1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Box Ô tô - Xe máy Ủng hộ đồng bào xã Thượng Hoá - Tuyên Hoá - Quảng Bình. Bài và ảnh chuyến đi từ tr

Chủ đề trong 'Ô tô - Xe máy' bởi Kool2k3, 10/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kanwait

    kanwait Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Xí quên. Em chưa có ảnh.
    Nhưng nếu các bác ko ngại thì em là cái thằng áo đỏ cầm cái máy quay í. ( Trong đống ảnh của Heo sữa )
  2. vuhn2509

    vuhn2509 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến, chúng tôi đã về đến HN vào 10h tối qua. Chúng tôi đã trực tiếp đưa toàn bộ 1000kg gạo, 1 tạ muối, 3 cơ số thuốc và một số mặt hàng khác của các thành viên đóng góp tới 3 bản cần cứu trợ trong đó có bản của đồng bào người Rục.
    Phóng sự chi tiết và ảnh xin nhờ các "phóng viên" trong đoàn gửi lên nhé.
    Được vuhn2509 sửa chữa / chuyển vào 09:03 ngày 16/10/2006
  3. tung_mad_man

    tung_mad_man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    5.794
    Đã được thích:
    0
    Để hiểu hơn ý nghĩa của anh-em ta trong chuyến đi này, mời các đ/c theo dõi phóng sự nhiều kỳ trên trang dantri.com.vn
    Bản Rục sau ngày lũ

    [​IMG]
    Những đứa trẻ nheo nhóc ở bản người Rục vẫn ngóng chờ gạo.
    (Dân Trí) - Trong một buổi chiều, đi suốt cả 3 bản Ón, Mò o ồ ồ và Yên Hợp với 150 hộ, 675 khẩu, đâu cũng nghe đến chuyện đói, chuyện nghèo. Ba trưởng bản đều đưa ra những con số giống nhau: 100% hộ trong bản thuộc diện đói quanh năm, chủ yếu sống bằng nguồn hỗ trợ?
    Sau những ngày bị lũ cô lập, con đường độc đạo vào bản người Rục, người Sách ở Quảng Bình đã thông, điện nối, nhiều chuyến xe chở hàng cứu trợ cũng đã đến với đồng bào. Dân bản đã có gạo, có nhu thực phẩm, cuộc sống đã dần trở lại. Nhưng đi giữa bản, chứng kiến cuộc sống đói khổ của người Rục, người Sách mới thấy đăng đẳng những nỗi lòng.
    Kỳ 1: Tả tơi sau lũ
    Gần cả ngày đi đường, vượt núi đèo cheo leo hiểm trở, cuối cùng PV Dân trí cũng đến được với đồng bào Rục, Sách - những dân tộc vừa trải qua một trận đói đến não lòng.
    [​IMG]

