1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè - một truyện ngắn quái dị hay là hiện tượng?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cactus_vn, 06/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. insightbb

    insightbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2004
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0

    Tôi không có ý kiến gì về truyện của chị ấy nhưng cái cách ông nói mới thấy ông quái thai, vô học thức. Người ta viết truyện, ông không đọc thì thôi, đọc xong còn chửi người ta. Mẹ, thế cũng đòi văn chương.
  2. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn một nhà văn nữ
    PV: Thưa chị, mới đây dư luận xôn xao về truyện ngắn Bóng đổ. Với tư cách là tác giả của nó, chị thấy thế nào?
    Nữ nhà văn: Đầu tiên là thấy vui. Sau đó là thấy ngạc nhiên?
    PV: Vì sao ngạc nhiên?
    Nữ nhà văn: Vì tôi không ngờ cái truyện ngắn ấy lại nổi tiếng đến thế. Khi viết, tôi chẳng hề nghĩ nó sẽ là hiện tượng, càng không nghĩ tới trường phái, đến tuyên ngôn?
    PV: Vậy mà có người vội vã (pha hốt hoảng) ví chị như Vệ Tuệ?
    Nữ nhà văn: Ôi, khối người cho Vệ Tuệ là nhà văn tiêu biểu, chỉ đơn giản vì Vệ Tuệ được dịch ra tiếng Việt mà thôi. Cô ấy chả là cái gì ở Trung Quốc cả.
    PV: Tôi thì nghĩ thế này: Các nhà văn của chúng ta bao nhiều năm nay miêu tả cảm xúc của người chung quanh. Còn Bóng đổ miêu tả cảm xúc của chính mình, coi bản thân mình là thế giới.
    Nữ nhà văn: Ơ, không đúng à? Mỗi cá nhân không phải là một thế giới hay sao?
    PV: Đúng, nhưng tôi nghĩ rằng thế giới đó nhỏ bé.
    Nữ nhà văn: Ngược lại, tôi cho rằng nó rất lớn lao.
    PV: Phải chăng đó là điểm khác nhau chính của chúng ta.
    Nữ nhà văn: Nói chính xác hơn, là sự khác nhau chính giữa Bóng đổ và những tác phẩm không phải nó.
    Truyện ngắn ấy nói về cảm xúc cá nhân trong chính thân thể cá nhân một cách chân thực (chứ không phải một cách đúng sai). Có lẽ chưa bao giờ cái ?oTôi? của tác giả lại mạnh mẽ thế, lộ liễu đến thế.
    PV: Mà điều này thì văn học chưa quen.
    Nữ nhà văn: Vâng, chưa quen.
    PV: Nhưng bằng lý trí, các nhà phê bình có cảm giác là nó cũng?chưa sai. Nó táo bạo, nhưng nó có quyền, có lý do và có cả?tương lai.
    Nữ nhà văn: Mặc dù kinh nghiệm cho thấy, tương lai của thể loại này thường rực rỡ và?ngắn ngủi.
    PV: Nhưng dù sao, trong văn học, ngắn ngủi cũng là cả chục năm.
    Nữ nhà văn: Hơi lạc quan đấy.
    PV: và với một người viết, thế là cũng đủ rồi.
    Nữ nhà văn: Ừ. Đủ quá đi chứ. Tôi cũng chả tham vọng nhiều hơn.
    PV: Từ ngày ra tác phẩm, thiên hạ nhìn lại thế nào?
    Nữ nhà văn: Nếu chỉ nhìn xét về đọc sách có ba loại thiên hạ:
    1. Loại đọc xong chả thấy gì cả.
    2. Loại đọc xong thấy xôn xao.
    3. Loại thấy xôn xao rồi mới đọc.
    Về nguyên tắc, loại 1 bao giờ cũng nhiều, còn loại 3 thì hay giả làm loại 2. Buồn cười nhất là sau đó tất cả họ cố nhìn tác giả thật kỹ lưỡng, hy vọng tìm ra một nét quái đản, quan sát thân hình, cử chỉ của tôi xem có gì phù hợp với nội dung truyện ngắn ấy không.
    PV: Mà nói chung, chị khiến họ thất vọng.
    Nữ nhà văn: Phải. Rất tiếc. Ngay cả đến ngoại hình, tôi cũng dành cho tôi nhiều hơn cho?bạn đọc.
    PV: À có thể nói, chị cá nhân đến tận cùng.
    Nữ nhà văn: Ừ. Dù rất ngưỡng mộ những người tập thể tới tận cùng, tôi cũng không sao noi gương họ được.
    PV: Phải chăng Bóng đổ là tác phẩm mở đầu cho dòng văn học ?okhám phá bản thân?.
    Nữ nhà văn: Nhà báo muốn gọi thế thì tuỳ. Nhưng xin báo trước, sẽ có nhà phê bình chứng minh tôi chẳng mở đầu gì cả. Tôi chỉ bắt chước (có ý hoặc vô ý) một trường phái, thường là đã nhàm chán của phương Tây hoặc phương X, phương Y.
    PV: Kinh nhỉ?
    Nữ nhà văn: Kinh nhất là tuy viết một cách rất dữ dội, động cơ sáng tác của tôi lại rất hồn nhiên. Nhưng sẽ rất ít người tin chuyện đó.
    PV: Vậy ý chị thế nào?
    Nữ nhà văn: Tôi chả thế nào cả. Tôi không dại nâng sáng tác thành sự nghiệp. Tôi cho văn học là chơi. Đã chơi thì cứ hết vui là nghỉ.
    PV: Còn một điều này nữa, có phải vì chị là con gái, nên truyện ngắn ấy thêm chất ly kỳ.
    Nữ nhà văn: Có thể. Bóng đổ sẽ không gây xôn xao như thế, nếu nó được sáng tác ra bởi một ông già.
    PV: Chị cho rằng sẽ có một loạt các tác giả bắt chước mình không?
    Nữ nhà văn: Chắc chắn. Nhưng nói thế nhất định sẽ bị cho là không khiêm tốn. Tôi đoán rằng cảm xúc bản thân sắp tới đây sẽ là một xu hướng chứ không đơn giản là một cách ăn theo. Tôi may mắn (hoặc ?obất hạnh?) là ?ođứa? mở đầu.
    PV: Phần ?o***? trong tác phẩm có giá trị thế nào?
    Nữ nhà văn: Đấy là một vấn đề nghiêm túc, chúng ta sẽ bàn kỹ tới ở bài sau.
    PV: Vâng đồng ý. Câu hỏi cuối cùng của phần này: Bản thân chị đã bị Bóng đổ bao giờ chưa?
    Nữ nhà văn: Bị rồi. Và giữa ban ngày, không phải trong lúc ngủ.
    Lê Thị Liên Hoan
  3. mercredi

