1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Box Ô tô - Xe máy Ủng hộ đồng bào xã Thượng Hoá - Tuyên Hoá - Quảng Bình. Bài và ảnh chuyến đi từ tr

Chủ đề trong 'Ô tô - Xe máy' bởi Kool2k3, 10/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Xinh ko nè!
    [​IMG]
    Nhà báo Thanh Hải cùng người hâm mộ.
    [​IMG]
    Anh em nhà Lương.
    [​IMG]
    Anh Hà rủ rỉ.
    [​IMG]
    u?c Kool2k3 s?a vo 15:34 ngy 17/10/2006
  2. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Đoàn lại đi tiếp bám theo đường Hồ Chí Minh, được khoảng 20km thì rẽ ngang vào đường cấp phối đá dăm rồi vào đến khu vực của người Mã Liềng. Con đường vào khu vực này là của bộ trưởng GTVT ?o Tôi không biết ?oĐào Đình Bình tặng cho đồng bào. Đập vào mắt chúng tôi là những chiếc nhà điển hình với 1 phòng, cột hiên màu hồng và tường gạch màu xanh, ai lên đây nếu thấy như thế thì chính xác là nơi đoàn ta đã đến. Nhà xây cách nhau khoảng 30m, có vườn, có rào rậu đàng hoàng gây cảm giác thắc mắc cho chúng tôi là liệu có đúng điểm đến ko nhỉ? Vị cán bộ huyện đưa chúng tôi đến cái nhà đầu thôn và nói rằng là nhà trưởng thôn. Do trưởng thôn ko có nhà nên chúng tôi đi sâu tiếp vào bên trong. Đoàn dừng xe và vào 1 nhà dân để hỏi chuyện, nhà chỉ có 2 mẹ con đang nằm ôm nhau trên võng bên nồi cám đun sùng sục. Chị chủ nhà còn trẻ lắm, tôi đoán chừng chỉ bằng tuổi tôi hoặc có thể còn kém, chạc tầm 26, 27 tuổi j đó.
    Chị bao tuổi? Ko biết.
    Chị sinh được mấy cháu? 3 cháu.
    Cháu nhà chị được mấy tuổi rồi? Ko biết.
    Chồng chị đâu rồi? Lên núi rồi.
    Lên núi làm j vậy? Lên kiếm lá về làm nón.
    ?.
    Người đàn bà trẻ ko mang tuổi, sinh đẻ riết đến mức kiệt quệ đến ko còn sức. Dáng chị gầy gò, nước da mai mái vì ở trong nhà nhiều, giọng nói như dè xẻn chút hơi. Trái ngược với vẻ hồng hào, tràn trề của chúng tôi, của những cán bộ huyện, sản phẩm của 1 cuộc sống đầy đủ ăn ngủ. Sau khi trao quà cũng như dặn dò những câu gió thoảng khe liếp thì chúng tôi bước ra khỏi nhà chị. Ở bên ngoài trẻ con đứng lố nhố nhìn những chiếc xe oto và người lạ, mấy anh em đi xung quanh chia kẹo cho các cháu và hỏi chuyện 1 vài người dân ở đó. Cám cảnh 1 người đàn ông nhỏ thó, anh có vóc dáng chỉ như 1 đứa trẻ 13 tuổi ở thành phố. Anh cũng ko mang tuổi, cũng tiêu điều và hết hơi hết sức. Khi mọi người hỏi chuyện thì anh kéo áo lên chỉ chỉ vào bụng và lào khào 1 thứ tiếng nói nào đó. 1 giọng nói với âm sức của 1 người đang trăn trối thì đúng hơn, nó mỏng tang và đứt quãng. Ý chừng như anh đang đau ở đó. Nực cười đến ứa nước mắt, nực cười đến mức những người có lương tri, có tâm hồn phải chua chát đó là cảnh vị cán bộ huyện hỏi thăm người đàn ông này. 1 ông da dẻ hồng hào, cao lớn, quần áo sạch sẽ đội mũ chai che nắng cúi xuống 1 người đàn ông nhỏ thó cao đến ngực mình, quần áo bẩn thỉu xộc xệch, chân đất và đầu trần két lại. Ông hồng hào lấy tay nắn nắn cái cẳng tay khẳng khiu của ông bợt bạt, tím tái mà cười hề hề:
    Da thế này thì cũng chẳng có bệnh tật j đâu. Có ăn là tốt rồi hề!
    Ông tím tái kia cứ khào khào 1 thứ tiếng nào đó, ko rõ để phân bua hay thanh minh và lại kéo áo lên chỉ chỉ vào bụng. Ông hồng hào lại nói như 1 bác sĩ chuyên khoa đầu ngành:
    Đau hả? Chỉ đau vậy thôi hề! Chắc là ko có bệnh đâu hề!
    Và gật gật đầu như cám cảnh, như hiểu biết với chúng tôi. Hãy để các bạn tự nhận xét, hãy để mọi người tự nghĩ về những gì tôi vừa miêu tả. Đau lòng!
  3. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Bắt đầu vào thôn Mã Liềng là tấm biển đề tặng của bộ GTVT đánh dấu khu vực đồng bào sinh sống.
    [​IMG]
    Người đàn bà trẻ ko mang tuổi. Gầy gò, lép kẹp, mai mái xanh, thậm chí chị cũng chẳng cần cài áo cho kín đáo hơn. Mà cũng chưa chắc đã có cúc áo để cài.
    [​IMG]
