thích:
    0
    HÌnh như bác ý nói vậy nhưng cũng chưa biết điều vĩ đại to lớn hơn rất nhiều số phận người đàn bà là điều gì
  3. mercredi

    mercredi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    383
    Đã được thích:
    0
    Em cũng thấy vậy nhưng cứ tưởng tại mình lạc hậu hay " nhạy cảm" quá, không theo kịp tư tưởng thời đại của Văn mới.
  4. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.243
    Đã được thích:
    2.695
    Bế mạc đại hội chưa các bác?
    Hiện tượng hay quái thai?
    Đề nghị giờ các bốt chỉ chọn 1 or 2.
    1. Quái thai
    2. Hiện tượng
    P/s: tieuquy123 còn ở đây cơ à?
  5. cupid84

    cupid84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Em vốn bàng quan với VH nước nhà nhưng tác phẩm này chính mẹ e giới thiệu, nên đọc và tự rút ra nhận xét. Thế là in ra, cả chiều nay nghiền ngẫm!
    Nhận xét một cách chân thành thì đúng là hiện tượng, e cứ tưởng sách loại này phải bị liệt vào văn hóa phẩm đồi trụy cơ, ai dè qua được mấy vòng kiểm duyệt, chả hiện tượng quá con j!
    Đọc rồi thi cũng góp mấy ý:
    - Nội dung nghe về *** kiểu khám phá nhưng e thấy cứ tởm tởm, tưởng là mô tả nghệ thuật nhưng nếu đọc mấy tác phẩm thì thấy cách mô tả sáo mòn quá, rập khuôn kiểu lý thuyết; tóm lại vô hồn! Nếu lấy *** làm công cụ câu khách thì không ổn!
    - Câu cú vụng về, nhiều lúc hơi gò ép!
    - Kết truyện quá khuôn mẫu, cứ phải là kết lửng nhưng chả tạo cảm xúc, chỉ thấy hụt hẫng vì không hiểu sao mình có thể đọc 1 truyện như thế!
    - Hình ảnh hơi khuôn phép, cố tìm hình ảnh chủ đạo như bàn tay (Bóng đè); đàn chuột (Tình chuột) nhưng k chuyển tải được ý tưởng.
    - Đề cập đến 1 số vẫn đề "hơi nhạy cảm" như tổ tiên Trung Quốc (Bóng đè) hay đủ các loại Hoa Kiều, Việt Kiều, Ngoại Kiều.... (Vu Quy) với mục đích theo e là không mấy trong sáng!
    - Đi ngược giá trị truyền thống, sao thấy dơ dớp, bẩn thỉu khi nhắc đến chuyện ái ân trước bàn thờ tổ tiên hay huân chương liệt sĩ!
    Túm lại là Quái thai, e không hiểu bà chị này viết cái này làm j, hay muốn được nổi và ủng hộ bởi một số người??? E càng không hiểu sao bố chị ấy và anh người yêu lại để yên được nhỉ!
    Đến sợ, giá trị đảo lộn hết cả!
    (E xin lỗi nếu có động chạm vấn đề j hay trùng lặp ý bác nào, ức quá thì nói thui!)

    Được cupid84 sửa chữa / chuyển vào 01:09 ngày 03/10/2005
  6. nini_riv

    nini_riv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Eo ơi, chị Diệu chị ấy lại bảo là nhân vật nữ trong ?obóng đè? có đầy đủ cả công, dung, ngôn, hạnh, cái thứ mà chẳng ai còn nghĩ đến để đo đếm người khác mà chị ấy lại dẫn ra. Chị ấy bảo có hạnh thì mới về nhà chống làm 18 đám giỗ một năm, chị ấy quênmất là nhân vật trong tác phẩm của chị ý không về vì gia đình, vì những người chết mà vì những cám dỗ, những đam mê, háo hức có từ những lần bị bóng đè, bị hiếp dâm trước mặt bàn thờ, tổ tiên nhà chồng. Tôi đã cố đọc lại truyện ngắn này để có cái nhìn công bằng mà câu trả lời vẫn là không. Những cuộc họp báo đưa chị ta lên như một hiện tượng, nâng cao quá, có nhiều người đến quá làm chị ta thấy hạnh phúc mà đâu biết người ta đâu đến để tôn vinh mình, mà đến vì tò mò thôi ?" (số phận của một con thú lạ vùa được nhập về ở vườn thú), bằng chứng là họ vấn đến, mà vẫn chê đấy thôi. Chị ấy hay nhắc đến sự ủng hộ của người yêu, (đang thắc mắc chắc không phải đàn ông VN) thì hoá ra là n yêu ?oTây? (hay Tàu thời đại mới), mà nếu thế chắc anh ta cũng chẳng hiểu cái vị trí bàn thờ tổ tiên trong mỗi gia đình người Việt nó thế nào đâu ?" có khi ko hiểu Tiếng Việt, lại bảo nguời yêu mình viết truyện *** cũng lên...
  7. vnrudic

