1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đè

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Trinity, 05/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Bóng đè

    <Quốc Việt>

    Bóng đè

    Tiến sĩ G là một người tôi kính trọng, không phải bởi vì 2 chữ tiến sĩ, cũng không phải bởi vì khi ông là tiến sĩ rồi thì tôi vẫn còn bôi bẩn giấy mực ở một trường phổ thông. Tôi sẽ viết về một í nhỏ, nhỏ đến không đáng kể trong một bài viết của ông với cùng một lí do đã khiến cho tôi kính trọng ông. Nguyên nhân tôi chọn bài của ông hoàn toàn chỉ bởi nó mới mẻ nhất trong bộ nhớ của tôi.

    Trong một bài viết bênh vực một luật sư trẻ gần gây, ông viết : "Cụ C ( đã ngoại 80 ), đại tá D ( đã ngoại 70 ) hay chúng tôi đều là bậc cha chú, bậc thầy của các ông. Tuy chúng tôi đã nghỉ hưu, không còn đảm trách chức vụ gì nhưng trong xã hội, trước pháp luât, cũng như thân sinh ra các ông, chúng tôi hiện đều là những công dân đáng kính của quốc gia. Cớ sao trong cáo trạng các ông dám viết " Ðối với một số đối tượng có liên quan như : ...... Cơ quan an ninh cùng các cơ quan chức năng đang theo dõi đièu tra xử lý sau nên không xem xét trách nhiệm trong vụ án này ". Thử hỏi nếu có đứa trẻ nào dám gọi tên thân sinh các ông trước công chúng một cách xếch mé như vậy thì các ông có thấy cần nhổ vào mặt chúng hay quất cho chúng mấy roi để dậy chúng lễ độ không ? Có người giục chúng tôi kiện ông ra toà nhưng chúng tôi thấy chẳng đáng. Có chăng con cháu chúng tôi sẽ làm việc đó." (NTG, 24-10-2002, Một bản cáo trạng không nên có)

    Chi tiết dù nhỏ, nhưng làm tôi suy nghĩ: không lẽ vì thiếu một chữ ông hay một chữ cụ, thiếu một chút lễ phép vô hình trong một bản công văn đã làm ông phản ứng như vậy trong đoạn văn trên? Hơn thế nữa, còn có người khuyến dụ ông thưa kiện về chuyện đó. Không phải để bênh vực người đã làm ông tức giận, tôi muốn đi tìm một nguyên nhân văn hoá. Và, tôi tìm thấy gía trị ở đây là một hình ảnh, và cái bóng của nó là sự sứt mẻ.

    Ở đâu đó người ta nói: Tôi tư duy - tôi tồn tại. Có lẽ chúng ta không tự tin như vậy, nên thay vào đó chúng ta có thể nói: Tôi tồn tại - trong cách người ta xưng hô với tôi như thế nào. Hoặc là: Tôi tồn tại - trong cái người ta nghĩ tôi là. Và bởi vì 'người ta xưng hô với'/'người ta nghĩ về' tôi là giá trị văn hoá của tôi nên người ta mới loanh quanh trong cái bóng của chúng: sự sứt mẻ của một hình ảnh, của một bóng dáng. Ai đó sẽ gọi tên chúng là những sĩ diện, những danh tiếng, những bộ mặt, những thể diện, ... Vướng vít trong cái bóng của những tăm tiếng, những diện mạo, những ám ảnh về 'cái người ta nghĩ tôi là' còn làm cho một người dễ dị ứng trước bất kể những góp í, những phê bình, những chỉ trích, những nhận xét. Thay vì theo đuổi những giá trị, những chân lí, những kết quả của tư duy, chúng ta tìm cách làm tròn những bóng dáng hoặc làm sứt mẻ những hình ảnh của nhau.