    Bà phó chủ tịch huyện đang quan tâm đến chị. Họ mượn gạo, muối của mình để quay film phát lên đài truyền hình tỉnh !!??
    [​IMG]
    Ánh mắt ko biết có là buồn ko?
    [​IMG]
    Sản phẩm của 2 chu trình nuôi người khác nhau
    [​IMG]
    Vị cán bộ huyện hiểu biết và nặng tình.
    [​IMG]
    Trông thế này là ko có bệnh đâu hề! Chỉ đau thôi hề! Đau là chưa có bệnh đâu hề!
    [​IMG]
    Trẻ em người Mã Liềng. Xinh!
    [​IMG]
    Cháu có biết chơi Võ Lâm truyền kỳ ko?
    Là j?
    [​IMG]
    Con suối nơi trẻ em vẫn tắm, nghịch. Trông thanh bình vậy thôi chứ có mưa là nước cuốn trôi cả cây to, đá tảng luôn đó.
    [​IMG]
  4. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Bài phóng sự dài lê thê tẻ ngắt của tôi cũng dần đến hồi kết rồi đây!
    Chúng ta có nên nói tiếp về những người dân này khi cuộc sống của họ khó khăn hiển hiện ko cần minh chứng? Chúng ta có nên nói đến những vị cán bộ hồng hào tràn đầy nhựa sống để cống hiến cho công cuộc phát triển kinh tế của địa phương? Tôi thấy nếu bàn thêm thì chuyện cũng nhạt lắm. Sau mọi việc diễn ra tôi thấy mình như bị đầy phè 1 cảm giác bâng lâng và chán nản. Xin lỗi mọi người nhưng quả thật là chán nản.
    Như đã trình bày việc băn khoăn của mình trong dự án phát triển đồng bào dân tộc ít người, cách triệt để phải là đưa họ đến 1 vùng đất nào đó thuận lợi để canh tác, để chăn thả chừng đó mới có thể tồn tại đc. Đồng bào mới đc phát hiện ở trong các hang đá từ năm 1960 tức là chỉ có hơn 40 năm ra nhập với cuộc sống văn minh. Còn chúng ta, chúng ta đã thoát khỏi cảnh ăn lông ở lỗ mấy nghìn năm rồi? So với những nước tiên tiến thì chúng ta vẫn còn lạc hậu, u mê huống chi những người dân tộc này, họ mới chỉ bước ra ánh sáng sân khấu của bài viết ngày hôm nay có 40 năm. Tách họ ra khỏi rừng núi thì họ biết cách nào để sinh sống? Đưa về 1 nơi có 1 nhúm đất vậy thì sống làm sao? Tại sao khu vực rừng núi như vậy ko tìm cách nghiên cứu, tìm ra 1 loại chim, thú nào đó để chăn nuôi khi việc canh tác là ko đủ??!! Như giáo sư Nguyễn Lân Dũng có viết về những người này, ông nghĩ rằng khu vực sinh sống của họ có thể nuôi được 1 loại thỏ nào đó có hiệu quả kinh tế khá cao?! Như cách chúng ta giúp đỡ những hộ khó khăn dưới xuôi là tìm cách cho họ 1 công việc, 1 cách thức tự nuôi bản thân chứ ko phải là khi nào đói lại vác gạo đến cho. Thế nhưng với những người đồng bào này thì mọi việc có thể đang diễn ra theo chiều hướng như thế?! Việc khoanh vùng, quy hoạch khu vực dành cho đồng bào liệu đã hợp lý chưa? ? Có rất nhiều câu hỏi mà tôi đặt ra trong đầu mà với phạm vi diễn đàn chuyên về xe cộ như chúng ta ko đủ khả năng xử lý chúng.
    Việc đi cứu trợ của chúng ta là cần thiết, là tốt nhưng ko triệt để, nó hoà vào với cách mà chính quyền ở đây làm 1 cách thường niên. Nó ko giúp mọi thứ chấm dứt như những việc cứu trợ các nạn nhân gặp khó khăn trong việc tái ổn định cuộc sống để quay trở lại sản xuất. Thật đáng buồn là mọi thứ lại chỉ như vậy. Nhưng dù sao chuyến đi cũng mang 1 ý nghĩa khác khi đem lại cho chúng ta 1 góc nhìn trực quan nào đó về đồng bào dân tộc này, khác với những nguồn tin trên báo chí mà tính trung thực cũng như động cơ của chúng còn rất nhiều điều phải bàn. Mỗi lần đi là 1 lần trải nghiệm về cuộc sống, để nhìn nhận bản thân, điều chỉnh hành vi của mình. Để biết 1 cách ko thờ ơ rằng ở đâu đó còn có những hoàn cảnh éo le, những số phận tranh tối tranh sáng như thế đấy? Những điều này là cảm xúc của tôi, tôi ko định lên lớp giáo huấn 1 ai, tôi còn quá trẻ và ko đủ tư cách dùng trải nghiệm ít ỏi của mình để giáo huấn người khác. Bạn có thể nghĩ theo 1 cách nào đó hợp với con người bạn.
    Chuyến đi kết thúc và bài phóng sự cũng xin dừng lại ở đây để tránh việc đi sâu vào các vấn đề nhạy cảm mà diễn đàn ko có chức năng tham gia. Xin chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm theo dõi.
  5. Kool2k3