    vnrudic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta ai cũng hiểu và tôn trọng cái tôi của mình. Tính dục của con người đều nằm ở trong cái tôi đó. Mong muốn thoả mãn nhu cầu sinh lý cơ bản của mình thì ai cũng có, nhưng khi viết ra và đem đi xuất bản thì không thể chấp nhận. Làm một con người mà không biết tiết chế mình, phô bày những thói quen hư hỏng của mình mà có thể gọi là một "hiện tượng"! Nêu rõ phần "con" mà quên mất phần "người" thì thật là một sự suy đồi của đạo đức con người.
    Nếu truyện ngắn "Bóng đè" của Đỗ Hoàng Diệu là một hiện tượng văn học thì có khác gì đem đánh đồng "Cô giáo Thảo" với "Truyện Kiều". Một mớ nhảm nhí, thô bỉ và dung tục. Và nếu "Bóng đè" là một hiện tượng văn học thì tôi xin đề cử "Cô giáo Thảo" là một tác phẩm văn chương đi dự giải Nobel văn học, đại diện cho một thế hệ "văn sỹ" suy đồi của Việt Nam hiện nay và tôi cũng đề cử các trang web chuyên tổ chức thi viết truyện đồi truỵ làm thành một hệ thống văn học danh giá của chúng ta!
  8. darling_of_cupid

    darling_of_cupid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Tôi không khoái lắm "Bóng đè" nhưng phải thừa nhận truyện ngắn đấy viết được đấy chứ. Đương nhiên, nó đúng là một sự suy đồi về đạo đức. Đỗ Hoàng Diệu thông qua chuyện ma "đè" người để phủ nhận một thế hệ cũ xấu xa, đê tiện, những ràng buộc cũ. Con người Đỗ Hoàng Diệu bốc đồng và ăn cháo đá bát với thế hệ cũ. Tôi cho rằng văn hay ko cứu nổi những dòng viết thiếu nhân tính và nhân cách.
    Đỗ Hoàng Diệu chỉ dừng ở đấy thôi vì tư tưởng không lớn, tư duy ko lớn và tư cách lại càng ko lớn.
  9. cupid84

    cupid84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Bà Diệu này hơi bị choáng ngợp thì phải, nghĩ mọi thứ được ngườii ta tung hê là hay ho lắm! Dân văn mà không bít lúc người ta khen đểu ạ?
    Cứ cho văn chị là 1 hiện tượng thì không đến mức chỉ đảo lộn mọi thứ, rồi chị phê phán các dòng văn học khác! Tôi thật không thể chấp nhận một thế hệ nhà văn kiểu như chị, quá tự phụ với cái gọi là phong cách mới!
    Nếu là chị, có lẽ tôi cũng thấy nhục, thật sự, vì hình ảnh phụ nữ Việt Nam của chị bản năng quá, nếu không nói là thú tính!
  10. mercredi

    mercredi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    383
    Đã được thích:
    0
    Thế hệ cũ xấu xa, đê tiện là thế hệ của bố, của ông, của tổ tiên, của cả những người lính đã ngã xuống vì quê hương chăng? Không thể có một lý lẽ nào ngụy biện cho CÁI MỚI ( được một vài người hô hào như vậy ) của Bóng đè nói riêng và các " tác phẩm " nói chung của Diệu. Tác phẩm văn học dù hiện thực hay lãng mạn ... đều cần có tính nhân văn. Tính nhân văn tạo nên giá trị văn học của tác phẩm đó. Và đó cũng là điều không hề có trong Bóng đè.
    Hiển nhiên khao khát *** không là điều gì xấu xa, đồi trụy, cũng như việc thể hiện nó trong văn học. Nhưng đọc Bóng đè thật sự thấy mình đang đọc một truyện *** đơn thuần nhưng được trau truốt hơn, và cài thêm một vài hình ảnh " trừu tượng". Nữ văn sĩ này có lẽ con thua kém những văn sĩ viết truyên *** khác ở cái tâm bởi những văn sĩ kia chẳng động chạm đến " những người đã hi sinh vi dân tộc ".Đừng cho là tôi quá giáo điều.thử nghĩ xem những người đã bỏ lại tuổi trẻ lên đường bảo vệ tổ quốc, và ngã xuống, để hàng chục năm sau được xuất hiện trong tác phẩm văn học là bóng đen " hãm hiếp " người con dâu trong dòng họ trên tấm phản cạnh bàn thờ tổ tiên. Thật bệnh hoạn mới có thể nghĩ ra điều này )
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này