1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Box Ô tô - Xe máy Ủng hộ đồng bào xã Thượng Hoá - Tuyên Hoá - Quảng Bình. Bài và ảnh chuyến đi từ tr

Chủ đề trong 'Ô tô - Xe máy' bởi Kool2k3, 10/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn mọi người đã động viên. Tôi sẽ tiếp tục viết luôn bây h ạ, có lẽ việc tường thuật chuyến đi chưa chắc đã kết thúc trong ngày hôm nay khi còn nhiều vấn đề chưa đề cập tới như này.
  2. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Chúc mừng các chú đã trở về !!!
    Chắc rất vất vả và nhiều điều để nói trong chuyến đi này .
    Chờ tường thuật của Kool .
  3. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Ok! Bây h chúng ta đã biết những vị chủ nhà là ai. Xin mọi người lại theo bánh xe quay để vào trong bản Ón cùng đoàn đi. Những chiếc xe 2 cầu to lùi lũi thâm nhập khu vực đang nóng trong bản đồ chính trị của địa bàn tỉnh. Trong những ngày ở đây truyền hình tỉnh liên tục phát những phóng sự củng cố niềm tin về 1 cuộc sống ko quá khó khăn của người dân Rục. Khi vào đến nơi, bộ đội, chính quyền đã đứng đầy đường chờ chúng tôi, những người dân thì ko ai bước ra khỏi cửa nhà, ngoài đường chỉ có vài đứa trẻ con đi vào rừng về. Không khí rất xa lạ và có phần căng thẳng.
    Bước xuống xe làm các thủ tục xã giao bắt tay giới thiệu xong thì đoàn báo chí yêu cầu gặp trưởng thôn. Trưởng thôn không có, thanh niên trai tráng cũng không thấy đâu. Nhìn quanh trong bản tôi thấy toàn trẻ em và phụ nữ, do chủ trương phát triển và bảo tồn dân tộc này nên việc sinh đẻ ở đây là ko hạn chế. Mọi người bắt đầu tách ra để đi vào nhà của người dân tìm hiểu, tuy nhiên việc đó không hề đơn giản. Chính quyền địa phương, biên phòng cử người đi theo sát mọi bước chân của chúng tôi, trong khi đó thì những người dân còn lại trong bản thì nhiều người không nói được tiếng Kinh hoặc là không muốn nói. Phần đông có thái độ dè chừng, thậm chí là e ngại khi chúng tôi tiếp cận hỏi chuyện. Sau 1 hồi đi xung quanh thì 1 anh thanh niên tên là Tư được đưa ở đâu về và chính quyền xã giới thiệu đây là phó thôn. 1 cuộc trao đổi ngắn ở bên ngoài với sự mớm lời rất phô của các vị chuyên viên tỉnh, cán bộ huyện, dạng như kiểu chúng ta đã được đọc trong phóng sự:
    - Người dân ở đây cũng không khó khăn lắm hề! Câu này là câu hàm ý khẳng định chứ ko phải câu hỏi à nha.
    - Dân vẫn trồng được bắp, sắn hề!
    - 1 vài câu nhảm nhí tương tự như vậy?
    Thú thực tôi chỉ là người vận chuyển hàng cứu trợ mà cũng thấy phát ngán bởi cái kiểu chống đối thô thiển như vậy, có thể mọi người sẽ chia sẻ được 1 phần nào đấy cảm giác của tôi. Sau đó thì nhà báo Nguyễn Quang Vinh cùng anh Thanh Hải đưa anh Tư phó thôn kia vào 1 căn nhà trong thôn để phỏng vấn. Chúng ta có 2 khuôn mặt hết sức căng thẳng, 1 là anh Tư, 2 là vị cán bộ biên phòng theo chân vào ngồi trong buồng trong nghe ngóng. 2 vị nhà báo bắt đầu cuộc phỏng vấn nhanh, 1 loạt các máy ghi âm được đặt lên bàn. Mặt và ánh mắt anh Tư bạc cả đi trong khi cố gắng trả lời những câu hỏi của nhà báo, tội nghiệp anh Tư, tôi nghĩ anh cũng chỉ là 1 nạn nhân của những vấn đề to tát hơn rất nhiều. Thú thật là tôi không tin tưởng lắm vào những câu trả lời của anh tuy nhiên xin vẫn đưa ra 1 vài thông tin mà nhận được trong bài phỏng vấn:
    - Người dân ở đây có 15 ha đất canh tác chia cho khoảng hơn 50 hộ, mỗi hộ thì có khá nhiều khẩu. Tuy nhiên chỉ trồng được ngô, sắn, lúa khô nên sản lượng rất thấp, chỉ đủ ăn trong 2,3 tháng, còn lại là phải vào rừng đào củ mài, củ nhút, ăn nòng nọc, kiếm lá về bán để đan nón. Sống nói chung là lắt lay nhưng ko bị đứt bữa như báo phản ảnh.