    Gian nan đường vào các bản người Rục.
    Trình xong giấy ?ođồng ý cho vào các bản để nắm thông tin? do Đồn trưởng Đồn biên phòng 585 Đinh Tiến Khâm ký, gửi Trạm biên phòng Yên Hợp, chúng tôi phóng thẳng lên Bản Mò o ồ ồ. Gặp Trưởng bản Mò o ồ ồ Cao Xuân Nhạc cùng cán bộ biên phòng đi từng nhà nắm tình hình để gửi về xuôi. Ông Nhạc da đen ngăm, gầy gò trong bộ quần áo cũ nhàu. Ông đúng là người thông thái nhất ở bản, có thể đọc, viết, cộng trừ nhân chia vanh vách.
    Dẫn chúng tôi vào một căn nhà tuềnh toàng rộng cỡ 15m2, lật cuốn sổ nhàu nát, ông Nhạc cung cấp vài con số: Bản Mò o ồ ồ có 55 hộ, 261 nhân khẩu, toàn bộ các hộ dân sinh sống dọc theo tuyến đường mà nhà nước xây cho. Hỏi cuộc sống của người dân trong bản, ông Nhạc tặc lưỡi: ?oMò o ồ ồ nghèo lắm, dân thiếu cái ăn thường xuyên cán bộ à?.
    [​IMG]
    Trưởng bản Mò o ồ ồ: ?oDân bản ở đây đói quanh năm?.
    Mấy ngày gần đây dân bản các bản rẻo cao ở Thượng Hóa chỉ nói đến cái ăn. Cũng vì thế, điều đầu tiên ông trưởng bản nhắc đến đó là lương thực. Ông nói với nỗi niềm: ?oLương thực chính ở đây chỉ có khoai sắn thôi. Quanh năm suốt tháng dân ăn khoai độn sắn và ngô. Hộ giàu nhất và nghèo nhất chỉ cách nhau vài thúng ngô, thúng sắn. Hết lương thực lại lên rừng đi kiếm cây nhúc, củ mài sống qua ngày?.
    Những ngày qua, ông Nhạc lo đến phát ốm vì hai cơn bão số 5 và số 6 liên tiếp đổ về khiến cuộc sống của người dân càng thêm khốn đốn. ?oCơn bão số 6 lũ quét qua bản, 4 ngày mưa, ngoài mắc nước không đi lấy gạo được, bên kia con suối nước chảy xiết bà con không dám qua kiếm mì, ai cũng thiếu cái ăn. Huy động sắn, ngô trong bản cũng chỉ được ít ít thôi, coi như là không đủ sống, đành chịu đói. Mà khổ đói đã rồi lại khổ vì bệnh tật nữa. Vừa rồi mắc nước nên bác sỹ trị bệnh, bảo vệ sức khỏe không đến được. Người đau bụng, sốt rét cũng đành chịu thôi!? - ông Nhạc kể.

    Chúng tôi cuốc bộ đến nhiều gia đình trong bản. Ngôi nhà của Hồ Thị Hiển, 23 tuổi như một chiếc tổ chim treo trên vách núi. Căn nhà chỉ rộng khoảng chục m2, 4 vách tường được chằm bằng ván, lá nằm giữa bãi đất trống trơ. Xung quanh vườn chỉ có cỏ và cỏ.
    Bước vào nhà Hiển, thoáng nghe hơi lạnh và mùi ẩm. Không một tài sản nào có giá cỡ vài chục ngàn đồng. Tài sản duy nhất của Hiển là mấy củ mì mới đào trên nương về và hai yến gạo vừa được trợ cấp. Nhà cũng không nuôn một con gì, mà có nuôi cũng không biết lấy gì cho chúng ăn.
    [​IMG]
    Hồ Thị Hiển bế con ngóng gạo cứu trợ từ miền xuôi.

    Nhà Hiển có 4 khẩu, hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ. Chồng và đứa con đầu lòng đi chơi, chỉ còn cô lụi cụi bên bếp lửa đỏ nồng. Hiển đang nấu một nồi cơm mà như cô nói là đã lâu lắm rồi mới có. Nhưng nồi cơm may chỉ đủ mỗi người nữa bát. ?oNhư rứa là no lắm rồi cán bộ ạ. Lâu lắm rồi mới được ăn gạo trắng như rứa đó? - Hiển mở vung nồi cơm đang sùng sục sôi rồi nói như khoe. Cũng vì không có cái ăn, thiếu dinh dưỡng mà đứa con 3 tháng tuổi của cô nheo nhóc nằm trên cái chỏng tre nhỏ.
    Chúng tôi rời nhà Hiển, cô bế đưa con ra trước cửa xin chụp ảnh, rồi nói vọi như trách rằng, ?obữa trước chỗ ni đói như rứa mà cán bộ dưới xuôi lên muộn quá. Khổ lắm. Đói lắm. Cán bộ thương cháu nhỏ ni với!?
    Gần chập tối, chúng tôi đến gia đình nhà ông Cao Ngọc Ên - như lời một cán bộ biên phòng là nhà nào có người tập trung đông nhất xem tivi đó là nhà giàu nhất của bản Mò o ồ ồ. Trong nhà ông Ên, trẻ con người Rục ngồi xúm lại dưới chiếc tivi, còn ông già ngồi riết thuốc lá trước cửa. Thấy khách, ông già Ên mừng quýnh: ?oCán bộ lại đến rồi. Trên này khó khăn lắm. Nhà chỉ trồng mấy cây sắn, cây ngô bên nớ suối thôi. Mà sắn cũng không đủ ăn nữa!?
    Trong một buổi chiều, đi suốt cả 3 bản Ón, Mò o ồ ồ và Yên Hợp với 150 hộ, 675 khẩu, đâu cũng nghe đến chuyện đói, chuyện nghèo. Ba trưởng bản đều đưa ra những con số giống nhau: 100% hộ trong bản thuộc diện đói quanh năm, chủ yếu sống bằng nguồn hỗ trợ.
    (Còn nữa...)

