1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng rổ Hà Nội Amsterdam sử ký

Chủ đề trong 'Bóng rổ' bởi ducpt, 21/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducpt

    ducpt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bóng rổ Hà Nội Amsterdam sử ký

    Bóng rổ Amsterdam sử ký

    Đọc bài Lịch sử và Truyền thống của CLB bóng rổ Thăng Long, tôi thấy thật thú vị khi hiểu biết về bề dày của một CLB mang tính phong trào. Nhân tiện, xin được có vài dòng về quá trình hình thành và phát triển của phong trào bóng rổ của trường Hà Nội Asmterdam, một trường PTTH đang có thành tích phát triển bộ môn bóng rổ rất tốt tại Hà Nội.

    Thực tình tôi không hề có tham vọng vẽ vời ra một cuốn sử ký kiểu Sử ký của Tư Mã Thiên về lịch sử hình thành và phát triển của phong trào bóng rổ của trường Hà Nội Asmterdam.

    Chẳng qua tôi là một ex-HN-Ams mê chơi bóng rổ và may mắn là lứa học sinh đầu tiên góp phần hình thành phong trào bóng rổ của trường Hà Nội Asmterdam nên muốn trao đổi lại cho cho bạn bè về một quá khứ đam mê tạo tiền đề cho những thành công sau này của các đội bóng rổ của trường Hà Nội Asmterdam.

    Vì đã ra trường khá lâu nên tôi sẽ chỉ đề cập về những sự kiện trong giai đoạn từ năm 1993 - 1996.

    Sau giai đoạn này, nếu bạn nào học trường Ams và hiểu biết về những diễn biến tiếp theo, xin mời cùng tôi viết tiếp sử ký.

    Ngoài ra, thời gian cũng đã quá lâu nên những thông tin được kể ra ở đây chỉ là những kỷ niệm nên có thể không hoàn toàn chính xác. Mong các bạn thông cảm.
  2. ducpt