    Ngày xưa, một người có thể bị chu di vì dám gọi tên vua, hoặc thậm chí tên một ông cụ ông kị nào đó của đấng quân vương. Ngày nay, việc dám/cố í không để í đến tuổi tác và quá khứ của một người đáng kính trong một văn bản, bài viết là một sự xúc phạm nghiêm trọng. Tôi dám tin rằng suốt lịch sử văn hiến của chúng ta, ông cha ta đã chẳng để lại nhiều văn viết là bởi vì các cụ [ông/bà] không thể nào quyết định được vấn đề xưng hô sao cho phải. Cái gọi là cho phải này không chỉ là đối với những nhân vật đương thời mà còn cả với con cháu chút chít của họ nữa. Khó khăn này được nhân lên gấp bội cho những ông/bà viết trẻ tuổi của chúng ta. Thế là thay vì chấp bút, họ đã đành phải đợi cho đến khi nào già hơn tất cả, hoặc có uy tín hơn tất cả những người đương thời. Đó là đối với bên ngoài. Đối với chính bản thân thì có một cách là không viết gì cả: nhật kí, thư từ, suy nghĩ ... Tóm lại là những cái gì có liên quan đến cá nhân. Chúng, những chi tiết cá nhân ấy không làm sứt mẻ chỗ này thì chỗ khác. Cuối cùng, chúng ta chỉ cho phép mình viết về hoặc là hoa lá, cây cỏ, núi non một cách có chọn lọc, hoặc là những tình cảm cao quí, vĩnh hằng. Ít ra, chúng cũng phải được che chở bởi một mục đích cao quí, vĩnh hằng nào đó. Đó luôn phải là một cái bóng xum xuê để bóng dáng của chúng ta nương nhờ.

    Núp mãi dưới cái bóng của diện mạo làm người ta hãi sợ bất cứ cái gì đe doạ đến sự toàn vẹn của cái diện mạo ấy, kể cả những nguyên nhân cách xa hàng ngàn kilo mét. Có ai mà không cảm thấy mình bé nhỏ thảm hại trước một câu nói: khi tao đang xông pha mũi tên hòn đạn thì mày còn đang bám gấu váy mẹ. Đó không phải là một sự khinh thường. Đó là một cách phòng ngừa. Ở Việt nam, tôi cứ nghĩ rằng mọi chỗ đều như một quân trường: những kẻ nhỏ nhất là những cậu tân binh, không phải trong cái nghĩa phục dịch mà trong cái nghĩa tuân thủ một cách vô điều kiện những khung, những trần, những giới hạn được thiết lập bởi các sĩ, úy, tá, và tướng. Để được lên cấp, chúng cần biết cách hoà nhập với những khuôn phép ấy. Điều này cộng với thực tế các khuôn phép tự tạo làm cho quá trình hoà nhập trở nên là một cực hình, hay là một sự lãng phí sức lực khủng khiếp.

    Tuổi trẻ ơi, giới hạn của ngươi không phải là ngươi, cũng không phải những hãi sợ của ngươi, mà là những hãi sợ của thế giới ở trên đầu ngươi.

    Xét từ khía cạnh ổn định thì đó có thể là một yếu tố tích cực: kinh nghiệm sẽ đảm bảo cho sự an toàn của một xã hội trước những biến động có tính chu kì. Hình ảnh có công dụng đồng nhất. Nó làm cho mọi cá nhân có nghĩa vụ phải chau chuốt và rèn luyện cho phù hợp với các tiêu chuẩn thẩm mĩ đạo đức và văn hoá của xã hội. Điều đáng giận là sự xâm lăng và chèn ép đến từ bên ngoài hay là sự xuất hiện của những chân trời mới. Đứng trước nó, một mái đầu bạc có thể không hơn nhiều một mái tóc xanh. Những tiêu chuẩn đạo đức và văn hoá không còn là duy nhất. Điều đáng giận hơn nữa là một lượng lớn thông tin và kinh nghiệm hôm nay được cất giữ và truyền thụ không qua những cá nhân mà là qua các công cụ truyền tin, qua sách báo và các phương tiện phổ cập thông tin khác. Giá trị của kinh nghiệm, tuổi tác và hình ảnh tự dưng trở nên lung lay. Đối với đa số, đó là một điều khủng khiếp. Đối với nhiều người, chúng có tác dụng hủy diệt. Đó có phải là nguyên nhân đầu tiên của những giấu sách, ém thông tin, tường lửa,... và những bám víu vào các khung, các trần, các giá trị truyền thống một cách cực đoan?

    Xưng hô cẩn trọng để phô bày sự kính trọng là một nét đẹp văn hoá hay tôi là một gã mất gốc? Nhún nhường trước tuổi tác, kinh nghiệm, công lao ở mọi lúc, mọi nơi, tuyệt đối hay tôi là một gã có nhân cách chẳng ra gì?