    - Việc ăn ốc nóc ?" tên gọi của nòng nọc con ?" là có thật và thường xuyên. Giống như 1 món ăn bình thường của đồng bào chứ ko phải là món ăn trong lúc hết lương thực.
    - Người dân ko đổi gạo lấy rượu uống nhiều như cách 1 vài bài báo đưa ra.
    - Tỉnh, huyện, xã ko đưa ra được 1 cách giải quyết triệt để nào đối với những người dân. Tất cả chỉ là cứu trợ và cứu trợ ??!!
    Thực lòng chúng tôi rất muốn đến tận nhà những người dân để đưa cho họ theo cách mà chúng ta hiểu với nhau ở nhà. Tuy nhiên sự việc ko dễ dàng như thế do những lý do sau:
    - Ta ko nắm được sự khó khăn cũng như khẩu ăn của từng hộ dễ sinh sự ko đồng đều với nhu cầu.
    - Việc sinh sống của đồng bào ko mang tính tập trung dễ sinh bỏ sót.
    - Đồn biên phòng đưa ra lý do người dân đổi gạo lấy rượu nên ko muốn người dân tự quản lý số gạo đó. Người ta sẽ thu lại số gạo trong các hộ dân để thực hiện việc phân chia cho công bằng.
    Có rất nhiều mâu thuẫn trong vấn đề này mà tôi sẽ ko đưa ra lời bình luận nào cả. Đó là việc người dân ở đây rất ?onghe lời? lính biên phòng, cái cách họ nhìn biên phòng có thể nói lên điều đó. Nói đơn cử 1 việc nhỏ, trong khi chúng tôi trao gạo có 1 cô gái cười trêu 1 người dân, anh biên phòng quát: ?o Con kia! Mày cười cái j? là cô gái im bặt. Đồn biên phòng chỉ cách chỗ người dân ở khoảng 400m và họ bám dân rất kỹ, chưa hiểu việc đổi gạo lấy rượu sẽ diễn ra như nào??? Trong khi luôn miệng nói rằng ko nên giao gạo cho dân để tránh việc đổi chác thì trong nhà của dân lại có 2 bao gạo với bao bì trắng phau, sạch sẽ, đầy ứ hự khác hẳn với cách sống thiếu vệ sinh của đồng bào. Tuy nhiên chúng ta sẽ dừng việc suy luận, đánh giá sự việc ở đây để tiến hành tiếp công việc.
    Sau cuộc phỏng vấn với anh Tư thì đoàn Oto ?" Xe máy với chủ trì là bác Nam yêu cầu được trao lại 1 phần gạo, muối, thuốc trực tiếp cho anh phó thôn Tư với sự chứng kiến của đại diện biên phòng, chính quyền xã. Tiếp theo thì chúng tôi đánh xe lên đồn biên phòng để bàn giao nốt số hàng còn lại đồng thời viết biên bản xác nhận giữa 2 bên. Việc lính biên phòng đeo bám đã ko đem lại thiện cảm tốt của chúng tôi nhưng thú thực khi đứng trước đồn nhìn ra rừng núi trùng điệp xung quanh cũng thấy cám cảnh cho họ. Ko có 1 hình thức giải trí nào ở đây ngoại trừ việc thể dục và uống rượu, bản thân họ cũng chẳng sung sướng gì. Núi non heo hút, 1 tuần phải đi 2, 3 chuyến kiểm tra biên giới, 1, 2 tháng mới được tăng bo 1 chuyến về thăm gia đình. Từ chỗ đó ra đến quốc lộ thì cũng mất đến cả nửa ngày. Nói chung đều là những số phận bị hoàn cảnh làm khó?