    mercredi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    383
    Đã được thích:
    0
    Đang là nhận xét, không đọc sao nhận xét được. Và có nói như thế cũng chẳng có gì là quá đáng, nhất là cái " Vu quy".
  4. Trai_Nuoi_De

    Trai_Nuoi_De Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Thực sự tôi cảm thấy nhiều người phản ứng hơi quá. Những hiện trạng trong "Vu Quy" hay "Tình Chuột" tôi thấy rất thật, chẳng có gì quá sai với thực tại cả, nó tồn tại và vẫn đang diễn ra, chỉ có điều người ta có muốn nhìn nhận nó hay không thôi. "Bóng Đè" thì hơi khác, chú trọng nhiều vào tâm trạng nhân vật hơn. Cái tôi của nhân vật chắc gì đã là cái tôi của tác giả. Người đọc tỏ ra căm phẫn, khinh rẻ nhân vật trong truyện rồi qua đó phê bình thì chẳng khác nào lời thú nhận là mình đã quá bị cuốn vào truyện? Tác giả bị ám ảnh bởi tính dục hay không thì tôi không rõ lắm những tôi thấy nhiều người chê bai rõ ràng bị ám ảnh một mức quá đáng.
    Dù sao tôi cũng đồng ý với khá nhiều ý kiến. Thiếu gì công cụ, tại sao phải dùng ********? Nhiều khi nhìn tranh khoả thân tôi cũng thấy tởm lắm, thiếu cái thể hiện sự sống, tại sao cứ phải phơi bày ra thế? Những bức tranh của ông Pablo Picasso cũng luôn tạo cho tôi sự bực mình trong khi người ta cứ tung hê, thằng cu nhà tôi vẽ đẹp hơn nhiều. Bàn về nghệ thuật thì còn nhiều lắm, một sự hỗn tạp dớ dẩn.
  5. newlove