    Làm sao tôi biết mọi người nghĩ về tôi như thế nào? Viết mà run sợ.

    Xin sửa lại một số chi tiết (tên người, website) nhạy cảm

    Được cdtphuc sửa chữa / chuyển vào 05/11/2002 ngày 23:53

    Đề nghị các bạn không đưa các nhân vật nhạy cảm vào các chủ đề trên TTVNOnline
  2. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Lẽ phải và trí tuệ chắc không có tuổi tác. Nhưng hai điều đó không cho phép người ta xếch mé. Chẳng nhẽ trí thức lại đi liền với sự thiếu tôn trọng con người Hay là ăn nói xếch mé, thô lỗ mới chứng tỏ mình có học thức
    Suy ra xếch mé = Đại trí thức
  3. Hoa_thuong_Thich_du_Thu_new

    Hoa_thuong_Thich_du_Thu_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.410
    Đã được thích:
    0
    Ðối với một số đối tượng có liên quan như : P.Q.D, N.T.G, H.M.C, T.D.T, H.T... Cơ quan an ninh cùng các cơ quan chức năng đang theo dõi đièu tra xử lý sau nên không xem xét trách nhiệm trong vụ án này ".
    Hình như chưa có văn bản hay báo chí nào đề cập tới, thông tin này thuộc loại gì nhỉ?
    Thưa các bác, đây là vấn đề lịch sử của tháng trước hay là học thuật văn hoá?? Mấy cái tên viết tắt kia có phải là các bác Phạm quế Dương, Nguyễn Giang Thanh...???mà cái tên TDT kia có người còn nghĩ là Thích Đủ Thứ đấy.
    Bác Phúc cân nhắc xem sao cái nhỉ? Nội qui? bài này bác có thể chuyển sang Box TL xem sao. À quên mất, nếu bác chuyển sang thì bác bấm vào biểu tương mặt đỏ phía dưới nhé, nếu lúc dod em không online, bác có thể gọi điẹn cho em.
    Mong các bạn luôn hạnh phúc là tôi vui rồi!
    Được hoa thuong thich du thu sửa chữa / chuyển vào 09:54 ngày 06/11/2002
    Được hoa thuong thich du thu sửa chữa / chuyển vào 09:58 ngày 06/11/2002
  4. cdtphuc

    cdtphuc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    0
    Những chi tiết mà bác TDT nêu ra không phải là nội dung chính trong bài. Nội dung bài viết có thể phù hợp ở các box Lịch sử, Tiếng Việt, Thảo Luận. Do đó, tôi nghĩ có thể để topic này ở đây.
    PS: Bác Trinity không có ý kiến cá nhân về vấn đề mà bài viết nêu ra sao ?
    ---------------------------------------------------

    Quand je la regarde, moi l'homme loup au coeur d'acier
    Devant son corps de femme, je suis un géant de papier
  5. metbohoitai