    Kool2k3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    2
    Món ăn của bà con. 1 niêu cá diu diu cạn đáy, loại cá cho mèo ở dưới xuôi trông còn to hơn mấy con cá trong nồi này.
    [​IMG]
    Thùng này dùng để đựng ngô nhưng chắc 1 năm xài độ 2, 3 tháng.
    [​IMG]
    Chốn ngủ.
    [​IMG]
    Gặp gỡ vị trưởng thôn, nghe bài thuộc lòng về ơn Đảng, ơn Chính phủ??!!! Bây h mọi người có nghe mấy câu nói này ở trên tivi thì cũng hiểu hơn nhé.
    [​IMG]
    Đoàn Oto - Xe máy tặng quà cho gia đình của 1 cô bé mà bố mẹ đều mất, chỉ còn lại 2 chị em.
    [​IMG]
    Bàn giao lại số gạo, muối lại cho đại diện thôn và chính quyền. Yêu cầu chính quyền giám sát việc phân chia gạo, nhà báo cơ mà, to phết đấy.
    [​IMG]
    Bàn giao số thuốc cho chính quyền để đưa lại cho bên y tế.
    [​IMG]
    Tình cảm và niềm tin của mọi người.
    [​IMG]
    Tiễn chân các nhà báo Oto - Xe máy. Sợ!
    [​IMG]
    Trên đường về. Nơi mà Đảng ko phát huy vai trò lãnh đạo tinh thần thì tôn giáo sẽ làm thay.
    [​IMG]
    Theo những toa tàu chúng tôi xuôi về HN bỏ lại 1 mảnh đất dấu chấm hỏi.
    [​IMG]
  6. bebean