    ducpt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Giai đoạn 1993 - 1996
    1993 - 1994
    Trước năm 1993, thực ra môn thể thao được giới học sinh trường Ams ưa chuộng nhất không phải là bóng rổ mà là bóng ném. Cuối những năm 1980, đầu 1990, các đội bóng ném trường Ams thường làm mưa, làm gió tại các giải đấu PTTH trong thành phố lúc bấy giờ.
    Nhưng nói chung, khi đó, không ai biết gì về bóng rổ cả.
    Hàng năm, các thầy ở bộ môn Thể dục thường tổ chức giải bóng ném theo các khối lớp. Thường thì các đội lớp Toán, lớp Lý hay đoạt chức vô địch vì các lớp này có lực lượng hùng hậu vì đông con trai. Do đó, dần dần các lớp chuyên ngữ, chuyên văn đâm ra nản vì không thể thắng được tại các giải thi đấu bóng ném. Con trai các lớp này tuy ít, nhưng cũng rất máu chiến.
    Hồi những năm 90, trường HN-Ams tách một phần lớp học cho trương Quốc tế UNIS thuê. Bọn trẻ con Tây rất máu chơi thể thao (bóng đá, bóng chày,...), trong đó có bóng rổ. Do khu vực trường UNIS thuê lúc đó không có sân bóng rổ, bọn Tây đã tự làm lấy 02 cột rổ di động và xếp ngay ở sân ximăng phía sân trước (sân có cột cờ) để cho đám học sinh chơi.
    Thế là mấy anh Việt Nam nhảy vào chơi ké, chủ yếu là đám con trai lớp Anh1 và Anh2 (khóa 93-96). Cũng không biết luật lệ, kỹ thuật bóng rổ là gì hết. Cứ ôm quả bóng nhảy lên chụp rổ đại (rổ di động chỉ cao khoảng 2m5 - 2m8).
    Thực ra, vào thời điểm ấy, trường Ams đã có một sân bóng rổ với kích thước tiêu chuẩn ở phía sau trường (bây giờ chính chỗ sân tennis). Sân bóng rổ khi ấy có 02 cột rổ ngon lành. Nhưng oái ăm là mặt sân rất chuối. Mặt sân được chia ra làm 03 phần. Phần giữa thì là sân xi măng (đập được bóng). Nhưng hai phần ở khu vực rổ thì là sân đất, cỏ mọc ngang bẹn. Nói chung là không thể chơi bóng rổ trên một sân như thế được.
    Hồi đấy, thật là may mắn cho học sinh trường Ams khi các thầy bộ môn Thể dục hết sức tâm huyết với bộ môn bóng rổ, cụ thể là thầy Quân (đã chuyển công tác lên Sở TDTT HN !?) và thầy Thân. Chính các thầy là người phát hiện ra nhu cầu chơi bóng rổ của đám con trai lớp Anh lúc bấy giờ và đã cho phát quang đám cỏ mọc trong sân bóng rổ rồi bắt đầu dạy cho đám học sinh này từng kỹ thuật cơ bản của môn bóng rổ.
    Những khái niệm như kỹ thuật dắt bóng, ba bước lên rổ, nhảy ném, ném 3 điểm, ném phạt,... được các thầy từ từ truyền đạt lại cho học sinh. Sau những phút lý thuyết ngắn gọn là giờ thực hành. Cuối cùng buổi tập thường kết thúc bằng các trận đấu tập khi các cầu thủ và các thầy cùng chia thành hai đội thi đấu.
    Thế là trong khi các lớp Toán, Lý, Tin vẫn đang say mê môn bóng ném thì có khoảng hơn chục cậu học sinh chuyên ngữ miệt mài hàng ngày tập bóng rổ trên một sân bóng nửa xi măng, nửa đất. Nhưng chính những cầu thủ amateur đó đã tạo nên lứa cầu thủ đầu tiên của đội tuyển bóng rổ trường Ams sau này gồm Cường Yếu, Phan Vổ, Linh John, Tuấn Tèo, Đức Maldini, An, Đông Gà, Nhật ****,...
    Đầu năm 1994, sân bóng rổ trường Ams chính thức được sửa sang lại. Mặt sân được láng xi măng và có độ cong hợp lý. Rổ bóng được nâng lên cho đúng độ cao tiêu chuẩn và mắc lưới (nhưng về sau thì chỉ khi nào thi đấu giải mới mắc lưới, còn bình thường thì các thầy tháo ra cất đi). Và trong sự ngỡ ngàng của các lớp khác, hai đội Anh 1 và Anh2 đã hào hứng ào ạt chơi một trận ra trò trong ngày khai trương sân bóng.
    Phòng trào bóng rổ trường Ams thực sự bắt đầu từ đó.
    Kỳ sau: 1994 - 1995
  3. ducpt