    Minh San - Văn Dũng
    http://www2.dantri.com.vn/Sukien/2006/10/146922.vip
    (c)Copyright @dantri.com.vn
  4. bebean

    bebean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Rất mừng khi các bác đã hòan thành chuyến đi an tòan. Thú thực từ đầu tớ hơi lo khi đọc thấy đừơng hiểm trở, xa xôi...Các bác rất tuyệt. Nghỉ ngơi cho khỏe rồi tường thuật chuyến đi nhé.
  5. tung_mad_man

    tung_mad_man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    5.794
    Đã được thích:
    0
    Để hiểu hơn những khó khăn trong công tác cứu trợ đ/c xã Thượng Hoá, từ những khó khăn về đường xá, đến những khó khăn do nếp sống bà con mang lại
    Kỳ 2: Nỗi niềm bản Rục

    [​IMG]
    Số gạo do cán bộ xã Thượng Hóa thu được sau khi người dân nhận gạo cứu trợ đã đem đi đổi rượu.
    (Dân trí) - Sáng 12/10, chúng tôi gặp Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa Chu Minh Chất ngay tại bản Ón. Lãnh đạo huyện nói nhiều đến con số đầu tư cho dãy nhà xây, hệ thống điện, con đường nhựa mới nhưng liệu họ có biết, cuộc sống đói nghèo của đồng bào Rục, Sách vẫn kéo dài vì những thực trạng đáng buồn?
    Khai hoang đất cho? bò
    Phát xong gạo cứu đói cho dân bản, Trưởng bản Ón, ông Cao Xuân Tình dẫn chúng tôi lòng vòng chứng kiến những ngôi nhà được nhà nước đã đầu tư cho các hộ dân. Ông Tình nói: ?oNhư rứa là đỡ vất vả rồi, dân không còn lo mưa lo nắng như trước. Mà trong nhà còn có cả điện thắp sáng nữa chớ. Có điện đã chấm dứt luôn cảnh phải thắp đèn dầu?. Nhưng phía sau câu nói như khoe ấy, ông Tình không dấu nỗi lo về cuộc sống lâu dài của dân bản.
    Ông Tình dẫn chúng tôi cuốc bộ ra thẳng cánh đồng được Ủy ban Dân tộc Miền núi tỉnh Quảng Bình đầu tư khai hoang cách đây 3 năm với diện tích khoảng 5 ha. Thật khó tin đó là nơi bà con bản Ón có thể tìm nguồn sống. Một khu đất rộng lớn hoang tàn, vì cỏ, vì cây và vì lũ. Ông Tình buồn bã: ?oDân chổ ni không thể trông ngô, trồng sắn được vì trâu bò càn phá gớm lắm!?

    [​IMG]
    Phần lớn đàn bò này là của cán bộ xã Thượng Hóa - nguyên nhân khiến những vụ ngô, sắn của các bản bản Ón, Mò o ồ ồ và Yên Hợp bị tàn phá.
    ?oTại sao bản không có biện pháp bảo vệ?? - chúng tôi hỏi. ?oBảo vệ sao được. Hàng trăm con trâu của xã không ai chăn giữ, thả rông càn quét ghê lắm. Ngô, sắn mới chớm đã bị trâu bò phá hết rồi. Lại trồng, trâu bò lại phá, mất công, mất sức, dân chán, không trồng nữa, bỏ lên núi dắt mấy cây sắn, cây ngô vài tháng có ăn?.
    Lại hỏi: ?oSao không có kiến nghị với xã đế cứu lấy đồng ngô cho bà con?? - ?oKiến nghị rồi chớ. Nhưng xã không nghe, không giải quyết. Nói mãi rồi thôi?? - Trưởng bản Cao Xuân Tình cho hay.
    Anh Trần Xuân Lĩnh - người dân tộc Sách duy nhất ở bản Ón là cán bộ chiến sỹ Trạm biên phòng Yên Hợp tiết lộ với chúng tôi, lý do xã không giải quyết bởi phần lớn trâu bò thả rông phá cái ăn của người dân các bản ở đây là của cán bộ xã Thượng Hoá (!?).

