1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Box Ô tô - Xe máy Ủng hộ đồng bào xã Thượng Hoá - Tuyên Hoá - Quảng Bình. Bài và ảnh chuyến đi từ tr

Chủ đề trong 'Ô tô - Xe máy' bởi Kool2k3, 10/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Ngày thứ 2_14-10-2006:
    6h30 sáng ngày thứ 7 mọi người dậy và chuẩn bị hành lý để nhanh tiếp tục vào trong Ba Đồn là chỗ bác Nguyễn Quang Vinh đợi chúng tôi. Bên bác doanh nghiệp hỗ trợ đoàn 1 chiếc Prado, đã rất hữu hiệu trong việc vận chuyển gạo vào sâu bên trong bản. 1 nghịch lý là ở trong Quảng Bình giá gạo thậm chí còn đắt hơn ở HN, tôi có hỏi 1 phụ nữ nội trợ ở trong đó thì giá gạo tại Hồng Lĩnh tối thiểu là 4200 vnđ/1 kg còn trong Ba Đồn sâu vào trong cách đó khoảng 80km thì giá lên tận 5500 vnđ/ 1 kg với lý do là trong này ko có nhiều đất canh tác và sau chuyến bão số 6 vừa rồi gạo lên giá. ( Những chứng từ, biên bản bàn giao, chi phí chuyến đi tôi sẽ đưa ra công khai ở phần cuối phóng sự này ) Quay lại vấn đề gạo, muối, do 2 xe ko thể chở đc hết 1 tấn gạo nên nếu cộng với việc thuê 1 chuyến xe tải từ Hồng Lĩnh thì chi phí lại vượt quá việc mua gạo trong Ba Đồn. Xin nói rõ để mọi người hiểu là gạo sẽ phải đi vào khoảng 200km đường, cả đường bằng và đường núi mới vào đến tận bản, do đó giá thuê xe chuyên chở gạo là rất cao. Trong khi đó thì bác Vinh có nói lại là trong Ba Đồn đang có 2 chiếc xe tải chở gạo ủng hộ cũng lên đó nên nếu muốn thì có thể cho gửi nhờ rồi vào gần đến nơi sẽ bốc xếp chuyển sang. Mọi người đều thống nhất p. án đó và nhanh chóng lên đường.
    Khi vào đến Ba Đồn thì chúng tôi đến trực tiếp nhà bác Nguyễn Quang Vinh, nơi đang có 1 đoàn các nhà báo của các báo vào lấy thông tin. Bác Vinh rất cởi mở và dễ gần, ra tận nơi đón tiếp, bắt tay với anh em trong chuyến đi. Sau khi làm xong nhiệm vụ lấy gạo, muối cũng như được nghe phổ biến kế hoạch của cả đoàn lớn về lịch trình thì mọi người bắt đầu lên đường vào trong khu vực bản người Rục. Tiên phong trong chuyến đi này là 2 phóng viên thường trú của các báo lớn tại Quảng Bình:
    - Anh Nguyễn Quang Vinh ?" Báo Lao Động. Nói là anh nhưng bác ấy 50 tuổi rồi.
    - Anh Phong ?" Báo Sài Gòn Giải Phóng.
    Có đi cùng các nhà báo trong chuyến đi này tôi mới hiểu thêm về sự vất vả, sự mưu trí thậm chí là tinh quái trong việc tìm kiếm và xử lý thông tin của các nhà báo. Cũng như nếu ko tham gia vào đoàn nhà báo này thì đoàn chúng ta sẽ ko thể nào thực hiện được nhiệm vụ, trách nhiệm của mọi người ở nhà đề ra là mang hàng vào tận nơi đồng bào sinh sống. Trên đường đi, đoàn phải ghé vào thông báo với chính quyền địa phương để thông báo về kế hoạch đi lại. Tại sao lại có chuyện này? Vì đó là quy định. Khu vực người Rục sinh sống gần bên giới và do đồn biên phòng 585 quản lý. Mọi hành động thâm nhập khu vực này đều phải thông báo với chính quyền địa phương cũng như biên phòng do tính nhạy cảm của khu vực biên giới. Trong cuộc họp với chủ tịch UBND huyện Minh Hoá, vị chủ tịch huyện có nói rất nhiều về những con số, những lý do, tính xác thực cũng như động cơ của những lời nói đó thì nhường cho bên báo chí bình luận, tôi chỉ xin phép đưa thông tin. Sau cuộc họp gay cấn với riêng vị chủ tịch huyện đó thì đoàn ăn trưa nghỉ ngơi trước khi đi tiếp, chặng đường tiếp theo còn hơn 80km đường núi. Kết thúc buổi sáng ngày làm việc thứ 2 của đoàn.
    u?c Kool2k3 s?a vo 12:37 ngy 16/10/2006
  2. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Đường lên trung tâm huyện Minh Hoá. Nói là trung tâm huyện thôi chứ trông còn heo hút hơn trung tâm 1 làng tại đồng bằng.
    [​IMG]
    Nhà máy xi măng Cosveco rất to trên đường đi.
    [​IMG]
    Đoàn nhà báo, chủ doanh nghiệp Cosveco, 1 tập thể nhỏ của bên hành chính Đà Nẵng, đoàn Ôtô - Xe máy của chúng ta.
    [​IMG]
    Trụ sở UBND huyện Minh Hoá, công trình này to và hoành tráng và đẹp hơn bất cứ thứ j ngoại trừ cái nhà máy xi măng ra. Tương phản 1 cách vô tâm với nhà của các đồng bào dân tộc.
    [​IMG]
    Cuộc họp cùng vị chủ tịch huyện Chu Minh Chất. Ngồi bên phải trong ảnh cùng vị chủ tịch là nhà báo Nguyễn Quang Vinh.
    [​IMG]
    Đoàn nhà báo và doanh nghiệp cùng diễn đàn Oto - Xe máy.
    [​IMG]
    Nhân vật chính đang toát mồ hôi với những câu hỏi dồn dập của anh Thanh Hải, người đi cùng chuyến đi của chúng ta.
    [​IMG]
     