    newlove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2004
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0

    PV: Tôi thì nghĩ thế này: Các nhà văn của chúng ta bao nhiều năm nay miêu tả cảm xúc của người chung quanh. Còn Bóng đổ miêu tả cảm xúc của chính mình, coi bản thân mình là thế giới.
    Không phải là miêu tả cảm xúc của người xung quanh hay chính mình.cái chính ở đây là "cảm xúc" rất khác người đã tạo nên cái "bóng "rất khác thường.
  6. phamdamca

    phamdamca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2003
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Cái gì lạ đều khiến người ta chú ý, nhưng quá đà thì thành vớ vẩn, ở cái chị Diệu này, thực ra không phải là mới mẻ gì, người ta cũng lôi mấy chuyện ý nhị này ra làm tư liệu từ lâu lắm rồi, song vì là chúng ta đang nhàm chán với văn đàn không có gì ầm ĩ, tự dưng có cái cớ để tranh cãi, để mọi người tranh nhau nhìn vào rồi phán này nọ, nhất là mấy ông phê bình văn học, viết không thành truyện, nhưng cứ thích nhận định này nọ.
    Văn học là cảm nhận, ai cũng cảm được cái gì đó của tác giả theo cách của mỗi người. Có người không cảm được, lại bị cảm lạnh, khổ thân, đâm ra hét toáng lên rằng cái này độc hại, xấu xa những mong mọi người tránh ra nó ra. Nhưng họ không biết, có bao nhiêu nạn nhân cũng như họ, đang gào thét ầm ĩ khắp hang cùng ngõ hẻm. Kể ra thì công nghệ lăng xê cũng thật giá trị, và cái tài của mấy bố xuất bản cũng thật đáng nể, kệ, hay dở thế nào, ông không quan tâm, miễn là có nhiều ý kiến trái chiều, thì có thể tái bản được nhiều lần, tốt qúa rồi, ông mày nhiều tiền, mọi sự đổ cho cái đứa viết, thằng phê bình và bọn ngộ chữ ngu muội...
    Ai đó đọc những ý kiến, những tranh luận đang đầy rẫy trên báo, tràn ngập net cả trong và ngoài nước, rồi nhìn lại lên giá sách nhà mình, quyển Chân dung và Đối thoại của Trần Đăng Khoa còn lù lù ở đó, bìa chưa kịp có tuổi, mà cũng có gì đâu, không có gì mới, ngôn ngữ chỉ dành để mua vui độc giả , thế mà người ta tranh nhau mua, chẳng đọc đâu, có khi chỉ để trong nhà cho oách, để rồi đi đến kết luận, cái ông Thần đồng thơ này cũng không đem cái món nào mới cho mình, toàn đồ cũ, xào lên 1 cách chớp nhoáng, đóng gói xấu xí, nhưng được cái mác HNV to tướng, kèm theo những lời tựa cứ gọi là chuyến choáng của mấy ông to, bà lớn trong làng. Người ta tổ chức họp nhau không biết bao nhiêu lần, tốn rất nhiều bia và giấy mực để rồi ra 1 kết luận làm hài lòng tất cả...TĐK muốn mọi người nhớ đến anh, giống như hồi Góc sân và khoảng trời...
    Có thể xu hướng mới của văn học hiện đại là ***, đã là 1 loại hình nghệ thuật thì phải vận động và thay đổi thôi (giống như trước đây, chẳng ai mua tranh khoả thân về nhà, thì giờ lài thành mode), tất nhiên, nhưng mà xem những gì chị Diệu làm, dù rất không muốn nói, tôi thấy nó hơi bẩn.
  7. Trai_Nuoi_De