    ?oLấy mô ra vốn??
    Trao đổi với Dân trí, ông Chu Minh Chất, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, cho biết: ?oHuyện đã có những kế hoạch để đưa các bản Ón, Mò o ồ ồ và Yên Hợp vượt qua khó khăn. Hai giải pháp ông Chất nêu ra, đó là huyện đang có kế hoạch thành lập một HTX tại 3 bản này. Việc thành lập các bản sẽ góp phần tạo nên nếp sống lao động cho người dân tộc vốn đã quen sống với cảnh biết hôm nay quên ngày mai.
    Kế tiếp, do đặc thù văn hóa, sản xuất, Minh Hóa sẽ đề nghị tách 3 bản trên ra khỏi xã Thượng Hóa thành một xã độc lập. Việc tách này sẽ tạo nhiều hơn nữa các điều kiện để đồng bào Rục, Sách giảm đói nghèo và thoát được hoàn cảnh như hiện nay?.
    Chúng tôi ghé qua bản đói Yên Hợp. Gia đình ông Cao Ngọc Man, 55 tuổi được coi là may mắn và hãnh diện nhất bản, vì có đứa con gái gả chồng về xuôi mà ông con rể lại là một chiến sỹ biên phòng. Ông Man có 11 người con, 5 đứa đã ra cửa nhà. Cuộc sống nghèo, thiếu ăn hàng ngày. Cả nhà ?onhốt? nhau trong cái chòi tranh vừa đặt đủ vài cái chõng tre.
    Ông Man nói: ?oMùa lúa trên ni làm không ra, đã làm nhiều mà không được, chủ yếu là ngô thôi nhưng không ăn thua. Một năm làm hai vụ, vụ chiêm và vụ tám. Thường thì vụ chiêm còn tàm tạm, vụ tám hay bị lũ cuốn trôi. Vụ tám ni gia đình tui trồng 7 sào ngô nhưng bị cuốn trôi sạch, không có bắp mang về nhà?.
    Ông Man là một trong số ít hộ biết làm ăn ở đây khi trong nhà có trâu, có bò, nhưng để sản xuất thoát đói thì cực khó. ?oXây nhà cho dân là tốt rồi, nhưng cứ ở trong nhà thì sẽ chết đói. Nhà tui đây rất muốn nuôi vài con lợn, nhưng có vốn mô. Một con lợn ít cũng vài trăm ngàn rồi, vốn mô mà mua. Đành phải ở vậy thôi?.
    Đợt trước, ông Man cuốc bộ gần cả chục km xuống xã, mang theo nguyện vọng có vốn để làm ăn. Một điều mà không phải ai ở đồng bào Rục cũng làm được. Nhưng nguyện vọng chính đáng của ông chỉ nhận được những cái lắc đầu. Người ta bảo với ông các bản Ón, Mò o ồ ồ và Yên Hợp sẽ có dự án hỗ trợ vốn nên không cho ông vay.
    ?oNghe họ nói sướng cái tai nhưng người trong bản chờ mãi mà có thấy mô?? - ông Man nói đầy ý trách móc.

    Dân chỉ thiếu gạo, không thiếu rượu!
    Không sản xuất vì thiếu vốn, thiếu đất và vẫn còn nguyên phong tục du canh du cư, người Rục, người Sách đang ném thời gian vào những bữa rượu suốt ngày đêm. Có lẽ không ở đâu giống với dân tại các bản nằm trên rẻo cao của Thượng Hóa: người dân dùng gạo cứu trợ để đổi lấy rượu.

    Chứng kiến điều này, ông Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa Chu Minh Chất cũng phải lắc đầu, ngán ngẩm. ông Chất là người có mặt trong chuyến cứu trợ đầu tiên vào dân bản. Khi thuyền mới vượt lũ tới đầu bản, ông Chất đã gặp những người dân vượt lũ về xuôi mang những can rượu lên núi.