     
  3. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Buổi chiều sẽ tiếp tục loạt bài tường thuật của chuyến đi này. Xin mọi người theo dõi. [​IMG]
  4. DP167

    DP167 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng anh em đã hoàn thành chuyến đi. Cảm ơn những người tham gia chuyến đi này
    Đang chờ đọc tiếp phóng sự của em đấy Kool
  5. hanoibuon82

    hanoibuon82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng các bác đã trở về an toàn sau một chuyến đi vất vả .
  6. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Buổi chiều ngày làm việc thứ 2. 14-10-2006.
    Sáng nay quên mất chưa nói rõ với mọi người lịch trình cụ thể của đoàn chúng ta. Như mọi người đã biết, đây là khu vực biên giới thêm nữa báo chí đang làm việc riết về những vấn đề nhạy cảm nên việc tiếp cận là không dễ dàng. Do được mượn danh của đoàn nhà báo nên chúng tôi mới có thể đi lại dễ dàng, do đó việc tách đoàn lớn để đi riêng là gần như không thể nếu ko muốn bị làm khó dễ ngăn trở. Việc ngăn trở sẽ thể hiện rất rõ trong phần sau. Đoàn chúng ta sẽ đi lại với kế hoạch của đoàn lớn với lịch trình như sau:
    - Chiều ngày 14-10-2006: Đi vào bản Ón, nơi có cảnh dân bị đói phải ăn củ mài, củ nhút, nòng nọc con.
    - Tối ngày 14-10-2006: Quay về ăn, nghỉ tại trung tâm huyện Minh Hoá.
    - Sáng ngày 15-10-2006: Đi vào khu vực người dân tộc Mã Liềng sinh sống.
    - Trưa ngày 15-10-2006: Đoàn Oto ?" Xe máy tách ra và về HN để dự kiến có mặt ở HN vào khoảng 9-10h tối.
    Quay trở lại với buổi trưa ngày 14-10, sau khi ăn trưa xong thì đoàn bắt đầu nhiệm vụ bốc xếp gạo xuống từ 2 xe tải lớn sang các xe con để mang vào, đường đi nhỏ và hiểm nên xe tải vào rất khó khăn. Mấy a e trong đoàn Oto ?" Xe máy bắt đầu bốc hàng sang chiếc Vitara của bác Nam và Prado, do lịch trình chia làm 2 nên trước mắt chúng tôi quyết định mang vào 1 nửa lượng hàng hoá bao gồm:
    - 500 tạ gạo.
    - 30kg muối.
    - 1 nửa số thuốc.
    - Quần áo cũ.
    - Bánh kẹo cho các cháu nhỏ.
    - 5 chiếc áo phao cho các thành viên trong đoàn.
    Có lẽ chúng tôi đã thiếu sót trong việc cập nhật thông tin, sử dụng thông tin của bác Thanh Hải cung cấp nên hình dung ra việc tiếp cận khu vực người Rục sinh sống đầy khó khăn. Đúng là có khó khăn nhưng chỉ khi có mưa lớn, đồng bào sinh sống trong 1 thung lũng do đó khi có mưa lớn thì nước khắp nơi đổ về và tạo thành ốc đảo. Mỗi tội chúng ta vào muộn mất mấy ngày, nước rút hết sạch trơ ra cái đường bộ chạy 1 mạch vào trong đó, mấy a e ngỡ ngàng đến mức bẽ bàng với mấy cái áo phao và hình dung của mình. Hihi, mọi người cũng nên hết sức thông cảm vụ này vì theo như người trong đó nói thì nếu mưa là nước sẽ lập tức ngập đến hàng mét và để tiếp cận phải bơi đến cả 20?T mới vào được bên trong. Cẩn tắc vô áy náy.
    Đường vào trong đó không quá khó khăn nếu bỏ qua những con dốc 15%, xe dù đã gài số 1 nhưng vòng tua máy vẫn lên đến 4000prm, xe lao ầm ầm xuống. Nếu so với đường đồng bằng thì đây cũng đã là 1 bản nhạc giao hưởng nhiều cung bậc lắm rồi nhưng để nói là hiểm trở thì chắc chưa tới. Đường có nhiều đoạn ôm cua với cảnh vật rất đẹp, bị hạn chế bởi đang đi và tay máy còi nên không giúp mọi người cảm nhận điều đó nhiều hơn. Đôi khi đoạn đường thu hẹp lại thành 1 khe với 2 bên núi sừng sững, nắng hắt xiên vàng rộm với cây rừng xanh mơn mởn tạo thành khung cảnh giàu chất thơ, giàu sức sống và thật khó có thể hình dung ra những cuộc sống nghèo khổ ở giữa nơi dường như thiên nhiên ko tệ bạc thế này?Sau những cung đường như vậy thì chúng tôi cũng đến được thung lũng có người Rục sinh sống - Bản Ón. Tuy nhiên, trước khi giúp đỡ những người này chúng ta có thể bỏ ra 1 chút thời gian để hiểu thêm họ là ai. Tôi đã dành 1 ngày làm việc hôm nay để viết về chuyến đi này nên sẽ cố gắng làm cho mọi thứ thật rõ ràng.
    u?c Kool2k3 s?a vo 16:10 ngy 16/10/2006
  7. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Người Rục - Họ là ai?
     