    metbohoitai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Đọc một cái tựa như vậy tôi nghĩ đây là chuyện ma nên không để ý. Té ra vấn đề hay quá!
    Bản thân tôi thích mấy topic như vậy (ý: nghiêm túc, đáng thảo luận), mà nhiều lúc lên TTVN thấy có nhiều chỗ linh tinh lung tung, hơi chán nên vừa qua tôi có post một số bài quậy phá tào lao. Nhận thấy mình không phải, mong các bác có đọc nhầm thì bỏ qua cho.
    Trở lại vấn đề, tôi không dám bàn gì cả vì chưa đọc kỹ bài ở trên, tôi chỉ biết nó rất hay. Và các bác e*** thế cũng rất ổn. Tuy nhiên, có lẽ bài viết mượn câu chuyện để nói về vấn đề văn hoá, nên bác mod nhẹ tay! hihihi.
    Có một bài tôi viết trong thông báo ý kiến, mất khá lâu để suy nghĩ cân nhắc và tôi cho là an toàn, thế mà bị xoá không có giải thích! Hic, tiếc công quá! Mà toàn là lời tâm đắc. => Bên đó không chịu chơi và linh động bằng bác cdtphuc nhà ta. Có lẽ tôi sẽ trú ở đây thwưòng xuyên hơn.
    Trở lại lần nữa về văn hoá xưng hô. Hình như trong văn bản có tính nhà nước chút thì thường thấy có chữ Ông/Bà được dùng mặc định có khi ngô nghê, vì lắm lúc người được gọi hãy còn trẻ! Còn ở đây văn bản đề cập ở trên bỏ mất cả chữ ông thì quả là quá đáng!
    Đối với các văn bản và cả báo chí nữa khi đề cập đến các vị tu hành thì không thấy chữ Cha, hay Thầy như các vị được gọi. Tôi thấy dù không tôn giáo, nhưng xưng hô thế có vẻ hợp lý và là một nét văn hoá. Một số trường hợp thì ghi/gọi là linh mục/hoà thượng, một nét văn hoá khác. Còn qui ra ông là phổ biến. Còn bỏ luôn ông là... xúc phạm, hay mất văn hoá?
    Tôi chỉ nêu vấn đề và nghe các bác có ý kiến.
    Lưu ý chúng ta xét khía cạnh văn hoá thôi.
    Mệt Bở Hơi Tai
  6. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Bác Trinity đã post cái này sao không tiện tay post nốt Đi tìm nhân vật lên luôn :))
    MTH@
  7. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Bỏ ngoài ca cụ thể mà bài viết đã dẫn, vì nếu đi vào phân tích ca đó thì nó đã thành chuyện thời sự rồi, không còn là một vấn đề Văn hoá nữa. Nhưng nếu hiểu rộng ra thì đây là một vấn đề văn hoá về sự tôn trọng con người trước Pháp luật và trong học thuật. Tôi đọc nó, buồn cười vì người viết thiếu lô gíc (theo chủ quan của tôi), vì đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Sự tôn trọng con người trước Pháp luật, trong phần đầu của bài viết, và sự tôn trọng nhau trong xã hội và Học thuật ở phần sau nếu có cái gì đó tương đồng thì lại không thể suy từ bên này ra bên kia được. Hãy thử phân tích xem:
    1. Về Pháp luật: Pháp luật là đại diện cho quyền lực, vấn đề của nó là bảo vệ quyền lợi. Trước Pháp luật mọi người đều là công dân, họ cần phải được tôn trọng. Trong truyền thống Châu Á nói chung, người ta hay quan niệm pháp luật chỉ là hình phạt (Kiểu Pháp gia cổ đại TQ mà tôi đã từng đề cập). Thực tế Pháp luật hiện đại lấy việc bảo vệ quyền lợi cả bên Nguyên và bên Bị là chính, có nghĩa là cả nạn nhân và bị cáo. Chính vì thế mà phải xét sử, luận công, luận tội, rồi phải có bằng chứng. Không thể nói trùm nói lợp được. Sự kính trọng ở đây là của Nhà nước đối với công dân của mình. Cho nên người ta không thể xách mé. Chữ nghĩa ở đây phải trung lập. Tôi nghĩ người ta phản đối là theo khía cạnh này.
    2. Về Xã hội: Truyền thống trọng người cao tuổi ở các nước Châu Á không phải là điều xấu. Còn chuyện chữ nghĩa Phạm huý, thực ra không phải là chuyện kính trọng. Đó là một sự cữơng chế quyền lực. Người ta không được viết tên vua, vì nhà nước phong kiến sợ có người bài bác, chỉ trích, phản đối nó dẫn đến tranh dành quyền lực. Rồi do đạo Nho quan niệm Gia đình và nhà nước giống nhau về chất, chỉ có to nhỏ khác nhau thôi nên dẫn đến sự mở rộng truyền thống "phạm huý" này trong xã hội, vì bất cứ người nào có tí quyền cũng lập ra một cái triều đình nhỏ của mình cả, bắt đầu từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội.
    3. Trong học thuật: Bản thân kinh nghiệm cũng là kiến thức. Người có kinh nghiệm đáng được quý trọng nếu họ viện dẫn kinh nghiệm của họ để tranh luận một vấn đề. Nếu như vậy thì hoàn toàn là đúng. Còn nếu coi kinh nghiệm như một thứ quyền lực áp chế thì mới là sai.
  8. SNR