    [​IMG]

    Hồ Bổn trong trận rượu say khướt, quên trời đất.
    Ở bản Ón, Mò o ồ ồ và Yên Hợp không khó để chứng kiến chuyện say khướt hàng ngày của dân bản. Chúng tôi phải rùng mình khi thấy Hồ Bổn ngoài 40, như một ông già ngồi nhấm nháp cùng anh trai Hồ Đoi trên cái bàn gỗ chỉ có rượu và nắm thuốc sợi. Khuôn mặt Bổn đỏ gay, húp rượu liên tục rồi nghếu ngáo: ?oMời cán bộ mần tí rượu. Dân chổ ni chỉ thiếu gạo, không thiếu rượu mô!?
    Trước ngõ nhà Bổn, lão già Cao Mìu đi bước được bước không, hết té, nằm, lại chửi bới. Thậm chí lão còn túm luôn áo của ông bạn đồng nghiệp ề à, xin rượu, xin thuốc.
    Tại bản Yên Hợp, mấy người con của ông Cao Ngọc Miên bỏ mặc cho cái đói ngấp nghé bên tai, mua hẳn một hũ rượu, kiếm một đĩa ớt cay nhâm nhi không biết khi nào kết thúc.
    Ngay chiều hôm đó, Trần Xuân Bộ - công an viên bản Ón cho chúng tôi một thông tin sửng sốt hơn: Cán bộ xã Thượng Hóa đã thu được 37kg gạo cứu trợ mà bà con mới được cấp phát đem đi đổi rượu. ?oSố gạo này còn ít đấy, nếu không ngăn chặn chắc họ đổi rượu hết mất thôi? - Bộ xách bao gạo vừa thu giữ rồi nói với chúng tôi.
    Đem câu chuyện này hỏi Bí thư Đoàn xã, Đinh Thành Văn, Văn ấp úng, nói cấm họ uống rượu khó lắm, mà chưa có một quy chế nào cấm uống rượu cả. Lại hỏi thêm, Đoàn có tổ chức hoạt động gì để giúp thanh niên trong bản giảm rượu chè? Văn trả lời bâng quơ là không.
    Phản ánh với Bí thư Đảng ủy xã Thượng Hóa, ông Cao Xuân Tạo không bất ngờ, nhưng lại bất lực: ?oRượu chủ yếu đưa dưới xuôi lên thôi. Chúng tôi đã từng cho đổ hàng chục lít rượu của con buôn khi đưa lên bản, nhưng đổ bữa này, bữa khác họ lại đưa lên?. Thấy ông Tạo ghi chép cẩn thận lời phản ánh ấy nhưng không hiểu rồi có thay đổi được chút ít tình hình?

    (Còn nữa?)
    Văn Dũng - Minh San
    (c) Copyright@dantri.com.vn
  6. tung_mad_man

    tung_mad_man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    5.794
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng các đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ, đại diện anh-em vào cứu trợ bà con xã Thượng Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình...
    Anh-em ở nhà rất lo cho các đồng chí về sức khoẻ và lộ trình đi lại... Rất mong các đ/c sau khi nghỉ ngơi sẽ tường thuật lại chuyến đi khó khăn và đầy ý nghĩa này
  7. cotdien

    cotdien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng đoàn đã hoàn thành chuyến đi, đưa được tận nơi những đóng góp của mọi người .
    Anh Bắc ah, cái mà trông giống USB ở túi máy ảnh của em ( ngăn túi lứoi ấy ) là dùng để đọc trực tiếp ảnh ở thẻ nhớ sang máy tính đấy . Anh có thể cắm thẻ nhớ vào cái đó, rồi cắm vào cổng USB của máy tính là truyền trực tiếp sang or up luôn lên mạng đều được ạ .
  8. BlueSerenade