    Với mớ kiến thức tổng hợp từ Net của tôi về người Rục, tôi xin nói sơ qua về những người này với hi vọng ai chưa biết thì biết thêm 1 chút mà ai biết chính xác hơn thì chỉnh sửa để chúng ta có cách nhìn nhận đúng đắn về họ.
    Trong 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước ta không thấy có tên dân tộc Rục. Họ chỉ là một nhóm thuộc dân tộc Chứt (trong nhóm ngôn ngữ Việt- Mường). Theo thống kê năm 2003 thì người Chứt ở nước ta chỉ có 3787 người (giảm 42 người so với năm 1999). Trong dân tộc Chứt có 7 nhóm khác nhau, đó là các nhóm Rục, Sách, Mày, Mã Liềng, A Rem, Xơ Lang, U Mo. Trước đây hai nhà nghiên cứu người Pháp là A, Cheon và T.Guignard đã từng nhận xét về người Chứt là hết sức nhút nhát, hễ thấy người lạ thì lập tức lẩn trốn. Họ không có quần áo,nam nữ đều che mình bằng vỏ cây sui, ngủ chung lẫn lộn trong hang hoặc trong lều. Họ ăn bột  Nhúc và săn bắt tôm cá, thú nhỏ trong rừng. Cả nam và nữ đều búi tóc đằng sau.
    Người Rục và người A Rem là hai nhóm ít người nhất trong dân tộc Chứt và cũng là hai nhóm nghèo khổ lạc hậu nhất. Từ xa xưa họ đã quen sống cách ly với cộng đồng các đân tộc khác. Họ sống trong hang và dựa vào nguồn thức ăn thu được do hái lượm hay săn bắn thú vật, bắt cá trong suối.  Nhúc là loại thức ăn bột chủ chốt, thu được từ cây Đoác (Arenga saccharifera) thuộc họ Cau dừa (Palmae). Trước đây họ tự đan lấy quần áo từ sợi của vỏ cây Sui (Antiaris toxicaria) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Ngôn ngữ của người Rục và người A Rem là có gốc Austroasiatic nhưng ít bị ảnh hưởng nhiều của tiếng Thái, tiếng Hoa như ngôn ngữ Việt-Mường. Lần đầu tiên bộ đội ta phát hiện thấy người Rục là vào năm 1960 và phát hiện thấy người A Rem vào năm 1962. Nhờ đi lại, gần gũi và thuyết phục dần dần người Rục và người A Rem mãi đến năm 1971 mới chịu rời khỏi hang động để về sống trong các mái nhà lụp xụp tự dựng lên gần các nguồn nước. Tại xã Thượng Hóa, nơi có nhiều người Rục nhất cũng chỉ có 324 người. Đường vào xã này hết sức khó khăn cho nên mặc dầu đã ra khỏi hang nhưng hầu như họ vẫn có cuộc sống tách biệt với toàn xã hội.
    Chính phủ đã bỏ ra nguồn kinh phí 32 tỷ đồng để  tập trung phát triển kinh tế vùng người Rục. Nhờ nguồn tiền quý giá này mà giờ đây ô tô có thể  dễ dàng lượn qua con đường xuyên rừng rất thơ mộng để đến tận Bản Ó. Cũng tại đây những ngôi nhà nhỏ bằng gạch ngói dành cho từng hộ người Rục đã được dựng lên, với hai buồng hẹp. Trường học và Trạm xá đã xuất hiện. Điện đã được kéo dây về bản và một số hộ đã được xem