    Trai_Nuoi_De Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Đúng là truyện không có nhiều cái mới, nó đề cập tới ***, cái mà xã hội bàn tán mỗi ngày và trong tương lai, nó cũng sẽ thành một đề tài nhàm chán thôi. Nhưng tôi thấy thích cách thể hiện trong truyện của Đỗ Hoàng Diệu. Nó làm cho ối người phải xôn xao, làm cho độc dùng trí tưởng tưởng cả mình mà xoay vần với chủ đích của tác giả. Đáng tiếc, có người làm tôi liên tưởng đến hình ảnh những chiến binh dũng cảm, kiên quyết bảo vệ thành trì cổ xưa, và có lẽ nếu tìm được mọi cái xấu xa, dơ bẩn của kẻ thù thì ý chí chiến đấu sẽ sôi sục hơn.....
    Nhiều bạn trên diễn đàn đưa ra hình ảnh những liệt sĩ, những vong hồn để thấy cái bại hoại trong tác giả. Điều đó tôi thấy hơi quá gượng ép. Tôi nghĩ nếu ai đó viết truyện có dính đến một anh công ăn nhận hối lộ, không biết cả ngành cảnh sát, những người hi sinh thân mình để bảo vệ sự an toàn, binh yên cho mỗi công dân có nhẩy dựng lên mà bắt nhà văn phải sửa lại cho phù hợp với luân thường đạo lý.... Một sự so sánh khập khiễng, tất nhiên là thế nhưng tôi không thấy có sự cần thiết trong việc ép mục đích của tác giả vào luồng suy nghĩ của mình.
    Đúng như ai trên đây đã nói, việc bình luận, đánh giá hay dở thì nên để các nhà phê bình, những người viết báo làm, còn tôi là độc giả, tôi cảm nhận. Những đoạn như "Nhưng trong những giấc mơ, hình ảnh một đứa bé tóc vàng mượt có đôi mắt đen tròn vẫn ám ảnh tôi. Tôi không thấy lai căng hổ lốn như bố nói, tôi thấy nó là đứa bé đẹp nhất trên đời" làm tôi cảm nhận rất rõ rệt, hay những câu ""Mắt em bổ cau." ", "dù thích uống Coca Cola hơn nước rau má, tôi cũng đành rời xa Tim" không khỏi làm tôi bật cười, có lẽ vì tôi ngây ngô..... Có lẽ khi đọc lại truyện, tôi sẽ vắt kiệt *** từ truyện, rồi tự tưới nó lên mình, có lẽ sẽ thấy "nhầy nhụa" hơn.....
  8. nini_riv