    BlueSerenade Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    1.580
    Đã được thích:
    1
    Mừng anh em đi đến nơi về đến chốn!
  9. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Phóng sự chuyến đi của đoàn cứu trợ box Ôtô - Xe máy.
    Ngày đầu tiên_13-10-2006:
    Tuy thống nhất là 5h chiều nhưng khoảng 6h kém mọi người mới bắt đầu lục tục đến điểm hẹn là quán café Báo. 1 cuộc họp ngắn sơ qua về vấn đề đi lại giữa bên Oto ?" Xe máy và nhà báo Thanh Hải cũng như những câu chuyện vui vẻ giữa người đi và người ở nhà. Mọi thứ dành cho chuyến đi đã được mọi người chuẩn bị khá kỹ: Áo phao cứu hộ, găng tay bốc xếp? Cho đến phút chót trước chuyến đi đoàn vẫn nhận được sự ủng hộ về mặt tài chính của những người bạn: Nhóm cán bộ Unesco ?" Các thành viên của Oto ?" Xe máy. Có lẽ sẽ xuất phát sớm hơn nếu không vướng vấn đề mua thuốc cho bà con, do mua số lượng lớn và vào cuối h nên không thể tìm đc 1 cửa hàng lớn nào có thể cấp ngay lập tức. Việc huy động hàng và kiểm kê, viết phiếu được thực hiện rất khẩn trương bởi chị Tâm ?" chủ cửa hàng thuốc Long Tâm, chị rất nhiệt tình, tuy nhiên cũng phải đến 8h30 tối mọi thứ mới kết thúc.
    Đoàn lên đường với sự đưa tiễn cực kỳ nhiệt tình tới tận chân cầu vượt Ngã Tư Vọng của các thành viên: Dzuong CBX, Timniger, Kanwait, Cotdien. Chia tay và chúc may mắn, quyết thắng, đoàn lên đường.
    Chốt lại số thành viên đi gồm có 5 người:
    - Anh Vuhn - Nam ( trưởng đoàn)
    - Kool - thành viên box.
    - Anh Thanh hải - phóng viên của báo Đầu Tư.
    - Anh Hà -cán bộ của bên Đài Truyền hình VN.
    - Anh Lương - kiến trúc sư.
    Đích đến trong đêm hôm đó là chúng tôi phải đến được tới Hồng Lĩnh để sớm hôm sau còn nhập đoàn với nhà báo Nguyễn Quang Vinh ?" tác giả của bài viết đánh động đến tận Thủ tướng chính phủ về đời sống của người dân đồng bào Rục. Thật may mắn là đoàn đi có người lái xe rất giỏi, rất cẩn thận và chắc chắn là bác Nam ?" Vuhn nên dù xuất phát vào đúng thứ 6 ngày 13, đi xuyên đêm mà ko gặp bất cứ vấn đề nào trên đường. Đường đêm chỉ có chúng tôi, các đoàn xe tải hàng hoá Bắc Nam và những đồng chí cảnh sát giao thông ko quản ngại giờ giấc, nề hà đêm hôm đứng chốt kiểm tra. Chúng tôi phải dừng lại trên đường nghỉ vươn vai vài lần và đến 3h sáng thì tới Hồng Lĩnh, nói chung chuyến đi đêm đó ko có nhiều cái để nói. Đoàn nghỉ tại khách sạn Asean của 1 doanh nghiệp hảo tâm có quen biết với anh Thanh Hải, đây là 1 trong những khách sạn lớn nhất tại vùng Hồng Lĩnh và mới được đưa và sử dụng 1 tháng. Sau khi nhận được phòng thì sự mệt mỏi nhanh cuốn các thành viên của đoàn vào giấc ngủ. Hơn 400km và 6 tiếng đi xe đêm? Kết thúc ngày đầu tiên của chuyến đi.
    u?c Kool2k3 s?a vo 19:50 ngy 16/10/2006
  10. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    1 vài bức ảnh theo dòng sự kiện. Đêm ngày 13-10-2006
    Chặng nghỉ đêm, lúc này chừng 1h30 sáng.
    [​IMG]
    Đại diện của những người ở nhà, bác Vuhn và tôi.
    [​IMG]
    3h sáng tại khách sạn Asean, đêm mịt mù nên ko thể chụp rõ đc.
    [​IMG]
    u?c Kool2k3 s?a vo 19:54 ngy 16/10/2006

Chia sẻ trang này