    SNR Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/09/2002
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Cũng thật sự bất ngờ do tựa đề hay, do lối hành văn thú vị vì biết nhấn ở đâu và nhẹ chỗ nào. Vote bác 5* để tỏ ngưỡng mộ dù chưa biết là ai.
    Có lẽ vấn đề đưa ra cũng là một sự dũng cảm, chúng ta đã bị ở trong khuôn mẫu quá nhiều năm qua mà cho đến nay, nhưng khuôn mẫu thuộc vào dạng chín hyếu lại chưa được cải tiến cho mấy để phù hợp với xu hướng phát triển hiện tại của đất nước. Ở đây tôi không muốn nói đến đường lối chính trị vì không tốt cho TTVNOnline chúng ta. Nhưng còn khối cái để nói ngoài nó.
    Giáo Dục :
    Đã gần 25 năm sau giải phóng, sau gần 10 năm rập khuôn không thay đổi các chương trình dạy học, càng gần hiện nay, xu thế tri thức thế gới càng thay đổi, VN chúng ta cũng có những chuyển mình nhằm thay đổi cho phù hợp nhưng các bạn thấy, từ cấp I, cấp II, cấp III và đại học đều chưa đạt được vấn đề gì. Cấp I ngày càng quá tải vì lượng kiến thức bổ sung cho đủ mà lượng kiến thức lạc hậu cần bỏ đi thì không ai dám kiến nghị bỏ. Trẻ con mới lớn đã đeo cái cặp to đùng + cặp kính cận dày cộp thấy thương. Đi học trường rồi lại học thêm, học Anh văn, Vi tính, Organ....bài tập thủ công bắt ba mẹ làm muốn thuộc làu...... (Báo Phụ Nữ TP hay đề cập). Rồi lớn tí cấp II lại càng học thêm nhiều hơn, lại Anh Văn, lại Vi Tính, lại Toán Lý Hoá.......Học thêm tối mặt mày, trẻ chẳng biết bên ngoài là gì , chả có time chơi với hàng xóm, rồi cấp III cũng không khá hơn, nào là cải cách, rồi Chuyên Ban, rồi chuyên, chọn đủ các kiểu, cuối cùng thì kiểu nào cũng cày bừa với cái kì thi Đại Học như tấm thẻ quyết định số mệnh, thi đậu thì tiếp tục học, không đậu thì học nghề, đi bộ đội, hoặc giả không may chán chường và bị lôi kéo thì coi như xong. Sách học của các cấp thôi mà Ban này ngành nọ chỉnh sửa cho tới nay vẫn là thử nghiệm. Giáo án thì gần như 10 năm chỉ thay đổi vài % trong khi khoa học công nghệ cứ tiến ào ào, Sinh viên ra trường phải đi đào tạo lại và khi nghe thống kê 5% Sinh Viên ra trường đủ khả năng đi làm (thao Báo Tuổi trẻ) thấy giật mình.
    Thể Thao :
    Gần ngần ấy năm cùng đất nước nhưng thành tích, quy chế hoạt động gần như không thay đổi torng tất cả các lĩnh vực. Thậm chí thành tích cũng không khá hơn so với trước đây nhiều, thi thoảng có một bức phá của một số VĐV mang về những tấm huy chương thì được nâng lên tận mây xanh, VĐV đó được đón tiếp như Quan chức nhà nước (trường hợp KIM ANH của TP ĐN mới được HCV Asiad môn Karate được Uỷ Ban ND TP điều 20 chiếc Moto, 5 chiếc xe con và cảnh sát dọn đường đưa về tận uỷ ban, bắt toàn bộ các HLV các môn khác phải ra đón...???) nhưng đằng sau cũng bao nhiêu mồ hôi của bao vận động viên khác không may không thành công thì bỏ xó, thậm chí ko thèm quan tâm tới dù họ mang thương tật suốt đời vì sự nghiệp hay bi giờ phải bươn chải với mưu sinh(Kim Vui của môn JUDO, Minh Chiến của Bóng Đá, Kiều oanh của bơi lội...). Hỏi thay đổi thế nào ??? Chắc chắn không quan chức nào dám nói sẽ thế này , thế khác vì cơ chế [/]trên đưa xuống nó thế.
    Giao Thông :
    Có lẽ không nói ai cũng thấy hiện nay nó thế nào ???
    ...........
    hôm khác nói tiếp.....