    Sau khi bàn giao ký nhận thì đoàn Oto ?" Xe máy lên đường quay lại trung tâm huyện Minh Hoá để nghỉ đêm. Lúc đi về qua bản thấy những đứa trẻ con ngồi bậu cửa nhìn theo đoàn, tôi nghĩ thầm ko rõ đến lúc chúng lớn lên mọi thứ ở đây có thay đổi j ko? Người ta bảo tồn và phát triển 1 dân tộc ko phải là cách nuôi 1 con chim, con thú trong công viên, ko chỉ là đóng 1 cái ***g và cho ăn, cho uống. Cái cách mà người ta đưa dân tộc Rục từ trên núi xuống đây để bảo tồn làm tôi liên tưởng đến việc bắt 1 loài chim thú nào đó về dưới xuôi. Mong rằng sau này người ta sẽ quan tâm 1 cách thực lòng hơn với đồng bào để tìm ra cách giúp đồng bào tự tồn tại. Chưa chắc việc đưa người dân về thung lũng đó đã là 1 việc tốt khi vùng đất đó ko đảm bảo được cuộc sống của họ. Tóm lại là trên đường đi về trong đầu tôi lùng bùng rất nhiều câu hỏi ko lời giải đáp về 1 sự thật cũng như cách giải quyết vấn đề triệt để hơn.
    Buổi tối thị trấn buồn heo hút, chỉ có 1 vài điểm đèn lác đác của các quán ăn, chỗ chơi điện tử. Nổi bật lên vẫn là toà nhà uỷ ban cao to lừng lững như 1 nghịch lý?.
    Đoàn kết thúc ngày làm việc thứ 2.
  4. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Các cấp chính quyền tiếp đón " tận tình"
    [​IMG]
    [​IMG]
    1 vài cậu bé lang thang trên đường trong khi người lớn ngồi trong nhà quan sát chúng tôi.
    [​IMG]
    Cuộc phỏng vấn toát mồ hôi của anh Tư.
    [​IMG]
    Nhà, đường, điện được nhà nước xây, quần áo, chăn màn được cứu trợ nhưng cách sống của đồng bào vẫn ko nhiều thay đổi. Trông còn hoang tàn lạc hậu hơn nhiều so với 1 số vùng ở miền núi phía bắc.
    [​IMG]
    Đoàn Oto - Xe máy vận chuyển gạo vào cho bà con.
    [​IMG]
    Anh Tư khốn khổ
    [​IMG]
    Bác Nam: Ông biên phòng có thấy mọi người đang vác toát mồ hôi ra ko? Đứng đó mà chắp tay sau đít ah?
    [​IMG]
    Bác Nam bàn giao hàng hoá của đoàn và dặn dò chân tình: Trong bản lúc mưa lũ nếu ai ko biết bơi như chúng tôi thì dùng những cái áo phao này để ra ngoài tìm sự cứu trợ nhé!
    [​IMG]
    Đại diện các đoàn cứu trợ trong chuyến đi cùng đồng bào thôn bản với sự chứng kiến của biên phòng. Đà Nẵng và Ôtô-Xe máy.
    [​IMG]
    Viết biên bản bàn giao hàng.
    [​IMG]
    Đề nghị các anh kiểm tra và ký nhận.
    [​IMG]
    Chân dung 4 tên dưới xuôi bị tóm khi có ý định lênkhai thác nòng nọc trái phép. Đặc sản của huyện theo như lời của bí thư tỉnh uỷ phát biểu.
    [​IMG]
    Em biết lỗi rồi mà!
    Cậu biết điều thì khai ra làm việc cho tổ chức nào? Cái diễn đàn oto - xe máy tôi chưa từng nghe.
    [​IMG]
    Trẻ em người Rục, trẻ em thì ở đâu cũng đẹp như nhau.
    [​IMG]
  5. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Ngày mai sẽ tiếp tục bài phóng sự về chuyến đi. Xin cảm ơn mọi người đã quan tâm chú ý theo dõi.
  6. Fatecreator

    Fatecreator Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0

    Cái hay của chuyến đi này không chỉ nằm ở việc mang đồ cứu trợ giúp đỡ đồng bào, những thông tin anh em mang về cũng sẽ cho những người trong và ngoài cuộc một thái độ mới với những vấn đề của xã hội và sẽ góp phần tác động tích cực đem lại chuyển biến tốt cho vấn đề đó.
    Chắc chắn sau những hành động thiết thực của các tổ chức cũng như cá nhân trong loạt hoạt động cứu trợ đồng bào Quảng Bình này, các nhà quản lý xã hội sẽ được đặt vào tình thế phải hành động để tìm giải pháp làm ăn sinh sống cho bà con dân tộc. Rõ ràng là một xã hội đã bị bỏ quên trong thời kỳ được gọi là đổi mới của Dân tộc. Bản Rục có lẽ phải cảm ơn cơn bão Xangsane đã đưa họ ra khỏi sự lãng quên của cộng đồng.