tivi qua các chảo nhỏ treo trước cửa. Trẻ em và người lớn đã có quần áo, nhưng có lẽ là quần áo quyên góp được của người Kinh nên có gì mặc nấy. Nhiều đứa trẻ còn cởi truồng hoặc mặc những chiếc áo dài  tới đầu gối (!).Do không có chủ trương hạn chế sinh đẻ với dân tộc quá ít người này nên trẻ con ở Bản Ón rất đông. Trông cứ như trứng gà, trứng vịt và người bế chúng tuy là mẹ nhưng  chỉ như những thiếu nữ 15-16 tuổi.
     Thức ăn chính của họ hiện nay là món Bồi. Một cụ bà biểu diễn cho chúng tôi xem cách chế biến món ăn chủ lực này. Đầu tiên mài các củ sắn lưu niên (to như bắp chân) thành bột. Sau đó chô vào ống và nén bằng cách ngồi lên một đầu đòn (đầu kia cố định lại bằng dây thép) để loại bớt nước trong sắn. sau đó trộn với bột ngô và hấp cách thủy. Món Bồi được đổ ra mẹt và người lớn, trẻ em chỉ bốc ăn với...muối ớt (!) hoặc măng rừng, rau rừng. Thú rừng, chim muông và tôm cá đâu còn dễ săn bắt như khi còn ở trong hang động và khi rừng còn rậm rạp, giàu có tài nguyên.
    Bà con dân tộc Rục thực sự đang hồi sinh nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước, nhưng họ vẫn đang là một trong những nhóm dân tộc nghèo nhất nước. Mọi sự giúp đỡ dù lớn hay nhỏ đều là hết sức quý giá để góp phần đưa họ trở nên có cuộc sống không còn cách biệt quá xa với cộng đồng các dân tộc anh em khác.
  8. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    1 vài tấm ảnh trước khi vào trong bản Ón.
    Những con dốc mà dù cài số 1 xe vẫn phi ầm ầm.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Những cung đường đẹp bình lặng.
    [​IMG]
    Cây cứ xanh mơn mởn đến mát mắt.
    [​IMG]
    Chiếc Prado to khoẻ đã đi theo đoàn. Trong ảnh là bác Hải báo chí và người lái xe nhiệt tình.
    [​IMG]
    Bác Nam và bác Hà có vẻ như đang rất sẵn sàng cho chuyến thâm nhập vùng nóng.
    [​IMG]
    Khe núi hẹp để oà ra 1 thung lũng. Nơi đồng bào sinh sống.
    [​IMG]
    u?c Kool2k3 s?a vo 16:13 ngy 16/10/2006
  9. cotdien

    cotdien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Những bài viết tường thuật của anh Bắc hay và xúc tích lắm . Em chờ để nghe tiếp .
    Anh giữ lại ảnh trong máy, đừng xoá đi cho em nhé, vì em kô xem được trên ttvnol, nên để khi nào anh đưa máy cho em, em xem trên máy nhé.
  10. bebean

    bebean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Kool tường thuật hay tuyệt, cả ngày nay cứ chốc chốc là tớ phải bấm Ctrl + F5 xem có bài mới của Kool chưa. Làm cốc bia cho mát rồi tiếp đi Kool ơi
    u?c Kool2k3 s?a vo 17:12 ngy 16/10/2006

Chia sẻ trang này