    S&R
  9. KLI

    KLI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Tác giả của bài báo trên cũng hơi thiếu logic thật.
    Về mặt pháp luật thì mọi công dân đều bình đẳng . Tức là có quyền và nghĩa vụ thực thi luật. Nhưng khi đã bị đưa ra xét xử có nghĩa là anh đã mất quyền công dân. Các bác cũng xem đưa tin các xử vụ án đấy, nào là tên A, thị B...Đối với người nhiều tuổi hơn thì chỉ gọi tên không. Thực ra về mặt pháp lý mà nói chẳng có gì sai cả. Có chăng là bản thân những người đại diện cho luật pháp tự cảm thấy mình phải tôn trọng những người lớn tuổi hơn dù họ đang bị xét xử thì họ gọi thôi.
    Về mặt đạo lý trong cuộc sống , đặc biệt ở các nước phương Đông - đại từ nhân xưng có hàng tá . Chúng ta vẫn được dạy là phải tôn trọng những người lớn tuổi, những người đáng kính ( là những người thế nào nhỉ? có học vị ? có quyền lực cao hơn?...) và cuộc sống của chúng ta còn nhiều điều bất cập vì những cách xưng hô mà những người xung quanh "nghĩ về ta".
    Đành rằng là tôn trọng nhưng không có nghĩa những người lớn tuổi hơn chúng ta đó nói mọi thứ đều đúng, là chúng ta không được phép phản đối. Có lẽ chúng ta vẫn còn mơ hồ và nhập nhằng giữa công việc và mối quan hệ riêng tư. Trong công việc có thể đối lập nhau trong ý tưởng thậm chí mâu thuẫn và tôi nghĩ chẳng nên coi đó là ghê gớm mà đây chính là khởi đầu cho sự phát triển. Còn sau đó , ở ngoài đời vẫn là những người anh em, họ hàng...
    Thầy giáo của tôi nói với chúng tôi thế này sau khi đưa cho chúng tôi một bài tranh luận của ông trên báo : Nếu ko dám đứng lên phản biện lại lời nói của thầy giáo thì không bao giờ có thể đứng nói trước mặt tổng thống được. Nói thế nhưng ko có nghĩa là phản biện bằng những lời thiếu văn hóa. Bởi đây ko phải là đang phê phán một con người mà là đang tranh luận để từng người tìm ra cho mình điều gì đó.
    Nói thì vậy nhưng khó thực hiện . Hễ sòng phẳng và công bằng trước pháp luật thì lại bị cho rằng ko tôn trọng, mà tôn trọng theo kiểu trong các cuộc họp hay phiên toà cũng dùng anh Hai anh Ba...thì vai trò của luật muôn thuở ko được đặt đúng chỗ.
    Nói tóm lại chúng ta nên phân biệt rõ ràng giữa công và tư thì sẽ cải thiện được nhiều điều
  10. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Bổ xung mấy chữ. Tôi không nghĩ như bác KLI. Không phải khi bị đưa ra sử thì can phạm bị mất quyền công dân một cách tự động. Nói như thế hoá ra Công An = Pháp Luật. Bản thân việc mất quyền công dân đã là một cách "phạt tội", và phải được toà án tuyên bố rõ ràng. Còn nếu không, dù bị đi tù can phạm vẫn là công dân. Mất quyền công dân cũng phải có giới hạn về thời gian và trong lĩnh vực nào.
    Nói cho cùng nếu có can phạm ,ý nghĩa của chữ Công Dân mới thể hiện đầy đủ nhất. Nó bắt buộc nhưng người thực thi quyền lực phải tuân thủ những quy định được cho phép. Không thể làm quá. Còn nếu chẳng có dính dáng gì đến pháp luật, cứ sống tênh tênh ngoài đời thì chữ công dân không có mấy ý nghĩa. Vâng, có bác sẽ phản bác bảo là công dân phải có nghĩa vụ này nọ. Điều này thì "Thần dân" từ ngàn xưa đã có, đâu cần đến khái niệm công dân hiện đại.
    Việc ngày xưa các cụ nhà mình ít viết có lẽ do vấn đề kỹ thuật: In ấn khó khăn, phải khắc bản gỗ. Giấy thiếu. Không kể, không phải ai cũng viết được chữ Hán.

Chia sẻ trang này