    Cảm ơn bác Quang Vinh, anh Nam, anh Thanh Hải, Bắc, anh Lương, anh Hà đã gửi tấm lòng của Box tới bà con và gửi những thông tin của bà con miền Trung tới Box.!
    Chào thân ái và quyết thắng.!
    FC.
    La vita è bella.!
  7. cotdien

    cotdien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của anh Bắc có thể hình dung ra phần nào, rất xúc động. Đó cũng là vấn đề mà chúng tôi, khi ngồi ở nhà chờ các anh đã bàn đến - cái mà những người dân tộc cần ( không chỉ ở vùng Quảng Bình, mà ở các vùng miền khác trên khắp đất nước mà tôi đã qua ) - là một chính sách, một sự hỗ trợ về phương pháp làm kinh tế, một đường lối kiếm sống rõ ràng, chứ không phải là những đợt tiếp viện theo kiểu như anh Bắc nói " bắt trong rừng về xuôi rồi nuôi " . Bởi chính những sự tiếp tế kiểu thụ động thế này, vô hình chung đã bào mòn ý chí làm ăn sinh sống bằng chính sức lao động, bào mòn đầu óc suy nghĩ tìm cách làm ăn của đồng bào . Tôi rất bức xúc khi nghĩ đến việc người dân ở đó uống rượu quá nhiều , thậm chí đổi gạo lấy rượu, hay để đàn bò vào tàn phá ruộng nương mà không có một biện pháp nào bảo vệ - như thế, đã nghèo chỉ càng nghèo thêm . Mới hay, việc giúp đỡ một con người, một cộng đồng người không phải bắt đầu từ việc đưa cơm , đưa quần áo cho họ, mà là từ việc đưa cái chữ, đưa nghị lực sống, đưa những tư tưởng tiến bộ vào đầu mỗi người.
    Tiếp tục chờ đọc tường thuật của anh Bắc, và càng tiếc rất nhiều vì đã không thể đi chuyến này .........
  8. bebean

    bebean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Báo Thanh niên hôm nay cũng đã có bài viết phản ánh về việc chính quyền cố tình bưng bít thông tin như Kool đã viết. http://www.thanhnien.com.vn/Doisong/2006/10/16/166307.tno. Tuy nhiên có thể vì những lý do nào đó, bài viết không mô tả đầy đủ thái độ khó hiểu của chính quyền địa phương.
    Vì sao chính quyền (và cả Bộ đội biên phòng- ở các vùng biên giới, Bộ đội biên phòng cũng đồng thời làm luôn công việc của chính quyền) lại có thái độ như vậy? Điều dễ thấy nhất là chính quyền địa phương đã không làm tốt việc chăm lo cho đồng bào Rục, họ muốn che dấu điều đó vì sợ ảnh hưởng đến cá nhân những người lãnh đạo ở đây, đến thành tích của địa phương, để tránh sự xử lý của Đảng và nhà nước. Việc gây khó khăn cho các đòan cứu trợ tiếp cận với đồng bào Rục sẽ được nhân danh các lý do "Vùng biên giới, đồng bào dân t đặc biệt nhạy cảm về chính trị, an ninh quốc phòng...". Tớ nghĩ chính quyền địa phương ở đây phải hòan tòan chịu trách nhiệm trong việc để đồng bào Rục lâm vào tình cảnh như thế. Từ nhiều năm nay và đặc biệt sau các sự kiện ở Tây Nguyên, nhà nước luôn rất quan tâm, dành ngân sách không nhỏ cho việc đầu tư cải thiện đời sống, văn hóa...của đồng bào dân tộc. Cách hành xử của chính quyền đại phương Quảng Bình đã làm mất ý nghĩa, tác dụng của các chính sách, chủ trương đó, tạo ấn tưởng xấu cho dư luận...
    Thôi tớ ngừng đây, vẫn chưa thấy bài mới của Kool, sốt ruột quá
  9. dzuong

    dzuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2005
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng anh em đi đến nơi về đến chốn, tiếp tục đi Kool, lâu quá sốt cả ruột
  10. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Ngày làm việc thứ 3 _ 15-10-2006.
    Oài! Dậy đi nào bà con.