    bebean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Một tràng pháo tay cho mọi người trong Đòan cứu trợ và cho Kool về những bài viết sinh động của bạn. Tôi nghĩ kết quả chuyến đi của chúng ta không nhỏ đâu. Giúp được họ, những người đồng bào khốn khổ một bữa cơm ấm lòng, đem lại cho những em bé ở đó một nụ cười,...thế là vui. Chuyến đi này chúng ta được nhiều thứ. Nhìn thấy một góc khuất của xã hội, chạm vào một cuộc sống mà ta trước đó không thể hình dung...Sẽ còn rất nhiều việc mà xã hội phải làm để giúp những đồng bào Rục cải thiện cuộc sống, giúp những số phận bất hạnh khác. Chúng ta hãy cứ cố gắng, đóng góp chút gì đó dù nhỏ.
  7. hdcd

    hdcd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    đời không như là mơ// lưu ý đồng chí kool -đồng chí cẩn thận trong việc này -tránh những phiền toái cho bản thân khi bình luận về một vấn đề nhậy cảm thứ hai tại việt nam này .call me .
  8. saber

    saber Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày thứ hai 16/10 có đăng bài "Đồng bào Rục, Mã Liềng thoát đói nhờ gạo cứu trợ" của nhà báo Dương Minh Phong trên trang bìa, kèm theo bức ảnh chụp 3 thành viên trong đoàn nhà mình giống tấm ảnh trên đây (khác góc độ) với chú thích: "Đoàn nhà báo Hà Nội tặng áo phao, gạo, muối, thuốc chữa bệnh... cho bà con Rục".
    Tất cả chúng ta rất lấy làm vinh dự khi đã làm được một việc có ý nghĩa dù chỉ là nhỏ nhoi cho đồng bào mình. Cám ơn những thành viên đã thay mặt box trực tiếp đến với bà con dân tộc.
    Chúc tất cả thành viên luôn sống tốt và phát huy tinh thần tương thân tương ái như hoạt động vừa rồi.
  9. thanhhai82006

    thanhhai82006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Bắc chuyển cho anh mấy ảnh cá nhân và những ảnh có anh trong đó vào thanhhai2006@gmail.com - thanhhai@vir.com.vn cho anh với nhé!
    Tình hình đường về cũng không thông báo gì cả! Quá tệ!
  10. saber

    saber Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Xin phép chuyển bài của bạn nguoinguon (Box Quảng Bình) vào đây.

    Đồng bào Thương Hóa xin chân thành nói lời cảm ơn!
    Trước hết cho phép tôi nói lên sự xúc động của mình đối với nghĩa cử cao đẹp của các bạn, cũng cho phép tôi thay mặt nhân dân xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình nói lời cảm ơn các bạn. Xin kính chúc các bạn luôn có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và luôn sống vui với sở thích của mình.
    Cảm ơn sự giúp đỡ trực tiếp của Box dưới sự hướng dẫn của các Mod: vuhn2509, saber, Kasanova, sivextien, khome, Kool2k3, CrazyMaster. Chúc Box ô tô xe máy ngày càng đông vui, có nhiều nghĩa cử cao đẹp hơn nữa.
    Xin chân thành cảm ơn.
    Đại diện nhân dân huyện Minh Hóa.
    Gửi lúc 08:40, 21/10/06

Chia sẻ trang này