    nini_riv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc nhận xét của bác này thấy hơi bức xúc nên muốn có vài ý kiến. Một tác phẩm đúng là có nhiều cách để cả nhận khác nhau tuỳ theo xúc cảm của từng người. Trong xã hội cũng có nhiều loại người khác nhau ở trong những vị trí mà lẽ ra phải sống rất correctly thì lại làm những điều xằng bậy - đó là vấn đề tồn tại của xã hội. Một số ý kiến cho rằng ''Bóng đè'' làm xấu đi hình tượng các liệt sĩ, tôi cũng không cho là như vậy vì nó hơi khiên cưỡng. Tuy nhiên, ''Bóng đè" của chị Diệu đi ngược lại những phong tục tốt đẹp trong tâm hồn người Việt. Tôi không biết ở cái gia đình nào mà có cô con dâu về nhà chồng nhìn chằm chằm những linh hồn của tổ tiên dòng họ ấy và tưởng tượng ra rằng mình bị hiếp dâm bởi linh hồn những người đó. Xin đảm bảo rằng trong các gia đình người Việt thì sự thành kính, tôn trọng tâm linh tiên tổ thể hiện sự biết ơn của con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà... Có rất nhiều tác phẩm đề cập đến *** nhưng luôn chuyển tải một ý tưởng nào đó, có thể chị Diệu chị ấy thấy miêu tả cảm xúc của chị ấy thật, nhưng phải nói cái ý tưởng được chuyển tải trong tác phẩm này thì thật là kinh tởm, xuyên suốt cả truyện chỉ là nỗi ám ảnh của sự khát khao thể xác, kể cả cái hành động thờ cúng tổ tiên đối với nhân vật chính cũng chỉ là theo tiếng gọi của sự khát khao đấy thôi (chị ta không định về quê lần tiếp theo nhưng không thể chống lại cái cám dỗ của những xúc cả ấy). Vậy thì có cái gì để coi là hiện tượng văn học ở đây? tác phẩm hay? tác phẩm đẹp để đời ư? hay kiểu quan niệm "hiện tượng" như kiểu những cơn động đất của tự nhiên. Nếu coi đây là một "hiện tượng" của văn học mới của Việt Nam thì chỉ là "một hiện tượng quái gở". Các bác bảo đọc xong mọi người ì xèo nhiều chứng tỏ nó sâu lắng, ấn tượng ư? ấn tượng cũng có nhiều loại, riêng tôi ấn tượng của sự kinh tởm mạnh hơn, giống như mình nhìn cái gì đó kinh khủng đi qua, chắc cần một thời gian để bớt bàng hoàng.
    Về nghệ thuật miêu tả ***, chị Diệu lại kém hơn những tác giả truyện *** nhiều, vì chị ấy miêu tả trong tất cả các truyện Vu Quy, Tình Chuột, Bóng đè chỉ những hoạt động chi tiết của bộ phận ******** mà thôi, dường như không biết đến cái hay, cái đẹp của ********. Có gì mà khen ngợi, tổ chức phỏng vấn, ra mắt chứ?
  9. quynho123

    quynho123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu, những việc đó cũng là một cách "quảng cáo" cho tác phẩm của các nhà làm sách. Ở đây, tất nhiên không phải là nhà xuất bản mà là những đầu nậu.
    Ở nước ngoài, công nghệ lăng xê nhà văn và tác phẩm có kỹ thuật cao hơn nhiều, mấy tháng trước khi tác phẩm ra đời đã có bài báo viết về nó như một sự phát hiện mới, một thiên tài mới, rồi tiếp theo là những bài tranh luận nhiều chiều úp mở về nội dung, về tác giả,... rồi sau đó tác phẩm ra đời, tác giả thì ra mắt, họp báo, (thậm chí có ông nhà văn nào đó còn khoả thân xuất hiện trước công chúng cho hoành tráng nữa cơ mà).
    Kết quả là : tác giả, tác phẩm trở thành một hiện tượng trên văn đàn, sách bán chạy ầm ầm, báo chí tha hồ có bài viết lấp chỗ trống, và lãi đổ dồn vào túi những người làm sách.
    Trường hợp của Đỗ Hoàng Diệu hiện nay không khác gì cách người ta lăng xê các sao ca nhạc cách đây mấy năm cả.
    Bây giờ thì 1 số các man quan tâm đến văn học có lẽ sẽ thường trực câu hỏi : trông DHD có hot không, ngon lành không, twóng tá ra sao, và nếu ... thì ... ? cho dù họ thích hay không thích truyện của cô ta.
  10. quynho123

    quynho123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Điều khiến tôi thấy tiếc là : những ý kiến đánh giá của Nguyên Ngọc và Phạm Xuân Nguyên in trên bìa Bóng đè. Đó là hai nhà phê bình văn học tôi đánh giá cao hiện nay. Có người nói, những ý kiến đó cũng chỉ là để "loppy", - vẫn là chiêu của dân làm sách. Nhưng cho dù là thế thật thì vẫn thấy đáng tiếc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này