    Đứng trên phòng nhìn xuống mà thấy sương mù phố núi là là bay, trời hơi se lạnh 1 chút. Tôi đứng đó mà thầm nghĩ không biết điều j sẽ chờ đón mình trong ngày làm việc tiếp theo?
    Khi chúng tôi xuống dưới nhà thì đại diện UBND cũng đã đợi sẵn, họ tiếp đón rất ân cần với việc đưa đi ăn sáng, đưa đi café. Chúng tôi vẫn thuộc đoàn nhà báo nên mọi người có thể hiểu được tại sao lại được đặc quyền đặc lợi như vậy. Hôm nay theo kế hoạch, chúng tôi sẽ dành buổi sáng để đến 2 khu vực của người Mã Liềng sinh sống, người Mã Liềng là 1 bộ phận nhỏ giống như người Rục và đều thuộc dân tộc Chứt. Dẫn đoàn hôm nay là đích thân bà phó chủ tịch huyện đưa đi cùng 2 cán bộ của huyện. Có 3 xe tất cả, 1 xe của mấy nhà báo do anh Nguyễn Quang Vinh lái, 1 xe của Oto- Xe máy chúng ta và 1 xe của huyện. Chiếc Mazda trắng của anh Vinh được bác Thanh Hải gọi là quan tài bay khi chạy đường núi, đường xấu mà bác vẫn cứ cầm cờ phóng mất dạng mặc cho các chú 2 cầu con nhà thành phố dè dặt bám theo.
    Quả là rất thiếu xót khi ko chụp ảnh chặng đường đi này, đường khá đẹp với những khúc quanh, những con dốc, 1 bên là núi đá 1 bên là thung lũng xanh um tùm cây lá. Nắng cứ vàng và hớn hở như khích lệ tinh thần chúng tôi, tiếc 1 cái nữa là việc phải ngồi trong xe oto, cung đường đó với dân motor đổ đèo bẻ lái, nghiêng người ôm cua thì thật là tuyệt. Nắng đẹp vô cùng, gió nhiều vô cùng, cũng lãng tử đấy chứ nhỉ! Chạy được tầm 35km thì chúng tôi tạt vào 1 quán nước bên đường để nghỉ!? Ở quán này có 1 thứ rất thú vị mà đoàn đi nếu đọc đến đây chắc ai cũng cười tủm tỉm biết tôi muốn nhắc đến cái j. Tôi cũng chẳng vào uống nước, chẳng quan tâm đến các võ xã giao mà bên báo chí và bên chính quyền giằng giật. Tôi quan tâm đến 1 con khỉ. Hihi. Vùng này trước đây có rất nhiều khỉ sinh sống, chúng thậm chí còn chạy xuống nhà dân để ăn, để nghịch ngợm, có lẽ do việc buôn bán thú vật trái phép nên số lượng đã suy giảm.
    Quán nước này có 1 chú khỉ nhỏ nhắn và rất xinh buộc trên cây trứng cá đầu hè. Cực ngoan. Anh em trong đoàn tranh nhau ôm ấp, vuốt ve nó, và nó cũng ko hề có thái độ sợ người hay xa lạ, cứ quấn lấy thôi. Ngộ nghĩnh lắm. Điều còn ngộ nghĩnh hơn nữa là về khoản ?o súng ống ?o của chú. Xin lỗi chị em nhưng nếu ko viết ra đây thì món ăn cũng bớt đi 1 gia vị nên tôi cứ vô duyên mà bi bô. Chắc là do địa phận miền núi biên giới nên dù là thanh bình nhưng ko đc quên đề cao cảnh giác, người đã thế mà khỉ cũng vậy. ?o Súng ống ?o của chú cũng luôn trong trạng thái ?osẵn sàng?, có lẽ cái cờ ta cắm trên đồi A1 nó cũng chỉ thẳng đến thế mà thôi. Thậm chí còn có tiêu cự, khe ngắm đàng hoàng. Hehe, thôi nói đến thế thôi, tẹo nữa ta làm cái ảnh xem cho vui, nói nữa sợ chị em giận. Đi ngắm hoa tôi ko có thói quen hái hoa làm của riêng nên quả thật lúc đó rất khoái chú khỉ này nhưng cũng chẳng nỡ mua chú về thành phố. Sợ nó chết thì khổ thân.
    Thư giãn với mấy tấm ảnh cùng chú khỉ Viagra nhé!
    u?c Kool2k3 s?a vo 10:56 ngy 17/10/2006

Chia sẻ trang này