    ducpt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    1994 - 1995
    Mùa hè năm 1994, trong khi người hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới và tại Việt Nam đang chăm chú dõi theo những diễn biến của World Cup trên đất Mỹ thì vào các buổi chiều, các cầu thủ bóng rổ đầu tiên của trường HN - Amsterdam vẫn tập luyện với nhau đều đặn.
    Thời gian này cũng chính là lúc nhen nhóm phong trào bóng rổ nữ của trường Hà Nội Amsterdam. Đội nữ đầu tiên khi đó là của lớp Pháp (khóa 93-96). Xuất phát điểm của đội bóng này hình như là do mấy cô gái lớp Pháp xem mấy anh chàng lớp Anh chơi bóng rổ hay quá đâm ra mê theo. Thế là họ "gạ gẫm" được luyện tập cùng. Thầy Quân và thầy Thân hồi đó cũng không nề hà tổ chức lớp huấn luyện bóng rổ riêng cho đội bóng nữ đầu tiên đó. Lứa cầu thủ nữ đầu tiên có Thảo, Hiền,... (bây giờ không biết họ ở phương trời nào? có chồng con chưa?,...)
    Cách thức huấn luyện của thầy Quân và thầy Thân khi đó cũng khác nhau. Thực ra, các thầy hình như cũng chẳng chuẩn bị giáo án gì cả. Thầy Quân hay hướng dẫn các kỹ thuật ném rổ, chuyền bóng rất ngắn gọn, sau đó, yêu cầu các cầu thủ tự luyện tập với nhau. Phải nói rằng, thầy Quân có nhiều kỹ thuật rất "độc" được truyền miệng lại cho các đội bóng thế hệ sau này. Trong khi đó, thầy Thân lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề di chuyển, chạy chỗ của các cầu thủ. Cách chạy chỗ khôn ngoan của thầy đã giúp tạo nên phong cách đánh cực nhanh và đẹp mắt của các đội bóng rổ trường Ams đến mãi về sau này.
    Vào thời điểm đó, các cầu thủ chơi bóng rổ vì niềm vui và đam mê theo nhóm, chứ hoàn toàn thua kém ý chí tung hoành của lứa đàn em sau này (tham gia các giải thi đấu với các đội bóng bên ngoài). Họ cũng không biết là kỹ chiến thuật của mình đạt đến mức độ nào. Ngày ngày chỉ luyện tập và thi đấu với nhau. Thật giống như ếch ngồi đáy giếng.
    Có một điều may mắn là khi ấy, thầy Quân có một số người bạn (Mr. Can, Mr. Hùng,...) là thành viên của liên đoàn bóng rổ Việt Nam (?). Thầy đã mời các chú, bác này đến tham gia sinh hoạt chơi bóng rổ hàng tuần với các cầu thủ học sinh. Sự nhiệt tình và kỹ thuật hoàn hảo của các chú, các bác này đã vô tình tạo ra một khóa huấn luyện dài ngày quý báu cho các cầu thủ lúc bấy giờ.
    *
    Có lẽ môn bóng rổ của trường Ams sẽ chỉ quẩn quanh trong một nhóm nhỏ học sinh tham gia nếu như không có lứa học sinh mới vào trường năm học 1994 - 1995. Lứa học sinh này (94-97) có khá nhiều học sinh tham gia chơi môn bóng rổ. Nổi bật trong số đó là lớp A3 với các tay ném như Chiến, Bình, Hưng, Sơn, Huy kều,... Ngoài đội bóng nam, lớp này còn thành lập cả một đội bóng nữ tiếp thu rất nhanh các kỹ thuật chơi bóng.
    Tuy nhiên, tất cả các đội bóng mới đều bị lớp đàn anh "bắt nạt" trong mọi trận đấu đều với tỷ số áp đảo.
    Số lượng học sinh tham gia chơi môn bóng rổ ở trường Ams ngày một đông đảo hơn. Các trận đấu càng lúc càng đông khán giả, chứ không heo hút như trước nữa.
    Trong thời gian này, thi thoảng có những đội bóng của các trường Phan Đình Phùng, Phạm Hồng Thái đến thi đấu giao hữu, nhưng có một điểm chung là các đội bóng này đều thất thủ trước lứa cầu thủ đầu tiên của trường Ams.
    Khi ấy, thực tình, cả đội đều cho rằng: ở Hà Nội, đội là bất khả chiến bại vì đến "mấy ông trong liên đoàn bóng rổ còn thua liểng xiểng nữa là mấy chú học sinh."
    Kỳ sau: 1995 - 1996
  4. sakerssub

    sakerssub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    0
    Anh ơi, viết tiếp đi chứ, đang hay !!! Thanks
  5. Don_Juan_De_Marco

    Don_Juan_De_Marco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2001
    Bài viết:
    5.625
    Đã được thích:
    0
    thấy anh vẫn vào mà ko viết nốt, chắc ko đủ thời gian
    đợi anh viết nốt rồi bọn em viết tiếp
    mà anh Đức là đức nào nhỉ, có phải anh Đức học Y ko ?
  6. 20DALL20

    20DALL20 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Anh Đức này ko phải là anh Đức bạch tạng của Y đâu. Anh Đức này học ams khoá cùng với ông An, ông Cường đen đấy.
    Hôm thứ 7 được hân hạnh gặp ông anh ở sân PĐP, hehe, hôm nay ra sân lại ko thấy đâu, cả anh Cường đen cũng ko thấy nốt, thôi hẹn gặp lại anh trên net và trên sân sau nhá.
  7. anhvva

    anhvva Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    0
    Anh ơi post thêm nữa đi.Em đang đọc hay quá.....
  8. Ken_ams

    Ken_ams Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Sao không viết tiép thế

Chia sẻ trang này